Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của thầy

1.Khởi động : Cho cả lớp hát bài “Em nhớ các anh “ (cả lớp hát )

2. Bài mới: Giới thiệu bài:

HĐ1: Phân tích truyện: Một chuyến đi bổ ích

1. GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích

2. Đàm thọai:

- Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ?

- Các bạn đến trạm điều dưỡng để làm gì ?

- Đối với các cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?

- GV kết luận : Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ

HĐ2: Bày tỏ ý kiến.

- GV y/c HS quan sát 4 bức tranh ở BT2 trang 27 .

- Y/c HS nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong mỗi tranh.

- GV kết luận: Các việc làm của các bạn HS ở tranh 1, 2, 3 là những việc nên làm để tỏ lòng biết ơn đối với thương binh liệt sĩ.

- Còn nói chuyện cười đùa trong lúc chú thương binh nói chuyện như ở tranh 4 là việc các em không nên làm

 HĐ3: Xử lí tình huống.

- GV Y/C HS thảo luận nhóm bàn xử lí các tình huống BT 3

- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm y/c HS các nhóm thảo luận

3.Cñng cè - dÆn dß:

a) Tìm hiểu về các họat động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương

b) Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ,.

 

doc 18 trang ducthuan 04/08/2022 1200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 16
 Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2018
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ ( tiÕt 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Giúp HS hiểu: 
- Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người thương binh liệt sĩ 
2. Học sinh có thái độ tôn trọng biết ơn các thương binh liệt sĩ. Sẵn sàng tham gia các họat động, phong trào đền ơn, đáp nghĩa giúp đỡ các thương binh liệt sĩ. 
3. Học sinh biết làm các công việc phù hợp để tỏ lòng biêt ơn các cô chú thương binh, gia đình liệt sĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
GV:	- Tranh minh họa “Một chuyện đi bổ ích “
	- Bảng phụ dùng cho họat động 2 tiết 2
HS:	- Vở bài tập đạo đức 3 
	- Một số bài hát về chủ đề bài học 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động : Cho cả lớp hát bài “Em nhớ các anh “ (cả lớp hát )
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Phân tích truyện: Một chuyến đi bổ ích 
1. GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích 
2. Đàm thọai: 
- Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27 tháng 7 ?
- Các bạn đến trạm điều dưỡng để làm gì ?
- Đối với các cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
- GV kết luận : Thương binh liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do, hòa bình cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương binh và gia đình liệt sĩ 
HĐ2: Bày tỏ ý kiến.
- GV y/c HS quan sát 4 bức tranh ở BT2 trang 27 .
- Y/c HS nhận xét hành vi, việc làm của các bạn trong mỗi tranh. 
- GV kết luận: Các việc làm của các bạn HS ở tranh 1, 2, 3 là những việc nên làm để tỏ lòng biết ơn đối với thương binh liệt sĩ. 
- Còn nói chuyện cười đùa trong lúc chú thương binh nói chuyện như ở tranh 4 là việc các em không nên làm
 HĐ3: Xử lí tình huống.
- GV Y/C HS thảo luận nhóm bàn xử lí các tình huống BT 3 
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm y/c HS các nhóm thảo luận 
3.Cñng cè - dÆn dß: 
a) Tìm hiểu về các họat động đền ơn đáp nghĩa đối với gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương 
b) Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về các gương chiến đấu, hy sinh của các thương binh, liệt sĩ,...
- Cả lớp lắng nghe 
- Vào ngày 27 tháng 7 các bạn HS lớp 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng 
- Các bạn đến trại điều dưỡng thương binh nặng để thăm sức khỏe các cô chú thương binh và lắng nghe các cô chú kể chuyện 
- Chúng ta phải biết ơn, kính trọng các cô chú thương binh liệt sĩ 
- HS lắng nghe 
- HS quan sát tranh 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Lần lượt các nhóm báo cáo KQ 
+ Tranh 1: Các bạn HS tham gia viếng nghĩa trang liệt sĩ 
+ Tranh 2: Các bạn HS chào hỏi lễ phép với các chú thương binh. 
+ Tranh 3: Thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ bằng những việc làm phù hợp 
+ Tranh 4: Một số bạn HS nói chuyện riêng cười đùa khi chú thương binh nói chuyện với HS toàn trường
- HS thảo luận theo nhóm bàn 
- Đại diện các nhóm nêu cách ứng xử 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
HƯỚNG DẪN HỌC
I. Yªu cÇu
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. Hiểu nội dung câu chuyện Đôi bạn : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người ở làng quê và tình cảm thủy chung của người thành phố vời người đã giúp đỡ mình lúc gian khổ khó khăn .
- Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa
- Luyện về tính giá trị biểu thức và vận dụng vào giải toán có lời văn
II. §å dïng d¹y häc:
- PhÊn mµu
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tập đọc : 
- HS luyện đọc diễn cảm và luyện kể
chuyện bài : Đôi bạn
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
2. Đạo đức : 
- Đối với các cô chú thương binh liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
3. Toán
Bài 1: Tính 
a) 100 + 54 : 9 b) 75 – 32 : 8
c) 360 : ( 4 x 5) 
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
- HS NX- GV chốt
Bài 2: Tìm X:
a) ( x + 48) x 3 = 369
b) ( 659 – x ) : 4 = 102
c) X x 9 + 123 = 195
d) X x 8 – 4 = 60
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
- HS NX- GV chốt
- HS NX- GV chốt
Bài 3: Một trại chăn nuôi có số vịt bằng 1/3 số gà, số ngỗng bằng 1/5 số vịt. Hỏi trại chăn nuôi có bao nhiêu con ngỗng, biết rằng số con gà của trại đó là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số.
- GVHDHS giải
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên chữa.
- HSNX, GV chốt KQ 
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS thực hiện 
- HS nhận xét bình chọn cá nhân 
kể đúng và hay nhất
+ HS trả lời
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- Về nhà ôn bài.
 TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn dạy)
 Thø ba ngµy 18 th¸ng 12 n¨m 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn trong bài Về quê ngoại: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
- Luyện tính giá trị biểu thức và vận dụng vào giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
 1.Tập đọc : 
- Luyện học thuộc lòng bài : Về quê ngoại
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
2. Chính tả
Bài 1: Tính giá trị biểu thức 
a) 123 x 4 – 276 b) 568 : 4 + 173
Bài 2: Tìm X:
a) X : 3= 163 b) 168 : x = 8
Bài 3: Theo kế hoạc một đội sản xuất phải làm 561 sản phẩm nhưng đến nay đã làm 1/5 kế hoạch. Hỏi đội sản xuất còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa mới hoàn thành kế hoạch?
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu câu HS giải,1 HS lên bảng
- HS NX- GV chốt
Bài 4: Tính nhanh
 4 + 4 + 4........+ 4 + 4 + 112
 72 số 4
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài .
-HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
- Về nhà ôn bài.
 TIN
( Có GV bộ môn dạy)
 THỂ DỤC
Ôn tập rèn luyện tư thế và kỹ 
năng vận động cơ bản. Đội hình đội ngũ.
I. MỤC TIÊU
- Biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điềm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Biết đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, kể sẵn vạch chuẩn bị cho tập đi chuyển hướng phải trái và dụng cụ để chơi trò.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
 GV tập trung HS phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
 GV cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản:
 GV theo dõi và uốn nắn HS tập sai (nếu có).
 GV nêu tên trò chơi.
 Yêu cầu HS nêu lại luật chơi.
 GV giám sát trò chơi
3. Phần kết thúc:
 GV hệ thống nội dung bài.
 GV nhận xét giờ học.
1-2’
2’
1-2’
3-4’
7-8’
6-8’
6-7’
1’
2’
1-2’
+ HS tập trung nghe GV phổ biến nội dung bài.
+ Chạy chậm thành vòng tròn xunh quanh sân tập.
+ HS khởi động các khớp.
+ Chơi trò chơi “kết bạn”.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+ HS tập liên hoàn ĐT từ 2-3 lần theo sự điều khiển của GV..
+ HS chia theo tổ luyện tập.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải trái theo đội hình 2-4 hàn dọc.
- Chơi trò chơi “Đua ngựa”
+ HS khởi động kỹ các khớp.
+HS chơi trò chơi “Đua ngựa”.
+ Vỗ tay theo nhịp và hát.
+HS về nhà ôn tập bài RLTTKNCB 
Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh
Tổng kết
I. MỤC TIÊU:
 - HS ôn lại các chủ điểm đã học.
 - Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm.
 - Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Đồ dùng sắm vai.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ : Gọi HS đọc lời khuyên bài : 
 Vui chơi lành mạnh
3. Bài mới : gtb
* Hoạt động 1: Ôn tập các chủ điểm:
Ø MT: Giúp HS nhớ được các chủ điểm đã học và hành vi trong từng chủ điểm.
- Cho HS nêu lại tên các chủ điểm và tên từng bài thuộc các chủ điểm đó.
- Cho HS nêu lại các hành vi đã được học trong từng bài.
* Hoạt động 2: Trò chơi Truyền tin:
Ø MT: Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
- Chia lớp thành 4 đội chơi, đứng thành 4 hàng dọc.
- Phổ biến luật chơi: Người đầu tiên của mỗi hàng sẽ nhận được một tờ phiếu có ghi thông tin cần truyền đi của đội mình sau đó nói cho người thứ hai, người thứ hai nói tiếp cho người thứ ba, .. cứ như vậy cho đến người cuối cùng sẽ ghi thông tin nhận được vào một tờ phiếu. Đội nào truyền tin chính xác là đội đó chiến thắng.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Tổng kết trò chơi.
? Để chơi tốt trò chơi này em cần lưu ý gì?
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống:
Ø MT: Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói.
- GV tổ chức cho HS thực hành đóng vai thể hiện lại các tình huống em đã nói lời hay.
- Cho HS trình bày.
* Hoạt động 4: Liên hệ:
? Sau khi học chủ điểm ở, em có thay gì trong sinh hoạt hàng ngày? Hãy kể cho bạn cùng nghe.
? Sau khi học bài Vui chơi lành mạnh, em có thay đổi cách chơi ở những trò chơi nào?
*. Hoạt động 5: Tổng kết:
- Tuyên dương những HS có hành vi đẹp sau khi học nếp sống thanh lịch, văn minh. 
- Chủ điểm nói, nghe: Em biết lắng nghe, Nói lời hay.
- Chủ điểm ở: Em luôn sạch sẽ, Ngôi nhà thân yêu, Gọc học tập của em, Ngôi trường của em.
- Chủ điểm cử chỉ: Cử chỉ đẹp.
- Chủ điểm vui chơi: Vui chơi lành mạnh.
- HS nối tiếp nêu.
- HS đứng theo 4 hàng dọc.
- Nghe phổ biến luật chơi.
- HS chơi.
- Cần chú ý lắng nghe bạn nói, nếu không rõ phải hỏi lại ngay. Nói rõ ràng để bạn hiểu.
- HS đóng vai theo 3 nhóm.
- Từng nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2018
TIN
( Có GV bộ môn dạy)
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Luyện về tính giá trị biểu thức.
- Luyện chữ viết cho HS
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1. GV cho HS viết một đoạn trong bài : Ba điều ước.
Bài 2 : Tính giá trị biểu thức
a) 234 : 3 + 55 b) 585 : 9 – 56
c) 46 x 5 : 2 d) 266 : 3 x 9
Bài 3 : Một trại nuôi gà có 792 con gà nhốt đều vào 9 ngăn chuồng, người ta bán đi số gà bằng đúng số gà nhốt trong hai ngăn chuồng. Hỏi người ta đã bán đi bao nhiêu con gà ? 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu câu HS giải,1 HS lên bảng
- HS NX- GV chốt
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS viết bài
- Đổi vở kiểm tra lỗi sai cho HS
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Về nhà ôn bài.
 THỦ CÔNG
C¾t d¸n ch÷: E
I. MỤC TIÊU
- HS biết cách kẻ, dán, cắt chữ E.
- Kẻ, cắt, dán được chữ E đúng qui trình kỹ thuật.
- HS thích cắt, dán được chữ E
II. Đồ dùng dạy học
 - Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E đ ược cắt từ giấy màu hoặcgiấy trắng có đủ kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.
- Tranh quy trình kẻ, cắt dán chữ E.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
1. ổn định:
2. Bài cũ: 
Kiểm tra đồ dùng HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 Nét chữ rộng 1 ô?
 GV gấp đôi chữ E theo chiều ngang và yêu cầu HS nhận xét sự giống nhau.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
 GV cho HS quan sát tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ E => HS nắm được các bước kẻ,cắt, dán chữ E.
 b1: kẻ chữ E (theo hình 2)
 b2: cắt chữ E (theo hình 3)
 b3: dán chữ E (theo hình 4) 
4. Thực hành:
 Yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E.
 GV nhận xét và nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo đúng quy trình.
Y/C HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
 Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm.
 Gọi HS nhận xét và đánh giá sản phẩm.
 GV chấm một số bài: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS nêu cách kẻ, cắt, dán chữ V.
+ 1 ô
+ Nửa phía trên và nửa phía dưới của chữ E.
+ HS theo dõi.
+ HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E
+ HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
+ HS trưng bày sản phẩm.
+ HS về nhà thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.
 THƯ VIỆN
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Kể được một số từ về chủ điểm thành thị, nông thôn ở BT1 + 2 (tên 1 số thành phố và một số vùng quê nước ta; tên sự vật và công việc thường thấy ở thành phố và nông thôn). Đặt dấu phẩy hợp lí vào các câu văn
- Luyện viết chữ hoa M
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
* Môn Toán
Bài 1: Tính giá trị biểu thức:
a) 392 : 7 +132 b) 72 x 5 + 143
Bài 2: Tìm một số, biết rằng nếu gấp số đó lên 2 lần, được bao nhiêu đem gấp lên 5 lần thì được 450
* Môn LTVC:
Bài 1: 
a) Kể tên các công việc mà em thường thấy ở nông thôn.
b) Kể tên các sự vật hay công việc mà em thấy ở thành phố
Bài 2: Hãy điền dấu phẩy cho đúng vào các câu sau:
a) Xa xa những ngọn núi nhấp nhô mấy ngôi nhà thấp thoáng vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.
b) Biển lúa vàng vây quanh em hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Về nhà ôn bài.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết: 
- Kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại.
 - GDKNS: +Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát tìm kiếm thông tin về các hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
+Tổng hợp các thông tin liên quan đến hoạt động công nghiệp và thương mại nơi mình sinh sống.
II. CHUẨN BỊ:
- Các hình trang 60, 61 trong SGK, tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán, một số đồ chơi, hàng hoá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Ổn định.
- Hát đầu giờ.
B. Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống - Giáo viên nhận xét.
- Học sinh trình bày 
C. Bài mới: 
1. Phần đầu: 
- Giới thiệu bài: Em có biết giấy, bút các em viết hay những đồ dùng khác như: kéo, compa, keo, bút màu các em sử dụng có từ đâu và đến tay chúng ta như thế nào không?. Đó là nhờ hoạt động công nghiệp chế tạo ra, để đến được tay chúng ta nhà sản xuất không thể trực tiếp cung cấp cho tất cả mọi người được mà phải nhờ một thành phần khác phân phối, đó là thương mại. Vậy hoạt động công nghiệp và thương mại là ntn xin mời các em tìm hiểu bài: Hoạt động công nghiệp thương mại.
2. Phần hoạt động: Kết nối
a)Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
³Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp, thương mại ở tỉnh Trà Vinh nơi các em đang sống. Nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp trong đời sống.GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
³Cách tiến hành:
GV yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống
- GV yêu cầu một số cặp học sinh trình bày.
- Nhận xét 
- GV giới thiệu thêm một số hoạt động như : khai thác quặng kim loại, luyện thép, sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, đều gọi là hoạt động công nghiệp.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. 
- Một số cặp học sinh trình bày 
- Các cặp khác nghe và bổ sung.
b) Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm.
³Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của hoạt động đó.
³Cách tiến hành:
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát 3 bức ảnh trong SGK và nêu tên một hoạt động, lợi ích đã quan sát trong hình.
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-GV giới thiệu và phân tích về các hoạt động và sản phẩm từ các hoạt động đó như :
Khoan dầu khí cung cấp chất đốt và nhiên liệu để chạy máy 
Khai thác than cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy, chất đốt sinh hoạt 
Dệt cung cấp vải, lụa 
® Kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí, dệt .. gọi là hoạt động công nghiệp.
-Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
c) Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
³Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
³ Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận theo yêu cầu trong SGK.
- Giáo viên nêu gợi ý :
+Những hoạt động mua bán như trong hình 4, 5 tr. 61 SGK được gọi là hoạt động gì?
+Hoạt động đó các em nhìn thấy ở đâu?
+Hãy kể tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng ở quê em.
-Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
® Kết luận : Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
d.Hoạt động 4 : Chơi trò chơi bán hàng 
³ Mục tiêu : Học sinh kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng và một số mặt hàng được mua bán ở đó.
³Cách tiến hành :
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm
-GV đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai, một người bán, một số người mua.
- Một vài học sinh đóng vai 
- Nhận xét 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-Nhóm khác nghe,bổ sung
3.Phần kết: Nhận xét – Dặn dò
-Chuẩn bị bài: Làng quê và đô thị.
-Lắng nghe, thực hiện.
-GV nhận xét tiết học.
-Tiếp thu
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
Em phòng bệnh sốt xuất huyết
I.MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- Hình thành cho HS trong việc thể tài năng tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho HS.
III. ĐỒ DÙNG
- Giấy màu.
- Bút chì, bút màu , bút sáp và các loại màu vẽ :
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: Chơi trò chơi “ Muỗi đốt” 
Cách chơi: Thực hiện theo yêu cầu của người quản trò. Khi quản trò hô “muỗi bay, muỗi bay” người chơi hô lại vì vù vì vù đồng thời chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại. Tiếp tục quản trò hô “Muỗi đậu lên tay người bên phải của mình.” người chơi đặt bàn tay phải lên má người bên phải. Cứ thếquản trò tiếp tục cho con muỗi đậu “lung tung” lên thân thể của “nạn nhân”. Nếu quản trò hô “cắn” thì người “bị cắn” phải nhanh tay “đập” cho trúng vào “con muỗi” đang đậu trên tay mình (nếu đập không trúng sẽ bị phạt)
2. Bài mới: GTB
- Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính và rất dễ lan truyền thành dịch, gây nguy hiểm tính tính mạng con người. Để giúp các con phòng tránh được bệnh sốt xuất huyết hôm nay tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa học bài: Em phòng tránh bệnh sốt xuất huyết:
* Hoạt động 1: Khám phá:
- Giờ học trước cô đã dặn các con về nhà tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết các con đã chuẩn bị chưa?
 - Bây giờ bạn nào lên kể cho cả lớp nghe về những điều các con biết về bệnh sốt xuất huyết nào? 
+ HS 1: Bệnh sốt xuất huyết do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người. Thời kì ủ bệnh từ trong 3 đến 6 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh. Vì vậy tôi mong mọi người khi đi ngủ phải mắc màn để không bị muỗi đốt.
+ HS 2: Sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Đây là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây lan chủ yếu do loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường ở trong nhà, trong các góc tối tăm và các nơi ẩm thấp, thường hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm. Vì đây là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nặng có thể gây tử vong. Người bị bệnh thường sốt cao, chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu,đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết và để phòng chống bệnh chúng ta phải cệ sinh nơi ở sạch sẽ. Đậy kín các nơi có nước như lu, vại đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
+ HS 3: Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue ( đen gơ) gây ra.
- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất. Những người bị mắc bệnh không cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy, dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, thả cá vào các dụng cụ chứa nước và khi đi ngủ phải mắc màn.
- GV nhận xét và cho HS xem đoạn Clip:
GV: Vừa rồi các con đã tìm hiểu rất kĩ về bệnh sốt xuất huyết. Vậy để phòng tránh được bệnh này các con đã làm gì chúng ta cùng đến với hoạt động 2:
* Hoạt động 2: Em phòng trách bệnh sốt xuất huyết:
- Cho HS thảo luận nhóm (3 phút): Hãy kể việc em đã và đang làm để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- Hết giờ HS báo cáo kết quả:
+ Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt bọ gậy/ loăng quăng.
+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ hàng tuần.
+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
+ Thay nước bình hoa.
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Tham gia tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm.
- GV tuyên dương HS và cho HS xem một số hình ảnh về các việc làm phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
* Hoạt động 3: Thể hiện tài năng
- Gv cho HS vẽ tranh hoặc viết bài tuyên tuyền bệnh sốt xuất huyết.
- Cho HS trình bày – nhận xét- bình chọn nhóm xuất sắc
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS tìm hiểu về bệnh giun sán
 SINH HOẠT TẬP THỂ
Múa hát theo chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu công ơn của các chú bộ đội. Từ đó hình thành và bồi dưỡng cảm xúc cho HS trong việc thể hiện sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn với các chú bộ đội của các con qua các việc làm .
II. ĐỒ DÙNG
- Phim về các gương anh hùng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1) Khởi động:
- Tháng 12 các con sinh hoạt theo chủ đề gì? 
+Uống nước nhớ nguồn.
- Cả lớp đồng thanh hát bài: Cháu yêu chú bộ đội
? Nội dung bài hát là gì.
+ Ca ngợi tình cảm của các bạn nhỏ với các chú bộ đội
+ Ca ngợi công ơn của các chú bộ đội
GV: Các con ạ, các chú bộ đội chính là những người đã góp phần to lớn của mình vào công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc để cho các con có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm. Để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội các con đã có những việc làm gì cô cùng các con đến với HĐ1 
2) Nội dung sinh hoạt:
a, Hoạt động 1: Giao lưu văn nghệ
- GV cho HS lên đọc thơ, hát các bài hát ca ngợi các chú bộ đội, ca dao tục ngữ nói về tình cảm biết ơn các chú bộ đội.
b, Hoạt động 2: Xem phim về các anh hùng dân tộc
- HS xem phim về anh hùng 
- GV khai thác nội dung
? Đoạn phim kể về anh hùng nào?
? Những chiến công nổi bật được nhắc đến trong chuyện là gì?
? Chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn các anh hùng 
Hoạt động 3: Vẽ tranh theo chủ đề 
GV. Các con đã được học cô giáo dạy Mỹ thuật dạy vẽ bố cục và cách tô màu. Các con hãy vận dụng kiến thức đã học để thể hiện vẽ tranh của mình.
- HS vẽ tranh theo nhóm - > sau đó lên trình bày.
- Bình chọn nhóm vẽ tranh xuất sắc. 
III. Củng cố, dặn dò:
- Cô giáo và cả lớp hát vang bài hát: chú bộ đội và cơn mưa
- Dặn dò học sinh về chuẩn bị bài sau. 
Thø s¸u ngµy 21 th¸ng 12 n¨m 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Luyện về tính giá trị biểu thức và giải toán có liên quan
- Kể những điều em biết về thành thị nông thôn
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1. Tập làm văn:
- Gọi HS lên kể những điều em biết về thành thị ( nông thôn ) mà em biết trước lớp
- Gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
2. Toán:
Bài 1: TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc:
a) 485 : 5 x 9 +567	
b) 125 x 4 : 5 +580
c) 670 : 5 + 136 x 3	 d) 234 x 3 + 135 : 9
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
Bài 2: B×nh cã 18 viªn bi, sè bi cña B×nh gÊp ®«i sè bi cña Dòng, sè bi cña Dòng kÐm sè bi cña An lµ 3 lÇn. Hái c¶ ba b¹n cã bao nhiªu viªn bi?
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS lên kể 
- HS nhận xét.
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Lớp làm bài và chữa bài
- HS nhận xét và bổ sung
- Về nhà ôn bài.
SINH HOẠT
 Sinh ho¹t sao
ÂM NHẠC
( Có GV bộ môn dạy)
MĨ THUẬT
( Có GV bộ môn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_16_nam_hoc_20.doc