Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Lan Hương

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Lan Hương

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài

“Tiếng đàn”.

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Luyện đọc.

* Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.

- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới – SGK.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- Yêu cầu lớp đọc thầm toàn bài theo nhóm đôi và thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi cuối bài.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.

- Mời 3 HS thi đọc đoạn văn.

- Mời 1 HS đọc cả bài.

- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.

 Kể chuyện

a, Giáo viên nêu nhiệm vụ.

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

b, Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện.

- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện.

- Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hãy nêu ND câu chuyện.

- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.

- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- Cả lớp theo dõi.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.

- Nối tiếp nhau đọc từng câu.

- Luyện đọc các từ khó ở mục A.

- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện.

- Giải nghĩa các từ sau bài đọc.

- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

- HS đọc, thảo luận nhóm đôi. 1 HS hỏi – 1 HS trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu

- 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3.

- Một em đọc cả bài.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.

- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.

- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện.

- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.

- HS trả lời.

 

doc 27 trang ducthuan 08/08/2022 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 24/02/2022
Ngày dạy: 28/02/2022
	Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2022
	CHÀO CỜ
----------------------------------------------------------
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được về thời gian(thời điểm, khoảng thời gian) 
- Biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút kể cả mặt đồng hồ bằng chữ số La Mã). 
- Biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh. 
- HS có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm. 
- HS yêu thích môn học, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Một số mặt đồng hồ. Đồng hồ điện tử.
- HS: SGK, vở bài tập, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Quay mặt đồng hồ, gọi 2 em TLCH:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời học sinh nêu kết quả. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ. 
- 2 em quan sát và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Một em đäc đề bài 1. 
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả.
- HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả.
- Một em đọc yêu cầu BT. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- Hai em chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS nêu số giờ.
Điều chỉnh- bổ sung: ......................
 ..... 
 --------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
* Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đ« vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng cuả đ« vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đ« vật trẻ còn xốc nổi (trả lời được các câu hỏi SGK).
* Kể chuyện:
- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện).
- Biết làm việc theo sự phân công của nhóm, biết trình bày ý kiến cá nhân. Biết nhận xét, đánh giá được bạn kể.
- Yêu thích các lễ hội, giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK, bảng phụ ghi câu hướng dân luyện đọc.
- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng đọc bài 
“Tiếng đàn”.
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài.
- Nhận xét. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới – SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Yêu cầu lớp đọc thầm toàn bài theo nhóm đôi và thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi cuối bài.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3 HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1 HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
a, Giáo viên nêu nhiệm vụ. 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý. 
b, Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện. 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 5 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 5 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS đọc, thảo luận nhóm đôi. 1 HS hỏi – 1 HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2 và 3.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện. 
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện. 
- Lớp cử 5 bạn dựa vào các bức tranh gợi ý nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp. 
- Hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS trả lời.
 --------------------------------------------------------------
LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT
HỘI VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó.
 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 - Hiểu được nghĩa của các từ mới, hiểu được nội dung bài: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đ« vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng cuả đ« vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đ« vật trẻ còn xốc nổi
 - GDHS yêu thích các lễ hội, giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: SGK, bảng phụ hướng dẫn câu luyện đọc 
- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
1. Luyện đọc
- GV Hướng dẫn HS luyện đọc.
- HD luyện đọc từng câu.
- HD luyện đọc từng đoạn. 
- LĐ trong nhóm.
- GV theo dõi hướng dẫn những HS phát âm sai, đọc còn chậm.
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
2. Củng cố dặn dò
 - 1 em đọc lại cả bài.
 - Nhắc nhở các em về nhà đọc lại.
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
- 1 HS đọc lại cả bài
----------------------------------------------------------------
CHIỀU 
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
ĐỌC CÁ NHÂN
 I. Yêu cầu cần đạt:
- Giúp các em chú ý thực hiện đúng các nội quy trong thư viện.
- Học sinh có thói quen với việc đọc.
- Tự thực hiện được các thao tác quy định về việc thực hiện các bước đọc, tự học, tự quản.
- Học sinh yêu thích hoạt động đọc thư viện.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách phù hợp với trình độ đọc của học sinh lớp 3 
III. Các bước dạy và học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
- Ổn định chỗ ngồi cho học sinh trong thư viện.
- Nhắc nhở các em về nội quy thư viện.
2. Giới thiệu với học sinh về hoạt động đọc cá nhân các em sẽ thực hiện.
* Trước khi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên mã màu của khối lớp mình.
- Nhắc học sinh về cách lật sách đúng cách.
- Hướng dẫn học sinh lên chọn sách ( nhắc học sinh đi trật tự)
* Trong khi đọc
- GV di chuyển xung quanh lớp quan sát, kiểm tra học sinh đọc
- HD lại cách lật sách, khen ngợi HS đọc tốt
Giúp đỡ học sinh gặp khó khăn khi đọc.
* Sau khi đọc 
- Nhắc học sinh mang sách quay trở lại kệ sách
- Mời HS chia sẻ quyển sách mà mình vừa đọc.
* Tổ chức HS viết một vài câu cảm tưởng về bài đọc của mình
3. Củng cố, dặn dò
- GV đánh giá tiết học. Cho học sinh về lớp.
- Đi trật tự vào thư viện
-Lắng nghe hướng dẫn của cô giáo.
- Nhắc lại nội quy trong thư viện
- 3 em nhắc lại các mã màu của khối mình.
- Nhắc lại các cách lật sách cô đã dạy.
-Từng tốp 6 em đi trật tự đến kệ lấy sách đề đọc.
- Đọc sách cá nhân
- Chú ý thực hiện đúng động tác lật sách.
- Mang sách để vào chỗ ban đầu.
- Chia sẻ với bạn về nội dung bài đọc của mình.
- Viết ra những điều mình thích khi đọc truyện.
- 1.2 em nêu cảm nghĩ của mình trước lớp.
--------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
ĐỘNG VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được lợi ích hoặc tác hại của động vật đối với con người.
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn.
- HS biết yêu quý những con vật có ích và biết bảo vệ chăm sóc chúng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh ảnh một số loài động vật.
- HS: SGK, vở ghi 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài “Quả”.
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 94, 95 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Bạn có nhận xét về hình dáng, kích thước của các con vật?
+ Chỉ ra các bộ phận của con vật?
+ Chọn một số con vật trong hình chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo bên
ngoài?
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu mỗi em vẽ một con vật mà em yêu thích rồi viết lời ghi chú bên dưới. Sau đó cả nhóm dán tất cả các hình vẽ vào một tờ giấy lớn.
Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm lên chỉ vào bảng giới thiệu trước lớp về đặc điểm tên gọi từng loại động vật. 
- Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi TC “Đố bạn con gì?”
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của quả.
+ Nêu ích lợi của quả.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn vẽ và tô màu 1 con vật mà mình thích, ghi chú tên con vật và các bộ phận của cơ thể trên hình vẽ. Sau đó cả trình bày trên một tờ giấy lớn.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS tham gia chơi TC.
Điều chỉnh- bổ sung: ......................
 ..... 
--------------------------------------------------------------
TIẾNG ANH 
(GV bộ môn soạn)
Thứ ba ngày 1 tháng 03 năm 2022
TOÁN
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- HS biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập trên lớp, mạnh dạn chia sẻ kết quả học tập trong nhóm.
- HS chăm chỉ học tập, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK, vở, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi một em lên bảng làm BT 3 - SGK. 
- Nhận xét.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: HD giải bài toán 1
- Nêu bài toán. 
- Gọi HS đọc lại bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi can có bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp. 
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
- GV nhận xét chữa bài.
Hoạt động 2: HD giải bài toán 2.
- Hướng dẫn lập kế hoạch giải bài toán. 
+ Biết 7 can chứa 35 lít mật ong. Muốn tìm một can ta làm phép tính gì?
+ Biết 1 can 5 lít mật ong, vậy muốn biết 2 can chứa bao nhiêu lít ta làm thế nào ? 
+ Vậy khi giải “Bài toán có liên quan đến việc rút về đơn vị” ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?
- Yêu cầu HS nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu tự làm và chữa bài. 
- Yc lớp theo dõi đổi chéo vở để KT. 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp nêu tóm tắt bài. 
- Ghi bảng tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài. 
Bài 3: (Tổ chức trò chơi) 
- Mời một học sinh đọc đề bài. 
- Cho HS lấy 8 hình tam giác rồi tự sắp xếp thành hình như trong SGK. 
- Theo dõi nhận xét, biểu dương những em xếp đúng, nhanh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các bước giải “Bài toán liên quan đến việc rút về đơn vị”.
- Về nhà xem lại các bài toán đã làm.
- Một học sinh lên bảng làm BT 3. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét. 
- 2 em đọc lại bài toán. 
- Lớp cùng thực hiện giải bài toán để tìm kết quả.
- 1 em trình bày bài giải, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Làm pháp tính chia: lấy 35 : 7 = 5 (l).
+ Làm phép tính nhân: 5 x 2 = 10(l)
+ Thực hiện qua 2 bước:
 Bước 1: Tìm giá trị một phần. 
 Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó. 
- HS nhắc lại.
- Một em nêu đề bài. 
- Cả lớp phân tích bài toán rồi thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải. 
- 2 em đọc.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp tự xếp hình.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học và làm bài tập số 4.
----------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)
HỘI VẬT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bài đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2 a.
- Trình bày viết sạch đẹp.
- HS biết phân tích chính tả khi viết và hạn chế viết sai.
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ bài tập 2
- HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- GV đọc, yêu cầu 2 HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: 
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng
Bài 2b : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Mời HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào VBT theo lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: Cản ngũ, Quắm đen, giục giã, 
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- 2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng thi làm bài.
- 2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm vào vở. 
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Cả lớp nhận xét bổ sung: trực tuần, lực sĩ, vứt đi.
- HS lắng nghe.
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI
 CÂU HỎI: VÌ SAO?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận ra hiện tượng nhân hóa, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hóa.
- Xác định được bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao?
- Trả lời đúng 2 – 3 câu hỏi Vì sao? trong bài tập 3.
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, tự tin chia sẻ với bạn bè.
- Phát triển năng lực biết tự hoàn thành bài tập.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết nội dung BT 
- HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Yêu cầu hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu một em đọc nội dung bài tập 1, cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp tự làm bài. 
- Dán lên bảng lớp 3 tờ giấy khổ to.
- Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm để chơi tiếp sức.
- Theo dõi nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài 2: 
- Yêu cầu một em đọc yêu cầu BT 2. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- Mời 1 em lên bảng làm bài. 
- Giáo viên chốt lời giải đúng. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhân hóa là gì? Có mấy cách nhân hóa? 
- Về nhà học bài xem trước bài mới 
- Hai em lên bảng làm bài tập 1 tuần 24.
+ Tìm những TN chỉ những người hoạt động nghệ thuật
+ Tìm những TN chỉ các hoạt động nghệ thuật. 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp đọc thầm bài tập. 
- Lớp suy nghĩ làm bài. 
- 3 nhóm lên bảng thi chơi tiếp sức.
- Cả lớp nhận xét bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Một học sinh đọc bài tập 2 (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
a/ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. 
b/ Những chàng Man – gát rất bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất. 
- 2 HS đọc lại các câu văn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh- bổ sung: ......................
 ..... 
------------------------------------------------------------
KỸ NĂNG SỐNG
(Có giáo án riêng)
--------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
(GV bộ môn soạn)
Thứ tư ngày 2 tháng 03 năm 2022
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- BiÕt giải bµi toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. 
- Tính chu vi hình chữ nhật. 
- Biết đánh giá kết quả học tập của bản thân và của bạn.
- HS có ý thức tự giác làm bài, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGV, bảng phụ, thước.
- HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán, nêu tóm tắt bài. 
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. 
- Chia nhóm.
- Yc các nhóm thảo luận để lập bài toán dựa vào tóm tắt rồi giải bài toán đó.
- Mời đại diện các nhóm dán bài giải lên bảng, đọc phần trình bày của nhóm mình.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu tóm.
- Ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nêu các bước giải “Bài toán giải bằng hai phép tính”.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. 
- 2 em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài.
- 2 em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài.
- 1 HS nêu yêu cầu bài. 
- Các nhóm tự lập bài toán rồi giải bài toán đó.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng, đọc bài giải.
- Cả lớp nhận xét bổ sung. 
- 2 em đọc bài toán.
- Phân tích bài toán. 
- Lớp thực hiện làm vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài.
- HS nêu. 
-----------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự bổ ích và độc đáo của lễ hội đua voi.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS yêu thích môn Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh họa bài đọc, ảnh chụp hoặc vẽ về voi.
- HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện “Hội vật”
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc. 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa. 
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: Man-gát.
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới – SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài và thảo luận trả lời các câu hỏi cuối bài. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 
- Đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3 HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 2 HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
3. Củng cố - dặn dò:
- Qua bài đọc em hiểu gì?
- Hai em tiếp nối kể lại câu chuyện 
“Hội vật”
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Lớp theo dõi giới thiệu.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- Đọc nối tiếp 2 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi. 1 HS hỏi 1 HS trả lời.
- Lắng nghe giáo viên đọc. 
- Ba em thi đọc đoạn 2. 
- Hai em thi đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay. 
- HS trả lời.
Điều chỉnh- bổ sung: ......................
 ..... 
------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của học kì II.
- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mục trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.
- Phát triển năng lực bày tỏ ý kiến, hợp tác nhóm, mạnh dạn chia sẻ với bạn.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.
- HS : SGK, đồ dùng học tập cá nhân.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS thực hành:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nhắc lại các kiến thức đó học trong các tuần đầu của học kì II (HS bốc thăm và TLCH theo yêu cầu trong phiếu).
+ Em hãy nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
+ Vì sao cần phải tôn trọng người nước ngoài?
+ Em sẽ làm gì khi có vị khách nước ngoài mời em và các bạn chụp ảnh kỉ niệm khi đến thăm trường?
+ Khi em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ, lúc đó em sẽ ứng xử như thế nào?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
+ Theo em, những việc làm nào đúng, những việc làm nào sai khi gặp đám tang: 
a) Chạy theo xem, chỉ trỏ
b) Nhường đường
c) Cười đùa
d) Ngả mũ, nón
đ) Bóp còi xe xin đường
e) Luồn lách, vượt lên trước
+ Em đã làm gì khi gặp đám tang?
- Nhận xét đánh giá.
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, chuẩn bị và trả lời theo yêu cầu trong phiếu.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Học tập, giao lưu, viết thư, ...
+ ... để thể hiện lòng mến khách, giúp họ hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
+ Em sẽ cùng các bạn cùng chụp ảnh với vị khách nước ngoài.
+ Khuyên các bạn ấy không nên làm như vậy.
+ Thể hiện sự tôn trọng người đó khuất và thông cảm với những người thân của họ.
+ Các việc làm a, c, đ, e là sai.
 Các việc làm b, d là đúng.
+ Tự liên hệ.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh- bổ sung: ....................
 ............ 
--------------------------------------------------------------
THỂ DỤC
(GV bộ môn soạn)
 --------------------------------------------------------------
CHIỀU 
TIẾNG ANH (1 TIẾT)
(GV bộ môn soạn)
----------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÔN TRÙNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số loại côn trùng đối với con người. 
- Nêu tên và chỉ được các bộ phận cơ thể bên ngoài của một số loại côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Biết côn trùng là động vật không không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ với bạn.
- Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh ảnh trong sách trang 96, 97; Phiếu bài tập.
- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài “động vật”.
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 96, 97 và các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình? Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì? 
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con côn trùng).
+ Côn trùng có đặc điểm gì chung?
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
Bước 1: Thảo luận theo nhóm.
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận với yêu cầu: 
+ Hãy sắp xếp các côn trùng và tranh ảnh sưu tầm các côn trùng thành 3 nhóm có ích, có hại và nhóm không ảnh hưởng gì đến con người.
- Theo dõi và giúp đỡ các nhóm. 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Mời đại diện các nhóm lên trưng bộ sưu tập của nhóm mình , thuyết trình trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá.
- Nêu KL chung.
3. Củng cố - dặn dò:
- Kể tên các côn trùng có lợi và những côn trùng có hại.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2 HS trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm chung của các loại động vật.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Côn trùng là những động vật không có xương sống. Chúng có 6 chân và phân thành các đốt.
- 1 vài nhắc lại KL.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng theo 3 nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm, đại diện nhóm giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS lắng nghe.
 ----------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA S
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ S (1 dòng),C, T (1 dòng).
- Viết tên riêng Sầm Sơn bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Phát triển năng lực viết đúng, viết đẹp.
- GDHS biết giữ vở sạch. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Mẫu chữ hoa S, mẫu chữ tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
- HS: SGK, vở tập viết, đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- KT bài viết ở nhà của học sinh của HS.
- Yêu cầu HS nêu từ và câu ứng dụng đã học tiết trước. 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa đã học tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết trên bảng con. 
* Luyện viết chữ hoa:
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ S.
* Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. 
Sầm Sơn 
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ nói gì? 
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con : Côn Sơn Ta.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết vào vở.
- Nêu yêu cầu viết chữ S một dòng cỡ nhỏ. Các chữ C, T: 1 dòng.
- Viết tên riêng Sầm Sơn 2 dòng cỡ nhỏ. 
- Viết câu thơ 2 lần.
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
* Nhận xét và chữa bài. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Hai em lên bảng viết: Phan Rang, Rủ.
- Lớp viết vào bảng con.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: S, C, T. 
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Sầm Sơn . 
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con: Sầm Sơn. 
- 1 HS đọc câu ứng dụng:
Côn Sơn suối chảy rì rầm.
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
+ Nguyễn Trãi ca ngợi cảnh đẹp nên thơ ở Côn Sơn. 
- Lớp thực hành viết trên bảng con:
Côn Sơn, Ta .
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
- Nộp vở. 
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh- bổ sung: ....................
 ............ 
Thứ năm ngày 3 tháng 03 năm 2022
TIẾNG ANH (2 TIẾT) 
(GV bộ môn soạn)
 ----------------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
- Biết viết và tính được giá trị của biểu thức.
- HS biết tự tìm ra kiến thức mới, mạnh dạn chia sẻ với bạn.
- HS có ý thức học tập tốt, tích cực giúp đỡ bạn.
- GD ý thức tự giác, tích cực làm bài.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK, vở BT, đồ dùng học tập cá nhân
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.
- Nhận xét.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS phâ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_25_nam_hoc_2021_2022_ngu.doc