Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)

CHIẾC ÁO LEN

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu. : Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện

- Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4 ). Hiểu nói đượcnghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất.

-Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.

- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu thương người thân trong gia đình.

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý. HS M3, M4 kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

 - Hình thành năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

 

docx 33 trang ducthuan 06/08/2022 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2021-2022 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tiết 1:
	 SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tiết 2: 	Tiếng anh
- GV chuyên soạn giảng
Tiết 3+4
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu. : Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện
- Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời được các CH 1,2,3,4 ). Hiểu nói đượcnghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất.
-Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất yêu thương người thân trong gia đình.	
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý. HS M3, M4 kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. 
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
	- Hình thành năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.
II.CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động 
- Cho HS quan sát tranh về chủ đề Mái ấm
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- HS quan sát, nói nội dung.
- HS hát bài: Bàn tay mẹ
- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK
2. Khám phá
2.1.HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+Áo có ... ở giữa ,/ lại có cả...khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//
+ Em muốn..., nhưng lại xấu hổ/ vì mình đã vờ ngủ.//
- GV kết hợp giảng giải thêm:
+ Em hiểu mưa “lất phất” là mưa như thế nào?
((hạt mưa bụi) rơi rất nhẹ và tựa như bay nghiêng theo chiều gió)
+ Đặt câu với từ “bối rối”?
+ Nói “thì thào” là nói như thế nào?
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu, )
- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
2.2. HĐ tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau 
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Mùa đông năm nay như thế nào?
+ Tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi?
+ Vì sao Lan dỗi mẹ?
+ Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp, mẹ lại không đủ tiền để mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?
+ Tuấn là người như thế nào?
+ Vì sao Lan ân hận?
+ Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này?
=> Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm tên khác cho chuyện.
=> GV chốt: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau 
- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
 - Chiếc áo màu vàng ... và rất ấm.
 - Vì em muốn mua chiếc áo như Hoà nhưng mẹ không mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
- Mẹ dành tiền mua áo cho em Lan. Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh Tuấn sẽ mặc nhiều áo bên trong.
 - Là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
+ Vì đã làm cho mẹ buồn phiền
+Vì nghĩ mình quá ích kỉ
+Vì thấy anh trai nhường nhịn cho mình
- Là cô bé ngây thơ nhưng rất ngoan
+ Ba mẹ con
+ Chuyện của Lan 
3. Luyện tập
3.1. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
l
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
3.2. HĐ kể chuyện 
* Mục tiêu : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của Lan
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu theo lời của Lan
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về ai?
+ Em thấy Tuấn là người như thế nào? Lan là 1 cô bé như thé nào?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Lắng nghe
- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (cử mỗi bạn kể 1 đoạn)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài
- Nhiều Hs trả lời
4. HĐ ứng dụng 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề 
Buổi chiều
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
- GV chuyên soạn giảng
Tiết 6
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ hoặc có nhớ 1 lần).
- Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ , hiệu.
 - Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có 1 phép cộng hoặc một phép trừ)
	- Rèn kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ.
	- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2(a), Bài 3 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: SGK, Phấn màu, bảng phụ
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- TC: Làm đúng - làm nhanh
Cho HS thi làm nhanh 3 phép tính cuối của BT 2 (tiết trước)
- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.
- Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi làm nhanh ra bảng con, ai xong trước sẽ giơ bảng trước.
- Lắng nghe
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Củng cố về phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số; tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Lớp)
Chú ý rèn kĩ năng cộng có nhớ (sang hàng chục) cho đối tượng M1 
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
PASTE 
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Lưu ý: Bài này Y/C HS trình bày thẳng hàng, thẳng cột, không cần kẻ bảng.
- Câu hỏi gợi ý tìm hiểu bài:
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Dòng 1 ghi gì?
+ Dòng 2 ghi gì?	
+ Dòng 3 ghi gì?
 => Tính và điền số thíc hợp vào chỗ trống.
- Nhận xét, chốt KT 
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- Quan sát HS làm bài
- Đánh giá và nhận xét bài làm của một số em.
- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS.
Bài 5: (BT chờ - M4)
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp)
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Sau khi nghe Gv hướng dẫn, học sinh tự làm bài cá nhân.
- 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp
- HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài cá nhân.
- 1 HS có kết quả đúng chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
 Cả hai ngày bán được:
 415 + 325 =740 ( kg )
 Đáp số: 740 kg
- HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành
Giải:
Số học sinh nam của khối 3 là:
165 – 84 = 81 (học sinh)
Đáp số: 81 học sinh
3. HĐ ứng dụng (4 phút)
- Về nhà làm nốt bài 2b, bài 3 (cột 4) vào vở.
	-----------------------------------------------------------------------------------
Tiết 7
TIN HỌC
Bài 2. Phần cứng máy tính
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021
Buổi sáng 
Tiết 1 TOÁN
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 	- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức .
 	- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn ( có một phép nhân ).
	- Hình thành kỹ năng tính và giải toán.
4. Phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2a, 2b; Bài 3; bài 4 (miệng)
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ vẽ hình bài tập 4
- HS: SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: “Đoán nhanh đáp số”
- Nêu: Hoa có 2 quyển vở, Hà có gấp số vở gấp 3 lần số vở của Hoa. Hà có bao nhiêu quyển vở?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. Tính ra nháp rồi ghi kết quả ra bảng con.
- giơ bảng ngay sau khi tính xong 
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành 
* Mục tiêu: Giúp hs nhớ lại các bảng nhân đã học ở lớp 2. Củng cố kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân đã học. 
* Cách tiến hành: 
Việc 1: Ôn tập các bảng nhân
- GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng nhân đã học 2, 3, 4, 5
(Lưu ý rà soát các đối tượng M1, M2)
Việc 2: Làm bài tập:
Bài 1: Cá nhân - Cả lớp.
Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
Lưu ý HS thứ tự thực hiện phép tính và cách trình bày.
=> Lưu ý HS làm nhanh có thể làm cả câu c
Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp
Lưu ý: Phép tính là 4 x 8
- HS đọc trong cặp (2 HS kiểm tra chéo)
- Báo cáo kết quả với GV
- Lớp đọc đồng thanh lại 1 lượt
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp
- Làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trong cặp
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- Làm bài cá nhân
- Chia sẻ cặp đôi
- Chia sẻ két quả trước lớp
Giải:
Số cái ghế trong phòng có là:
4 x 8 = 32 (cái)
Đáp số: 32 cái ghế 
 3. HĐ Vận dụng
Bài 4: (Làm miệng)
- Gv giải thích cả 2 cách đều đúng, nhưng nên thực hiện nhẩm theo cách 2 cho nhanh 
- 1 HS nêu yêu cầu
- Nêu cách tính 
- Làm nhẩm
- Nêu kết quả và giải thích cách làm
+ Cách 1: cộng 100 + 100 + 100
+ Cách 2: 100 x 3 
- Về nhà ôn lại các bảng nhân đã học.
- Xem trước bảng nhân 6 và tìm hieur về cách xây dựng chúng. 
TOÁN
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU
- Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học 
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 
	- Phát triển năng lực Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Làm BT 1 ( cột 1, 2,3 ) ; BT 2 ( cột 1, 2, 3 ) ; BT 3 (a )
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Truyền điện- GV nêu phép tính nhân đầu tiên, gọi 1 HS nêu kết quả, sau đó HS nêu phép tính nhân tiếp theo và chỉ định 1 bạn nêu kết quả,...Cứ vậy truyền khắp lớp
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương những em tham gia tích cực.
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- HS thi đua tham gia trò chơi. 
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
 3. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: 
- Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng chia đã học 
- Thực hành chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm 
- Giải bài toán có lời văn bằng một phép chia 
*Cách tiến hành:
Việc 1: Ôn tập các bảng chia
- GV tổ chức cho HS thi đọc các bảng chia đã học 2, 3, 4, 5.
Việc 2: Làm bài tập 
Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp)
(Tập trung vào đối tượng M1)
Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp)
- Giáo viên hướng dẫn nhẩm.
200 : 2 =?
Nhẩm: 2 trăm : 2 = 1 trăm
 Vậy: 200 : 2 = 100
(Tập trung vào đối tượng M2)
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp)
Lưu ý câu lời giải
Bài 4: (Cả lớp)
- Trò chơi: Nối đúng, nối nhanh 
- Gv đề nghị trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn lên tham gia trò chơi 
- Tổng kết trò chơi
- Tuyên dương
- HS ôn lại các bảng chia đã học theo hình thức cá nhân – chia sẻ cặp đôi – chia sẻ trước lớp.
- HS làm bài cá nhân
- Nối tiếp nhau hia sẻ kết quả trước lớp
- HS làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
a) 400: 2 = 200 b) 800 : 2 = 400
 600: 3 = 200 300 :3 = 100
 400 : 4 =100 800: 4 = 200
- HS làm cá nhân
- Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
Số cốc trong mỗi hộp có là
24 : 4 = 6 (cái)
Đ/S: 6 cái cốc
- Trưởng ban học tập điều hành
- HS tham gia chơi
 4. HĐ ứng dụng 
- Về ôn luyện thêm về bảng nhân, chia đã học.
- Xem trước bảng chia 6. Tìm cách xây dựng bảng chia 6
Tiết 2:	 TẬP ĐỌC 
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
+ Đọc: Đọc đúng, rõ ràng các từ, các câu trong bài, biết ngắt, nghỉ theo dấu câu. Phát âm đúng các từ: nón, lớp, khoan thai, làm, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính.
	+ Nói: Trả lời được các câu hỏi trong nội dung của bài qua đó thấy được: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).Hiểu và nói được nghĩa của các từ trong bài: Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
 + Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
 + Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình với thiên nhiên.
	- Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất có ý thức chơi các trò chơi lành mạnh.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Tranh minh họa bài đọc. bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- GV kết nối - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Lớp hát bài “ Cô giáo với mùa thu”
- Nêu nội dung bài hát
- Lắng nghe 
2. Khám phá
2.1. HĐ Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng các từ, tiếng khó. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành : 
a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thích thú.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
+ Thế nào là “ khoan thai”? Tìm từ trái nghĩa với “ khoan thai”?
 + “ Cười khúc khích” là như thế nào? 
+ Đặt câu với “khúc khích”?
 + Em hình dung thế nào là mặt tỉnh khô?
 + Giải nghĩa từ : " trâm bầu "
+ Giải nghĩa từ “núng nính”.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (nón, lớp, khúc khích, ngọng líu, lớn, núng nính, )
- HS chia đoạn (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “...chào cô”
+ Đoạn 2: Tiếp đến “...đánh vần thao”
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
* Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Khoan thai là thong thả, nhẹ nhàng. Trái nghĩa là vội vàng, hấp tấp.
 - Tiếng cười nhỏ, phát ra liên tục thể hiện sự thích thú.
 - HS tự đặt câu.
 - Khuôn mặt không biểu hiện thái độ tình cảm gì?
 - Cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ
 - Nói về má của em bé mập mạp.
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài
*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?
+ Ai là “cô giáo”, cô giáo có mấy “học trò”, đó là những ai?
+ Tìm những cử chỉ của cô giáo Bé làm em thích thú?
+ Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh của đám học trò.
 + “Học trò” đón “cô giáo” vào lớp như thế nào?
 + “Học trò” đọc bài của “cô giáo” như thế nào?
 + Từng học trò có nét gì đáng yêu?
 + Em có nhận xét gì về trò chơi của 4 chị em?
 + Theo em vì sao Bé lại đóng vai “cô giáo” đạt đến thế?
=>GV tổng kết bài :
 Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh, đáng yêu của mấy chị em.
=> Liên hệ:
+ Tình cảm của em dành cho các thày cô như thế nào?
+ Em có thích sau này làm thầy giáo, cô giáo không?
- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Chơi trò chơi lớp học (đóng vai cô giáo, học sinh)
- Bé là “cô giáo”, cô giáo có 3 “học trò”, đó là Hiển, Anh, Thanh.
 - Học sinh nêu.
 - Học sinh nêu.
 - Khúc khích đứng dậy chào.
 - Ríu rít đánh vần theo cô.
- Học sinh nêu.
- Trò chơi hay, lý thú, sinh động, đáng yêu.
- Vì Bé rất yêu cô giáo và muốn được làm cô giáo.
- Lắng nghe
- Liên hệ, trả lời
3. Luyện tập
3.1.HĐ Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc cá nhân.
- Thi đọc trong nhóm, cá nhân
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm đọc
- Các nhóm luyện đọc nối tiếp đoạn
- Các nhóm thi đọc tiếp sức đoạn.
- Cá nhân các nhóm thi đọc từng đoạn theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- 2 HS thi đọc toàn bài (M3, M4)
4. HĐ ứng dụng 
- VN luyện đọc lại bài văn cho hay hơn
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 5 CHÍNH TẢ
AI CÓ LỖI
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng đoạn 3 của bài Ai có lỗi? “Cơn giận lắng xuống ... can đảm”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng các bài tập 2, 3(a) 
	Hình thành kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
	- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
	-Hình thành năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.CHUẨN BỊ :	
- GV: SGK, phấn màu, bảng phụ ghi nội dung BT 3a
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Tổ chức trò chơi: “Điền đúng, điền nhanh”
- Gv nhận xét, kết nối với nội dung bài
- Học sinh nghe đọc - viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
 2. Khám phá
2.1. HĐ chuẩn bị viết chính tả 
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- Giáo viên đọc đoạn viết 1 lần .
+ Đoạn văn nói tâm trạng En - ri - cô như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa, tại sao?
+ Tên riêng của người nước ngoài khi viết có gì đặc biệt?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên đọc.
 - Giáo viên sửa lỗi.
- 2 học sinh đọc lại. lớp theo dõi đọc thầm.
- Tâm trạng En - ri - cô rất hối hận.
- Có 5 câu.
- Các chữ đầu câu và tên riêng: Cơn, Tôi, Chắc, Bỗng và Cô- rét- ti
- Có dấu gạch nối giữa các chữ.
- Học sinh viết bảng con: Cô- rét– ti, khuỷu tay, sứt chỉ, xin lỗi.
 - Học sinh đọc các từ trên.
 2.2. HĐ viết chính tả 
*Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- HS nghe GV đọc và viết bài.
 2.3. HĐ chấm, nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
 3. Luyện tập
3.1 HĐ làm bài tập 
*Mục tiêu: 
- Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n (BT2a).
- Ghi nhớ tên của 10 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái (BT3).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân - cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
Bài 2: Trò chơi: Tìm đúng – Tìm nhanh
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài và mẫu.
 - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội thắng cuộc.
- 1 học sinh đọc đề bài và mẫu.
- 2 đội học sinh liên tiếp tìm từ.
 Ví dụ:
 + Nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch khoác, xuệch xoạc...
 + Khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,....
- Học sinh đọc lại các từ tìm được (chú ý đọc đúng)
Bài 3a:
- GV hướng dẫn HS làm BT 3 câu a
- Treo bảng phụ
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Chú ý: sửa cho HS hạn chế viết đúng x/s 
- Giáo viên nhận xét, chốt KT
- Học sinh đọc thầm, thảo luận cặp đôi, ghi kết quả vào vở
- 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp, hoàn thành bảng lớp.
- Lời giải:
 + Cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ,xắn tay áo, củ sắn.
 - Học sinh đọc lại kết quả (chú ý phát âm đúng)
 4. HĐ ứng dụng 
- Về nhà luyện viết lại 10 lần các chữ đã viết sai trong bài chỉnh tả. 
- Tìm và viết lại 10 từ có âm đầu là x hoặc s
- Tự luyện chữ cho đẹp hơn.
Tiết 6	ĐỌC THƯ VIỆN
- Cùng đọc
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2018
Tiết 1:	TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính giá trị biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Củng cố biểu tượng về 1/4
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân).
	- Hình thành Rèn kỹ năng tính và giải toán.
	- Phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát,...
* Làm BT 1, 2, 3. 
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Bảng phụ mô phỏng BT 2, thẻ số.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: “Ghép thẻ”
 3 x 4 2 x 5 
 15 : 5 18 : 3 
 12 : 2 32 : 4 
- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương đội làm đúng và nhanh nhất.
- Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hai đội tham gia chơi
- Lắng nghe
- Ghi vở tên bài
 2. HĐ Luyện tập 
*Mục tiêu: HS biết tính giá trị của biểu thức có khép nhân, phép chia và vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân)
*Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - - Cặp - Cả lớp)
*GV lưu ý khâu trình bày
Bài 2: (Cá nhân – Lớp)
 - GV đưa bảng phụ
 + Hình nào đã khoanh vào 1/4 số con vịt, vì sao? 
 + Muốn tìm ¼ của 1 só ta làm như thế nào?
Bài 3: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
 - GV quan sát, giúp đỡ những cặp đặt và TLCH chưa chính xác.
- HS làm bài cá nhân
- Kiểm tra chéo.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 VD: 5 x 3 + 2 = 15 + 2
 = 17
- Học sinh quan sát tranh.
- Tự tìm ra đáp án.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
+ Hình a vì có 12 con vịt, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con. Hình a đã khoanh vào 3 con.
- Lấy số đó chia cho 4
- Học sinh tự tìm hiểu nội dung bài
- Trao đổi theo cặp để phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Muốn biết 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh bạn làm ?
- Làm bài cá nhân
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Giải
Số học sinh ở 4 bàn là :
 2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh
3. HĐ vậndụng 
- Về nhà viết các dãy tính gồm 2 phép tính và thử tính kết quả. Nhờ bố mẹ kiểm tra đánh giá xem đúng hay sai.
Tiết 2:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP KIỂU CÂU “AI LÀ GÌ?”
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về trẻ em, tìm được các từ về trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em .
 	- Ôn kiểu câu: Ai (con gì, cái gì ) là gì ?
	-Hình thành kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng nhận diện và đặt câu dạng “Ai là gì?”
	- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GD KNS: Trẻ em có quyền được vui chơi, học hành, chăm sóc, thương yêu và cũng có bổn phận phải vâng lời, quan tâm, chăm sóc người thân, lễ phép với người lớn,...
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3, phiếu HT ghi nội dung BT2
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. HĐ khởi động 
- Cho lớp hát
+ Nêu nội dung bài hát?
- GV kết nối bài học - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Hát bài: Em là hoa hồng nhỏ
- HS nêu
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. HĐ thực hành 
*Mục tiêu : 
- Mở rộng vốn từ về trẻ em, tìm được các từ về trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em .
- Ôn kiểu câu: Ai (con gì, cái gì ) là gì ?
*Cách tiến hành: 
Bài 1: (Cá nhân - nhóm - Lớp)
- GV chia nhóm 4 –Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm trên phiếu học tập 
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả 
=> KL: Trẻ em có nhiều quyền lợi, trong đó có quyền được vui chơi, học hành, chăm sóc, thương yêu; bên cạnh đó trẻ em cũng có bổn phận phải vâng lời, quan tâm, chăm sóc người thân, lễ phép với người lớn,...
Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- GV hướng dẫn Hs là câu a)
Lưu ý: Ở bài tập này, GV cần giảng giải chậm và rõ ràng để dẫn dắt HS hiểu vấn đề. VD:
+ 1 em đọc lại cho cô câu a)
+ Câu này được viết theo mẫu câu nào?
(Ai - là gì?)
+ Như vậy, câu này có 2 bộ phận, bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi “Ai?”, bộ phận thứ 2 trả lời cho câu hỏi “là gì?”. Vậy em nào cho cô biết, trong câu này, bộ phận nào trả lời câu hỏi : “Ai?”
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi “ là gì?”
.....
=> Chốt KT: Để biết bộ phận đó trả lời cho câu hỏi nào, ta cần xác định câu đó được viết theo mẫu câu nào.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- HD mẫu: 
+ Ở câu a), bộ phận nào được in đậm?
(Cây tre)
+ Bộ phận “Cây tre” trả lời cho câu hỏi nào?
(Cái gì?)
+ Vậy em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận này.
- HS làm việc cá nhân
- Thảo luận nhóm 4 - Thống nhất KQ
- Đại diện trình bày kết quả thảo luận
+ Các từ chỉ trẻ em: Thiếu niên, nhi đồng, trẻ con
+ Chỉ tính nết của trẻ em: Hồn nhiên, lễ phép, thật thà,..
+ Chỉ tình cảm của trẻ em: Yêu quý, chiều chuộng, săn sóc,..
- Ghi bài vào vở 
- HS tự tìm hiểu câu b) và c)
- Thảo luận thống nhất kết quả trong cặp - Điền kết quả vào phiếu (gạch chân) 
- Đại diện cặp trình bày kết quả trước lớp.
- HS theo gơi ý của GV tự làm bài cá nhân
- Chia sẻ trong cặp
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
a) Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê VN?
b) Ai là chủ nhân tương lai của đất nước?
c) Đội TNTPHCM là gì?
3. HĐ ứng dụng 
- Đặt câu theo mẫu nói về thiếu nhi (miệng)
- HS thi đua đặt câu theo mẫu Ai là gì
TIN HỌC
Bài 2. Phần cứng máy tính(T2)
--------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng 9 năm 2021
Tiết 1:	TOÁN:
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
	- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
	-Ôn luyện một số biểu tượng về hình học.
	- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3, 4.
II.CHUẨN BỊ:	
- GV: thước kẻ, vẽ sẵn hình BT 4.
- HS: SGK, thước kẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Gọi tên các hình
GV vẽ lên bảng các hình học đã học, cho HS thi đua gọi tên, nêu đặc điểm các hình.
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
- HS tham gia chơi
- Lắng nghe
- Mở vở ghi bài
- Giới thiệu bài:.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện tập
* Mục tiêu: Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
* Cách tiến hành: 
Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
Câu hỏi chốt:
+ So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tam giác MNP?
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
+ Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? 
Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)
- Cho HS nêu đặc điểm của HCN
Bài 3: Làm cá nhân - Cặp - Lớp
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hình cho HS tiện quan sát
- Gọi HS lên bảng chỉ ra cách cách làm khác nhau
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
	B D
 	C
A
 b) Chu vi tam giá MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp
- Đếm số hình vuông (đủ 5 hình)
- Đếm số hình tam giác (đủ 6 hình)
- HS quan sát, tìm ra cách làm
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- HS có thể kẻ như sau: 
(HS cũng có thể làm theo các cách khác)
3. HĐ ứng dụng 
- Ghi nhớ nội dung bài học.
- Đo và tính chu vi của cái bàn học ở nhà
- Suy nghĩ, tìm ra cách tính chu vi của HCN ABCD ở BT2 ngắn gọn hơn.
	---------------------------------------------------------------------- 
Tiết 2: 	TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA Ă, Â
 I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ă, Â.
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"
	- Hình thành kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
-Phẩm chất: Thông qua câu tục ngữ trong bài, biết ghi nhớ công ơn những người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2021_2022_ban.docx