Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).

- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.

II. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu.

- GV: Vẽ sẵn hình chữ nhật kích thước 3dm, 4dm.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về hình chữ nhật

- HS nêu đặc điểm hình chữ nhật.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: (8-10'): Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật

- GV yêu cầu HS tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết cạnh MN = 2dm; NP = 3dm; PQ = 5dm; QM = 4dm.

- HS nêu lại cách tính chu vi hình tứ giác. (Lấy số đo các cạnh cộng với nhau).

- GV nêu bài toán: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm.Tính chu vi hình chữ nhật đó.

- GV yêu cầu HS dựa vào cách tính chu vi hình tứ giác để tính chu vi HCN:

4 + 3 + 4 + 3 = 14(dm).

- GV hướng dẫn HS cách tính chu vi HCN dựa vào đặc điểm của HCN:

(4 + 3) x 2 = 14 (dm).

- GV nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật (SGK).

Chú ý: GV hướng dẫn HS trình bày bài giải theo mẫu sau:

Chu vi HCN ABCD là:

(4 + 3) x 2 = 14 (dm).

Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành

HS làm bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 87)

Bài tập 1: Tính chu vi hình chữ nhật:

- Cả lớp làm vào vở ô li.

- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) 30cm ; b) 66cm.

Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.

Bài tập 2: Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật?

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là 110m.

Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật thông qua tính chu vi mảnh đất.

Bài tập 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- HS thảo luận theo bàn.

- Đại diện các bàn nêu kết quả, giải thích kết quả khoanh.

- Nhận xét, chốt giải đúng: Khoanh vào C.

Hoạt động nối tiếp(2-3’):

- 2 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi HCN.

- GV nhận xét tiết học. Về nhà xem lại các bài tập và học thuộc quy tắc.

 

doc 22 trang ducthuan 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18: Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019
Đạo đức:
THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
- Hệ thống ôn tập 8 bài đạo đứa đã học ở học kì I.
- HS có thói quen, hành vi đạo đức tốt trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu giao việc hoạt động 2.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): HS nêu các chủ đề đã học ở học kì I
- HS nêu tên các chủ đề (8 chủ đề)
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
+ Kính yêu Bác Hồ.
+ Giữ lời hứa.
+ Tự làm lấy việc của mình.
+ Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
+ Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
+ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
+ Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
+ Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS ôn tập
- GV hướng dẫn HS ôn từng chủ đề.
- GV nêu câu hỏi theo từng chủ đề - HS trả lời.
- HS làm trên phiếu bài tập.
- HS nêu kết luận chung của từng chủ đề.
Hoạt động 3: (8-10’): Đóng vai
- GV chia nhóm 10 em, giao nhiệm vụ cho các nhóm (mỗi nhóm đóng vai một tình huống).
Nhóm 1: Tình huống 1 bài Giữ lời hứa.
Nhóm 2: Tình huống 2 bài Tự làm lấy việc của mình.
Nhóm 3: Tình huống 2 bài Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Các nhóm thảo luận đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai tình huống.
- Cả lớp trao đổi thảo luận.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng, ... của thiếu nhi một số nước để tiết sau giới thiệu trước lớp.
Toán:
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
- GV: Vẽ sẵn hình chữ nhật kích thước 3dm, 4dm.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về hình chữ nhật
- HS nêu đặc điểm hình chữ nhật.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- GV yêu cầu HS tính chu vi hình tứ giác MNPQ biết cạnh MN = 2dm; NP = 3dm; PQ = 5dm; QM = 4dm.
- HS nêu lại cách tính chu vi hình tứ giác. (Lấy số đo các cạnh cộng với nhau).
- GV nêu bài toán: Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm.Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- GV yêu cầu HS dựa vào cách tính chu vi hình tứ giác để tính chu vi HCN:
4 + 3 + 4 + 3 = 14(dm).
- GV hướng dẫn HS cách tính chu vi HCN dựa vào đặc điểm của HCN:
(4 + 3) x 2 = 14 (dm).
- GV nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật (SGK).
Chú ý: GV hướng dẫn HS trình bày bài giải theo mẫu sau:
Chu vi HCN ABCD là:
(4 + 3) x 2 = 14 (dm).
Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 87)
Bài tập 1: Tính chu vi hình chữ nhật:
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: a) 30cm ; b) 66cm.
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài tập 2: Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật?
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là 110m.
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật thông qua tính chu vi mảnh đất.
Bài tập 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- HS thảo luận theo bàn.
- Đại diện các bàn nêu kết quả, giải thích kết quả khoanh.
- Nhận xét, chốt giải đúng: Khoanh vào C.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- 2 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi HCN.
- GV nhận xét tiết học. Về nhà xem lại các bài tập và học thuộc quy tắc.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 
tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ 
đã học ở HKI.
- Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
II. CHUẨN BỊ:
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-14’): Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét.
Bài 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Quê hương
- HS đọc bài làm.
- Nhận xét - bổ sung
- GV chốt lại: Giọng quê hương; Thư gửi bà; Đất quý, đất yêu; Vẽ quê hương.
Hoạt động 2: (18-20'): Nghe - viết Rừng cây trong nắng
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc - 2 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó: uy nghi, tráng lệ.
- Tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn tả cảnh gì?
- HS đọc thầm đoạn văn phát hiện chữ dễ mắc lỗi, viết ra nháp để ghi nhớ.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm chữa bài.
HS tự chữa lỗi bằng bút chì. GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài.
Bài 2: Viết lại các từ trong bài Rừng cây trong nắng:
+ Bắt đầu bằng tr; Bắt đầu bằng ch.
- HS làm bài theo nhóm đôi - Đại diện nhóm đọc kết quả chữa bài.
- GV chốt lại: + Bắt đầu bằng tr: trong, mặt trời, cây tràm.
+ Bắt đầu bằng ch: chim.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-14’): Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bắc - Trung - Nam
- HS đọc bài làm.
- Nhận xét - bổ sung.
*GV chốt lại: Nắng phương Nam; Cảnh đẹp non sông; Người con của Tây Nguyên; Cửa Tùng.
Hoạt động 2: (8-10’): Ôn luyện về so sánh
Bài tập 2: Tìm những hình ảnh so sánh trong câu văn rồi ghi vào bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giải nghĩa từ nến, dù.
- HS làm bài cá nhân, GV gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng:
a. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời - như - những cây nến khổng lồ.
b. Đước mọc san sát, thẳng đuột - như - hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
Hoạt động 3: (8-10’): Mở rộng vốn từ
Bài tập 3: Giải nghĩa từ biển trong câu Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng: Từ biển trong câu Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời không còn có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà luyện đọc.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 1: ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về so sánh.
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.
- Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ; 6 tờ giấy A4 (BT3)
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (8-10’): Ôn tập về so sánh
Bài 1: Trong Trường ca Đam San có câu: “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim”
a) Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong hai câu trên.
b) Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng:
a) Nhà dài như tiếng chiêng.
Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.
b) Cách so sánh đặc biệt ở chỗ: Hai sự vật so sánh với nhau không cùng loại. 
Do đó đã tạo ra sự bất ngờ, độc đáo, thú vị.
Hoạt động 2: (8-10’): Ôn về từ chỉ đặc điểm
Bài 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu ở khổ thơ sau
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động 3: (12-14’): Ôn về dấu chấm, dấu phẩy
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Chép lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh vào vở cho đúng chính tả:
Sáng mùng một, ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!
- GV phát phiếu, HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- 1 nhóm làm trên bảng phụ, trình bày kết quả bài làm.
- Nhóm khác nhận xét.
* GV chốt kết quả đúng: Sáng mùng một, ngày đầu xuân, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại. Em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi, dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem lại các bài tập.
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019
Toán:
CHU VI HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
- 4 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Chữa bài tập 2 (BTT trang 97).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10'): Xây dựng quy tắc tính chu vi hình vuông
- GV nêu bài toán: Cho hình vuông ABCD cạnh 3dm (chỉ lên bảng). Tính chu vi hình vuông đó.
- GV hướng dẫn HS cách tính chu vi hình vuông trên.
Chu vi hình vuông ABCD là: 3 x 4 = 12 (dm).
- GV kết luận: Muốn tính chu hình vuông ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4.
Hoạt động 3: (18-20’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT trang 88)
Bài tập 1: Viết vào ô trống (theo mẫu):
- 1 HS giải thích mẫu.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 48cm; 124cm; 60cm.
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài tập 2: Tính độ dài đoạn dây thép?
- HS làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng giải, nêu lại cách giải.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Độ dài đoạn dây thép là 40cm.
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài tập 3: Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải rồi tự giải.
- 1 HS lên bảng giải, nêu lại cách giải:
+ Bước 1: Tính chiều dài hình chữ nhật.
+ Bước 2: Tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Chu vi hình chữ nhật là 160cm.
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài tập 4: Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông MNPQ?
- HS làm bài cá nhân. HS đọc kết quả đo.
- 1 HS lên bảng làm bài giải.
- 2HS đọc bài giải của mình, nêu lại cách giải.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Chu vi hình vuông MNPQ là 12cm.
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- 2 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình vuông.
- GV nhận xét giờ học.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời (theo mẫu).
II. CHUẨN BỊ:
 Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Vở BTTV.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (15-17’): Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GVnhận xét.
Bài 1: Nhớ và viết lại một khổ thơ em thích nhất trong bài Vàm Cỏ Đông
- HS tự viết vào vở BT.
- 2 - 3 HS đọc bài viết trước lớp.
Hoạt động 3: (16-18’): Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn
Bài 2: Điền nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu giấy mời:
- HS đọc yêu cầu của bài và mẫu giấy mời.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời cô (thầy) hiệu trưởng.
+ Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, giờ, địa điểm.
- 1 - 2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời.
- HS điền nội dung vào mẫu giấy mời trong vở bài tập.
- HS đọc giấy mời vừa mới viết.
- Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS về nhà luyện đọc.
Tự nhiên và Xã hội:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
HS vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giấy A4, bút chì, ...
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Cñng cè vÒ chøc n¨ng cña c¸c bé phËn trong c¬ thÓ ng­êi
- 2 HS nªu tªn c¸c bé phËn cña c¬ quan h« hÊp, tuÇn hoµn, bµi tiÕt n­íc tiÓu, thÇn kinh vµ chøc n¨ng cña c¸c c¬ quan ®ã.
- GV nhËn xÐt
Hoạt động 2: (12-14’): VÏ s¬ ®å c¸c thµnh viªn gia ®×nh cña m×nh
- Tõng HS vÏ s¬ ®å gia ®×nh cña m×nh.
- GV theo dâi, h­íng dÉn HS cßn lóng tóng.
Hoạt động 3: (14-16’): Giíi thiÖu c¸c thµnh viªn trong gia ®×nh cña m×nh
- Tõng HS giíi thiÖu vÒ gia ®×nh cña m×nh (trong tæ).
- Tõng HS giíi thiÖu vÒ gia ®×nh cña m×nh (tr­íc líp).
- GV theo dâi, nhËn xÐt vµ ®¸nh gi¸.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhËn xÐt tiÕt häc.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 2+ 3
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
- 4 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 1
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang 62
Bài 1: Khoanh vào...
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 2: Viết số...
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.
- Chốt ý đúng: .
*GVKL: Củng cố quy tắc cách tính chu vi một hình.
Bài 4: Viết số....
- HS tự làm bài.
- 3HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách chu vi hình vuông.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3
Bài 5: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán về chu vi hình chữ nhật.
Bài 6: Viết số
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm chều rộng hình chữ nhật.
Bài 7: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán.
Bài 8: Viết số thích ...:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài kt
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách tính chu vi một hình.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt:
KIỂM TRA ĐỌC
(Đọc thành tiếng + Đọc hiểu + Luyện từ và câu)
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu bài: Bồ Nông có hiếu.
- Đặt câu theo mẫu: Ai - làm gì?
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (1-2’): GV nêu mục tiêu tiết kiểm tra.
Hoạt động 2: (32-34’): Làm bài kiểm tra
- HS làm bài từ 1 đến bài 9 vở Luyện TV trang 64.
- GV theo dõi nhắc nhở.
Hoạt động 3: (2-3’): Thu bài
 Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Củng cố tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
II. CHUẨN BỊ:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách tính chu vi HCN và chu vi HV
- 2 HS nêu quy tắc tính chu vi HCN và chu vi HV.
- Chữa bài tập 4 (BTT trang 100).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1a, 2, 3, 4 (VBT trang 89)
Bài tập 1: Tính chu vi hình chữ nhật theo yêu cầu a, b:
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
- GV chốt đáp án đúng: a) 100m;
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài tập 2: Tính chu vi của khung bức tranh hình vuông?
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Chu vi của khung bức tranh là 2m.
Củng cố cách tính chu vi hình vuông.
Bài tập 3: Tính độ dài cạnh hình vuông?
- GV hướng dẫn để HS biết: Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân với 4, suy ra cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Cạnh của hình vuông đó là 6cm.
Củng cố cách tính cạnh hình vuông khi biết chu vi hình vuông.
Bài tập 4: Tính chiều dài hình chữ nhật?
- GV giải thích để HS thấy chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi HCN.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải, sau đó 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở ô li. HS nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt đáp án đúng: Chiều dài hình chữ nhật là 40m.
- GV rút kết luận về cách tính chiều dài của HCN.
- HS nhắc lại quy tắc trên.
Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật khi biết nửa chu vi và chiều rộng.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- HS nhắc lại 2 quy tắc mới trong bài (Tính cạnh HV và chiều dài HCN)
- GVnhận xét tiết học.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc; Bảng lớp.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1:(18-20’): Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GVnhận xét đánh giá.
Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm.
*GV chốt lại: Người liên lạc nhỏ; Nhớ Việt Bắc; Hũ bạc của người cha; Nhà 
rông ở Tây Nguyên.
Hoạt động 2:(10-12’): Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy
Bài tập 2: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau. Gạch dưới những chữ đầu câu cần viết hoa:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió lắm dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
Tự nhiên và Xã hội:
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
*Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của các sinh vật sống trong rác tới sức khỏe con người.
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi,
việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
*GDBVMT:
- Biết rác, phân, nước thải là nơi chứa các mầm bệnh làm hại sức khỏe con người và động vật.
- Biết phân, rác thải nếu không xử lí hợp vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Biết một vài biện pháp xử lí phân, nước thải hợp vệ sinh.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
*Sử dụng năng lượng TK và HQ:
Giáo dục HS biết phân loại và xử lí rác hợp vệ sinh như một số rác như rau, củ, quả,... có thể làm phân bón, một số rác có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12’): Thảo luận nhóm
Bước 1: Thảo luận nhóm
GV chia nhóm 4 em và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lời theo gợi ý:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người?
Bước 2: Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khỏe con người.
*Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2: (10-12’): Làm việc theo cặp
- Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69, trả lời theo gợi ý:
- Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* GV gợi ý tiếp:
- Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em.
*HS liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: ngõ xóm, thôn, ...
Hoạt động 3: (10-12’): Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn
- HS tập sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát “Chúng cháu yêu cô lắm”.
- HS trình bày tại lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn sáng tác bài hát hay, ...
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt theo những điều vừa học.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 4 + 5
I. MỤC TIÊU:
Củng cố tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở ôn luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách tính giá trị của biểu thức
- HS nêu 4 quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 4
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang65
Bài 9: Khoanh vào...
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Bài 10: Điền số
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phéo chia, nhân.
Bài 11: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Bài 12: Điền số..
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép nhân, chia.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 5
Bài 13: HS đọc đề bài toán
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 14: Khoanh.....
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán.
Bài 15: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Hoạt động nối tiếp( 6-8’): 
- HS đọc bảng nhân, chia đã học. GV nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
KNS: Bài 5: TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu tầm quan trọng của việc tạo cảm hứng trong lớp học.
- Thực hành các cách tạo sự hào hứng trong lớp cùng các bạn.
II. TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- SGK thực hành kỹ năng sống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I/ Ổn định
- HS hát.
II/ Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể những việc làm thể hiện sự yêu thương, chia sẽ.
+ Em kể chuyện cho bố mẹ nghe
+ Em tưới cây
+ Em chào hỏi người lớn
II/ Bài mới:
a) Khám phá:
- GV nêu câu hỏi?
+ Em đã bao giờ em thấy thích thú trong học tập chưa?+ Dạ! rồi
+ Đó là lúc nào? (Đó là lúc, em gặp bài khó, được thầy hướng dẩn. Sau đó, em tự làm được và thấy rất thích thú)
- Các em cũng đã hiểu được về hứng thú học tập rồi! Để hiểu rõ hơn về hứng thú học tập cũng như cách tạo ra nó thì bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời: Tạo cảm hứng học tập
b) Kết nối:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV cho HS đọc truyện: Chuyện ở lớp 3A
GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
1) Vì sao khi bạn lớp trưởng nghỉ học, Bình và các bạn trong lớp lại caảm thấy mệt mỏi, không hào hứng học tập? (Vì bạn lớp trưởng nghỉ không còn ai bắt nhịp bài hát và tổ chức các trò chơi vui nhộn.)
2) Nêu cách tạo sự hứng thú trong học tập? (Trước mỗi tiết học, cả lớp sẽ cùng nhau hát 1 bài hát hoặc chơi một trò chơi.)
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để đạt kết quả tốt nhất trong mỗi tiết học, các em cần phải có sự hứng thú học tập. Để có được điều đó, các em có thể hát một bài hát hay chơi một trò chơi.
*Hoạt động 2: Nhóm đôi
- GV cho HS quan sát ảnh
- GV hỏi:
+ Hình ảnh nào thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học:
+ Hình ảnh thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học:
þ Hát tập thể.
þ Thảo luận nhóm.
þ Kể chuyện vui.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Có rất nhiều cách thể hiện việc tạo cảm hứng học tập trong lớp học như:
+ Hát tập thể.
+ Thảo luận nhóm.
+ Kể chuyện vui.
c/ Thực hành:
*Hoạt động 3: Cá nhân
Mục tiêu: HS biết cách thể hiện việc tạo cảm hứng trong học tập
- GV cho HS đọc đề:
- HS đọc đề: Em chủ động đứng lên hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện vui cho cả lớp nghe vào đầu buổi học. Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
- GV cho lớp thi đua: HS thi đua
- Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy thế nào?
- Sau khi hát và kể chuyện, em cảm thấy sáng khoái, vui vẻ và thích thú.
- GV cho HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận: Để mỗi tiết học thú vụ, đạt kết quả cao, các em cần bắt bài hài, kể 1 câu chuyện trước mỗi tiết học.
c/ Vận dụng:
- Hôm nay, chúng ta học bài gì? (Hôm nay, chúng ta học bài: Tạo cảm hứng học tập.)
- Em hãy kể lại một số việc làm thể hiện việc tạo cảm hứng học tập.
- HS trả lời: Hát một bài hát, kể một câu chuyện vui
RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. CHUẨN BỊ:
Vở bài tập.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố cách tính nửa chu vi HCN và cạnh HV
- 3 HS nêu quy tắc tính nửa chu vi HCN và cạnh HV.
- Chữa BT3; 4a (BTT trang 101).
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2 (cột 1, 2, 3), 3, 4 (VBT trang 90)
Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS nêu y/ c bài tập.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm.
- HS nhận xét, nêu lại cách nhẩm.
- GV chốt kết quả đúng.
Củng cố tính nhân, chia trong bảng.
Bài tập 2: (cột 1, 2, 3): Tính :
- HS nêu y/ c bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li, 6 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách thực hiện từng phép tính.
- Chốt đ/án đúng: a) 235; 843; 864; 450; 838; b) 436; 87; 191; 120 dư 2
Củng cố nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số.
Bài tập 3: Tính chu vi vườn cây ăn quả hình chữ nhật?
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 2 HS đọc bài giải của mình trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, nêu lại cách giải.
- GV chốt lời giải đúng: Chu vi vườn cây ăn quả hình chữ nhật là 320m.
Củng cố giải toán dạng tính chu vi hình chữ nhật.
Bài tập 4: Tính số mét vải còn lại?
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 2 HS đọc bài giải của mình trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung, nêu lại cách giải.
- GV chốt lời giải đúng: Cuộn vải còn lại 54m vải.
Củng cố giải toán về tìm một phần mấy của một số.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học và dặn HS xem lại các bài tập.
Tiếng Việt:
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến.
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi các bài văn , bài thơ HTL.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (10-12’): Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng (1/3 số HS)
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài đọc.
- HS đọc thuộc lòng một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn (bài) vừa đọc.
- GV nhận xét.
Bài tập 1: Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thành thị và nông thôn:
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét - bổ sung.
- GV chốt lại: Đôi bạn, Về quê ngoại, Mồ Côi xử kiện, Anh Đom Đóm.
Hoạt động 2: (22-24’): Viết thư thăm hỏi người thân
Bài tập 2: Hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến.
- GV giúp HS xác định đúng đối tượng viết thư: ông, bà, cô giáo cũ, ...
- Nội dung viết thư: Thăm hỏi về sức khỏe 
- HS viết thư.
- HS đọc thư vừa viết.
- GV chấm 1 số bài.
- Nêu nhận xét chung.
Hoạt động nối tiếp(2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Xem lại các bài tập.
Thủ công:
CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
- HS yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu chữ VUI VẺ cắt đã dán và mẫu chữ VUI VẺ cắt từ giấy màu có kích thước
đủ lớn, để rời chưa dán.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ
- 2 HS nhắc lại cách cắt, dán chữ VUI VẺ.
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2018_2019.doc