Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU:

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

II. CHUẨN BỊ:

Máy chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Kính yêu Bác Hồ

- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?

- Nhận xét.

*Hoạt động 2: (7-9’): Tự liên hệ

- HS liên hệ theo cặp: Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?

- Các nhóm thảo luận, trình bày.

- GV khen ngợi những HS thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.

*Hoạt động 3: (10-12’): Trình bày, giới thiệu những t¬ư liệu về Bác Hồ

- HS hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo từng nhóm 4 em.

- Cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.

- GV khen ngợi những HS, nhóm đã s¬ưu tầm đ¬ược nhiều t¬ư liệu về Bác Hồ.

*Hoạt động 4 : (8-10’): Trò chơi Phóng viên

- Một số HS lần l¬ượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ có những tên gọi nào khác? Quê Bác ở đâu? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ? .

*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp

- GV nêu kết luận chung (SGV trang 29).

- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhiên, nhi đồng.

- Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ: Tháp Mười . Bác Hồ.

- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài Giữ lời hứa.

 

doc 22 trang ducthuan 05/08/2022 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2019
Đạo đức:
KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Kính yêu Bác Hồ
- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (7-9’): Tự liên hệ
- HS liên hệ theo cặp: Em đã thực hiện được những điều nào trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
- GV khen ngợi những HS thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
*Hoạt động 3: (10-12’): Trình bày, giới thiệu những tư liệu về Bác Hồ
- HS hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo từng nhóm 4 em.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
- GV khen ngợi những HS, nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu về Bác Hồ.
*Hoạt động 4 : (8-10’): Trò chơi Phóng viên
- Một số HS lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi: Bác Hồ có những tên gọi nào khác? Quê Bác ở đâu? Bác sinh ngày, tháng, năm nào? Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ? ...
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nêu kết luận chung (SGV trang 29).
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhiên, nhi đồng.
- Cả lớp đọc đồng thanh câu thơ: Tháp Mười ... Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài Giữ lời hứa.
Toán:
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU :
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào vở nháp:
637 + 215 	372 + 184
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (4-6’): G/thiệu phép trừ số có 3 c/số có nhớ ở hàng chục
- GV nêu phép tính: 432 - 215 = ?
- HS tự đặt tính, GV HD HS tính (như SGK). Kết quả: 432 - 215 = 217.
- 1 HS nêu lại cách tính phép trừ trên.
*Hoạt động 3: (4-6’): G/thiệu phép trừ số có 3 c/số có nhớ ở hàng trăm
- GV nêu phép tính: 627 - 143 = ?
- HS tự đặt tính, GV HD HS tính (như SGK). Kết quả: 627 - 143 = 484.
- 1 HS nêu lại cách tính phép trừ trên.
*Hoạt động 4: (18-20’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1 (cột 1, 2, 3), 2 (cột 1, 2, 3), 3 (SGK trang 7)
* Bài tập 1: Tính:
- HS tự làm bài.
- 3 HS nối tiếp lên bảng điền kết quả.
- Nhận xét, chữa bài, nêu lại cách tính.
- GV chốt kết quả đúng: 414; 308; 349.
Củng cố phép trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng chục.
* Bài tập 2: Tính:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả tính.
- HS nhận xét, nêu lại cách tính.
- GV chốt đáp án đúng: 184; 495; 174.
Củng cố phép trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng trăm.
* Bài tập 3: Tính số con tem bạn Hoa sưu tầm được?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải, nêu cách giải.
- HS tự giải, 1 HS lên bảng giải.
- Chữa bài. Khuyến khích HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau.
- GV chốt lời giải đúng: Bạn Hoa sưu tầm được 207 con tem.
Củng cố giải toán có lời văn có một phép trừ.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài tiết sau.
Tập đọc - Kể chuyện:
AI CÓ LỖI ? (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A.Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: Cô-rét-ti, En-ri-cô, nguệch, khuỷu tay, phần thưởng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu bài Hai bàn tay em
- 2HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20’): Luyện đọc
a. GV đọc bài văn, gợi ý HS cách đọc
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ GV viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô. 2HS nhìn bảng đọc, cả lớp đọc ĐT.
+ HS đọc nối tiếp câu (1 lượt). GVsửa lỗi phát âm, HD đọc đúng các từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài (1 lượt).
+ 2HS đọc phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ HS đọc theo nhóm đôi.
+ 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT đoạn 1, 2, 3.
+ 2HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3, 4.
*Hoạt động 3: (13-15’): Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời câu hỏi: Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? và câu hỏi 1 (SGK).
- HS đọc thầm đoạn 3, TLCH 2 (SGK).
- 1HS đọc đoạn 4, TLCH 3 (SGK) và câu hỏi: Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti.
- HS đọc thầm đoạn 5, TLCH 4,5 và câu hỏi: Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
- Hướng dẫn HS rút ra nội dung của bài: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
*Hoạt động 4: (13-15’): Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 2, đoạn 4, lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai.
- HS thi đọc phân vai trước lớp. Chú ý hướng dẫn HS đọc đúng các câu ở mục I.
- Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2’): GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động.
- HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện.
*Hoạt động 2: (18-20’): Hướng dẫn HS kể chuyện
- Cả lớp đọc thầm M trong SGK và quan sát 5 tranh minh hoạ (phân biệt: En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu).
- HS tập kể theo nhóm đôi.
- 5 HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn người kể tốt nhất theo các yêu cầu: Về nội dung, về cách diễn đạt, về cách thể hiện.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- ? Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt:
TUẦN 2: CHỦ ĐỀ MÁI ẤM
Ôn Tập đọc - Kể chuyện : AI CÓ LỖI?
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố:
- Kĩ năng đọc thành tiếng.
- Kĩ năng đọc hiểu.
- Kĩ năng kể câu chuyện: Ai có lỗi?
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc, truyện kể trong SGK.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài Ai có lỗi?
- 1HS khá giỏi đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc: giọng En-ri-cô (Đoạn 1: đọc chậm rãi; Đoạn 2: đọc nhanh, căng thẳng hơn. Lời Cô-rét-ti bực tức; Đoạn 3: Chậm rãi, nhẹ nhàng; Đoạn
4, 5: Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc).
- HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em 1 đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 5 em một nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
*Hoạt động 2: (10-12’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu bài Ai có lỗi?
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại:
1. Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng ...
2. Sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý ...
3. Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình ..
4. En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước ...
5. (HS trả lời tự do theo ý mình).
- HS nêu nội dung câu chuyện.
- GV chốt lại: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
*Hoạt động 3: (12-14’): Củng cố kĩ năng kể câu chuyện Ai có lỗi?
- GV nêu nhiệm vụ: Quan sát 5 tranh minh hoạ 5 đoạn truyện, kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- 5HS tiếp nối nhau kể trước lớp.
- Kể trong nhóm: 5 em một nhóm.
- Các nhóm thi kể trước lớp.
- Bình chọn nhóm kể hay, hấp dẫn nhất.
- Kể lại cả câu chuyện: nhóm 2 em.
- Cá nhân thi kể câu chuyện trước lớp.
- Bình chọn người kể hay, hấp dẫn nhất.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại câu chuyện nhiều lần; kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Luyện Toán:
TUẦN 2: ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần hoặc không có nhớ).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố giải toán có lời văn có một phép trừ
- Chữa bài tập 4 (BTT trang 9).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính:
675	409	782	146	100
 -	 - 	 - 	 - 	 -
241	127	 45	139	 36
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm.
- Chữa bài, HS nêu miệng cách tính 1-2 phép tính.
- GV chốt kết quả đúng: 434; 282; 737; 7; 64.
Củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục, hàng trăm)
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
 671 – 424 	 550 – 202 	 138 – 45 	 450 - 260
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài, HS nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt kết quả đúng: 247; 348; 93; 190.
Tiếp tục củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục).
* Bài tập 3: Số?
Số bị trừ
421
638
820
Số trừ
105
254
450
Hiệu
162
511
- HS tự làm bài, 3 HS lần lượt lên bảng điền kết quả, nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, chữa bài, GV chốt kết quả đúng: 316; 384; 612; 309.
Củng cố cách tìm hiệu, số bị trừ, số trừ.
* Bài tập 4: Khối lớp Hai có 215 học sinh, khối lớp Ba có ít hơn khối lớp Hai là 40 học sinh. Hỏi khối lớp Ba có bao nhiêu học sinh?
- HS đọc bài toán, thảo luận nhóm đôi tìm và nêu cách giải.
- HS tự giải bài toán, 1 HS giải trên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài (KK HS nêu các câu lời giải khác nhau).
- GV chốt đáp án đúng: Khối lớp Ba có tất cả 175 học sinh.
Củng cố giải toán có lời văn (dạng ít hơn).
* Bài tập 5: Lập bài toán theo tóm tắt rồi giải:
Ngày thứ nhất bán: 115kg đường
Ngày thứ hai bán : 125kg đường.
Cả hai ngày bán : ... kg đường?
- HS nêu miệng bài toán.
- HS làm bài cá nhân vào vở BT, 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, chữa bài. (HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau).
* GV chốt lời giải đúng: Cả hai ngày cửa hàng bán được 240 kg đường.
Củng cố giải toán có lời văn (có một phép cộng).
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoặc có nhớ một lần).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng).
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU :
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
783 - 356 	694 - 237
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2a, 3 (cột 1, 2, 3), 4 (SGK trang 8)
* Bài tập 1: Tính:
- HS tự làm bài - đổi chéo vở kiểm tra bài làm.
- Chữa bài, HS nêu miệng cách tính 1-2 phép tính.
- GV chốt kết quả đúng: 242; 340; 329; 25.
Củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục, hàng trăm).
* Bài tập 2a: Đặt tính rồi tính:
- HS tự làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài, HS nêu lại cách thực hiện.
- GV chốt kết quả đúng: a) 224; 409.
Củng cố k/n trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục, hàng trăm).
* Bài tập 3: (cột 1, 2, 3): Số?
- HS nêu cách tìm kết quả của mỗi cột.
- HS tự làm bài.
- HS đọc kết quả chữa bài, GV chốt kết quả đúng: 326; 371; 390.
Củng cố cách tìm hiệu, số bị trừ, số trừ.
* Bài tập 4: Tính số kg gạo cửa hàng bán cả hai ngày?
- HS nêu miệng bài toán - 1 HS nêu cách giải.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng giải.
- Chữa bài. Khuyến khích HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau.
- GV chốt lời giải đúng: Cả hai ngày cửa hàng bán được 740 kg gạo.
Củng cố giải toán có lời văn (có một phép cộng).
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: AI CÓ LỖI?
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu.
- Nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x
II. CHUẨN BỊ:
6 tờ giấy A4 viết nội dung BT3a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết các tiếng có vần ang/oang
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: đàng hoàng, hạn hán, hạng nhất.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GVđọc bài 1 lần.
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Tìm tên riêng trong bài chính tả? Nhận xét về cách viết tên riêng nói trên?
- HS viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai: Cô-rét-ti, khuỷu tay, sứt chỉ.
b) GV đọc cho HS viết bài
GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2: Tìm các từ chứa các tiếng có vần uêch, có vần uyu:
- Tổ chức trò chơi : Tiếp sức.
- HS 3 nhóm tham gia trò chơi.
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Lời giải:
+ nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, tuệch toạc, khuếch khoác, trống huếch trống hoác.
+ khuỷu tay, khuỷu chân, ngã khuỵu, khúc khuỷu.
* Bài tập 3: Điền vào chỗ trống xấu hay sấu?
- GV phát 6 tờ giấy A4 cho 6 HS làm bài, cả lớp làm vào vở BT.
- 6 HS dán bài lên bảng, đọc kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Lời giải: cây sấu, chữ xấu; san sẻ, xẻ gỗ; xắn tay áo, củ sắn.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* GDBVMT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức bài Nên thở như thế nào?
- 2 HS trả lời câu hỏi: Nên thở như thế nào? 1 HS đọc thuộc lòng ghi nhớ trong SGK.
- Giáo viên nhận xét.
*Hoạt động 2: (14-16’): Thảo luận nhóm
Bước 1: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 8SGK; thảo luận và TL các câu hỏi:
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm TL một câu hỏi. HS nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại:
+ Buổi sáng sớm có không khí thường trong lành, ít khói, bụi, ...
+ Sau một đêm nằm ngủ, ...
- GV nhắc nhở HS nên có thói quan tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
*Hoạt động 3: (14-16’): Thảo luận theo cặp
Bươc 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát các hình ở trang 9: chỉ và nói tên những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS đặt thêm những câu hỏi: Hình này vẽ gì? ...
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi vài học sinh lên trình bày. Mỗi học sinh chỉ phân tích 1 tranh.
- GV bổ sung, sửa chữa những ý kiến chưa đúng của HS.
- GV yêu cầu cả lớp:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
+ Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành.
* Kết luận:
- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nà ở cần phải đeo khẩu trang.
- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đame bảo không khí trong nhà luôn trong sạch không có nhiều bụi ...
- Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm; không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Thủ công:
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói.
- Yêu thích gấp hình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu tàu thuỷ hai ống khói làm bằng giấy thủ công.
- Tranh quy trình, giấy thủ công, kéo.
2. Học sinh:
Giấy thủ công, giấy nháp, kéo.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình Gấp tàu thuỷ hai ống khói
- 2 HS nêu lại quy trình Gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (24-26’): Thực hành Gấp tàu thuỷ hai ống khói
- 2 HS nhắc lại quy trình:
+Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu.
+Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
- GV gợi ý HS: Sau khi gấp xong các em có thể dán vào vở và dùng bút màu trang trí.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
*Hoạt động 3: (4-6’): Trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- 2-3 nhận xét sản phẩm.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- Yêu cầu HS nhặt giấy vụn trong lớp.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau Gấp con ếch.
Luyện Tiếng Việt: 
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trẻ em.
- Nhận diện các bộ phận chính trong câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
- Đặt câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
II. CHUẨN BỊ:
- 6 tờ giấy A4 ghi BT2.
- 2 tờ phiếu khổ to ghi BT3.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ ngữ về chủ điểm Trẻ em
- Làm lại BT 1 (Tiết LTVC tuần 2).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trẻ em
* Bài tập 1: Khoanh tròn chữ cái trước các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng:
a. trẻ em 	b. trẻ con 	 c. nhóc con
 d. trẻ ranh 	 e. trẻ thơ 	g. thiếu nhi
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Khoanh tròn a, e, g.
* Bài tập 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ phẩm chất tốt của trẻ em:
Ngoan ngoãn, thông minh, tự tin, .......................................................................
.............................................................................................................................
- GV phát giấy A4 cho 6 nhóm.
- Các nhóm thảo luận làm bài trên phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: nhanh nhẹn, lễ phép, chăm chỉ, sáng tạo, hồn nhiên, ...
*Hoạt động 3: (16-18’): Ôn kiểu câu Ai ( cái gì, con gì) ? Là gì ?
* Bài tập 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai)? trong mỗi câu sau:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo 2 tờ giấy khổ to ghi nội dung bài tập, 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
* Bài tập 4: Tìm từ ngữ điền vào từng chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
- Con trâu là ........................................................................................................
- Hoa phượng là ..................................................................................................
- ............................... là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2019
Toán:
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Thuộc các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải toán có lời văn (có một phép nhân).
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
- Chữa bài tập 2 (2 cột sau) (BTT trang 9).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài 1, 2 (a, c), 3, 4 (SGK trang 9)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm.
- Nhận xét chữa bài.
Củng cố: a) Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
b) Nhân nhẩm với số tròn trăm.
* Bài tập 2 (a, c): Tính:
- HS tự làm bài theo 2 bước như đã học.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nêu lại cách thực hiện tính.
- GV chốt kết quả đúng: a) 43; c) 36 .
Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
* Bài tập 3: Tính số ghế có trong phòng ăn?
- HS tự giải vào vở ô li, 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS giải.
- Nhận xét, chữa bài. (HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau).
- GV chốt lời giải đúng: Trong phòng ăn đó có 32 cái ghế.
(Lưu ý: HS phân biệt được ý nghĩa của phép nhân 4 x 8 và 8 x 4).
Củng cố giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
* Bài tập 4: Tính chu vi hình tam giác ABC có kích thước ghi trên hình vẽ:
- 1 HS nêu lại cách tính chu vi hình tam giác.
- HS tự giải vào vở ô li, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV chốt lời giải đúng: Chu vi hình tam giác là: 100 + 100 + 100 hoặc 100 x 3.
Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
*Hoạt động 3: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Tập đọc:
CÔ GIÁO TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng, rành mạch, đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng các từ: khoan thai, ngọng líu, bắt chước 
- Ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng kể câu chuyện Ai có lỗi?
- 5 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của mình.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (12-14’): Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài.
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu:
+ HS đọc nối tiếp câu.
+ GV hướng dẫn HS đọc đúng các từ ở mục I.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ GV chia 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu ... chào cô; Đoạn 2: Bé treo nón ... đánh vần theo; Đoạn 3: Còn lại.
+ HS đọc nối tiếp từng đoạn.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa từ mới: (khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính).
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ HS đọc theo nhóm 2 em. HS sửa lỗi trong nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 3: (8-10’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi SGK.
+ Đoạn 1: Truyện có những nhân vật nào? (Bé và ba đứa em ).
Câu hỏi 1SGK: (Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học )
+ Đọc thầm cả bài, TLCH 2 SGK.
+ Đoạn 3: Câu hỏi 3 SGK.
- HS rút ra nội dung: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
*Hoạt động 4: (8-10’): Luyện đọc lại
- 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài
- GV hướng dẫn đọc đoạn 1.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- 2HS thi đọc cả bài.
- Cả lớp - GV nhận xét, bình chọn người đọc tốt nhất.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên và Xã hội:
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
- Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kĩ năng Vệ sinh hô hấp
- Nói tên những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (6-8’): Động não
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- Mỗi HS kể tên một bệnh đường hô hấp mà các em biết. (sổ mũi, ho, sốt, ...).
- GV chốt lại: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm mũi, viêm họng, ...
*Hoạt động 3: (13-15’): Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo cặp
GV yêu cầu HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (trang 10, 11 - SGK).
Bước 2: Làm việc cả lớp:
- GV gọi đại diện một số cặp trình bày (mỗi nhóm chỉ nói về một hình).- GV chốt lại: Người bị viêm phổi hoặc bị viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
- HS thảo luận câu hỏi trang 11 SGK. GV chốt lại: Để phòng bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân; ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh.
- HS liên hệ về ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
* Kết luận: (SGK trang 11).
*Hoạt động 4: (8-10’): Chơi trò chơi Bác sĩ
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi theo cặp. Cả lớp xem và góp ý bổ sung.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện tốt theo những điều đã học và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt: 
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trẻ em.
- Nhận diện các bộ phận chính trong câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
- Đặt câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
II. CHUẨN BỊ:
- 6 tờ giấy A4 ghi BT2.
- 2 tờ phiếu khổ to ghi BT3.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ ngữ về chủ điểm Trẻ em
- Làm lại BT 1 (Tiết LTVC tuần 2).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Mở rộng vốn từ về chủ điểm Trẻ em
* Bài tập 1: Khoanh tròn chữ cái trước các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng:
a. trẻ em 	b. trẻ con 	 c. nhóc con
 d. trẻ ranh 	 e. trẻ thơ 	g. thiếu nhi
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Khoanh tròn a, e, g.
* Bài tập 2: Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ phẩm chất tốt của trẻ em:
Ngoan ngoãn, thông minh, tự tin, .......................................................................
.............................................................................................................................
- GV phát giấy A4 cho 6 nhóm.
- Các nhóm thảo luận làm bài trên phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: nhanh nhẹn, lễ phép, chăm chỉ, sáng tạo, hồn nhiên, ...
*Hoạt động 3: (16-18’): Ôn kiểu câu Ai ( cái gì, con gì) ? Là gì ?
* Bài tập 3: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Là gì (là ai)? trong mỗi câu sau:
- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.
- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.
- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- GV treo 2 tờ giấy khổ to ghi nội dung bài tập, 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- Nhận xét, chữa bài, chốt đáp án đúng:
* Bài tập 4: Tìm từ ngữ điền vào từng chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai (cái gì, con gì) - là gì (là ai)?
- Con trâu là ........................................................................................................
- Hoa phượng là ..................................................................................................
- ............................... là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Hoạt động 4: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Các bảng nhân đã học (bảng nhân 2, 3, 4, 5).
- Nhân nhẩm với số tròn trăm.
- Cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình vuông và giải toán.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố các bảng nhân đã học
- Chữa bài tập 5 (BTT trang 10).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
a)	 2 x 2 = 	 3 x 3 = 	 4 x 4 = 	 5 x 5 =
2 x 4 =	3 x 5 = 	4 x 2 =	5 x 7 =
2 x 6 =	3 x 7 =	4 x 6 =	5 x 9 =
2 x 8 =	3 x 9 =	4 x 8 =	5 x 3 =
b)	 200 x 4 =	 300 x 2 =	 400 x 2 =	 500 x 1 =
 200 x 2 = 300 x 3 =	 100 x 4 =	 100 x 3 =
- HS tự ghi nhanh kết quả phép tính.
- HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm.
- Nhận xét chữa bài.
Củng cố: a) Bảng nhân 2, 3, 4, 5.
 b) Nhân nhẩm với số tròn trăm.
* Bài tập 2: Tính:
5 x 3 + 15 = 	4 x 7 – 28 = 	2 x 1 x 8 =
- HS tự làm bài theo 2 bước, 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_chua.doc