Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

I.Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức- Kỹ năng:

-Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt. Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

-Yêu quê hương đất nước.

2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDBVMT:Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài học.

- Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 50 trang ducthuan 08/08/2022 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 12 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021
Tiết 1 +2: Tập đọc- Kể chuyện
 NẮNG PHƯƠNG NAM
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt. Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
-Yêu quê hương đất nước.
2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT:Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.
II. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học.
- Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.
III. Các hoạt động dạy học
 TIẾT 1
 1. Hoạt động khởi động 
- Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
+ Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
+ Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.//
+ Một cành mai?// - Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng!/ một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam. 
d. Đọc đồng thanh
- Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...)
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.
3. HĐ tìm hiểu bài (Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Trong chuyện có những bạn nhỏ nào?
+ Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
+ Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì? 
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân? 
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 
+ Hãy chọn một tên khác cho bài.
 Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Học sinh trả lời....
- Vào ngày 28 Tết.
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. Vì cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân 
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 
 TIẾT 2
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp)
- GV nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện 
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý sách giáo khoa.
- Dựa vào các ý tóm tắt trong sách giáo khoa trang 95, 96 kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
+ Ý 1: Chuyện xảy ra vào lúc nào?
+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?
+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh nhìn tranh kết hợp gợi ý tập kể.
- Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
-Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
+ Em rút ra được điều gì?
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa của câu chuyện. 
- Học sinh đọc các gợi ý sách giáo khoa (trang 95, 96), chia sẻ bài với bạn cùng bàn, chia sẻ trước lớp.
- Học sinh nêu nhanh kết quả.
+ Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh. 
+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ.
+ Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi 
- Thống nhất ý kiến.
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1.
- Cả lớp nghe.
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều học sinh trả lời: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc/ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
- Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
6. HĐ ứng dụng 
7. Hoạt động sáng tạo 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Viết một bức thư chúc Tết cho một người bạn ở miền khác.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 3 Tự nhiên và xã hội
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Yêu cầu cần đạt : Sau bài học HS có khả năng:
1. Kiến thức - Kĩ năng: 
-Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
-Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.Kỹ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy); tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
-Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng tự bảo vệ.
 *GDQP-AN : Lấy ví dụ để chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy
 ( nhà, kho, rừng ..)
*GDTKNLHQ: Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. VD: tắt bếp khi sử dụng xong 
II. Đồ dùng:
1.Giáo viên: 
-Giáo án Power Point : Hình ảnh 44, 45 trong sách giáo khoa
- Các tình huống (HĐ 3)
- Những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn.
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ khởi động 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới:
Hiện nay, ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ cháy (hỏa hoạn). Nó để lại vô vàn những hậu quả to lớn và đau thương về cả của cải vật chất và đe dọa tính mạng của con người chúng ta. Chính vì vậy, làm thế nào để các con có thể phòng tránh cháy và xử lí đám cháy nếu có xảy ra như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta sẽ đến với bài ngày hôm nay: Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe – Mở sách giáo khoa.
2. HĐ khám phá kiến thức 
*Mục tiêu: 
- Biết được một số vật dễ cháy và hiểu được lý do sao không được đặt chúng gần lửa. Biết nói và viết được những thiệt hại do cháy gây ra.
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
*Mục tiêu: Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? 
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa? 
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.
GVKL: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
-GV liên hệ cho HS thực tế
- Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.
+GV cho HS xem những mẩu tin ngắn về những cuộc hỏa hoạn đã xảy ra ở những nơi gần nơi sinh sống của các em.
+ GV cho HS đọc, xem hình, tìm hiểu nguyên nhân gây ra vụ cháy của các vụ hỏa hoạn đó.
*Lồng ghép GDQP-AN
VD : -Vụ cháy lớn ở công ty Hồng Ngọc – Nam Sách thiêu trụi toàn bộ kho nhà xưởng của Công ty TNHH Hồng Ngọc và Liên Hưng Phát ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, ngọn lửa lan rộng toàn bộ khuôn viên kho xưởng rộng gần 10.000m2.
-Vụ cháy lớn ở công ty CP XNK coolerplus sau đó lan sang công ty nhựa thông minh Việt Nam 
( Cẩm Thượng HD), làm 1500m2 nhà xưởng đổ sập, gây thiệt hại 10 tỉ đồng.
Hoạt động 2: Thảo luận và đóng vai
*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ. GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân. Liên hệ Giáo dục học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm biện pháp khắc phục nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà
+ Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình ?
+ Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa nên được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình.
+ Nhóm 3: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại hoặc thay đổi chỗ cất giữ những thứ dễ cháy có trong bếp?
+ Nhóm 4: trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
- Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
- Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.
GV chốt : Những vật dễ gây ra cháy ở gia đình : bếp ga, bật lửa, dầu hỏa, bếp củi, đống củi khô, tàn thuốc lá, tàn hương, đốt vàng mã 
- Những nguyên nhân nào mà dễ bị hỏa hoạn ở địa phương không ?
-Câu hỏi nâng cao : Hiện nay có rất nhiều gia đình đốt vàng mã hay ở địa phương ngoại thành thì hay đốt rác. Vậy tại sao đốt rác, vàng mã lại cũng có thể gây ra hỏa hoạn ?
*GDTKNLHQ :Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong vừa an tồn vừa tiết kiệm ga, chất đốt là góp phần tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta sử dụng bền lâu nguồn năng lượng.
Hoạt động 3: Xử lí khi có cháy
*Mục tiêu: Học sinh biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. GDKNS: Kĩ năng tự bảo vệ.
*Cách tiến hành:
- GV đưa ra 4 tình huống cho 4 tổ tương ứng với 4 nhóm lớn, yêu cầu HS đóng vai theo tình huống được giao và xử lí tình huống đó .
+ Tình huống 1 : Khi bạn Nam thấy em mình đang cầm diêm và bật lửa chơi.
+ Tình huống 2 : An đi học về, thấy ông đang đun bếp, bên cạnh bếp có can dầu hỏa và đống củi khô ông vừa nhặt về.
+ Tình huống 3 : Chị Hùng đang nấu cơm bằng bếp củi nhưng chị lên nhà nghe điện thoại, để bếp đang sôi ùng ục.
+ Tình huống 4 : Bà Lan nấu cơm xong nhưng quên không tắt bếp ga, và thường xuyên sử dụng bếp xong mà không khóa van bình ga.
-GV cho từng nhóm lần lượt lên diễn lại các tình huống đó.
-GV cho HS nhận xét phần trình bày và xử lí tình huống của các bạn
-GV nhận xét
-GV tuyên dương những nhóm diễn tốt và xử lí tình huống tốt.
-GV chốt : Cách tốt nhất để phòng cháy là khi đun nấu không để các vật dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu, phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp khi sử dụng xong, không được nghịch lửa.
-GV liên hệ : Vậy nếu có xảy ra đám cháy em sẽ làm như thế nào để dập tắt đám cháy ấy ?
- Vậy nếu không thể xử lí được đám cháy, em phải làm như thế nào ?
-Vậy em có biết nếu muốn gọi các chú lính cứu hỏa và gọi vào số bao nhiêu và gọi như thế nào không ?
-GV cho HS thực hành gọi cho chú cứu hỏa.
-GV yêu cầu HS đọc phần bóng đèn phát sáng
Hoạt động 4 : Trò chơi 
-GV cho HS lắng nghe và hát bài « Lính cứu hỏa »
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi « Gọi cứu hỏa » để HS luyện tập lại cách gọi cứu hỏa và phản ứng khi có hỏa hoạn xảy ra.
-GV nhận xét phần chơi của các bạn.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi của giáo viên. 
+ Em bé có thể bị bỏng
+ Can dầu hỏa, đống củi khô, đèn dầu
+ Làm như vậy nếu bắt lửa sẽ gây ra hỏa hoạn
+ Bếp 2 an toàn hơn vì các đồ vật được xếp gọn gàng, ngăn nắp; các chất đốt, vật dễ bắt lửa được để xa nguồn lửa.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Học sinh tham gia kể chuyện.
+ HS nêu những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra cả về tính mạng lẫn của cải, vật chất
- Học sinh trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
- Học sinh hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nêu 
-Vì đốt quá nhiều và sẽ thành đám to sẽ gây cháy dây diện,.. hay những tàn của vàng mã hay rác bay lên mà gặp chất dễ cháy cũng sẽ gây ra hỏa hoạn ngay.
- Học sinh lắng nghe.
-HS phân công đóng vai và lên diễn. 
-Sẽ lấy nước để dập tắt, hoặc con lấy cát,..
- Sẽ nhờ người lớn giúp đỡ bằng cách kêu cứu, hô hoán mọi người xung quanh hay gọi cho các chú cứu hỏa,..
- Là số 114. Sẽ gọi là “Chú ơi. Con đang ở.. và ở đây có đám cháy »
-HS lắng nghe và đọc
-HS nghe hát
-HS chơi trò chơi
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo
- Tự liên hệ bản thân, nêu các cách phòng cháy khi ở nhà của gia đình mình.
- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình và mọi người cách phòng cháy và chữa cháy.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 4 Toán
 LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Học sinh biết giải bài có phép nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.
-Rèn kĩ năng đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số; nhẩm tính “Gấp lên” và “Giảm đi” một số lần.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II.Đồ dùng:	
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn bảng như nội dung bài tập 1 (phiếu học tập).
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Thi nối nhanh: Nối phép tính ở cột A với đáp số ở cột B: 
A
B
427 x 2
933
189 x 4
705
235 x 3
944
106 x 5
756
313 x 3
530
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi. 
- Lắng nghe.
- Mở vở ghi bài.
2. HĐ thực hành 
Bài 1 :Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để làm bài tập.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, đánh giá.
Giáo viên củng cố về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Giáo viên củng cố về tìm số bị chia.
Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
Giáo viên củng cố về giải toán có 1 phép tính
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em, chữa bài.
- Cho học sinh lên chia sẻ cách làm bài.
Giáo viên củng cố về giải toán có 1 phép tính
Bài 5: (Cá nhân - Cặp - Lớp)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu rồi tổ chức cho học sinh làm bài.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
Chốt cách gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần
- Học sinh tham gia chơi.
Đáp án:
Thừa số
423
105
241
Thừa số
2
8
4
Tích
846
840

64
- Học sinh nghe.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
 x : 3 = 212 x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705 
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Chia sẻ trong cặp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải:
4 hộp như thế có số kẹo là :
120 x 4 = 480 (cái)
Đáp số : 480 cái kẹo
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
Bài giải:
Số lít dầu trong 3 thùng là:
125 x 3 = 375 (lít)
Đáp số: 375 lít dầu 
- Học sinh quan sát mẫu.
- Học sinh làm bài cá nhân sau đó chia sẻ cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
Số đã cho
6
12
24
Gấp 3 lần
6 x 3 = 18
12 x 3 = 36
24 x 3 = 7

Giảm 3 lần
6 : 3 = 2
1
 : 3 = 4
24 : 3 = 8
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Mỗi ngày kho xuất được 250 bộ quần áo. Hỏi 3 ngày kho xuất được bao nhiêu bộ quần áo?
- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tổ thứ nhất sản xuất được 235 chiếc cặp. Tính số chiếc cặp cả bốn tổ sản xuất được, biết năng suất mỗi tổ là như nhau.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 5 Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt : Sau bài học HS có khả năng:
1. Kiến thức - Kĩ năng: 
+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.
+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.
+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.
-Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
-Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp.
- Ủng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
- Thực hiện mộc cách tích cực, nhiệt tình, hoàn thành tốt các việc của lớp, của trường như: trực nhật, lao động ...
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
3.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
*GDKNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực. Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm .
*GD TKNL&HQ:
- Bảo vệ , sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lí.
- Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của mơi trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.
- Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lí, nước uống, nước sinh hoạt, giữ vệ sinh, 
- Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
*GDBVMT:
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu thảo luận nhóm, nội dung công việc của 4 tổ (để báo cáo).
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động Khởi động :
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.
- Hát: “Em yêu trường em”
- Lắng nghe.
 2. HĐ thực hành: 
* Mục tiêu: 
- Học sinh tự kiểm tra được công việc của mình về thực hiện nội quy của trường của lớp.
(Ghi chú: Vì ở các lớp, bao giờ vào đầu năm học, giáo viên cũng yêu cầu học sinh cả lớp thực hiện nội qui mà lớp, trường đề ra. Nên GVCN thường yêu cầu Ban cán sự lớp có sổ ghi chép để theo dõi những hoạt động của học sinh trong lớp như: mặc đồng phục, đi học muộn, đeo khăn quàng đỏ ...).
- Từ các tình huống có sẵn các em đánh giá được bản thân mình.
- Học sinh nhận xét được những hành vi nào đúng hành vi nào sai để tự điều chỉnh mình.
* Cách tiến hành:
 Việc 1: Xem xét công việc
Làm việc theo nhóm - Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các đội viên, thành viên trong tổ.
- Nhận xét tình hình hoạt động chung của lớp
GVKL: Những bạn đã thực hiện và làm tốt công việc của mình là đã một phần tham gia tốt vào việc thi đua của lớp, của trường. Còn những bạn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn mắc khuyết điểm, như thế là chưa tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường. Để hiểu rõ thêm về điều này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”.
Việc 2: Nhận xét tình huống.
- Đưa ra tình huống: Yêu cầu các nhóm thảo luận, sau đó đưa ra các cách giải quyết, có kèn những lý do giải thích phù hợp.
+ Tình huống: Lớp 3A đang dọn dẹp khu vực vườn trường. Mỗi tổ được giao một nhiệm vụ khác nhau. Tổ của Lan được giao nhiệm vụ nhổ cỏ quanh bồn hoa. Lan chỉ nhổ vội mấy đám cỏ quanh vườn rồi kêu mệt, bảo các bạn ở tổ cho mình ngồi nghỉ.
+ Lan làm như thế có được không? Vì sao?
- Nhận xét, đưa ra cách trả lời đúng.
GVKL: Lớp và trường là tập thể sinh hoạt, học tập gắn bó với em nên cần phải tích cực tham gia các việc lớp, việc trường để công việc chung được giải quyết nhanh chóng.
Việc 3: Bày tỏ ý kiến.
- Đưa ra nội dung các tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Nội dung:
a) Trực nhật vườn trường, mỗi tổ được giao một công việc khác nhau. Khi làm xong việc của tổ mình, Trang chạy sang tổ khác, cùng giúp các bạn một tay.
b) Dù bị mệt nhưng Thơ vẫn cố gắng cùng các bạn làm báo tường cho lớp để tham dự đợt thi báo tường mừng ngày 8/3 ở trường.
c) Để ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, mỗi bạn trong lớp mang vật phẩm đi ủng hộ, riêng Nam cố nhắc mấy lần mà vẫn quên.
d) Cả lớp đang thảo luận nhóm về bài giảng của cô giáo, Hùng và Tuấn ngồi nói chuyện riêng.
đ) Các bạn trong lớp 3B hăng say học tập, giành nhiều điểm 9à10 để kính tặng các thầy cô nhân ngày 20/11.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
GVKL: Để tham gia tích cực vào việc lớp, việc trường, các emcó thể tham gia vào nhiều hoạt động như: lao động, hoạt động học tập, vui chơi tập thể...
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các tổ báo cáo, nhận xét các đội viên, thành viên của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Lớp chú ý lắng nghe.
Hoạt động cá nhân – Nhóm - Cả lớp
- Làm việc cá nhân, tương tác với các bạn trong nhóm, chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm nêu ý kiến thảo luận như:
+ Nhóm 1: Lan làm như thế cũng đượ. Có thể là Lan mệt thật, Lan cần nghỉ ngơi, không nên làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Nhóm 2: Lan làm như thế là không đúng. Đây là việc chung của lớp, Lan nên cùng các bạn tham gia. Nếu chỉ hơi mệt, Lan có thể một chút rồi lại ra làm vì công việc được giao cũng không quá mệt nhọc.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1, 2 học sinh nhắc lại.
- Tiến hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
+ Đúng, không chỉ hoàn thành các công việc của mình, Trang còn biết giúp các bạn khác để nhanh chóng kết thúc công việc.
+ Đúng, tuy bị mệt, Thơ vẫn cố gắng tham gia để lớp hoàn thành tốt công việc.
Làm việc cặp đôi - Chia sẻ trước lớp
+ Sai, nam vừa không có ý thức giúp đỡ các bạn vùng lũ, vừa không có ý thức tham gia vào việc làm chung mà lớp, trường phát động.
+ À Sai, đang là giờ học, lại là yêu cầu thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến cho bài học mà Hùng và Tuấn lại không tham gia.
+ Đúng, các bạn làm thế sẽ làm cho các thầy cô vui lòng, phong trào học tập của lớp sẽ phát triển tốt.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
 3. Hoạt động ứng dụng :
 4. HĐ sáng tạo
- Học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
- Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021
Sáng-tiết 1: Chính tả (Nghe – viết)
 CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I.Yêu cầu cần đạt : 
1. Kiến thức - Kĩ năng: 
-Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương. Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oc/ooc); giải đúng câu đố; viết đúng 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: (trâu, trầu, trấu).
-Rèn kỹ năng viết chính tả. Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: (trâu, trầu, trấu). Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT: HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT. 
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1. HĐ khởi động 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Viết bảng con: Trời xanh, mái trường, bay lượn, dòng suối.
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (Hoạt động cả lớp)
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- 1 học sinh đọc lại.
- Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài...
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ Cuối, Đầu, Phía phải viết hoa vì là chữ đầu câu và Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì là danh từ riêng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- Buổi chiều, yên tĩnh, thuyền chài, lạ lùng, tre trúc, vắng lặng,.. 
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
 b. Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.
 3. HĐ viết chính tả ( Hoạt động cá nhân)
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 4. HĐ chấm, nhận xét bài ( Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi)
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
5. HĐ làm bài tập
Bài 2a: Làm việc nhóm đôi - Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Tổ chức cho học sinh làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ rồi ghi vào phiếu HT.
- Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_12_nam_hoc_2021_2022_ban.doc