Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)
Hoạt động của GV
1. 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm
- GV giới thiệu tranh chủ điểm 8 chủ điểm trong SGK TV 3 tập 1.
- GV giải thích nội dung từng chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm Măng Non.
b) Giới thiệu bài
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào?
- GV ghi tên bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS.
+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin
+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua?
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ Lớp trưởng lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+ Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào?
+ Vì sao họ lại lo sợ?
+ Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua?
+ Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì?
+ Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó?
+ Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào?
=> GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không?
+ Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được?
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục?
=> GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé
TUẦN 1 Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 TOÁN ĐỌC, VIẾT , SO SÁNH, CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực chung: - NL tự học tự chủ: Tự đọc và viết được các số có 3 chữ số. - NL giao tiếp và hợp tác: Trao đổi kết quả thứ tự dãy số cần điền. - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện các bài tập đọc và viết được các số có 3 chữ số. 2. Năng lực đặc thù: - NL tư duy và lập luận toán học: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số; Viết được số thành tổng; Điền dược dãy số tự nhiên liên tiếp( HĐ 2) - NL giải quyết vấn đề toán học: Làm ,so sánh dạng các số có ba chữ số( HĐ 2) 3. Phẩm chất cần đạt: Chăm chỉ, trách nhiệm: II.CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ ghi nội dung BT1, 2 - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) : - Kiểm tra chuẩn bị của học sinh. - Giới thiệu chương trình Toán 3 - Giới thiệu bài:. –online kết hợp giao bài. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ thực hành (25 phút): Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp) => Lưu ý HS trình bày thao tác hàng ngang (không cần kẻ bảng) - Học sinh đọc và làm bài cá nhân. - Ghi ngay kết quả vào vở - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp) - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp - Giáo viên treo bảng phụ. - HS so sánh kết quả a) 310 311 312 313 314 315 316 317 318 319 b) 400 399 398 397 96 395 394 393 392 391 + Tại sao lại điền 312 vào sau 311? - Vì theo cách đếm 310; 311; 312. Hoặc: 310 + 1 = 311 311 + 1 = 312 312 + 1 = 313 ... + Nhận xét gì về dãy số? - Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319. + Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399? - Vì 400 - 1 = 399; 399 - 1 = 398 Hoặc: 399 là số liền trước của 400. 398 là số liền trước của 399. + Nhận xét gì về dãy số? - Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Bài 3: Làm cá nhân - Cặp - Lớp - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp + Tại sao điền được 303 < 330? - Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên 303 < 330. + Nêu cách so sánh hai số có 3 chữ số? So sánh theo hàng. Từ hàng cao đến hàng thấp Bài 4: (Cá nhân - Lớp) - HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp + Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào? - 735. + Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên? - Vì có số hàng trăm lớn nhất. + Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao? - Chữa bài - 142. Vì có số hàng trăm bé nhất. + Dựa vào đâu em tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số? - So sánh hai số có 3 chữ số 3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Viết số: 456; 609; 780. - Đọc số: 178; 596; 683 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Lớp viết bảng con. - Học sinh nối tiếp đọc. - Lớp nhận xét. - Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) ------------------------------------------------------ TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) CẬU BÉ THÔNG MINH I. MỤC TIÊU: 1.Năng lực chung: - NL tự chủ, tự học: HS đọc được câu, đoạn, bài tập đọc. - NL giao tiếp và hợp tác: HĐ đọc theo nhóm; Thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung bài - NL GQVĐ và sáng tạo: Đánh giá nội dung của văn bản; Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản 2. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ;( HĐ2) - Năng lực Văn học: Đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.( HĐ3) Kể được đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện , biết đánh giá về nhân vật cậu bé( HĐ4 ) 3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. II.CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. - HS: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - HS hát bài: “Em là mầm non của Đảng” a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm - GV giới thiệu tranh chủ điểm 8 chủ điểm trong SGK TV 3 tập 1. - GV giải thích nội dung từng chủ điểm - Giới thiệu chủ điểm Măng Non. b) Giới thiệu bài - Bức tranh vẽ cảnh gì? - Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào? - GV ghi tên bài. - Lắng nghe - Một học sinh đọc tên các chủ điểm. - Quan sát tranh chủ điểm : đọc - Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói chuyện của hai người. - Trông rất tự tin. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. HĐ Luyện đọc (20 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. + Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin + Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: - GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác. + Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua? d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. - HS lắng nghe - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu ;cá nhân ;cả lớp: (lo sợ, làm lạ, xin sữa, ) - HS chia đoạn (3 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. + Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1) + Xin ông về tâu Đức Vua/...săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3) - Đọc phần chú giải (cá nhân). - Bình tĩnh, tự tin - 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút): - GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài - GV hỗ trợ Lớp trưởng lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? + Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào? + Vì sao họ lại lo sợ? + Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua? + Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì? + Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó? + Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào? => GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không? + Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được? + Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? => GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí của một cậu bé - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) - Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Rất lo sợ - Vì gà trống không thể đẻ được trứng. - Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. - Bố cậu mới đẻ em bé. - Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là đàn ông thì không thể đẻ được. - Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng. - Rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. - Không thể rèn được. - Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ. - Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí. 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút) Hoạt động cá nhân: - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật. Nhóm: Cả lớp - GV nhận xét chung - Chuyển HĐ - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài. - Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua) - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai. + Luyện đọc phân vai trong nhóm. - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét. 5. HĐ kể chuyện (15 phút) a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện: -GV nêu câu hỏi gợi ý c. HS kể chuyện trong nhóm d. Thi kể chuyện trước lớp: * GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: + Câu chuyện ca ngợi ai? + Em thấy cậu bé là người như thế nào? + Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao? - Lắng nghe - Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh. - Nhóm trưởng điều khiển: - Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm. - Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Lớp nhận xét. - HS trả lời theo ý đã hiểu 6. HĐ ứng dụng (1phút): 7. Hoạt động sáng tạo (1 phút) - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - VN luyện đọc trước bài: Hai bàn tay em. ................................................................ Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 TOÁN CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ ) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực chung: - Năng lực tự học tự chủ: HS tự biết đặt tính và thực hiện phép tính - Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Cùng với nhóm hoàn thành các bài tập. 2. Năng lực đặc thù: - NL giải quyết vấn đề toán học: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ( HĐ1, HĐ2) - NL tư duy và lập luận toán học: Biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn (BT3) 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: tư nỗ lực hoàn thành các bài tập II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng: - GV: Phấn màu - HS: Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: Khởi động (3 phút): - TC: Làm đúng - làm nhanh - Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất. - Viết các số sau dưới dạng tổng các trăm, các chục, các đơn vị: 659; 708; 910 - 3 dãy làm 3 câu. + Nêu thứ tự các hàng (từ trái sang phải) trong số có 3 chữ số? - Giới thiệu bài mới, ghi đầu bài lên bảng. - 3 HS đại diện 3 dãy nêu * HĐ2: Thực hành (27 phút): Bài 1a và 1c: - Nhắc HS làm nhanh có thể làm cả ý b - Cho HS chia sẻ bằng TC “Truyền điện” Bài 2: + Để đặt , tính đúng em cần lưu ý điều gì ? Bài 3: - Đánh giá, nhận xét 1 số bài. - Nhận xét bài làm của HS. Lưu ý uốn nắn câu lời giải cho phù hợp. => Câu hỏi chốt bài: Bài toán thuộc dạng toán gì? Với dạng toán này ta chọn phép tính gì? Bài 4: - Gơi ý cho HS phát hiện bài toán thuộc dạng toán “Bài toán về nhiều hơn”, lựa chọn phép tính cộng - Học sinh làm bài cá nhân ra vở. - Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp) - Học sinh làm bài cá nhân. - Đổi kiểm tra chéo, nhận xét. - Chia sẻ kết quả trước lớp - Đặt đúng vị trí các chữ số ở mỗi hàng rồi thực hiện từ phải qua trái . - Học sinh làm bài cá nhân. - 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp Giải Số học sinh khối lớp hai là : 245 - 32 = 213 ( học sinh) Đáp số : 213học sinh - Bài toán về ít hơn. Chọn phép tính trừ - HS tự làm bài, kiểm tra chéo rồi chia sẻ kết quả trước lớp. * HĐ3: ứng dụng (4 phút) - Nêu lại cách đặt tính và tính phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) - Nêu thứ tự thực hiện phép tính (từ phải sang trái) * HĐ4: sáng tạo (1 phút) - VN thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ) ------------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ (Tập chép) CẬU BÉ THÔNG MINH I. MỤC TIÊU: 1.Năng lực chung: - NL tự chủ, tự học: Tự nhìn sách viết đúng, đủ bài tập chép. Nghe nhớ lại viết dúng các câu văn cô đọc - NL giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về các lỗi sai và cách sửa lỗi trong bài viết ,tham gia thảo luận nhóm làm bài tập chính tả. - NL GQVĐ và sáng tạo: giải quyết bài tập chính tả; Rút ra được quy tắc chính tả qua việc giải quyết các bài tập. 2. Năng lực đặc thù: - NL ngôn ngữ: Nghe - viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; trình bày đúng quy định bài chính tả (HĐ3 ) - NL văn học: Hiểu nội dung đoạn viết(HĐ2 ) 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ:chú ý nghe viết đúng đủ bài viết - Trung thực, trách nhiệm: Chấm lỗi chính xác cho bạn II.CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn văn, phiếu học tập ghi nội dung BT 3 - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: Khởi động (3 phút): - Kiểm tra đồ dùng học tập - Giới thiệu bài: * HĐ2: chuẩn bị viết chính tả (5 phút) a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn chép một lượt. - Đoạn văn cho ta biết chuyện gì? - Cậu bé nói như thế nào? - Cuối cùng, nhà vua xử lý ra sao? b. Hướng dẫn trình bày: - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn có lời nói của ai? - Lời nói của nhân vật được trình bày như thế nào? - Trong bài, có từ nào cần viết hoa? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Giáo viên viết từ khó. - Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs * HĐ3: Viết chính tả (15 phút): - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - Giáo viên đánh giá, nhanh 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. * HĐ5: làm bài tập (5 phút) Bài 2a: l hay n? - Nhận xét, đánh giá * HĐ6: Ứng dụng (3 ph) - Trò chơi: Tiếp sức “Tìm chữ có phụ âm l/n” - Nhận xét tuyên dương - Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan” - Chuẩn bị dụng cụ học chính tả : sách, vở, thước, bút chì, bảng con, phấn, - 1 Học sinh đọc lại. - Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách yêu cầu cậu làm 3 mâm cỗ từ một con sẻ nhỏ. - Học sinh trả lời. - Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài. - Có 3 câu. - Của cậu bé. - Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - Đức Vua, Hôm, Cậu, Xin. - Học sinh viết bảng con: chim sẻ, sứ giả, sắc, sẻ thịt, luyện. - Đọc các từ trên bảng. - Lắng nghe - HS nhìn bảng chép bài. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp + hạ lệnh - nộp bài - hôm nọ - 2 đội học sinh (4hs/1 đội) nối tiếp tìm chữ có phụ âm l/n - Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực chung: - NL tự học tự chủ: HS tự biết đặt tính và thực hiện phép tính . - NL giao tiếp và hợp tác: Phối hợp tốt với bạn khi tham gia trò chơi toán học - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn. 2. Năng lực đặc thù: - NL tư duy và lập luận toán học: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn, tìm SBT, SH.(BT2,3) - NL giải quyết vấn đề toán học: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ )(Hđ1,2) - NL mô hình hóa toán học : gồm công thức, phương trình, bảng biểu, đồ thị - NL giao tiếp toán học: Biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn (HĐ2) 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: tư nỗ lực hoàn thành các bài tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu - HS: SGK, Bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: Khởi động (3 phút): - Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đọc vài phép tính cộng hoặc trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) để HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng. * HĐ2: Thực hành: - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. Bài 1: - Khi đặt tính và thực hiện các phép tính cộng (trừ) các số có 3 chữ số với số có hai chữ số, em cần lưu ý gì? - Thực hiện theo thứ tự nào? Bài 2: - Vì sao phần a tìm x lại thực hiện phép cộng ? - Tại sao phần b lại thực hiện phép trừ ? Bài 3: => Bài toán thuộc dạng toán nào? - HS làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo - Chia sẻ kết quả trước lớp - Ta đặt sao cho: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm. - Từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - Làm bài cá nhân. - Chia sẻ kết quả trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp. a) x – 125 = 344 x = 344 + 125 x = 469 b) x + 125 = 266 x = 266 – 125 X = 141 - Vì x là số bị trừ ; Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. - Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng đã biết. - Làm bài cá nhân - Chia sẻ trước lớp Giải Số nữ của đội đồng diễn có là: 285-140 = 145 (em) Đáp số: 145 em -“Tìm số hạng trong 1 tổng” 3. HĐ ứng dụng (3 phút): - Muốn tìm số nam chưa biết ta thế nào? - HS thảo luận báo cáo - Hãy đếm số HS trong lớp, sau đó dếm số HS nữ, từ đó để tìm ra số HS nam của lớp (không đếm) ----------------------------------------------------- TẬP ĐỌC: HAI BÀN TAY EM I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực chung: - NL tự học: tự đọc thuộc bài thơ - NL giao tiếp và hợp tác:Nêu câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong bài - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được nội dung chính của bài 2. Năng lực đặc thù: - NL ngôn ngữ: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ (HĐ2 ). - NL văn học: bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nội dung bài thơ (HĐ3,4 ). 3. Phẩm chất: Yêu quý đôi bàn tay của bản thân (Nhân ái). II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa bài đọc. bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *HĐ1: Khởi động (3 phút): - GV giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng * HĐ2: Luyện đọc (15 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài thơ: - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó - GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS. c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó: - Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: - Hướng dẫn đọc câu khó : Hai bàn tay em/ Như hoa đầu cành// Hoa hồng hồng nụ// Cánh tròn ngón xinh .// d. Đọc đồng thanh: * Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động. * HĐ3: Tìm hiểu bài (8 phút) - Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài *GV hỗ trợ lớp chia sẻ kết quả trước lớp. - Hai bàn tay bé được so sánh với gì ? - Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé ? => GV: Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp. Tác giả đó sử dụng hình ảnh so sánh khi tả bàn tay của bé. - Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? - Hình ảnh tay viết làm chữ nở hoa trên giấy cho em thấy điều gì ? - Tay còn là người bạn như thế nào với bé ? => Chốt: Bé rất yêu đôi bàn tay của mình vì nó rất đẹp, có ích và đáng yêu - Em thích nhất khổ thơ nào ? vì sao? * HĐ4: Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút) - Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng - Nhận xét, tuyên dương học sinh. * HĐ5: Ứng dụng (1 phút) : => Chuẩn bị bài sau: Đơn xin vào đội - Cả lớp đứng lên vận động, múa + hát bài: “Hai bàn tay của em” - Lắng nghe - HS lắng nghe - HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (Nụ, nằm ngủ, siêng năng, ) - HS chia đoạn (3 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm. - Đọc phần chú giải (cá nhân). + Tìm từ gần nghĩa với từ siêng năng + Đặt câu với từ thủ thỉ - 1 nhóm đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp - Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ. - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút) *Lớp chia sẻ kết quả. - Được so sánh với những nụ hồng, những ngón tay xinh - Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu . - Buổi tối: hai hoa ngủ cùng bé - Buổi sáng: tay giúp bé đánh răng .... - Khi bé học hai bàn tay siêng năng chữ đẹp như hoa nở từng hàng trên giấy . - Như là người bạn tâm tình, thủ thỉ với bé. => HS phát biểu suy nghĩ của mình, VD: Khổ 1: vì bàn tay bé tả đẹp như nụ hồng. - 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4) - Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ. - Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ. - Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2). - Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4) - VN tiếp tục HTL bài thơ - Sử dụng đôi bàn tay để luyện chữ đẹp và làm các việc có ích cho mọi người -------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021 TOÁN CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỨ SỐ (CÓ NHỚ 1 LẦN) I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực chung: - NL tự học: HS biết đặt tính và thực hiện phép tính . - NL giao tiếp và hợp tác: Phối hợp tốt với bạn khi tham gia trò chơi toán học - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn 2. Năng lực đặc thù: - NL giải quyết vấn đề toán học: Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). (HĐ2) - NL tư duy và lập luận toán học: Biết vận dụng phép cộng các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn; (BT4) - NL giao tiếp toán học: Biết vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn (BT4) 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: tư nỗ lực hoàn thành các bài tập II. CHUẨN BỊ: - GV: Phấn màu, bảng kẻ đường gấp khúc BT4 - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: Khởi động (3 phút): - Trò chơi: Ai nhanh - Ai đúng: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn 2 cột, 1 cột ghi các phép tính cộng hoạc trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ), 1 cột ghi kết quả của các phép tính. - Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất - Giới thiệu bài mới – Ghi đầu bài lên bảng. - HS thi đua nêu phép tính và két quả của phép tính. - Lắng nghe - Ghi vở tên bài * HĐ2: Hình thành kiến thức mới (10 phút): a. Giới thiệu phép cộng: 435 + 127 - Giáo viên viết: 435 + 127 = ? + Phép cộng này có gì khác với phép cộng đã học? + Khi thực hiện phép cộng mà ở hàng đơn vị có kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 em cần lưu ý điều gì? + Nêu cách thực hiện. - 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính - Lớp thực hiện vào bảng con. - 1 học sinh nêu miệng cách tính. 435 + 127 562 - Có nhớ ở hàng đơn vị - Nhớ 1 sang hàng chục. - Thực hiện từ phải sang trái b. Giới thiệu phép cộng: 256 + 162 - Giáo viên viết: 256 + 162 = ? - Em có nhận xét gì khi cộng 2 phép tính trên? => Kết luận: Đây là các phép cộng có nhớ. - 1 học sinh làm bảng. Lớp làm bảng con 256 + 162 418 - 1 học sinh nêu miệng cách tính. - Nhận xét: + Phép cộng 435 + 127 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục. + Phép cộng: 256 + 162 là phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm. * HĐ3: Luyện tập (20 phút): Bài 1: (Cá nhân - Cả lớp) + Khi thực hiện phép tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 2: (Cá nhân - Cả lớp) + Bài tập 2 có điểm gì giống BT 1? + Bài tập 2 có điểm gì khác BT 1? Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) + Khi đặt tính các phép tính của BT3 ta cần chú ý điều gì? + Khi thực hiện tính, ta cần thực hiện theo thứ tự nào? Bài 4: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) - GV đưa bảng phụ vẽ đường gấp khúc cho HS quan sát. + Để tính độ dài 1 đường gấp khúc, ta làm thế nào? - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp - Giống: Đều là phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ 1 lần (M1, M2) - Khác: BT 1 là nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục; ở BT 2 là nhớ từ hàng chục sang hàng trăm (M3, M4) - HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm. - Thực hiện tính cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. - HS làm bài cá nhân. - Chia sẻ cặp đôi. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Độ dài đường gấp khúc ABC là 126 + 137 = 243 (cm) Đáp số: 243 cm - Cộng độ dài của tất cả các đoạn thẳng nằm trên đường gấp khúc lại với nhau. * HĐ4: ứng dụng (1 phút): * HĐ5: Sáng tạo (1 phút) - Khuyến khích HS về nhà tìm cách thực hiện các phép tính có nhớ 2 lần. VD: 245 + 368; 356 + 268;... - Về nhà thực hiện các phép cộng các số có 3 chữ số (tự ghi các số có 3 chữ số bất kì và cộng chúng lại với nhau) - HS thực hiện ---------------------------------------------------- CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT) CHƠI CHUYỀN I. MỤC TIÊU: + Kiến thức: - Nghe - viết đúng đoạn 3 của bài chơi chuyền? trình bày đúng hình thức bài thơ - Làm đúng các bài tập 2, 3(a) -Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n. + Năng lực: - Năng lực chung: - NL tự chủ, tự học: HS tự nghe viết đúng, đủ bài thơ cô đọc - NL giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về các lỗi sai và cách sửa lỗi trong bài viết tham gia thảo luận nhóm làm bài tập chính tả - NL GQVĐ và sáng tạo: Rút ra được quy tắc chính tả qua việc giải quyết các bài tập. - Năng lực đặc thù: - NL ngôn ngữ : Nghe và viết lại chính xác bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ( HĐ3). -NL văn học: làm đúng các bài tập 2, 3(a) ( HĐ5). + Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt( Chăm chỉ,trách nhiệm). II.CHUẨN BỊ : - GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn văn. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: khởi động (3 phút): - TC: Viết đúng - viết nhanh Cho HS thi đua viết đúng, viết nhanh các từ có tiếng “lo” và “no” - Tổng kết: nhận xét 2 em trên bảng và yêu cầu HS dưới lớp báo cáo (TBHT đi kiểm chứng), ai viết được nhiều từ là thắng cuộc. - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan” - 2 HS thi viết trên bảng, dưới viết vào nháp - Lắng nghe - Mở SGK * HĐ2: Chuẩn bị viết chính tả (5 phút): a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc bài thơ một lượt. - Khổ thơ 1 cho em biết điều gì? - Khổ thơ 2 nói điều gì? b. Hướng dẫn cách trình bày: - Bài thơ có mấy dòng? - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? - Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép, vì sao? - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào mấy ô? c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn? - Giáo viên đọc từ khó. - 1 Học sinh đọc lại. - 1 HS đọc khổ thơ 1 - Cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói. - Một học sinh đọc khổ thơ 2. - Ý nói chơi chuyền giúp bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy. - Bài thơ có 18 dòng. - Mỗi dòng thơ có 3 chữ. - Chữ đầu dòng thơ viết hoa. - Các câu: “Chuyền chuyền... hai đôi”. Vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào 4 ô. - Học sinh nêu các từ: chuyền, que, lớn lên, dẻo dai, sáng. - 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con. * HĐ3: Viết chính tả (15 phút): - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài. Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe - HS nghe Gv đọc và viết bài. * HĐ4: Chấm và nhận xét bài (3 phút)- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo. - Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe. * HĐ5: Làm bài tập (5 phút) Bài 2: ao hay oao? - GV treo nội dung Bt 2 lên bảng. - Nhận xét, đánh giá - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp + ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán Bài 3: - GV nhận xét - Treo bảng phụ ảnh cái liềm cho HS quan sát. - Làm bài cá nhân - Đối chiếu cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp + lành - nổi - liềm * HĐ6: Ứng dụng (3 phút) - Trò chơi: Tiếp sức “Thi tìm tiếng có vần ao và oao” - Nhận xét tuyên dương - 2 đội học sinh (4hs/1 đội) nối tiếp nhau thi (viết trên bảng lớp) ----------------------------------------------------------- TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA A I. MỤC TIÊU: 1.Năng lực chung: - NL tự chủ, tự học: Tự nhìn sách viết đúng, đủ bài tập viết. - NL giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với bạn về độ cao độ rộng con chứ cách viết các nét chữ - NL GQVĐ và sáng tạo: Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. 2. Năng lực đặc thù: - NL ngôn ngữ: Viết đúng chữ hoa A ,V , D;tên riêng Vừ A Dính và câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ; Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. (HĐ2 - NL văn học: Hiểu nội dung câu ứng dụng; viết được chữ sáng tạo (HĐ2,3). 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ:chú ý nghe viết đúng viết đẹp các chữ hoa trong bài - Nhân ái: Anh em cũng phải đùm bọc, yêu thương nhau. II. CHUẨN BỊ: - GV: Mẫu chữ hoa A, V, D viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Bảng con, vở Tập viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * HĐ1: Khởi động (3 phút) - Kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS để phục vụ vcho môn Tập viết. - Giới thiệu chương trình. => Muốn viết đẹp, các em cần phải thật cẩn thận, kiên nhẫn. - Hát: Chữ đẹp nết càng ngoan - 2 HS bên cạnh kiểm tra lẫn nhau rồi báo cáo GV - Lắng nghe * HĐ2 nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút) Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào? - Treo bảng 3 chữ. - Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình. Việc 2: Hướng dẫn viết bảng - Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét. Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Vừ A Dính => Vừ A Dính là tên một thiếu niên dân tộc H’mông, đã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp để bảo vệ Cách mạng. + Gồm mấy chữ, là những chữ nào? + Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào? -Viết bảng con Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng. => Giải thích: C
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_ban.doc