Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ có vần khó: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.

- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai hồ nước, Thần Chết). Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Nắm được nghĩa của các từ trong bài: Mấy đêm ròng, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề; Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

B. Kể chuyện:

Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

II. CHUẨN BỊ:

Máy chiếu.

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

 

doc 23 trang ducthuan 05/08/2022 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị).
II. CHUẨN BỊ:
- Vở BTT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố So sánh giá trị số của hai biểu thức
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con: 18 : 2 ... 18 : 3; 3 x 7 ... 3 x 8
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
- HS làm việc cá nhân.
- HS đổi chéo vở chữa bài.
- 3 HS nêu cách tính ở 3 phép tính.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kq đúng: a) 830; 666; 532; b) 200; 526; 483.
Củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
* Bài tập 2: Tìm x:
- HS làm việc cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS nêu cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) x = 8; b) x = 32.
Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia.
* Bài tập 3: Tính:
- Cả lớp làm vào vở BT, 2 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) 72; b) 27.
Củng cố cách tính giá trị số của biểu thức.
* Bài tập 4: Tính số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất?
- 1 HS tóm tắt - 1HS giải trên bảng, cả lớp giải vào vở BT.
- Nhận xét (khuyến khích HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau)
- HS nêu lại cách giải.
- GV chốt lời giải đúng: Thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 35 lít dầu.
Củng cố giải toán dạng so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị.
*Hoạt động 3: (2-4’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
NGƯỜI MẸ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ có vần khó: hớt hải, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (bà mẹ, Thần Đêm Tối, bụi gai hồ nước, Thần Chết). Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Nắm được nghĩa của các từ trong bài: Mấy đêm ròng, thiếp đi, áo choàng, khẩn khoản, lã chã, lạnh lẽo.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề; Kĩ năng tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
B. Kể chuyện:
Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Quạt cho bà ngủ và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu:
+ HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
+ Luyện đọc 1 số từ HS dễ mắc lỗi (mục I).
- Đọc từng đoạn trước lớp:
+ HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện.
+ 2 HS đọc phần chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc. HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
*Hoạt động 3: (10-12’): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 (SGK).
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 (SGK).
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 (SGK).
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: Thái độ của Thần Chết như thế nào khi thấy người mẹ? Người mẹ trả lời như thế nào?
- HS đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi 4 (SGK).
- GV chốt lại:
1) Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết: con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.
2) Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
3) Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
4) Ngạc nhiên không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
5) Người mẹ trả lời vì bà là mẹ - người mẹ có thể làm tất cả vì con, và bà đòi Thần Chết trả con cho mình.
6) Cả 3 ý đều đúng nhưng đúng nhất là ý 3.
- HS nêu nội dung câu chuyện.
- GV chốt lại: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả.
*Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 4.
- 2 nhóm HS, mỗi nhóm 3 em đọc đoạn 4 (tự phân vai).
- 1 nhóm 6 em đọc truyện theo vai.
- Bình chọn người đọc hay nhất.
KỂ CHUỴỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai câu chuyện: Người mẹ
*Hoạt động 2: (15-17'): HD HS dựng lại câu chuyện theo vai
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- HS thi dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hay nhất.
*Hoạt động 3: (3-5'): Hoạt động nối tiếp
- Em học tập được điều gì qua câu chuyện này?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Đạo đức:
GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Vở BTĐĐ.
- Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Giữ lời hứa
- Thế nào là giữ lời hứa? Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Thảo luận theo nhóm đôi (BT4)
- HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung BT4.
- Một số nhóm trình bày kết quả. Cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV kết luận: Các việc làm a, d là giữ lời hứa; các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
*Hoạt động 3: (10-12’): Đóng vai (BT5)
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống BT5.
- HS thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận: Em có đồng tình với cách ứng xử của nhóm
vừa trình bày không? Vì sao? Theo em, có cách giải quyết nào khác tốt hơn không?
- GV kết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên
làm điều sai trái.
*Hoạt động 4: (5-7’): Bày tỏ ý kiến (BT6)
- GV nêu lần lượt từng ý kiến trong BT6.
- HS bày tỏ thái độ về từng ý kiến (giơ thẻ) và giải thích lí do.
- GV kết luận: Đồng tình với các ý kiến b, d, đ; không đồng tình với ý kiến a, c,e.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nêu kết luận chung.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Tự làm lấy việc của mình.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC: NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng đọc thành tiếng.
- Kĩ năng đọc hiểu. Trả lời các câu hỏi: “Luyện tập TV” Trang 14
- Kĩ năng kể câu chuyện: Người mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh minh hoạ bài đọc, truyện kể trong SGK.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- 1 HS đọc mẫu.
- GV nhắc lại cách đọc: 
- HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc một đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm: 
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
- HS đọc cả bài. Nhận xét.
Hoạt động 2: (8-10’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi “Luyện tập TV” Trang 14.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng.
- HS nêu nội dung câu chuyện.
- GV chốt lại: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. 
Hoạt động 3: (13-15’): Củng cố kĩ năng kể
- GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện “ Người mẹ”.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể từng đoạn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
- HS kể cả câu chuyện.
Hoạt động nối tiếp: (1-3’): 
- GV nhận xét tiết học. Về tiếp tục tập kể câu chuyện.
Rút kinh nghiêm
 . ... . . ... . .. ....................................
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019
Toán:
KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2, 1/3, 1/4, 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II. ĐỀ BÀI:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
327 + 416 	561 - 244 	462 + 354 	724 - 456
Bài 2: Khoanh vào 1/3 số chấm tròn trong hình nào?
(GV vẽ 2 hình lên bảng, mỗi hình 12 chấm tròn. Hình a khoanh vào 3 chấm tròn, hình b khoanh vào 4 chấm tròn).
Bài 3: Mỗi hộp cốc có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp cốc như thế có bao nhiêu cái cốc?
Bài 4: a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (có kích thước ghi trên hình vẽ):
 B
 D
 35cm 25cm 
 40cm
 A C
b) Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét?
III. CÁCH ĐÁNH GIÁ:
Bài 1 (4 điểm). Mỗi phép tính đúng được 1điểm.
Bài 2 (1 điểm). Trả lời đúng khoanh vào hình b.
Bài 3 (2,5 điểm).
- Viết đúng câu lời giải được 1 điểm.
- Viết phép tính đúng được 1 điểm.
- Viết đáp số đúng được 0,5 điểm.
Bài 4 (2,5 điểm)
a) Tính đúng độ dài đường gấp khúc được 2 điểm, gồm:
- Câu lời giải đúng được 1 điểm.
- Viết phép tính đúng được 1 điểm.
b) Đổi độ dài đường gấp khúc ra mét được 0,5 điểm. (100cm = 1m).
Chính tả:
Nghe - viết: NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu dễ lẫn: d/gi/r.
II. CHUẨN BỊ:
3 băng giấy ghi BT 1a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết các tiếng có âm tr /ch
- 3 HS lên bảng viết các từ : trung thành, chúc tụng, chăn bông.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GVđọc bài 1 lần.
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Vì sao bà mẹ cứu được đứa con thoát khỏi tay Thần Chết?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Đoạn văn có mấy câu? Tìm các tên riêng trong bài chính tả? ...
- HS viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai: Vượt qua, ngạc nhiên.
b. GV đọc cho HS viết bài
GV theo dõi, uốn nắn.
c. Chấm chữa bài.
- HS đổi vở cho nhau soát bài, chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1a: Điền r hoặc d vào chỗ trống:
- GV dán 3 băng giấy, 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào vở BT.
- 3 HS đọc kết quả bài làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: ra, da.
* Bài tập 2a : Tìm các từ chứa các tiếng bắt đầu bằng r , d ,gi
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: ru, dịu dàng, giải thưởng.
*Hoạt động 4: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- HS học thuộc các câu đố
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 2: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO TỜ IN SẴN (TUẦN 4)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu.
- GDBVMT: Kể được một, hai việc làm đơn giản của những người trong gia đình góp phần bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách “Luyện tập TV” Trang 13
Hoạt động 2: (13-15'): Củng cố viết đoạn văn
Bài 1: Viết đoạn văn ( từ 3 đến 5 câu) kể về sự chăm sóc của em khi mẹ bị ốm.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
- GV gợi ý cách kể.
- HS kể theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
- HS hoàn thành bài viết vào vở luyện.
Hoạt động 3: (12-14'): Điền vào giấy tờ in sẵn
Bài 2: Điền những nội dung cần thiết để hoàn chỉnh lá đơn:
- 1 HS đọc mẫu đơn.
- HS nêu trình tự lá đơn.
- HS nêu miệng bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập theo mẫu in sẵn.
- HS đọc đơn vừa viết, GV chấm chữa 1 số bài.
Hoạt động nối tiếp(2-3'): 
- GVnhận xét giờ học.
Luyện Toán:
ÔN TIẾT 1, 2 tuần 4
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số, cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Củng cố cách giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
II. CHUẨN BỊ:
 Vở ôn luyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố cộng, trừ các số có ba c/số (có nhớ 1 lần)
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con:
Đặt tính rồi tính: 653 + 27; 563 - 492.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 327 + 436 	563 + 374 	 284 + 316 	 653 + 27
b) 753 - 248 	628 - 455 	 563 - 492 	 845 - 83
- HS làm việc cá nhân.
- 8 HS nối tiếp lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kq đúng: a) 763; 937; 600; 680; b) 505; 173; 71; 762.
Củng cố cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
Bài tập 2: Tìm x:
a) x x 5 = 35 	b) x : 7 = 4 	c) x x 4 = 4 x 6
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu lại cách làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) x = 7; b) x = 28; c) x = 6.
Củng cố cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia.
Bài tập 3: Tính:
a) 3 x 8 + 157 	b) 300 : 3 - 75
- Cả lớp làm vào vở ô li, 2 HS làm bài trên bảng.
- 2 HS nêu lại cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 181; b) 25.
Củng cố tính giá trị của biểu thức.
Bài tập 4: Khối lớp Hai có 328 học sinh, khối lớp Ba có 196 học sinh. Hỏi
khối lớp Hai nhiều hơn khối lớp Ba bao nhiêu học sinh?
- 1 HS tóm tắt, 1 HS giải trên bảng, cả lớp làm vào vở ô li.
- Nhận xét, khuyến khích HS nêu nhiều câu lời giải khác nhau.
- GV chốt lời giải đúng: Khối lớp Hai nhiều hơn khối lớp Ba 122 HS.
Củng cố giải toán có lời văn dạng so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị.
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem lại các bài tập.
Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019
Toán:
BẢNG NHÂN 6
I. MỤC TIÊU
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Nhận xét, trả bài kiểm tra
*Hoạt động 2: (10-12’): Lập bảng nhân 6
- GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 6.
- HS học thuộc bảng nhân 6.
- GV giúp HS hiểu ý nghĩa của phép nhân: Phép nhân là cách viết ngắn gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.
- HS so sánh các phép tính trong bảng nhân 6.
- Thi đọc thuộc bảng nhân 6.
*Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 (vở BT)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- Cả lớp làm vào vở BT.
- Nêu kết quả, nêu các cách nhẩm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố bảng nhân 6.
* Bài tập 2: Tính số lít dầu trong 5 thùng?
- Thảo luận nhóm tìm cách giải.
- 1 HS tóm tắt - 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt lời giải đúng: 5 thùng có 30 lít dầu.
Củng cố giải bài toán bằng phép nhân.
* Bài tập 3: Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào ô trống:
- HS làm bài cá nhân vào vở BT, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu quy luật của dãy số.
- HS học thuộc lòng dãy số (xuôi, ngược).
Củng cố đếm thêm 6.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
- Tiếp tục học thuộc lòng bảng nhân 6.
Tập đọc:
ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng các TN: luồng khí, nhường chỗ, lặng lẽ.
- Biết đọc đúng các kiểu câu; bước đầu phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa từ ngữ mới: loang lổ.
- Hiểu ND của bài: Ông hết lòng chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường Tiểu học.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
3. Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ. Kĩ năng xác định giá trị.
II. CHUẨN BỊ:
Máy chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng kể
- 6 HS kể lại câu chuyện Người mẹ theo vai.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (12-14’): Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu - luyện đọc 1 số từ HS dễ mắc lỗi.
- HS đọc từng đoạn trước lớp - Giải nghĩa từ: loang lổ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 3: (8-10'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn, cả bài, lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại:
1. Không khí mát dịu mỗi sáng; trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.
2. Ông dẫn bạn đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực, dạy bạn những chữ cái đầu tiên.
3. (HS phát biểu tự do).
4. Ông dạy bạn những chữ cái đầu tiên, ông là người đầu tiên dẫn bạn đến trường học, nhấc bổng bạn trên tay, ... ).
- HS nêu ND chính của bài.
- GV chốt lại: Bạn nhỏ trong bài văn có một người ông hết lòng yêu cháu, chăm lo cho cháu, cháu mãi mãi biết ơn ông - người thầy đầu tiên của cháu trước ngưỡng cửa trường Tiểu học.
*Hoạt động 4: (8-10’): Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 2; 4.
- HS thi đọc diễn cảm 2 đoạn văn trên.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- Bình chọn người đọc hay nhất.
*Hoạt động 5: (1-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc thêm.
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp.
- Đặt được câu theo mẫu Ai là gì?
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết sẵn BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố về So sánh
- HS làm bài tập 1 (Tiết LTVC tuần 3).
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (7-9’): Tìm từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình
Bài tập 1: Viết tiếp các từ ngữ chỉ gộp những người thân trong gia đình:
- HS thảo luận theo cặp.
- HS nêu kết quả, GV ghi bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: bố con, mẹ con, anh chị, anh em, bà cháu, ông cháu, ...
- Nhiều HS đọc lại kết quả đúng.
Hoạt động 3: (8-10’): Xếp các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp
Bài tập 2: Ghi các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp:
- 1 HS làm mẫu.
- HS thảo luận nhóm.
- 3 HS trình bày kết quả trên bảng lớp.
- Nêu ý nghĩa của từng thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 4: (8-10’): Đặt câu theo mẫu Ai là gì?
Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
- HS trao đổi theo cặp.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- GV nhận xét, chốt các câu đúng.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- GVnhận xét giờ học. Học thuộc 6 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 2.
Tự nhiên và Xã hội
HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU:
Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu.
- Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Cơ quan tuần hoàn
- 2 HS nêu những bộ phận của cơ quan tuần hoàn và chức năng của cơ quan tuần hoàn.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10’): Thực hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV hướng dẫn HS:
+ Cách nghe tim đập và đếm số nhịp đập tim trong một phút.
+ Cách đếm số nhịp mạch đập trong một phút.
- 1 số HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
Bước 2: Làm việc theo cặp
Từng cặp HS thực hành theo hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực của bạn mình?
+ Khi đặt mấy đầu ngón tay lên cổ tay mình hoặc tay bạn, em cảm thấy gì?
- 1 số nhóm trình bày kết quả nghe, đếm nhịp tim và mạch.
* Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
*Hoạt động 3: (13-15’): Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm 2 em
GV yêu cầu HS làm việc theo 2 câu hỏi trong SGK trang 17.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện các nhóm lên chỉ vào sơ đồ và trình bày phần trả lời một câu hỏi. Sau mỗi câu trả lời, GV cho các nhóm khác bổ sung rồi mới chuyển sang câu khác.
* Kết luận: (SGK trang 17).
*Hoạt động 4: (8-10’): Chơi trò chơi Ghép chữ vào hình
Bước 1:
- GV phát cho mỗi nhóm (6 em) một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
- Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành trước, ghép chữ vào sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc.
Bước 2:
- HS tiến hành chơi trò chơi. Nhóm nào làm xong trước sẽ dán sản phẩm của mình lên bảng trước.
- Các nhóm khác nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài 8.
Luyện Toán:
ÔN TIÊT 3+ 4 TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Cộng, trừ các số có 3 chữ số; Các bảng nhân đã học (bảng nhân 6).
- Cách tính giá trị biểu thức, tính độ dài đường gấp khúc.
II. CHUẨN BỊ:
 Vôn luyện
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố các bảng nhân đã học
- HS đọc bảng nhân đã học: 6.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 1
 * GV hướng dẫn HS làm bài tập sách“Luyện tập toán” Trang12
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- HS tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phépcộng, trừ các số có 3 CS.
Bài 2: HS đọc đề bài toán
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 3: .Tìm x
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố tìm thành phần chưa biết.
Bài 4: Điền dấu .....
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. Nhận xét.
- Chốt ý đúng: .
*GVKL: Củng cố tính giá trị biểu thức.
Hoạt động 3: (28-30’): Luyện tập, thực hành TIẾT 3
Bài 5: Nối
- HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố bảng nhân 6.
Bài 6: HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố giải toán có lời văn.
Bài 7: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS tự làm bài.
- HS nối tiếp lên bảng làm.
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố phép trừ các số có 3 CS.
Bài 8: Vẽ hình và tô máu theo mẫu:
- HS tự làm bài.
- HS đổi chéo bài kt
- Nhận xét.
*GVKL: Củng cố bảng nhân 2,3,4,5.
Hoạt động nối tiếp(1-3’): 
- GV nhận xét tiết học.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 3 TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Biết phân biệt d/gi/ r; ân/ âng, điền đúng vần ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách “Luyện tập TV”.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết 1 lần.(Đoạn 1) bài: Người mẹ
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: 
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: ......................
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở ôn luyện.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 5 trang 14: Điền vào chỗ trống d,gi hay r vào đoạn văn
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc đoạn văn.
- Lời giải: diềm- gián- riêng- rải - ra.
Bài 6: Điền vào chỗ trống vận ân/ âng.......:
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- HS 2 nhóm tham gia trò chơi. Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Lời giải: 
	Chân lấm tay bùn ....... sâu nghĩa nặng
	Chị ngã em nâng 	 Gọi dạ bảo vâng
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS xem lại bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN TIẾT 4 TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Biết phân biệt d/gi/ r; ân/ âng, điền đúng vần ân/âng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Sách “Luyện tập TV”.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: (18-20'): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn viết 1 lần.(Đoạn 1) bài: Người mẹ
- 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Đoạn văn nói điều gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: 
- HS viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: ......................
b) GV đọc cho HS viết bài vào vở ôN LUYỆN.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 5 trang 14: Điền vào chỗ trống d,gi hay r vào đoạn văn
- HS tự làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng. HS đọc đoạn văn.
- Lời giải: diềm- gián- riêng- rải - ra.
Bài 6: Điền vào chỗ trống vận ân/ âng.......:
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức.
- HS 2 nhóm tham gia trò chơi. Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Lời giải: 
	Chân lấm tay bùn ....... sâu nghĩa nặng
	Chị ngã em nâng 	 Gọi dạ bảo vâng
Hoạt động nối tiếp (2-3’): 
- GV nhận xét tiết học. HS xem lại bài tập.
Rút kinh nghiêm
 . ... . . ... . .. ....................................
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
II. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố bảng nhân 6
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
- 1 HS lên bảng giải bài toán, cả lớp giải vào vở nháp: Mỗi túi có 6kg táo. Hỏi 3 túi như thế có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam táo?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (Vở BT)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm bài.
- HS nêu lại các cách nhẩm.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng.
Củng cố: a) Bảng nhân 6.
b) Tính chất đổi chỗ của phép nhân.
* Bài tập 2: Tính:
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu lại cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 60; 59; 42.
Củng cố tính giá trị của biểu thức.
* Bài tập 3: Tính số quyển vở 4 HS đã mua?
- Cả lớp làm vào vở ô BT.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải, nêu các câu lời giải khác nhau.
- GV chốt lời giải đúng: 4 HS mua 24 quyển vở.
Củng cố giải toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
* Bài tập 4: Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu kết quả bài làm bài.
- HS nêu quy luật của dãy số.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Củng cố: a) Đếm thêm 6.
b) Đếm thêm 3.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- Xem lại các bài tập.
Tập làm văn:
NGHE - KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi.
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài: Kĩ năng giao tiếp; Tìm kiếm, xử lí thông tin.
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa truyện Dại gì mà đổi trong SGK.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Kiểm tra bài cũ
- 1 HS kể về gia đình mình với 1 người bạn mới quen.
- 1 HS đọc đơn xin nghỉ học.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (12-14’): Nghe - kể chuyện Dại gì mà đổi
* Bài tập 1: Nghe và kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và các câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp quan sát tranh minh họa SGK, đọc thầm các gợi ý.
- GV kể chuyện lần 1.
- HS trả lời 3 câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV kể chuyện lần 2.
- 1 HS khá giỏi kể lại.
- 4 - 5 HS thi kể.
- Bình chọn người kể hay và đúng nhất.
- HS trả lời câu hỏi: Truyện này buồn cười ở điểm nào?
- GV chốt lại: Truyện buồn cười vì cậu bé nghịch ngợm mới 4 tuổi cũng biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.
*Hoạt động 3: (14-16’): Điền nội dung vào Điện báo
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và mẫu điện báo.
- GVgiúp HS nắm tình huống cần viết điện báo và y/c của bài.
- GV HD HS điền đúng nội dung vào mẫu điện báo. Chú ý giải thích rõ các phần:
+ Họ, tên, địa chỉ người nhận.
+ Nội dung.
+ Họ, tên, địa chỉ người gửi (dòng trên, dòng dưới).
- 2 HS nhìn mẫu điện báo nêu miệng.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau nêu bài làm.
- Nhận xét, chữa bài.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện.
Chính tả: 
Nghe - viết: ÔNG NGOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần oay
- Phân biệt cách viết tiếng có âm đầu r/d/gi.
II. CHUẨN BỊ:
3 băng giấy ghi BT 2a.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng viết các tiếng có âm đâù r/d/gi
- 3 HS lên bảng viết các từ : Thửa ruộng, dạy bảo, giao việc.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS viết chính tả
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GVđọc bài 1 lần, 2HS đọc lại - cả lớp đọc thầm theo.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài viết: Tìm hình ảnh đẹp mà em thích trong đoạn viết?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả: Đoạn văn gồm mấy câu? Những chữ nào trong bài viết hoa?
- HS viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai: nhấc bổng, căn lớp, loang lổ, trong trẻo.
b) GVđọc cho HS viết bài
c) Chấm chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau soát bài và chữa lỗi.
- GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét từng bài về ND, chữ viết, cách trình bày.
*Hoạt động 3: (8-10’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 1: Viết thêm 3 tiếng có vần oay vào chỗ trống:
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức (3 nhóm).
- GV nêu luật chơi.
- 3 nhóm tham gia trò chơi.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng: xoay tròn, nước xoáy, khoáy trâu, ngoáy tai, loay hoay, ngọ ngoạy, ngó ngoáy, ...
* Bài tập 2a : Tìm các từ chứa các tiếng bắt đầu bằng r, d, gi?
- GV dán 3 băng giấy, 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Cả lớp làm vào vở BT.
- 3 HS đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt lời giải đúng: giúp, dữ, ra.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học
- Xem lại các bài tập.
Thủ công:
GẤP CON ẾCH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch đúng quy trình.
- Yêu thích gấp hình.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu con ếch làm bằng giấy thủ công.
- Tranh quy trình, giấy thủ công, kéo.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố quy trình Gấp con ếch
- 2 HS nêu lại quy trình gấp con ếch.
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (22-24’): HS thực hành gấp con ếch
- GV treo tranh quy trình gấp con ếch.
- 2 HS nhắc lại các b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_4_nam_hoc_2019_2020_ban.doc