Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Khởi động: Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”

- GV hỏi bài hát nói lên điều gì?

2. Bài mới: Giới thiệu bài

HĐ1. Kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình.

- GV nêu yêu cầu như BT1

- GV tổ chức HS thảo luận lớp.

- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gđ dành cho em.

- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ.

Giáo viên kết luận:

Chúng ta được sống trong tình cảm gđ. đó là quyền mà trẻ em được hưởng. Nhưng chúng ta cần chia sẽ giúp đỡ những bạn mồ côi, những bạn có hoàn cảnh đặc biệt, thiệt thòi hơn chúng ta.

HĐ2 : Kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất”

- GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” theo tranh minh hoạ.

- Chị em Li đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?

- Vì sao mẹ Li lại nói rằng bo hoa mà chị em Li tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?

Giáo viên kết luận:

- Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, . . .

- Sự quan tâm của các em đem lại niềm vui cho mọi người trong gia đình

HĐ3 : Đánh giá hành vi.

- GV chia lớp làm 5 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm nêu yêu cầu:

- Thảo luận và nhận xét cách ứng xử của các bạn trong tình huống: Như BT3 VBTĐĐ\ 13 – 14.

Giáo viên kết luận:

- Vịêc làm của các bạn Hương (a), Phong (c), Hồng (d) thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông

 bà cha mẹ.

- Việc làm của các bạn Sâm (b), Linh (d) là chưa quan tâm tới bà và em nhỏ

Giáo viên hỏi thêm: Các em có làm được như bạn Phong, Hùng không? Ngoài những việc đó, em còn làm được những việc nào khác?

3

- GV củng cố kiến thức

- N/x tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài

- Tình cảm gữa những người trong gia đình.

- HS thảo luận nhóm đôi

- Vài em trình bày trước lớp.

- HS có thể giới thiệu ảnh ông bà, cha mẹ, anh chị em.

- Rất sung sướng, thấy mình may mắn, tự hào vì . . .

- Thuơng . . .

- Học sinh nghe truyện và quan sát theo tranh.

- HS đọc thầm truyện

- Đã tặng mẹ 1 bó hoa mà em tự hái

- Vì bó hoa đó đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mẹ.

- HS nhận nhiệm vụ và thảo luận theo yêu cầu của GV (mỗi nhóm 1 trường hợp).

- Đại diện các nhóm trình bày

¬- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS tự do phát biểu.

- HS

+ Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, chuyện. về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

+ Mỗi HS viết ra giấy món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ. nhân ngày sinh nhật

 

doc 22 trang ducthuan 04/08/2022 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi chiều - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần7 
 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018
Đạo đức
 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Học sinh hiểu:
- Trẻ em có quyền sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ giúp đỡ.
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
2. Học sinh biết yêu quý quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG
GV:	- Phiếu giao việc cho các nhóm HS dùng hđ1 và hđ3,tiết 1.
	- Các bài thơ, bài hát, các câu chuyện về chủ đề gia đình.
	- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
HS:	- Vở bài tập đạo đức 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: Hát tập thể bài “Cả nhà thương nhau”
- GV hỏi bài hát nói lên điều gì?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1. Kể về sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình.
- GV nêu yêu cầu như BT1
- GV tổ chức HS thảo luận lớp.
- Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gđ dành cho em.
- Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ.
Giáo viên kết luận:
Chúng ta được sống trong tình cảm gđ... đó là quyền mà trẻ em được hưởng. Nhưng chúng ta cần chia sẽ giúp đỡ những bạn mồ côi, những bạn có hoàn cảnh đặc biệt, thiệt thòi hơn chúng ta.
HĐ2 : Kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất”
- GV kể chuyện “Bó hoa đẹp nhất” theo tranh minh hoạ.
- Chị em Li đã làm gì nhân dịp sinh nhật mẹ?
- Vì sao mẹ Li lại nói rằng bo hoa mà chị em Li tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất?
Giáo viên kết luận:
- Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, . . .
- Sự quan tâm của các em đem lại niềm vui cho mọi người trong gia đình
HĐ3 : Đánh giá hành vi.
- GV chia lớp làm 5 nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm nêu yêu cầu: 
- Thảo luận và nhận xét cách ứng xử của các bạn trong tình huống: Như BT3 VBTĐĐ\ 13 – 14.
Giáo viên kết luận:
- Vịêc làm của các bạn Hương (a), Phong (c), Hồng (d) thể hiện tình thương yêu và quan tâm chăm sóc ông
 bà cha mẹ.
- Việc làm của các bạn Sâm (b), Linh (d) là chưa quan tâm tới bà và em nhỏ
Giáo viên hỏi thêm: Các em có làm được như bạn Phong, Hùng không? Ngoài những việc đó, em còn làm được những việc nào khác?
3.Cñng cè - dÆn dß: 
- GV củng cố kiến thức
- N/x tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài
- Tình cảm gữa những người trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Vài em trình bày trước lớp.
- HS có thể giới thiệu ảnh ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Rất sung sướng, thấy mình may mắn, tự hào vì . . .
- Thuơng . . .
- Học sinh nghe truyện và quan sát theo tranh.
- HS đọc thầm truyện 
- Đã tặng mẹ 1 bó hoa mà em tự hái
- Vì bó hoa đó đã mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mẹ.
- HS nhận nhiệm vụ và thảo luận theo yêu cầu của GV (mỗi nhóm 1 trường hợp).
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS tự do phát biểu.
- HS 
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, bài thơ, chuyện... về tình cảm gia đình, về sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
+ Mỗi HS viết ra giấy món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ... nhân ngày sinh nhật
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
-HS luyện đọc và kể lại câu chuyện: Trận bóng dưới lòng đường. 
* HS khá, giỏi kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của một nhân vật.
-Luyện về bảng nhân 7
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
 1.Tập đọc : 
- Yêu cầu HS đọc bài tập đọc: Trận bóng dưới lòng đường. 
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân, 
nhóm đọc đúng và hay nhất.
- Yêu cầu HS kể chuyện Trận bóng dưới lòng đường. 
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân kể 
đúng và hay nhất.
2. Toán
Bài 1: Tính
a. 7 x 7 + 171 b. 7 x 9 - 18
c. 8 x 7 + 48 : 2
Bài 2: Trinh gấp được 24 chiếc thuyền, Toàn gấp được bằng 1/3 số thuyền của Trinh . Hỏi 
a. Trinh gấp được bao nhiêu chiếc thuyền?
b. Cả hai bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền
-Hs đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-HS tóm tắt bằng sơ đồ
-HS làm bài và chữa bài
-HS làm bài – Gv chốt
C. Củng cố dăn dò: 
- Y/C đọc bảng nhân 7
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài 
- cầu HS kể chuyện Trận bóng dưới lòng đường. 
- HS nhận xét bình chọn cá nhân 
kể đúng và hay nhất
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
Đáp án
 Giải:
Số thuyền của Toàn gấp được là:
 24 : 3 = 8 (chiếc thuyền)
 Cả hai bạn gấp được là:
 8 + 24 = 32 (chiếc )
 Đáp số: a. 8 chiếc thuyền
 b. 32 chiếc thuyền
- Về nhà ôn bài.
 TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
-Luyện đọc bài: Bận và ôn lại nội dung bài.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về bảng nhân 7. Áp dụng bảng nhân 7 vào giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
...............................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tập đọc : 
- HS luyện đọc và luyện bài : Nhớ lại buổi 
đầu đi học
- Gọi HS nhận xét bình chọn cá nhân đọc 
đúng và hay nhất.
2. Viết các biểu thức sau thành phép nhân với 7:
a. 7 x 4 + 14 7 x 2 + 28 b. 7 x 3 + 35 56 - 7 x 3 
2. Cho phép chia: a : 7 = 7( dư 5)
a. Tìm a?
b. Để phép chia trên trở thành phép chia hết và thương vẫn giữ nguyên thì a phải thay đổi thế nào?
c. Để phép chia là phép chia hết và thương tăng lên 1 đơn vị thì a phải thay đổi thế nào?.
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS đọc bài .
Hs làm bài và chữa bài
a)7 x 4 + 14 = 7 x 4 + 7 x 2
 =7 x 6
7 x 2 + 28 = 7 x 2+ 7 x 4 =7 x 6
b)7 x 3 + 35= 7 x 3 +7 x 5 = 7 x 8
 56 – 7 x 3= 7 x 8 – 7 x 3 =7 x 5
Bài 2: 
a) a : 7 = 7( dư 5)
 a = 7 x 7 + 5
 a = 54
b. Để phép chia trên trở thành phép chia hết và thương vẫn giữ nguyên thì a phải giảm đi 5 đơn vị. (giảm đi đúng bằng số dư)
c. Để phép chia trên trở thành phép chia hết và thương tăng lên 1 đơn vị thì số a phải tăng lên là : 
1 x 7 – 5 = 2 (đơn vị) 
- Về nhà ôn bài.
TIN
( GV Bộ môn dạy)
 THỂ DỤC
Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I. MỤC TIÊU
- Biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.
 - Biết chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần đi chuyển hướng phải trái và trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Hoạt động của GV
ĐL
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
 GV tập trung và phổ biến nội dung bài.
 GV cho HS khởi động.
2. Phần cơ bản:
 GV nêu yêu cầu.
 GV theo dõi và sửa chữa cho những HS tập chưa tốt.
 GV theo dõi uốn nắn HS.
 GV nêu tên và phổ biến luật chơi.
 GV giám sát và uốn nắn HS.
3. Phần kết thúc:
 GV hệ thống nội dung giờ học và nhận xét lớp.
1 -> 2’
1’
1’
1’
1 -> 2’
8 -> 10’
6 -> 8’
6 -> 8’
1’
2 -> 3’
+ HS tập trung nghe GV phổ biến nội dung bài.
+ Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
+ Đi theo vòng tròn vừa đi vừa hát và vỗ tay theo nhịp.
+ Xoay cổ chân, tay, hông, đầu gối, vài theo nhịp 2 x 8.
- Ôn tập hàng ngang, dóng hàng.
+ Tập theo tổ đội hình từ 2->3 hàng ngang.
+ Ôn đi chuyển hướng phải trái.
+ HS luyện lần 1 do GV điều khiển.
+ HS luyện tập do GV điều khiển.
+ Hình thức luyên tập: Tập theo dòng nước chảy.
- Chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”
+ Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ HS về nhà ôn đi chuyển hướng phải, trái.
 Sinh hoạt tập thể
 GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Giúp học sinh nhận biết được:
- Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
- Chương trình học của học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT.
- Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3.
- Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên).
2. Học sinh có kĩ năng :
- Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục).
3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
- Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp (dùng cho GV).
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới
1 : Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài.
2 : Giới thiệu về tài liệu 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. 
* Các bước tiến hành :
Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 3, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
Bước 2 : GV tóm tắt nội dung lời giới thiệu, SHS trang 3.
3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp 
* Mục tiêu : Giúp HS biết chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, học sinh THCS, THPT.
Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc nội dung chương trình cấp tiểu học, SHS trang 4. 
Bước 2 : GV giới thiệu với HS chương trỡnh của tài liệu dựng cho THCS, THPT (giới thiệu tên các chương).
4 : Tìm hiểu sách HS lớp 3 
* Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược NS thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 3 Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyờn).
* Các bước tiến hành :
 Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau:
 - SHS gồm có mấy bài ?
- Tên từng bài là gì ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ? 
Bước 2 : Y /C HS trình bày kết quả.
* GV kết luận 
5 : Tìm hiểu các bài học liên quan ở lớp 1, 2 
* Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các bài học có nội dung liên quan tới các chủ đề sẽ học ở lớp 3 (các bài học ở chủ đề nói, nghe, cử chỉ , vui chơi ở lớp 1, 2)
* Các bước tiến hành :
Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau :
- Nêu tên các bài học trong chủ đề nói, nghe, cử chỉ, vui chơi ở lớp 1,2 ?
Bước 2 : HS trình bày kết quả.
 GV kết luận tên bài theo yêu cầu. GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu lời khuyên của các bài trên 
Bước 3 : GV có thể nêu một vài ví dụ minh hoạ về lời khuyên.
6. Củng cố - Tổng kết bài 
- SHS Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gồm có mấy bài ?
- Mỗi bài gồm mấy phần ?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Em biết lắng nghe”.
- HS lắng nghe
- HS ghi đầu bài
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
+ HS trình bày kết quả.
- SHS lớp 3 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ở, cử chỉ, vui chơi.
Bài 1 - Em biết lắng nghe
Bài 2 - Nói lời hay
Bài 3 - Em luôn sạch sẽ
Bài 4 - Ngôi nhà thân yêu 
Bài 5 - Góc học tập của em 
Bài 6 - Ngôi trường của em 
Bài 7 - Cử chỉ đẹp
Bài 8 - Vui chơi lành mạnh
- Mỗi bài gồm 3 phần : Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên.
- HS trình bày 
Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017
TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
 HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
-Củng cố kĩ năng áp dụng gấp một số lên nhiều lần vào giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
*Môn Toán
 Bài 1: Viết phép tính rồi tính 
a. Gấp 5 km lên 9 lần được:
b. Gấp 12 phút lên 7 lần được :
c. Gấp 30 m lên 5 lần được :
-HS nhận xét- GV chốt
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
Bài 2: Thựng thứ nhất đựng 14 lít dầu , thùng thứ hai đựng nhiều gấp 3 lần số dầu ở thùng thứ nhất . Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu? 
Yêu cầu HSlàm bài – chữa bài
Bài 3: Năm nay cháu 7 tuổi. Tuổi ông gấp 9 lần tuổi cháu cộng với 3. Hỏi ông bao nhiêu tuổi?
-HSđọc dề bài
 - BT cho biết gì? Hỏi gì?
-HD HS vẽ sơ đồ
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
* Môn Tập viết
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa E, Ê
C. Củng cố dăn dò: 
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- Lớp làm bài vào vở, 3 HS chữa bài
- HS nhận xét và nêu cách làm
- HS làm bài và chữa bài
-1 HS lên bảng tóm tắt và 1 HS giải
Giải
Tuổi ông là: 
 7 x 9 + 3 = 66 (tuổi)
 Đáp số: 66 tuổi
- HS nêu cách viết chữ hoa E, Ê
- HS trả lời
- Về nhà ôn bài.
THỦ CÔNG
Gấp cắt dán bông hoa
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- HS biết ứng dụng cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4, 8 cánh.
- Gấp, cắt dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Trang trí được bông hoa theo ý thích.
- Hớng thú với giờ học gấp, cắt, dán, hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đợc gấp, cắt từ giấy màu.
- Tranh quy trình gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
- Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nền.
- Kéo thủ công, hồ dán, giấy màu, bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
 GV nhận xét. 
 Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
 GV giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được cắt từ giấy màu.
 Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
 Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
 Khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?
 Có thể áp dụng cách gấp, căt, dán ngôi sao để gấp cắt bông hoa 5 cánh không?
 Nếu được thì phải làm như thế nào để đợc ?
 Phải gấp tờ giấy ban đầu nh thế nào để cắt được bông hoa 4 cánh, 8 cánh?
 Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều các loại hoa. Màu sắc, số cánh hoa và hình dạng khác nhau như hoa hồng, hoa cúc, hoa loa kèn 
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
a. Gấp cắt bông hoa năm cánh.
 Gọi HS nêu lại cách gấp, cắt ngôi sao năm cánh.
 GV hướng dẫn HS cách gấp, cắt bông hoa 5 cánh theo các bước nh SGV hình 1 và 2 hình 3 và 4
b. Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
 GV hướng dẫn HS gấp cắt dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh theo các bước sau.
+ Cắt các tờ giấy HV có các kích thước to nhỏ khác nhau.
+ Gấp tờ giấy HV làm 4 phần bằng nhau (H 5a). Tiếp tục gấp đôi ta đợc 8 phần bằng nhau (H 5b).
+ Vẽ đường cong H 5b.
+ Dùng bút vẽ đường cong để được bông hoa 4 cánh.
 GV hướng dẫn gấp cắt bông hoa 8 cánh.
+ Gấp đôi hình 5b được 16 phần bằng nhau sau đó dùng kéo lượn cắt ta được bông hoa 8 cánh.
c. Dán các hình bông hoa.
 Bố trí các bông hoa vào vị trí hợp lý.
 Nhấc từng bông hoa, bôi hồ và dán.
 Vẽ thêm cánh, lá để trang trí.
4. Thực hành:
 Gọi 2 HS nêu cách gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
 Gọi HS nhận xét và bổ xung.
5. Củng cố – dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS nêu cách gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh.
+ 2 HS thực hành cách gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Đỏ, vàng, tím, hồng 
+ Các cánh của bông hoa không giống nhau.
+ Khoảng cách rất đều nhau.
+ Có.
+ Vẽ các đường cong rồi cắt.
+ Gấp tờ giấy làm 4 phần và 8 phần 
+ HS nêu lại cách gấp, cắt dán ngôi sao 5 cánh.
+ HS theo dõi.
+ HS theo dõi.
+ 2 HS nêu cách gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
+ HS về nhà luyện gấp, cắt, dán bông hoa và chuẩn bị bài.
THƯ VIỆN
( Có GV bộ môn dạy)
 Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Củng cố cách nhận biết từ chỉ hoạt động, trạng thái. Ôn luyện biện pháp so sánh.
- Luyện về phép chia có dư.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
1.Tiếng Việt
Bài 1:Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau và cho biết đó là kiểu so sánh gì?
a.Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
b. Nhà ta coi chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang trên đời.
c.Trăng rằm như một chiếc đĩa vàng lấp lánh trên bầu trời.
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài
Bài 2:Tìm các từ
a.Chỉ hoạt động của con người giúp đỡ nhau: quan tâm, 
b. Chỉ cảm xúc của con người với con người: yêu,
* Môn Toán
Bài1:Trong một phép chia có thương là 27, số chia là 6 và số dư là số dư lớn nhất. Tìm số bị chia trong phép chia đó.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- BT cho biết gì ? Hỏi gì?
- Số chia là 6 thì số dư lớn nhất là bao nhiêu?
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
Bài 1: Các hình ảnh so sánh là:
a.Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn.
 Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng.
b. Nhà ta coi chữ hơn vàng
Coi tài hơn cả giàu sang trên đời.
c.Trăng rằm như một chiếc đĩa vàng lấp lánh
- Các hình ảnh so sánh a,b là kiểu so sánh hơn- kém
- Phần c là hình ảnh so sánh ngang bằng
Bài 2:
a) quan tâm,giúp đỡ, đỡ đần, trợ giúp
b) yêu, thương,lo lắng,
Bài 1:
Số chia là 6 thì số dư lớn nhất là 5 vì số dư lớn nhất nhỏ hơn số chia 1 đơn vị
Số bị chia là: 27 x 6 + 5 = 167
 Đáp số :167
- Về nhà ôn bài.
Tự nhiên và Xã hội
Bài 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH 
I. MỤC TIÊU 
- Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 28 – 29
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định
2. Bài cũ: 
- Nêu tên các cơ quan thần kinh ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1, Giới thiệu bài ... ghi đầu bài.
2.2, Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
 + Bước 1 : Làm việc theo nhóm. 
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a, 1b và đọc mục bạn cần biết trong Sgk và trả lời câu hỏi 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-> GV nhận xét, tuyên dương 
- GV hỏi : 
+ Phản xạ là gì ? Nêu một vài VD về những phản xạ thường gặp trong đời sống ? 
* Kết luận : 
- GV gọi HS nêu kết luận 
- GV kết luận theo SGV 
b. Hoạt động 2 : Chơi trò chơi : Thử phản xạ đầu gối và ai phản xạ ứng nhanh
+ Bước 1 : 
- GV HD HS thử phản xạ đầu gối 
+ Bước 2 : Thực hành 
+ Bước 3 : GV gọi HS lên thực hành 
-> GV khên gợi những HS thực hành tốt 
- GV giảng thêm : bác sĩ thường sử dụng phản xạ của đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống .
* Trò chơi 2 : Ai phản ứng nhanh 
+ Bước 1 : GV hướng dẫn cách chơi 
Người chơi đứng thành vòng tròn, dang 2 tay .
+ Bước 2 : GV cho HS chơi thử 
+ Bước 3 : Kết thúc trò chơi : các HS thua bị phạt hát hoặc múa 
- Khen gợi những HS có phản xạ nhanh.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Phản xạ là gì ? Nêu một vài VD về những phản xạ thường gặp trong đời sống ? 
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn thành VBT và chuẩn bị bài sau.
- 1 bạn nêu, lớp lắng nghe.
- Nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- HS chú ý nghe yêu cầu 
- các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát + trả lời câu hỏi 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ xung 
- HS nêu 
- HS nêu kết luận , vài HS nhắc lại 
- HS chú ý quan sát. 
- HS thử phản xạ đầu gối theo nhóm. 
- Một vài nhóm lên thực hành trước lớp 
- HS chú ý nghe 
- HS chơi thử 
- 1 em nêu.
 - Lắng nghe.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA
KỂ CHUYỆN VỀ TẤM GƯƠNG BẠN TỐT
I.MỤC TIÊU:	
- HS biết sưu tầm và kể chuyện tấm gương người bạn tốt
- Giáo dục HS tấm lòng nhân hậu,biết quan tâm đến bạn bè
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các mẩu chuyện sưu tầm qua sách, báo, mạng Internet.. về gương những người bạn tốt
- Băng hình minh họa(nếu có điều kiện)
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Khởi động: Cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết
- Nêu nội dung bài hát?
2. Nội dung sinh hoạt
Bước 1:Chuẩn bị
* HĐ 1: HS kể chuyện
- Trước 2 tuần GV phổ biến cho HS nắm được:
+Qua thực tế ở lớp,ở trường qua GV CN hay các nguồn thông tin sách, báo, mạng internet các em hãy sưu tầm tấm gương 1 người bạn tốt để thi đọc(kể) trước lớp
- Tiêu chí chấm thi:
+ Giọng kể rõ ràng, truyền cảm, kết hợp cử chỉ, điệu bộ.....khi kể :loại A
+ Giọng kể chưa rõ ràng, chưa kết hợp cử chỉ, điệu bộ.... khi kể :loại B
- Các giải thưởng cho cá nhân kể chuyện hay.
- Trước 1ngày GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương trình
- Chọn (cử) người dẫn chương trình
- Mỗi tổ tập 1-2 tiết mục văn nghệ
Bước 2: HS kể chuyện
- Mở đầu người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài và trình bày 1 số tiết mục văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, thông qua chương trình
- Tiến hành kể chuyện
+HS lần lượt lên kể chuyện theo thứ tự của chương trình
- Sau mỗi lần kể, người dẫn chương trình(GV) điều khiển cả lớp đánh giá xếp loại cho người vừa kể, người dẫn chương trình viết kết quả lên bảng
+ GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện
 Bước 3: Nhận xét-Đánh giá
- Người dẫn chương trình đọc kết quả do cả lớp bình chọn mời GV lên phát biểu trao quà (Nếu có)
- GV phát biểu khen HS bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm, kết hợp cử chỉ, điệu bộ đã cho cả lớp được nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn.
- Nhắc nhở HS học tập những tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ các bạn trong trường trong lớp gặp khó khăn.
* HĐ 2: Biểu diễn văn nghệ
- GV cho các tổ lên hát, múa, đọc thơ .. về tình bạn
* HĐ 3: Liên hệ
? Em đã làm gì để giữ gìn tình bạn?.........
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
 SINH HOẠT TẬP THỂ
 chủ đề: Vòng tay bè bạn
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS hiểu được sức mạnh của đoàn kết, hợp tác với bạn bè trong một tập thể sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn
- Biết giới thiệu những người bạn của mình, tìm được các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, các bài thơ, bài hát nói về bạn bè.
- Thêm yêu quý bạn, biết chia sẻ buồn vui với bạn.
II. LÊN LỚP
1. Khởi động:
- Cả lớp đồng thanh hát bài: Trái đất này là của chúng mình.
2. Nội dung sinh hoạt:
- GV cho xem đoạn phim về tình bạn .
- Khai thác ND đoạn phim
 - HS lên hát, đọc thơ, kể chuyện về tình bạn.
- GD: Phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau 
 Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 
HƯỚNG DẪN HỌC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Hoàn thành các bài học trong ngày.
- Củng cố áp dụng bảng chia 7 để giải toán.
 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hướng dẫn HS hoàn thành bài :
- Trong ngày đã học những tiết gì ?
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo KQ
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
...........................................................................................................................
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt bài buổi sáng. 
B. Ôn luyện: ( nếu còn thời gian)
Bài 1: Có các số: 1; 3; 4; 5; 6; 9. Hãy ghép thành số có hai chữ số chia hết cho 7.
Bài 2: Có 45 chiếc cốc xếp đều vào các hộp, mỗi hộp đựng 7 chiếc cốc. Hỏi xếp được bao nhiêu hộp như thế và còn thừa mấy chiếc cốc?
Bài 3: một số chia cho 7 dư 3. Hỏi:
Nếu số chia không đổi mà muốn phép chia không còn dư và thương giảm đi 1 thì số bị chia phải thay đổi thế nào?
Bài 4:Trong một phép chia có thương là 27, số chia là 6 và số dư là số dư lớn nhất. Tìm số bị chia trong phép chia đó.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- BT cho biết gì ? Hỏi gì?
- Số chia là 6 thì số dư lớn nhất là bao nhiêu?
C. Củng cố dăn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS nêu
- HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
- Các nhóm báo cáo KQ
- HS hoàn thành nốt bài buổi sáng 
- HS làm bài - chữa, nhận xét.
Bài 1: Ghép được các số là: 14; 35; 49; 56; 63.
Bài 2: Giải
Ta có: 45 : 7 = 6 ( dư 3) 
Vậy xếp được 6 hộp như thế và còn thừa 3 chiếc cốc
Bài 3:
Nếu số chia không đổi mà muốn phép chia không còn dư và thương giảm đi 1 thì số bị chia phải giảm đi là: 
7 x1 + 3 = 10 (đơn vị)
Bài 4
Số chia là 6 thì số dư lớn nhất là 5 vì số dư lớn nhất nhỏ hơn số chia 1 đơn vị
Số bị chia là: 27 x 6 + 5 = 167
 Đáp số :167
- Về nhà ôn bài.
SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt lớp tuần 7 
I . MỤC TIÊU :
- Sơ kết, đánh giá tuần 7.
- Triển khai phương hướng tuần 8
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Vòng tay bè bạn.
II. CHUẨN BỊ :
 GV: Tập hợp các thành tích, các thiếu sót của HS trong tuần để nêu gương và nhắc nhở
 HS : Các tổ trưởng và cán bộ lớp chuẩn bị báo cáo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Sơ kết, đánh giá tuần 7
- Yêu cầu các tổ trưởng lên báo cáo ưu , nhược điểm của tổ mình.
- Yêu cầu lớp trưởng tổng hợp báo cáo từ các tổ để nhận xét các tổ theo nội dung:
a. Nề nếp, tác phong đạo đức: ( nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
b. Học tập (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
c. Thể dục, vệ sinh (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
d. Các hoạt động Đội (nêu rõ ưu điểm và nhược điểm )
đ. Bình thi đua ( Cắm cờ hoặc xếp loại)
2. Triển khai phương hướng tuần 8
a. Về nề nếp, tác phong đạo đức:
- Luôn có thái độ kính thầy, yêu bạn, biết đoàn kết và giúp đỡ bạn bè
- Đi học đều và đúng giờ nếu nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nếp xếp hàng ra vào lớp. nghiêm chỉnh chấp hành tốt nếp truy bài, không nói tục, chửi bậy, không ăn quà vặt, biết bảo vệ của công.
- Thực hiện tốt nếp ăn ngủ bán trú đúng giờ, mặc đồng phục theo đúng quy định vào thứ hai và thứ sáu hàng tuần.
- Chấp hành tốt luật giao thông, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên xe máy hoặc xe đạp điện.
b. Học tập
- Ôn bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở và đồ dùng đầy đủ theo thời khóa biểu. 
- Ngồi trong lớp chăm chú lắng nghe cô giảng bài, không nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học. Hăng hái giơ tay phát biểu và biết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng nhau tiến bộ.
c. Thể dục và vệ sinh
- Thực hiện nghiêm chỉnh nhanh chóng nếp xếp hàng tập thể dục, múa hát và sinh hoạt tập thể dưới sân trường.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ Luôn có ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh trên sân trường.
d. Hoạt động Đội
- Thực hiện tốt mọi phong trào của Đội đề ra.
- Hưởng ứng tốt phong trào thi đua đợt 1 của Đội.
- Thực hiện tốt nếp sinh hoạt sao. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm: Vòng tay bè bạn.
- GV cho HS múa hát, vẽ tranh, kể chuyện hoặc đọc thơ về tình bạn.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS
ÂM NHẠC
( Có GV bộ môn soạn và dạy)
MĨ THUẬT
( Có GV bộ môn soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_buoi_chieu_tuan_7_nam_hoc_201.doc