Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao

• MỤC TIÊU:

• Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.

• Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.

• Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.

• Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho học sinh kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (theo chương trình giảm tải của Bộ).

• KNS:

• Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

• Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.

• MT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường (toàn phần).

 

docx 54 trang ducthuan 06/08/2022 1010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Trường TH Bông Sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 31 tháng 5 năm 2020
Tập đọc - Kể chuyện tuần 30
Tiết 59: Gặp Gỡ Ở Lúc-xăm-bua
( Tích hợp: KNS)
MỤC TIÊU:
Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua.
Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.
Thái độ: Yêu thích môn học.
Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
KNS:
Rèn các kĩ năng: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp. Tư duy sáng tạo.
Phương pháp: Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. Trình bày ý kiến cá nhân.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
Học sinh: Đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (5 phút):
Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài: trực tiếp.
Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Luyện đọc (22 phút).
Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.
* Cách tiến hành:
Hát đầu tiết.
3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Nêu lại tên bài học.
Đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Viết lên bảng các từ tiếng nước ngoài hướng dẫn HS rèn đọc.
Yêu cầu HS đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong sách giáo khoa.
Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (18 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
Cách tiến hành:
+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị?
+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
+ Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.
Cách tiến hành:
Hướng dẫn HS đọc đoạn 3 của bài.
Mời một số em thi đọc đoạn 3.
Mời một em đọc cả bài.
GV và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hoạt động 4: Kể chuyện (15 phút)
Mục tiêu: Theo gợi ý,‎ kể lại nội dung câu chuyện.
Cách tiến hành:
Mời hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.
Gọi một em kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý.
Gọi hai em tiếp nối nhau lên kể đoạn 1 và đoạn 2.
GV cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
Ba em lên bảng đọc bài, cả lớp theo, nhận xét.
Nối tiếp nhau đọc từng câu.
Luyện đọc các từ khó ở mục A.
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong câu chuyện.
Giải nghĩa các từ sau bài đọc
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Lớp đọc đồng thanh cả bài.
Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
Ba em thi đọc lại đoạn cuối bài văn.
Hai em thi đọc diễn cảm đoạn cuối.
Một em đọc toàn bài.
Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
Hai em nhìn bảng đọc lại các câu hỏi gợi ý.
Một em dựa vào câu hỏi gợi ý kể mẫu đoạn 1.
-Lần lượt hai em lên kể đoạn 1 và đoạn 2
Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS chú ý
Hoạt động nối tiếp (5 phút):
Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
.............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 31 tháng 5 năm 2020
Toán tuần 30
Tiết 146: Luyện tập
(Tích hợp KNS)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
Kĩ năng: Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1 (cột 2, 3); Bài 2; Bài 3.
Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (5 phút):
Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
Học sinh hát đầu tiết.
3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Ôn tập phép cộng (10 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 2, 3). Tính (theo mẫu):
Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
Yêu cầu cả lớp làm bài vào tập.
Gọi 4 em lên bảng thực hiện.
Yêu cầu 2 em ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Hoạt động 2: Ôn giải toán (17 phút)
Mục tiêu: Giúp HS thực hiện tốt các bài tập cần làm theo quy định.
Cách tiến hành:
Bài 2:
Gọi HS đọc bài toán.
Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
Cho HS đọc phân tích tóm tắt rồi giải
Tóm tắt:
Chiều rộng 	: 3cm
Chiều dài 	: Gấp đôi chiều rộng
Tính 	: Chu vi, diện tích?
Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3:
Gọi HS nêu yêu cầu
GV vẽ hình tóm tắt lên bảng y/c hs nêu bài toán
Chữa và chấm bài.
.
1 HS nêu yêu cầu Bài tập.
Cả lớp tự làm bài.
4 em lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
Đổi vở để kiểm tra bài nhau.
Một em đọc bài toán.
Phân tích bài toán.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
3 x 2 = 6 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là
(3+ 6) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là
3x 6 = 18 (cm2)
Đáp số: CD. 6 cm
CV. 18 cm
DT. 18 cm2
Cả lớp thực hiện làm vào vở.
Một HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu
Học sinh làm bài.
Bài giải:
Mẹ cân nặng số kg
17 x 3 = 51( kg)
Cả hai mẹ con cân nặng
51 + 17 = 68 (kg)
Đáp số: 68 kg
Hoạt động nối tiếp (3 phút):
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Xem lại bài, chuẩn bị bài sau
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.........................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 6 năm 2020
Chính tả tuần 30
Tiết 59: ÔN TIẾNG VIỆT
( Tích hợp KNS –HCM )
MỤC TIÊU:
Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.
Thái độ: Giáo dục học sinh ‎ thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (5 phút):
Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.
Nhận xét, đánh giá chung.
Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
Các họat động chính :
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả (20 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
* Cách tiến hành:
Hát đầu tiết.
Học sinh viết bảng con.
- Nhắc lại tên bài học.
Chuẩn bị:
Đọc toàn bài viết chính tả.
Gọi 2 HS đọc lại bài viết.
Hướng dẫn HS nhận xét bằng câu hỏi:
+ Liên hợp quốc thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc khi nào?
Cho HS tìm từ khó và hướng dẫn HS viết từ khó vào bảng con
Viết chính tả:
Đọc cho HS viết bài.
- Cho HS đổi vở kiểm tra chéo
- Chấm vài bài: 5 bài - nhận xét từng bài
- Hướng dẫn và yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: Chọn phần b: Chọn chữ để điền vào chỗ trống
- Gọi HS nêu yêu cầu của đề bài.
- Cho 2 đội thi làm bài tiếp sức.
- Nhận xét, chốt lại
Bài tập 3: Đặt câu (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài, lưu ý cách đặt câu.
- Cho HS học nhóm đôi
- Gọi mỗi nhóm đặt 1 câu
- Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại bài viết.
- Phát biểu
- Viết bảng con
- Viết vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo
- Tự chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- 2 đội thi làm bài tiếp sức.
- Cả lớp chọn đội thắng cuộc
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Học nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trả lời
- Nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 2 tháng 6 năm 2020
Đạo đức tuần 30
Tiết 30:Chăm Sóc Cây Trồng, Vật Nuôi (tiết 1)
(KNS + MT)
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
Kĩ năng: Nêu được những việc cần làm phù hợp. Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng vật nuôi với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
Thái độ: Yêu thích môn học; rèn các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học.
Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt; có thể cho học sinh kể lại một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (theo chương trình giảm tải của Bộ).
KNS:
Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn. Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trướng. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Các phương pháp: Dự án. Thảo luận.
MT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường (toàn phần).
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (5 phút):
Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên trả lời các câu hỏi tiết trước.
Nhận xét, đánh giá.
Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
Hát đầu tiết.
3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng? (15 phút)
Mục tiêu: Học sinh hiểu được sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người
Cách tiến hành:
- GV chia HS theo số chẵn, kẻ và nêu yêu cầu
- HS số chẵn: Nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do và tác dụng của con vật đó.
- HS số lẻ nêu đặc điểm của 1số cây trồng mà em thích, nêu lí do và tác dụng của cây đó.
- GV gọi HS lên trình bày
- 4-> 5 HS lên trình bày
- Các HS khác phải đoán và gọi tên được con vật hoặc cây trồng đó
- GV giới thiệu thêm 1 số con vật và cây trồng mà HS yêu thích
* GV kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
b. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh (10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS xem 1 sô tranh ảnh
- HS đặt 1 số câu hỏi về các bức tranh
- GV mời 1 số HS đặt câu hỏi và đề nghị các bạn trả lời về ND từng bức tranh.
- VD:Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- HS trả lời
+ Theo bạn việc làm đó sẽ đem lại ích lợi gì ?
- HS nhận xét
F Kết luận:
Ảnh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây
2: Bạn đang cho gà ăn 
* MT: Tham gia bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi là góp phần phát triển, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Hoạt động nối tiếp (3 phút):
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................
...................................................
Thứ ba ngày 2 tháng 6 năm 2020
Toán tuần 30
Tiết147:Phép Trừ Các Số Trong Phạm Vi 100 000
(Tích hợp KNS )
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Biết trừ các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính và tính đúng).
Kĩ năng: Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Đồ dùng học tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động (5 phút):
Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
Học sinh hát đầu tiết.
3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ (8 phút)
Mục tiêu: Giúp HS làm với phép trừ, cách đặt tính.
Cách tiến hành:
Giới thiệu phép trừ.
Viết lên bảng phép trừ: 85 672 – 58 329
Yêu cầu cả lớp thực hiện vào nháp
Gọi 1 HS lên bảng làm
Đặt câu hỏi: Muốn trừ số có 5 chữ số cho số có 5 chữ số ta làm như thế nào?
Chốt lại cách thực hiện phép trừ
Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng để tính toán
Cách tiến hành:
Bài 1: Tính
Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
Yêu cầu HS làm vào bảng con
Uốn nắn sửa sai cho HS
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
Cho HS làm vào vở rồi đổi vở kiểm tra chéo
Gọi 1 HS làm trên bảng
Nhận xét chốt lại
63780 91462 49283
18546 53406 5765
45234 38056 43518
Bài 3: Toán giải
Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Cho HS học nhóm 4 - làm bài vào bảng nhóm
Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng
Tóm tắt:
Có 	: 25 850m
Đã trải nhựa	: 9850m
Chưa trải nhựa	: km?
Gọi HS nhận xét
Nhận xét, chốt lại.
Quan sát.
Thực hiện bài toán bằng cách đặt tính dọc.
1 HS lên bảng làm
Phát biểu
1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Làm bài vào bảng con
92896 73581 59372 32484
65748 6929 53814 9177
27148 66652 5558 23307
1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Làm vào vở
1 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét
1 HS đọc yêu cầu đề bài.
Học nhóm 4.
Đại diện các nhóm dán bài lên bảng
Bài giải
Số ki-lô-mét quãng đường chưa trải nhựa là:
25 850 – 9850 = 16 000 (m)
16 000m = 16km
Đáp số: 16km.
- Nhận xét
Hoạt động nối tiếp (3 phút):
Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Thứ ba ngày tháng năm 2020
Tự nhiên Xã hội tuần 30
TIẾT 59 TRÁI ĐẤT : QUẢ ĐỊA CẦU
(Tích hợp KNS-MT )
MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng :
Nhận biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu .
Biết cấu tạo của quả địa cầu
HS khá, giỏi: Chỉ trên quả địa cầu cực Bắc, cực Nam, xích đạo,Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 112, 113.
Quả địa cầu.
2 hình phóng to như hình 2 trong SGK trang 112 nhưng không có phần chữ trong hình.
2 bộ bìa, mỗi bộ 5 tấm ghi: cực Bắc, cực Nam, Bắc bán cầu, Nam bán cầu, xích đạo.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động (1’)
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 83 (VBT)
- GV nhận xét, ghi điểm
- HS thực hiện
C. Bài mới (26’)
* Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp 9’
Bước 1 :
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK tr.112.
- HS quan sát hình 1.
- GV nói : Quan sát hình 1 , em thấy Trái Đất có hình gì
- HS có thể trả lời : hình tròn, quả bóng, hình cầu.
- GV chính xác hoá câu trả lời của HS : Trái Đất có hiình cầu, hơi dẹt ở hai đầu.
Bước 2 :
- GV tổ chức cho HS quan sát quả địa cầu và giới thiệu : Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và phân biệt cho các em thấy các bộ phận : quả địa cầu, trục gắn, giá đỡ, trục gắn quả địa cầu với giá đỡ.
- HS quan sát quả địa cầu và nghe giới thiệu.
- Đối với lớp có nhiều HS khá giỏi, GV có thể mở rộng cho HS biết : Quả địa cầu được gắn trên một giá đỡ có trục xuyên qua.Nhưng trong thực tế không có trục xuyên qua và cũng không phải đặt trên giá đỡ nào cả. Trái Đất nằm lơ lửng trong không gian.
-HS lắng nghe.
- GV chỉ cho HS vị trí của nước Việt Nam nằm tên quả địa cầu nhằm giúp các em hình dung được Trái Đất mà chúng ta đang ở rất lớn.
Kết luận : Trái Đất rất lớn và có dạng hình cầu
* Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm 10’
Bước 1 :
- GV chia nhóm và yêu cầu HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- HS quan sát hình 2 trong SGK và chỉ trên hình : cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Bước 2 : - GV yêu cầu các nhóm lên chỉ trên quả địa cầu
- HS trong nhóm lần lượt chỉ cho nhau xem: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu trên địa cầu.
Bước 3 : - GV cho HS nhận xét về màu sắc trên bề mặt quả địa cầu tự nhiên và giải thích sơ lược về sự thể hiện màu sắc. Từ đó giúp HS hình dung được bề mặt Trái Đất không bằng phẳng.
- HS nhận xét
Kết luận : Quả địa cầu giúp chúng ta hình dung được hình dạng, độ nghiêng và bề mặt Trái Đất.
* Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Gắn chữ vào sơ đồ câm 7’’
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- GV treo 2 hình phóng to như hình 2 trang 112 (nhưng không có chú giải) lên bảng.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm,
-HS chia mỗi nhóm 5 HS.
- GV yêu cầu 2 nhóm lên bảng xếp hai hàng dọc.
-2 nhóm xếp 2 hàng dọc.
- GV phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa (mỗi HS trong nhóm 1 tấm bìa)
-HS nhận bìa
- GV hướng dẫn luật chơi : Khi GV hô bắt đầu, lần lượt từng HS trong nhóm lên gắn tấm bìa của mình vào hình trên bảng. HS trong nhóm không được nhắc nhau. Khi HS thứ nhất về chỗ thì HS thứ hai mới được lên gắn, cứ như thế cho đến hết 5 HS.
- HS chơi theo hướng dẫn.
Bước 2 : GV tổ chức cho HS chơi
-GV cho 2 nhóm HS chiw
- Hai nhóm HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Bước 3 :
- Các HS khác quan sát và theo dõi hai nhóm chơi.
- GV tổ chức cho HS đánh giá hai nhóm chơi :
+ Nhóm nào gắn đúng trong thời gian ngắn nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
+ Nhóm nào chơi không đúng luật sẽ bị ngừng cuộc chơi, GV có thể gọi nhóm khác lên để chơi.
D .Hoạt động nối tiếp
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị : Sự chuyển động của trái đất
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020
Tập đọc tuần 30
Một Mái Nhà Chung
(TÍCH HỢP KNS-MT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung bào vệ gìn gữi nó.
2. Kĩ năng : Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3 trong sách giáo khoa; thuộc 3 khổ thơ.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi biết trả lời được câu hỏi 4.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút).
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới
* Cách tiến hành:
- Hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Nêu lại tên bài học.
- Đọc diễm cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng, vui tươi, hồn nhiên, thân ái.
- Cho HS xem tranh.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- Cho HS luện đọc từng dòng thơ
- Cho HS phát hiện từ khó và hướng dẫn HS đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Cho HS giải thích các từ mới: dím, gấc, cầu vồng.
- Cho HS đọc từng khổ theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.
* Cách tiến hành:
+ Ba khổ thơ đầu nói đến mái nhà riêng của ai
+ Mỗi mái nhà riêng có gì đáng yêu?
+ Mái nhà chung của muôn vật là gì?
+ Em muốn nói gì với người bạn chung một mái nhà?
c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp các em nhớ và đọc thuộc bài thơ.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc lại toàn bài thơ bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
- Cho HS thi đua HTL từng khổ thơ của bài thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ”
- Mời 4 em thi đua đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhận xét.
- Đọc thầm theo
- Xem tranh trong SGK
- Mỗi HS tiếp nối đọc 2 dòng thơ.
- Đọc theo hướng dẫn của GV
- Đọc tiếp nối từng khổ thơ.
- Giải thích từ mới.
- Đọc nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
HS đọc thầm bài thơ để TLCH
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ.
- Học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
- Thi đua đọc thuộc lòng
- 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Cho 2 đội thi đọc thuộc lòng theo trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020
Thủ công tuần 30
Tiết 30:Làm Đồng Hồ Để Bàn
(Tích hợp KNS –MT )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết cách làm đồng hồ để bàn.
2. Kĩ năng: Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* Riêng với học sinh khéo tay, làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ các bước tiến hành mẫu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra đồ dùng học tập môn Thủ công của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Hát đầu tiết.
- Học sinh để đề dùng ra bàn.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho 5 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm đồng hồ để hệ thống lại các bước thực hiện.
- GV nhắc HS khi dán các tờ giấy làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bơi hồ cho đều.
b. Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm (12 phút)
* Mục tiêu: Biết cách trang trí và trưng bày sản phẩm.
* Cách tiến hành:
- GV gợi ý cho học sinh cách trang trí.
- Trong khi HS thực hành,giáo viên đến các bàn quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hồn thành sản phẩm.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV khen ngợi, tuyên dương những sản phẩm làm đẹp.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Học sinh nhắc lại.
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ.
+ Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
- Cả lớp tiến hành làm đồng hồ theo các bước quy định.
- Học sinh trang trí theo gợi ý.
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài làm, chuẩn bị tiết sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020
Toán tuần 30
Tiết 148:Tiền Việt Nam
(Tích hợp KNS-MT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nhận biết được các tờ giấy bạc: 20 000 đồng; 50 0 00 đồng, 100 000 đồng.
2. Kĩ năng: Bước đầu biết đổi tiền. Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4 (dòng 1, 2).
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
- Học sinh hát đầu tiết.
- 3 em thực hiện.
- Nhắc lại tên bài học.
a. Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS làm các loại tiền 20 000, 50 000 và 100 000 đồng.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nêu nhận xét các đặc điểm của từng loại giấy bạc trên về: (Tích hợp KNS-MT)
+ Màu sắc của từng tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ
- Nhận xét, chốt lại
b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng vào làm bài tập có đơn vị là đồng.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Mỗi ví có bao nhiêu tiền?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS làm miệng: Yêu cầu HS quan sát các ví tiền rồi cộng số tiền của từng ví
- Gọi HS trả lời
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2: Toán giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS học nhóm đôi làm vào bảng học nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm xong dán bài lên bảng
- Cho HS nhận xét bài
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS nêu cách làm
- Yêu cầu 3 HS lên bảng thi làm nhanh
- Nhận xét, chốt lại
Bài 4 (dòng 1, 2): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cho HS chơi trò chơi bán hàng
- Cho HS nhận xét
- Nhận xét, chốt lại.
- Quan sát và nêu đặc điểm của từng loại giấy bạc
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học cá nhân
- 2 HS trả lời
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi
- Đại diện các nhóm làm xong dán bài lên bảng
- Nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu
- 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Nhận xét chọn bạn thắng cuộc
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Chơi trò chơi
- Nhận xét.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 3 tháng 6 năm 2020
Tự nhiên Xã hội tuần 30
TIẾT 60 SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
(Tích hợp KNS-MT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết Trái đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- Biết sử dụng mũi tên để mô tả sự chuyển động của Trái đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời.
- GDKNS:
+ Kĩ năng hợp tác và kĩ năng làm chủ bản thân: Hợp tác và đảm nhận trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi trình bày và thực hành quay quả địa cầu.
+ Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong SGK trang 114, 115.
- Quả địa cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 1’
- Hát vui
2. Kiểm tra bài c

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_30_nam_hoc_2019_2020_tru.docx