Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bảng nhân 7

Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bảng nhân 7

Hoạt động của thầy

I. Ổn định tổ chức: 1’

- GV cho lớp hát 1 bài.

II. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS làm 2 phép tính:

+ HS1: 4 x 6 = ? ; 24 : 6 = ?

+ HS2: 8 x 6 = ? ; 48 : 6 = ?

- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 6 và hỏi kết quả của một số phép tính bất kì.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, cho điểm.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

- Vừa rồi cô thấy các con đã đọc thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được kiến thức đã học để tính nhẩm rất tốt. Vậy các con hãy học tập theo bạn, thật chú ý để hoàn thành tốt bài học hôm nay nhé! Bài Bảng nhân 7.

- GV ghi bảng.

2. Dạy bài mới:

a) Hướng dẫn HS lập bảng nhân 7.

- Các con hãy để bộ đồ dùng lên trước mặt và chúng ta cùng bắt đầu bài học nhé!

- Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.

- Trên bảng cô cũng có 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Các con hãy đếm và cho cô biết:

+ Mỗi chúng ta có mấy chấm tròn?

+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

+ 7 được lấy 1 lần. Vậy ai có thể lập cho cô 1 phép nhân tương ứng.

+ 7 nhân 1 bằng mấy?

- GV viết bảng: 7 x 1 = 7 và nêu: Đây chính là phép nhân thứ nhất trong bảng nhân 7.

- GV yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.

- GV gắn lên bảng và nêu: Cô có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Như vậy 7 chấm tròn được lấy mấy lần?

- 7 được lấy 2 lần. Vậy có thể lập được phép nhân tương ứng nào?

- 7 nhân 2 bằng bao nhiêu?

- Vì sao con biết?

- GV viết bảng: 7 x 2 = 14 và nêu: Đây chính là phép nhân thứ hai trong bảng nhân 7.

- Tương tự như vậy, cô có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Các con hãy thảo luận nhóm đôi trong 2 phút để trả lời các câu hỏi sau:

+ 7 chấm tròn được lấy mây lần? Viết phép nhân tương ứng.

+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép tính 7 x 3?

- Gọi 1 nhóm trình bày.

- Có nhóm nào có cách làm khác nhóm 1 không?

- Còn nhóm nào có cách làm khác không?

- GV viết bảng 7 x 3 = 21 và nêu: Các con có rất nhiều cách làm hay và đều có kết quả đúng. Đây chính là phép nhân thứ ba trong bảng nhân 7.

- Gọi HS đọc lại cả 3 phép nhân trên bảng.

- Ở lớp 2 các con đã được học các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và lên lớp 3 các con đã vừa được học bảng nhân 6. Vậy bạn nào có thể cho cô biết: Trong mỗi bảng nhân có mấy phép nhân?

- Vừa rồi các con đã học tập rất sôi nổi. Để phát huy tinh thần đó, các con hãy dựa vào cách làm của các phép tính trước, thảo luận nhóm 4 trong 2 phút để tìm kết quả của các phép nhân còn lại nhé!

- Trong khi HS thảo luận, GV ghi các phép tính còn lại trong bảng nhân 7 ( không ghi kết quả).

- Gọi HS báo cáo kết quả. GV ghi bảng.

- Con tìm kết quả của phép tính 7 x 5 như thế nào?

- Ai có cách làm khác không?

- Gọi HS nhận xét cách tính của 2 bạn.

- Con có cách nào để tìm kết quả của 7 x 9?

- Các con đã làm rất tốt rồi đấy! Khi làm toán có rất nhiều cách làm khác nhau, các con cần lựa chọn cách làm sao cho nhanh nhất nhé!

- Như vậy cô trò mình đã lập xong bảng nhân 7. Cô mời 1 bạn đoc bảng nhân này.

- Nhìn vào bảng nhân, các con có nhận xét gì về các thừa số và các tích trong bảng nhân này?

- GV chỉ và nói: Các thừa số thứ nhất đều là 7 nên người ta gọi là bảng nhân 7.

- Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược bảng nhân 7.

 

doc 6 trang ducthuan 06/08/2022 1950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Bảng nhân 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG NHÂN 7
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Kiến thức: HS lập được bảng nhân 7 và làm được một số bài tập.
- Kĩ năng: HS thuộc bảng nhân 7. Biết vận dụng để làm bài tập nhanh và chính xác.
- Thái độ: Yêu thích học toán. Tích cực chủ động trong học tập.
B Chuẩn bị:
1. GV:
- Các tấm bìa , mối tấm có 7 chấm tròn.
- Các bông hoa ghi tích trong bảng nhân 7.
2. HS:
- Bộ đồ dùng học toán lớp 3.
- SGK, vở BT.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức: 1’
- GV cho lớp hát 1 bài.
II. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS làm 2 phép tính:
+ HS1: 4 x 6 = ? ; 24 : 6 = ?
+ HS2: 8 x 6 = ? ; 48 : 6 = ?
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 6 và hỏi kết quả của một số phép tính bất kì.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 1’
- Vừa rồi cô thấy các con đã đọc thuộc bảng nhân 6 và vận dụng được kiến thức đã học để tính nhẩm rất tốt. Vậy các con hãy học tập theo bạn, thật chú ý để hoàn thành tốt bài học hôm nay nhé! Bài Bảng nhân 7.
- GV ghi bảng.
2. Dạy bài mới:
a) Hướng dẫn HS lập bảng nhân 7.
- Các con hãy để bộ đồ dùng lên trước mặt và chúng ta cùng bắt đầu bài học nhé!
- Yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn.
- Trên bảng cô cũng có 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Các con hãy đếm và cho cô biết:
+ Mỗi chúng ta có mấy chấm tròn?
+ 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
+ 7 được lấy 1 lần. Vậy ai có thể lập cho cô 1 phép nhân tương ứng. 
+ 7 nhân 1 bằng mấy?
- GV viết bảng: 7 x 1 = 7 và nêu: Đây chính là phép nhân thứ nhất trong bảng nhân 7.
- GV yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
- GV gắn lên bảng và nêu: Cô có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Như vậy 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 2 lần. Vậy có thể lập được phép nhân tương ứng nào?
- 7 nhân 2 bằng bao nhiêu?
- Vì sao con biết? 
- GV viết bảng: 7 x 2 = 14 và nêu: Đây chính là phép nhân thứ hai trong bảng nhân 7.
- Tương tự như vậy, cô có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Các con hãy thảo luận nhóm đôi trong 2 phút để trả lời các câu hỏi sau: 
+ 7 chấm tròn được lấy mây lần? Viết phép nhân tương ứng.
+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép tính 7 x 3? 
- Gọi 1 nhóm trình bày.
- Có nhóm nào có cách làm khác nhóm 1 không?
- Còn nhóm nào có cách làm khác không?
- GV viết bảng 7 x 3 = 21 và nêu: Các con có rất nhiều cách làm hay và đều có kết quả đúng. Đây chính là phép nhân thứ ba trong bảng nhân 7.
- Gọi HS đọc lại cả 3 phép nhân trên bảng.
- Ở lớp 2 các con đã được học các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và lên lớp 3 các con đã vừa được học bảng nhân 6. Vậy bạn nào có thể cho cô biết: Trong mỗi bảng nhân có mấy phép nhân?
- Vừa rồi các con đã học tập rất sôi nổi. Để phát huy tinh thần đó, các con hãy dựa vào cách làm của các phép tính trước, thảo luận nhóm 4 trong 2 phút để tìm kết quả của các phép nhân còn lại nhé!
- Trong khi HS thảo luận, GV ghi các phép tính còn lại trong bảng nhân 7 ( không ghi kết quả).
- Gọi HS báo cáo kết quả. GV ghi bảng.
- Con tìm kết quả của phép tính 7 x 5 như thế nào?
- Ai có cách làm khác không? 
- Gọi HS nhận xét cách tính của 2 bạn. 
- Con có cách nào để tìm kết quả của 7 x 9?
- Các con đã làm rất tốt rồi đấy! Khi làm toán có rất nhiều cách làm khác nhau, các con cần lựa chọn cách làm sao cho nhanh nhất nhé!
- Như vậy cô trò mình đã lập xong bảng nhân 7. Cô mời 1 bạn đoc bảng nhân này.
- Nhìn vào bảng nhân, các con có nhận xét gì về các thừa số và các tích trong bảng nhân này?
- GV chỉ và nói: Các thừa số thứ nhất đều là 7 nên người ta gọi là bảng nhân 7.
- Yêu cầu HS đọc xuôi, đọc ngược bảng nhân 7.
b) Học thuộc bảng nhân 7.
- Vừa rồi cô thấy các con có rất nhiều cách lập bảng nhân 7. Cô cũng đồng ý với các con. Chúng mình hãy dựa vào đặc điểm của các thừa số và tích trong bảng nhân 7 để học thuộc nhanh bảng nhân này nhé!
- Bây giờ cô xóa bỏ một số tích trong bảng nhân 7, các con hãy giúp cô khôi phục lại bảng nhân này nhé!
- Khó hơn một chút, cô sẽ che một số thừa số và toàn bộ tích. Cô mời 5 bạn đọc nối tiếp. 
- Xóa thêm một số thừa số. Cô mời 2 bạn đọc, mỗi bạn 5 phép tính.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 7.
- Cô khen các con đã đọc thuộc bảng nhân 7, Chúng mình cùng vận dụng bảng nhân 7 để làm bài tập nhé!
c) Luyện tập:
* Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Để tính nhẩm nhanh bài tập này, các coc làm thế nào?
- Yêu cầu HS nêu miệng.
- Trong BT 1 có phép tính nào không có trong bảng nhân 7?
- Con dựa vào đâu mà tìm được kết quả?
- Bạn rất giỏi. Con đã nhớ rất tốt kiến thức ở lớp 2.
Qua BT 1 cô thấy các con tính nhẩm rất tốt. Chúng mình cùng chuyển sang BT2 để luyện giải bài toán có lời văn nhé!
* Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề. 
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải vào vở. GV bao quát lớp, hướng dẫn các em học yếu.
- Các con có nhận xét gì về bài làm của bạn?
- Có bạn nào có cách tính khác không?
- GV nhận xét:
+ Các con làm như vậy xét về kết quả thì đúng nhưng về mặt ý nghĩa của phép nhân thì không đúng. Nếu viết 4 x 7 thì sẽ hiểu là 4 ngày x 7 tuần. 
* Lưu ý: 
- GV nhấn mạnh: Phải lấy giá trị 1 phần nhân với số phần. Tức là lấy 7 ngày (1 tuần) nhân với 4 tuần.
- GV nhận xét, cho điểm.
Chúng ta cung chuyển sang BT3 nhé!
* Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Vì sao con điền được như vậy?
- Con có nhận xét gì về dãy số này?
- Gọi HS nhắc lại dãy số từ 7 đến 70.
- Gọi HS đọc ngược lại dãy số từ 70 đến 7.
* Trò chơi: Xì điện
- Vừa rồi các con đã học bài rất tốt. Cô thưởng cho cả lớp 1 trò chơi. Các con có thích không? Trò chơi có tên là Xì điện.
- GV phổ biến luật chơi và nêu cách chơi: Cô đưa ra 1 phép nhân trong bảng nhân 7 sau đó cô sẽ chỉ định 1 bạn nêu 1 phép nhân tiếp theo trong bảng nhân đó. Nếu bạn đó trả lời đúng sẽ được quyền chỉ định 1 bạn nêu tiếp. Cứ như vậy cho tới hết các phép tính trong bảng nhân 7. Nếu bạn nào trả lời sai sẽ phải hát 1 bài. Các con đã rõ cách chơi chưa nào?
- Trò chơi bắt đầu!
- GV nhận xét, khen thưởng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Gọi 1 HS đọc to thuộc lòng bảng nhân 7.
- Hãy nêu 1 vài đặc điểm cơ bản của bảng nhân 7.
- Về nhà học thuộc bảng nhân 7 và luyện tập thêm.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm ra nháp.
- 2 HS đọc bảng nhân 6 và trả lời.
- HS nhận xét.
- HS ghi vở.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ 7 chấm tròn.
+ HS: 1 lần.
+ 7 x 1
+ 7 nhân 1 bằng 7.
- Vài HS đọc: 7 x 1 = 7.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 2 lần.
- 7 x 2
- 7 nhân 2 bằng 14.
- Con thấy: 7 x 2 = 7 + 7 = 14. 
- Vài HS đọc: 7 x 2 = 14.
- Các nhóm thảo luận và ghi lại kết quả.
- HS nêu: 7 x 3 = 7 +7 + 7 = 21. Vậy 7 x 3 = 21.
- Nhóm khác nêu: Nhóm con có kết quả giống nhưng cách làm khác nhóm bạn. Con thấy: 7 x 3 = 21 và 3 x 7 = 21 (đã học ở bảng nhân 3). Vì khi thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Nhóm khác nêu: Nhóm con cũng có kết quả như vậy nhưng nhóm con nhận thấy: 7 x 2 = 14 rồi thêm 1 lần 7 thì bằng 21.
- HS đọc: 7 nhân 3 bằng 21.
- 3-4 HS đọc cả 3 phép nhân.
- HS nêu: Có 10 phép nhân.
- HS thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.
- Mỗi HS nêu kết quả 1 phép tính.
- Con thấy 7 được lấy 5 lần nên 7 x 5 = 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 35.
- Vì 5 x 7 = 35 nên 7 x 5 = 35 (dựa vào bảng nhân 5).
- Cách làm của bạn thứ 2 nhanh hơn.
- Con lấy tích của 7 x 8 cộng thêm 7.
- HS đọc.
- HS nêu: Trong bảng nhân 7, các thừa số thứ nhất đều là 7. Thừa số thứ hai là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10. Tích là các số đếm thêm 7 từ 7 đến 70.
- HS đọc.
- Vài HS đọc.
- 5 HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 2 phép tính.
- 2 HS khá, giỏi đọc.
- HS đọc.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Dựa vào bảng nhân 7.
- HS nối tiếp nêu kết quả.
- HS nêu: 0 x 7; 7 x 0.
- Con thấy số nào nhân với 0 cũng bằng 0; 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 tuần lễ có 7 ngày.
- Tìm 4 tuần có tất cả bao nhiêu ngày?
- 1 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở.
+ Tóm tắt: 
1 tuần: 7 ngày
4 tuần: ngày?
Bài giải
4 tuần lễ có tất cả số ngày là:
7 x 4 = 28 (ngày)
Đáp số: 28 ngày
- HS nhận xét.
- Con cũng có kết quả giống bạn nhưng phép tính của con là 4 x 7 = 28 (ngày).
- 1 HS đọc.
- HS làm BT.
- HS báo cáo.
- HS TL.
- HS nêu: Đây là các tích của bảng nhân 7. 
- HS đọc.
- HS nghe.
- HS chơi trò chơi.
- Bảng nhân 7.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_bai_bang_nhan_7.doc