Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 109: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
I.MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù
*Năng lực giao tiếp toán học:
- Sử dụng ngôn ngữ toán học để nêu cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
* Năng lực tư duy và lập luận:
- Thực hiện được các phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
* Năng lực mô hình hóa toán học
- Sử dụng phép tính nhân để giải bài toán có liên quan.
2. Năng lực chung và phẩm chất
-Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Tính toán cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên: Power Point
-Học sinh: Vở ghi toán
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (4’)
+ Compa được dùng để làm gì ?
+ Hãy vẽ bán kính ON, đường kính AB trong hình tròn tâm O?
- HS thực hành vẽ
- GV kiểm tra, đánh giá bài của một số HS
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng
2. Khám phá (10’)
*Mục tiêu:
- Sử dụng ngôn ngữ toán học để nêu cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Thực hiện được các phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
*Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
Toán TIẾT 109: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù *Năng lực giao tiếp toán học: - Sử dụng ngôn ngữ toán học để nêu cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. * Năng lực tư duy và lập luận: - Thực hiện được các phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. * Năng lực mô hình hóa toán học - Sử dụng phép tính nhân để giải bài toán có liên quan. 2. Năng lực chung và phẩm chất -Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Phẩm chất: Tính toán cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ -Giáo viên: Power Point -Học sinh: Vở ghi toán III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động (4’) + Compa được dùng để làm gì ? + Hãy vẽ bán kính ON, đường kính AB trong hình tròn tâm O? - HS thực hành vẽ - GV kiểm tra, đánh giá bài của một số HS - Tổng kết – Kết nối bài học. - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. Khám phá (10’) *Mục tiêu: - Sử dụng ngôn ngữ toán học để nêu cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. - Thực hiện được các phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. *Phương pháp: Vấn đáp, thực hành *Cách tiến hành: 2.1. Giới thiệu phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số - GV nêu phép tính. - Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 1034 x 2 - Chữa bài: - GV chiếu phép tính + Phép nhân này có đặc điểm gì? + Cách thực hiện nhân số có 4 chữ số có gì giống và khác với nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số? (GV chiếu câu hỏi) GV: Lưu ý cách đặt tính, thứ tự tính từ phải sang trái. ( Nhân từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn) 2.2. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân - Gv chiếu phép tính: 2125 x 3 - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S? Nêu cách nhân? -GV chiếu phép tính + Hai phép nhân này có những điểm gì giống và khác nhau? (GV chiếu câu hỏi) GV: Lưu ý cách đặt tính, thứ tự tính từ phải sang trái. Lưu ý các lượt tính có nhớ -2HS đọc phép tính - HS thực hiện đặt tính vào giấy nháp - HS thực hiện tính - Đọc phép tính và nhận xét Đ- S? + Nêu cách thực hiện. a, 1034 x 2 = ? 1034 x 2 2068 1034 x 2 = 2068 -Là phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số - Thực hiện tính từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. Khác: thêm một lượt tính nữa ở hàng nghìn. - 2 HS đọc phép nhân - HS lên bảng đặt tính và tính vào nháp -HS nêu cách thực hiện phép tính. b, 2125 x 3 = ? 2125 x 3 6375 2125 x 3 = 6375 - Cả 2 phép nhân này đều là nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Phép nhân a là phép nhân không nhớ, phép nhân b là phép nhân có nhớ ở hàng chục. 3. Luyện tập (24’) *Mục tiêu: - Thực hiện được các phép tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. - Sử dụng phép tính nhân để giải bài toán có liên quan. - Sử dụng ngôn ngữ toán học để nêu cách đặt tính và thực hiện tính nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. *Phương pháp: Vấn đáp, thực hành luyện tập, hoạt động cá nhân. *Cách tiến hành: - GV chiếu đề bài, yêu cầu HS đọc đề bài - GV chữa bài: + Nhận xét Đ - S ? -GV chiếu kết quả bài 1 - GV nhận xét, đánh giá GV: Lưu ý cách đặt tính, thứ tự thực hiện nhân từ phải sang trái. - GV chiếu đề bài, yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS làm vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ - S ? + Khi đặt tính em cần lưu ý những gì? (GV chiếu câu hỏi nhận xét) GV: Lưu ý cách đặt tính Trong một lượt nhân nếu tích lớn hơn hoặc bằng 10, ta thực hiện nhớ sang hàng liền kề. -GV chiếu đề bài, yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giúp HS phân tích đề bài - GV chiều phần tóm tắt Tóm tắt Xây 1 bức tường: 1015 viên gạch Xây 4 bức tường hết: ... viên gạch? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Chữa bài: - Đọc bài giải và nhận xét Đ – S? - GV chiếu bài làm - Tìm 4 bức tường xây hết bao nhiêu viên gạch ta làm thế nào? GV: Đọc kĩ đề bài Biết giá trị của 1 phần tìm giá trị của nhiều phần ta làm phép nhân. - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Chữa bài: + Nhận xét Đ – S? + Nêu cách nhân nhẩm các phép tính ở cột b? Đối chiếu GV: Lưu ý cách nhân nhẩm số tròn chục( tròn trăm, tròn nghìn) với 1 số. Bài 1: Tính - HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở - HS lần lượt nêu cách thực hiện phép tính 2116 1072 x x 3 4 6348 4288 1234 4013 x x 2 2 2468 8026 Bài 2: Đặt tính rồi tính - HS đọc yêu cầu của bài - HS lần lượt nêu cách thực hiện phép tính a, 1023 x 3 1810 x 5 1023 1810 x x 3 5 3069 9050 Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài - HS trả lời các câu hỏi của GV - HS làm bài giải vào vở - Một số HS đọc bài của mình - HS nhận xét bài của bạn Bài giải Xây 4 bức tường hết số viên gạch là: 1015 x 4 = 4060 (viên) Đáp số: 4060 viên Bài 4: Tính nhẩm - HS nêu yêu cầu của bài. Đọc mẫu 2000 x 3 = ? Nhẩm: 2 nghìn x 3 = 6 nghìn Vậy : 2000 x 3 = 6000 a, 2000 x 2 = 4000 x 2 = 3000 x 2 = 4. Vận dụng (1’) *Mục tiêu: Tìm nhanh kết quả phép tính * Phương pháp: Thực hành *Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS tìm nhanh kết quả phép tính - Học sinh làm bài nhanh 3000 x 3 = 2000 x 5 = 5000 x 2 = 5. Củng cố, dặn dò (1’) - GV nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_3_tiet_109_nhan_so_co_bon_chu_so_voi_so_co.docx