Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng chia 6

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng chia 6

BÀI: BẢNG CHIA 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Bảng chia 6:

+ Thành lập bảng

+ Bước đầu ghi nhớ bảng (đối với HS dễ dàng thuộc bảng).

– Tìm kết quả phép chia trong bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6 (yêu cầu đối với đa số HS trong lớp).

– Nhận biết các phân số 1/2, 1/3, ., 1/6 thông qua các hình ảnh trực quan.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 24/06/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng chia 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: BẢNG CHIA 6 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Bảng chia 6: 
+ Thành lập bảng
+ Bước đầu ghi nhớ bảng (đối với HS dễ dàng thuộc bảng).
– Tìm kết quả phép chia trong bảng chia 6 dựa vào bảng nhân 6 (yêu cầu đối với đa số HS trong lớp).
– Nhận biết các phân số 1/2, 1/3, ..., 1/6 thông qua các hình ảnh trực quan.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bảng nhân 6, bảng chia 6.
- HS: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 phút)
* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
Học sinh ôn lại bảng nhân 6
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát tập thể.
- Trị chơi: Truyền điện: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng nhân 6.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- HS tham gia chơi.
- Học sinh mở SGK, trình bày vào vở. 
2. Bài học (12 phút)
* Mục tiêu: Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và thuộc bảng chia 6.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, lớp
* Lập bảng chia 6
– GV giới thiệu bảng chia 6 chưa có kết quả.
- Y/c HS nhận xét số bị chia và số chia.
- GV: Đây cũng là các tích trong bảng nhân 6.
– GV đặt vấn đề: thành lập bảng chia 6 bằng cách nào để mất ít thời gian?
– GV treo bảng nhân 6 trên bảng lớp và yêu cầu HS trình bày kết quả của hai phép chia đầu trong bảng, giải thích cách làm.
– Y/C HS (nhóm đôi) thảo luận, tìm các kết quả trong bảng chia 6.
– Gọi HS đọc các kết quả trong bảng chia 6 và giải thích cách tìm kết quả, GV hoàn thiện bảng chia.
– GV lưu ý HS nếu thấy dễ dàng thì nên học thuộc bảng chia.
- HS quan sát
- Số chia là 6, số bị chia là dãy số đếm thêm 6 (từ 6 đến 60)
- Dựa vào bảng nhân 6.
- HS trình bày.
- HS tìm kết quả của phép chia.
- HS trả lời.
- HS học thuộc bảng chia 6.
3. Luyện tập (18 phút)
* Mục tiêu: Củng cố bảng chia 6, củng cố mối quan hệ của phép nhân và phép chia.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm 
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
- GV nhận xét. Hỏi cách làm.
- GV: Trường hợp 0 : 6 = 0 có nhiều cách giải thích:
+ Trong hộp bánh đã hết, chia đều cho 6 bạn, mỗi bạn không được cái nào.
+ Vì 0 x 6 = 0.
Bài 2
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- GV hướng dẫn HS đọc theo 2 cách:
+ 48 : 6 = 8
+ 8 = 48 : 6
- Tổ chức cho HS chơi trò: Đố bạn
- GV nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi.
– Sửa bài, GV hướng dẫn HS nói theo mẫu:
Hình tròn được chia thành hai phần bằng nhau, tô màu một phần ta có một phần hai (GV viết 1/2).
- GV nhận xét.
- Tính nhẩm
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời: thuộc bảng chia, dựa vào bảng nhân 6.
- HS lắng nghe.
- Số ?
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc
- HS thực hiện
- HS trình bày:
Hình A được chia làm 4 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Đã tô màu 1/4 hình A.
Hình B được chia làm 2 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Đã tô màu 1/2 hình B.
Hình C chia làm 6 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Đã tô màu 1/6 hình C.
Hình D chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Đã tô màu 1/3 hình D.
Hình E chia làm 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần. Đã tô màu 1/5 hình E.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: đàm thoại, thực hành
* Hình thức: trò chơi
- GV có thể cho HS chơi “Truyền điện”.
- Chia lớp thành hai nhóm, thay nhau trả lời kết quả các phép chia trong bảng chia 6.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe, thực hiện
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11.docx