Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

* Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.

** Nhìn vào đồng hồ HS nêu chính xác thời gian các việc đang làm.

- HSKT làm Bài 3,4 ( T1-tr 17 ).

II. Tài liệu, phương tiện

- Tài liệu vở ôn luyện

- Bảng phụ

III. Nội dung

1. Khởi động:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

2. Nội dung

* HS làm việc cá nhân Bài 3,4 ( T1-tr 17 ).GV giúp đỡ HS làm bài tập.

** HS làm việc cá nhân Bài 3; 4(VBT - Tập 1- T18;19)

và làm thêm bài tập trên bảng.

- Giáo viên chữa bài cho học sinh.

- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm Bài 3,4 ( T1-tr 17 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.

3. Nhận xét đánh giá giờ học

- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.

 

doc 8 trang ducthuan 04/08/2022 1190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Ngày soạn: 19 tháng 9 năm 2020
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2020
Toán –Tăng cường
Tiết: Ôn luyện: 
I. Mục tiêu: 
* Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng.
** Nhìn vào đồng hồ HS nêu chính xác thời gian các việc đang làm.
- HSKT làm Bài 3,4 ( T1-tr 17 ).
II. Tài liệu, phương tiện
Tài liệu vở ôn luyện
Bảng phụ
III. Nội dung 
1. Khởi động: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
* HS làm việc cá nhân Bài 3,4 ( T1-tr 17 ).GV giúp đỡ HS làm bài tập.
** HS làm việc cá nhân Bài 3; 4(VBT - Tập 1- T18;19)
và làm thêm bài tập trên bảng.
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm Bài 3,4 ( T1-tr 17 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.
3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.
_____________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn luyện 
I.Mục tiêu:
* HS đọc được bài phát âm chuẩn, rõ chữ, mạch lạc. 
** Học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu. Hiểu và thấy được lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đối với mẹ. 
- HSKT đọc được bài phát âm chuẩn II. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu vở ôn luyện tiếng việt lớp 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung
* Bài 3 - Đọc và tìm hiểu văn bản Vườn hoa của Hoàng hậu ( Tr16- T1)
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc bài đọc câu, đọc đoạn, đọc cả bài.
** Bài 3- trang 16 đọc bài: Vườn hoa của Hoàng hậu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên giao cho học sinh luyện đọc trong nhóm Vườn hoa của Hoàng hậu 
sau đó cá nhân trả lời các câu hỏi về nội dung bài viết kết quả vào vở, từng bạn 
chia sẻ kết quả với các bạn trong nhóm. 
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc bài hoa của Hoàng hậu và Trả lời câu hỏi a, b về nội dung bài học 3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Học sinh cùng giáo viên đánh giá giờ học.
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 5- Vui trung thu (VD: tập trang trí bày cỗ trung thu; múa lân, ).
I. Mục tiêu
- Biết Tết trung thu được tổ chức vào mùa thu và vào rằm tháng 8.
- Tết trung thu là một đêm trăng tròn sáng và đẹp.
- Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc, quí mến của cha mẹ đối với con cái một cách cụ thể. Vì thế tình cảm gia đình ngày càng thêm khăng khít.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
- Tổ chức vui tết trung thu cho HS.
- Tập trung toàn trường.
III. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên:
- Khoảng sân rộng để tổ chức.	
	- Đèn ông sao, đèn kéo quân,câu hỏi, thang điểm.
	2. Học sinh: Học thuộc một số bài hát Rước đèn ông sao. 	
IV. Tiến trình 
A. Hoạt động cơ bản - Hoạt động thực hành	
* Khởi động
- Hát tập thể bài hát “Tết Trung thu”.
- GV giới thiệu nội dung hoạt động.
1. Cuộc thi hiểu biết
Mục tiêu: HS biết: HS biết tết trung thu là ngày tết vào mùa thu và biết ngày tết trung thu là ngày 15 tháng 8. Đêm trung thu là đêm trăng tròn và đẹp.
Tiến hành: 
- GV chia lớp làm 4 đội để tham gia cuộc thi.
Chủ tịch HĐTQ điều khiển trò chơi: Các đội cử đại diện lên bốc thăm câu hỏi về cho đội mình trả lời, mỗi đội trả lời một câu hỏi. Trong vòng 2 phút đội nào trả lời đúng sẽ ghi được điểm, đội nào trả lời sai đôi bạn biết sẽ trả lời và giành điểm từ đội đó (5 điểm cho câu trả lời đúng).
+ Tết trung thu được tổ chức để chúc mừng vào mùa nào?
+ Tết trung thu được tổ chức vào ngày nào?
+ Đêm trung thu mặt trời và mặt trăng như thế nào?
- Các đội bốc thăm trả lời câu hỏi, BGK nhận xét ghi điểm.
2. Cuộc thi nhanh
Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa ngày tết trung thu cho các em và người lớn vui chơi.
Tiến hành: 
- Người DCT đọc câu hỏi các nhóm giơ tay giành quyền trả lời, khi người DCT vừa đọc xong câu hỏi, nhóm nào giơ tay trước sẽ giành quyền trả lời, nếu nhóm nào giơ tay mà trả lời sai quyền ưu tiên thuộc về nhóm khác (5 điêm/1 câu trả lời đúng).
+ Tết trung thu để chúng ta làm gì?
+ Tết trung thu có ý nghĩa gì?
+ Tết trung thu người ta thường làm gì? 
- Các đội giơ tay giành quyền trả lời, BGK nhận xét ghi điểm.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- GV giới thiệu lồng đèn cho HS quan sát.
+ Đêm trăng rằm trăng như thế nào?
+ Tháng này trường chúng ta phát động phong trào gì cho các anh chị khối 4, 5?
* Kết luận : Tháng này là tháng 9 (dương lịch), nhưng âm lịch thì là tháng 8. Hằng năm cứ vào ngày 15 tháng 8 (âm lịch) là chúng ta được ăn tết trung thu. Tết trung thu được tổ chức vào mùa thu. Trong đêm trung thu trăng rất tròn và đẹp. Tết trung thu là phong tục có ý nghĩa. Đó là sự báo hiếu, săn sóc, biết ơn, đoàn tụ, yêu thương.
3. Tập hát bài “Rước đèn tháng 8”
Mục tiêu : HS biết bài hát : “Rước đèn tháng 8’’.
Tiến hành: 
- GV giới thiệu và hướng dẫn HS hát bài “Rước đèn tháng 8”
- HS hát bài hát “rước đèn tháng 8”
* Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên - học sinh khen những học sinh, nhóm thực hiện tốt.
- Kết thúc hoạt động GV nêu yêu cầu giờ HĐNG tuần sau để học sinh chuẩn bị. 
C. Hoạt động ứng dụng
- HS tìm hiểu thêm về têt trung thu
____________________________________
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 21: Bài 3B: Là người em ngoan (tiết 3)
I. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu, Chữ mẫu 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 5, 6 HDTH
_____________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn Luyện
I. Mục tiêu	
* Tập chép chính xác đoạn văn bài : “ Bông hoa cúc trắng ” .
** Nghe đọc viết chính xác đoạn văn bài : “ Bông hoa cúc trắng ”. 
- HSKT:Tập chép đúng chính tả.
II. Phương tiện dạy học: 
- Vở viết
- Sách ôn luyên TV 3, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
* HS nhìn bảng Luyện viết đoạn “Một hôm khỏi vườn” của bài Vườn hoa của hoàng hậu ( Tr16– T1). 
** HS nghe viết - Luyện viết đoạn “Một hôm khỏi vườn” của bài Vườn hoa của hoàng hậu ( Tr16– T1). Điền vào chỗ trống ch/tr ( Bài 7a Tr19 - T1) 
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn cho em tập chép đoạn “Một hôm khỏi vườn” của bài Vườn hoa của hoàng hậu ( Tr16– T1). 
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 4. HĐTN: Chủ đề 1: An-bum sở thích của tôi
( Làm đèn ông sao)
I. Mục tiêu 	- Học sinh hiểu trong ngày Tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.
- Học sinh biết cách làm đèn ông sao.
- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
- Hướng dẫn HS làm đèn ông sao.
- Tập trung tại lớp học.
III. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên: 
Một chiếc đèn ông sao làm mẫu; Ảnh rước đèn ông sao đêm Trung thu; Đĩa nhạc có bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám” (Đồng Sơn).
	2. Học sinh: 
Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre, giây thép nhỏ, giấy bóng kính (hoặc giấy màu), que làm cán, kéo, keo dán, Vệ sinh lớp học diễn ra hoạt động. 
	IV. Tiến trình
A. Hoạt động cơ bản	
* Khởi động
	- Tập thể hát về Tết Trung thu.
	- GV giới thiệu nội dung hoạt động: Người xưa quan niệm mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế, đèn là một đồ chơi không thể thiếu trong đêm Trung Thu. Có nhiều loại đèn: đèn lồng, đén kéo quân, đén cá chép, đèn ông sao, 
1. Chuẩn bị
10 thanh tre cật, 1 thanh tre dài uống thành vòng tròn bao quanh ông sao, giây thép nhỏ để buộc, giấy bóng kính nhiều màu (giấy màu loại mỏng), một cái que làm cán, kéo, keo dán 
2. Hướng dẫn làm đèn ông sao.
 	Bước 1. Làm khung đèn ông sao
 	- Tùy kích thước to nhỏ của ông sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau.
 	- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm hai ông sao bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao:
 	+ Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép.
 	+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối.
 	- Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành 2 mặt sao của đèn.
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến.
 	Bước 2. Dán đèn
 	- Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao.
 	- Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, 
 	- Dùng một que làm cán đèn sao.
 	- Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn.
 	Bước 3. Hoàn thành sản phẩm
 	- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn.
B. Hoạt động thực hành
1. Thực hành
- Thực hiện theo hướng dẫn: Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép. Xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối.
- Thực hiện buộc hai ngôi sao vào với nhau.
- Làm thành chống tạo độ dày cho đèn
- Thực hiện dán đèn: Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ông sao.
- Trang trí đường viền ngôi sao.
- Làm cán đèn.
- Làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao.
- Hoàn thành chiếc đèn, dán tên vào cán đèn.
- GV bao quát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm hoàn thành sản phẩm.
2. Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên - học sinh khen những học sinh, nhóm thực hiện tốt có sản phẩm đẹp.
- Kết thúc hoạt động GV nêu yêu cầu giờ HĐNG tuần sau để học sinh chuẩn bị. 
C. Hoạt động ứng dụng
Em hãy cùng với bố mẹ hoặc ông bà tìm hiểu và học thêm một số bài hát về Trung thu.
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 24: Bài 3C: Cháu yêu bà ( tiết 3)
I. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu; 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 7- HĐTH.
_______________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp – Tuần 3
I. Mục tiêu.
 	- GV và HS cùng sơ kết lại việc thực hiện các hoạt động trong tuần qua.
 	- Nhận ra những khuyết điểm cần khắc phục và phát huy những thành tích đã đạt được.
	- Tham gia 1 số trò chơi dân gian.
- Biết phương hướng thực hiện tuần tới. 
II. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
- GV đề ra phương hướng tuần sau.
III. Tiến trình
1. Tự nhận xét trong nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đánh giá nhận xét trong nhóm. Sau đó cả nhóm đánh giá từng cá nhân.
2. Nhận xét trước lớp
- Chủ tịch HĐTQ điều khiển các nhóm, các ban đánh giá việc thực hiện các hoạt động trước lớp. Nhận xét chung và đưa ra cách khắc phục những nhược điểm, phát huy mặt tích cực trong tuần.
3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Sinh hoạt theo chủ đề
* Mỗi nhóm tham gia một tiết mục văn nghệ chủ đề vui trung thu.
	* Tham gia 1 số trò chơi dân gian trong ngày tết trung thu.
	* Phương hướng tuần sau: 
- Duy trì các nề nếp, chăm ngoan, học tốt.
- Chuẩn bị đủ sách vở đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Làm vệ sinh theo khu vực được phân công; 
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tang_cuong_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_3_nam_hoc_202.doc