Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ sáu)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ sáu)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Giới thiệu và nêu vấn đề:

- Tiết tập đọc hôm trước, các em học bài: Đơn xin vào Đội – trong tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội TNTPHCM và tập điền đúng nội dung vào mẫu đơn in sẵn: Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

Hoạt động 2: Nói về đội TNTP (15’)

Bài tập1: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. (Dành cho học sinh HT)

- GV gọi HS đọc lại đề bài

- GV gắn gợi ý lên bảng:

A/Đội thành lập ngày nào?

B/Những đội viên đầu tiên của đội là ai?

GV chốt: Có 5 đội viên:Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Mì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thuỷ)

C/Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?

  15/5/1941

  15/5/1951

  30/1/1970

GV chốt và mở rộng: Đội được thành lập tại Pắc Pó, Cao Bằng. Tên gọi đầu là Đội nhi đồng cứu quốc

- GV giới thiệu : Huy hiệu đội, khăn quàng đỏ, bài hát về đội (Đội ca – Tác giả: Phong Nhã)

GD: Để xứng đáng là1 đội viên em phải làm gì?

Hoạt động 3:: Điền vào giấy tờ in sẵn (10’)

Bài 2: Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.

- GV gọi HS đọc lại mẫu đơn

- GV đưa ra mẫu đơn và giới thiệu cho HS mẫu đơn gồm các phần

- Quốc hiệu và tiêu ngữ (Cộng hoà Độc lập )

- Điạ điểm, ngày, tháng, năm viết đơn

- Tên đơn

- Điạ chỉ gởi đơn

 - Họ, tên, ngày sinh, điạ chỉ, lớp, trường của người viết đơn là thông tin cá nhân mà các em đã được học ở lớp 2 ( GV lưu ý nơi ở ghi số nhà các em ở hiện nay)

- Nguyện vọng và lời hứa

- Người viết đơn, viết tên và ghi rõ họ và tên cuối lá đơn.

- GV chốt & liên hệ: GV thấy các em đã biết điền vào 1 mẫu đơn có sẵn. Từ nay khi viết bất cứ 1 loại đơn nào thì phần quốc hiệu và tiêu ngữ của đơn bắt buộc phải có, còn nội dung của đơn thì tùy theo từng loại đơn. Có những phần phải viết theo mẫu, có những phần không phải viết theo mẫu đó là nguyện vọng và lời hứa của mình nhưng ở đơn này các em phải viết theo mẫu.

 

docx 8 trang trinhqn92 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ sáu)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
Âm nhạc: (Tiết 1)
Học hát: Bài Quốc Ca Việt Nam.
I/ Mục tiêu:
Biết hát theo giai điệu và lời1 . 
Dạy lồng ghép HĐNGLL: Ca hát về trường lớp
	- Giáo dục ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
II/ Đồ dùng dạy hoc: 
 - GV: Thuộc hai lời bài quốc ca. Bảng phụ. Tranh ảnh minh họa cho bài.
	- HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy học:
T/ gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1’
15’
12’
5’
2’
Hoạt động 1: Dạy hát bài: Quốc Ca Việt Nam
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
+ Bài hát Quốc ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần để học sinh thuộc lời ca và giai điệu của bài hát.
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn học sinh hát bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp của bài hát.
- Hướng dẫn HS hát bài hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài hát.
- GV hỏi học sinh, bài hát có tên là gì? Lời của bài hát do ai viết?
- Giáo Viên mời học sinh nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát
HĐNGLL: Ca hát về trường lớp
Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nghe mẫu.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy
+ Hát cá nhân.
- HS nhận xét.
- HS chú ý.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
+ Bài Quốc Ca Việt Nam.
+Nhạc sĩ: Văn Cao
- HS nhận xét.
- HS thực hiện
- HS thực hiện.
-HS ghi nhớ.
...................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
Tập làm văn: (Tiết 1)
	 Nói về đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh điền vào giấy tờ in sẵn 
I/Mục tiêu:
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ chí Minh (BT1) và biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2)
- Giáo dục HS có ý thức phấn đấu trở thành đội viên tốt. Biết áp dụng vào cuộc sống thực tế
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Huy hiệu đội, khăn quàng, mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
 - HS: Phiếu học tập.
III/Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động: (4’)
- Kiểm tra SGK/ TV1.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 Giới thiệu và nêu vấn đề: 
- Tiết tập đọc hôm trước, các em học bài: Đơn xin vào Đội – trong tiết tập làm văn hôm nay các em sẽ nói những điều em đã biết về tổ chức Đội TNTPHCM và tập điền đúng nội dung vào mẫu đơn in sẵn: Đơn xin cấp thẻ đọc sách. 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- HS lắng nghe 
Hoạt động 2: Nói về đội TNTP (15’)
Bài tập1: Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. (Dành cho học sinh HT)
GV gọi HS đọc lại đề bài 
GV gắn gợi ý lên bảng:
A/Đội thành lập ngày nào?
B/Những đội viên đầu tiên của đội là ai?
GV chốt: Có 5 đội viên:Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Mì (bí danh Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thuỷ)
C/Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
 c 15/5/1941
 c 15/5/1951
 c 30/1/1970
GV chốt và mở rộng: Đội được thành lập tại Pắc Pó, Cao Bằng. Tên gọi đầu là Đội nhi đồng cứu quốc
- GV giới thiệu : Huy hiệu đội, khăn quàng đỏ, bài hát về đội (Đội ca – Tác giả: Phong Nhã)
GD: Để xứng đáng là1 đội viên em phải làm gì?
- HS đọc lại câu hỏi gợi ý
HS nêu miện;Đội thành lập ngày 
-15 – 5- 1941
-HS thảo luận nhóm đôi – đại diện nhóm trình bày
- HS trả lời
3- 4 HS nhắc lại
HS giơ bảng Đ,S
S
S
Đ
HS lắng nghe
-Học có năng khiểu nổi trội, thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy
Hoạt động 3:: Điền vào giấy tờ in sẵn (10’)
Bài 2: Hãy chép mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
GV gọi HS đọc lại mẫu đơn
- GV đưa ra mẫu đơn và giới thiệu cho HS mẫu đơn gồm các phần
Quốc hiệu và tiêu ngữ (Cộng hoà Độc lập )
Điạ điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên đơn
Điạ chỉ gởi đơn
 - Họ, tên, ngày sinh, điạ chỉ, lớp, trường của người viết đơn là thông tin cá nhân mà các em đã được học ở lớp 2 ( GV lưu ý nơi ở ghi số nhà các em ở hiện nay) 
Nguyện vọng và lời hứa
- Người viết đơn, viết tên và ghi rõ họ và tên cuối lá đơn.
- GV chốt & liên hệ: GV thấy các em đã biết điền vào 1 mẫu đơn có sẵn. Từ nay khi viết bất cứ 1 loại đơn nào thì phần quốc hiệu và tiêu ngữ của đơn bắt buộc phải có, còn nội dung của đơn thì tùy theo từng loại đơn. Có những phần phải viết theo mẫu, có những phần không phải viết theo mẫu đó là nguyện vọng và lời hứa của mình nhưng ở đơn này các em phải viết theo mẫu.
-1 HS đọc yêu cầu
HS làm bài
2 – 3 HS đọc lại bài viết 
Nhận xét
- HS lắng nghe 
- HS nêu miệng 
Nhận xét
Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Cho HS về nhà tìm hiểu biết thêm về Đội TNTPHCM.
Một số lưu ý khi viết đơn.
Xem lại bài 
Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
Toán (Tiết 5)
Luyện tập
I / Mục tiêu: 
 - HS biết thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
 - Ham thích học toán, biết vận dụng vào cuộc sống hằng ngày, tính toán cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy hoc: 
 GV: Bảng phụ, bảng cài. Trò chơi toán học . 
HS: V T, SGK, bảng con
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động : luyện tập (3’)
- Giáo viên kiểm tra 02 học sinh.
- Yêu cầu: Tìm x (Dành cho học sinh HT)
x – 125 = 344 x + 125 = 266
-Nhận xét, đánh giá
GTB: Trong học này tiếp giúp cho các em củng cố lại cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc hàng trăm)
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
-HS nêu lại đề bài 
Hoạt động 2: Ôn cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số 
Bài 1 : Tính (Dành cho học sinh CHT)
- GV yêu cầu HS nêu lại đề bài 
-GV tổ chức cho HS tự làm bài cá nhân
 487 789 157 183
- Bài 1 em có nhận xét gì ? 
1 HS đọc yêu cầu
Lớp làm bài
Sửa miệng tiếp sức heo dãy.
-Đây là phép cộng có nhớ 
Bài 2 : Đặt tính và tính (Dành cho học sinh HT)
- GV yêu cầu HS nêu lại đề bài 
-GV tổ chức cho HS tự làm bài cá nhân
367 + 125; 487 + 130; 93 + 58; 168 + 503
GV sửa bài cho HS 
-1 HS đọc yêu cầu
HS làm bảng lớp
Lớp nhận xét kết quả
Hoạt động 3: Ôn giải toán có lời văn và tính nhẩm (14’) (Dành cho học sinh HT)
 Bài 3 : Giải bài toán theo bảng tóm tắt sau:
-Yêu cầu học sinh đọc đề giải toán theo tóm tắt
Thùng thứ nhất có : 125lít 
Thùng thứ haicó : 135lít 
Cả hai thùng có : .lít ?
Đề bài cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
GV sửa bài cho HS sai 
Giải
Số lít xăng cả 2 thùng là
125 + 135 = 260 ( lít )
Đáp số: 260 lít.
1 HS đọc yêu cầu
-HS lần lượt trả lời câu hỏi
Bài 4 : Tính nhẩm (Dành cho học sinh HTT)
-GV yêu cầu HS nêu lại đề bài 
-GV tổ chức cho HS làm bài cá nhân
a/ 310 + 40 = b/ 400 + 50 = c./ 100 – 50 = ..
150 + 250 = .. 305 + 45 = .. 950 – 50 = 
450 - 150 = .. 515 - 15 = .. 515 – 415= 
-1 HS đọc yêu cầu
HS thi đua “chuyền tin” 2 dãy sửa bài
HS thi đua 2 đội
Nhận xét
Hoạt động nối tiếp: (2’)
-Làm các bài còn lại vào buổi chiều.
-Chuẩn bị: Trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) 
Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Luyện từ và câu: (Tiết 1)
 Ôn về từ chỉ sự vật – so sánh
I/ Mục tiêu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật (BT1); Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
- Nêu được các hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3) 
- GD HS yêu thích môn học Tiếng Việt, biết vận dụng vào cuộc sống thực tế 
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh: diều, vòng màu ngọc thạch, bảng phụ.
 - HS: VT
III/Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động: (5’)
GV kiểm tra SGK, VBT
GV giới thiệu, ghi tựa: Hằng ngày, khi nhận xét, miêu tả về các sự vật, hiện tượng, các em đã biết cách nói so sánh đơn giản: VD như: Tóc bà trắng như bông; Bạn A học giỏi hơn bạn B; Bạn B cao hơn bạn A .
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn các từ ngữ chỉ sự vật. Sau đó sẽ bắt đầu làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong thơ văn, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết cách so sánh hay. 
- GV ghi tựa lên bảng.
HS thực hiện theo yêu cầu
- HS lắng nghe và nêu lại đề bài
Hoạt động 2: Ôn tập (7’) (Dành cho học sinh HT)
 Bài tập 1: Gạch dưới các từ chỉ sự vật trong khổ thơ
-GV gọi HS đọc lại yêu cầu 
-Đề bài yêu cầu ta làm gì?
-GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm tiến
GV Chốt: ta đã biết và nhớ từ chỉ sự vật là gì, bây giờ lớp sẽ bắt đầu làm quen với hình ảnh so sánh từ những sự vật đó qua câu thơ, văn theo cách so sánh đơn giản. 
 .
 -1 HS đọc yêu cầu của đề
Gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật
-HS thực hành: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai
Nhận xét
Hoạt động 3: So sánh (18’) (Dành cho học sinh HTT)
Bài tập 2: Tìm và viết lại những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ dưới đây
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
Lưu ý: ở BT1 chỉ yêu cầu ta tìm từ ngữ chỉ sự vật, nhưng ở bài 2 là tìm sự vật được so sánh với nhau.
Gọi 1 HS đọc câu a
-Trong 2 câu này, từ nào là từ chỉ sự vật? (Từ chỉ sự vật là : hai bàn tay em, hoa)
Sự vật nào được so sánh với sự vật nào? ()
Giáo dục: Qua 2 câu thơ ta thấy tác giả so sánh bàn tay em nhỏ xinh như hoa đầu cành. Chính vì vậy, chúng ta cần giữ sạch đôi bàn tay lúc nào cũng đẹp và xinh.
Gọi 1 HS đọc câu b
Cho lớp thảo luận nhóm đôi.
Gọi 1 HS lên tìm sự vật được so sánh.
Gợi ý:
Mặt biển sáng trong như cái gì?
Vậy hình ảnh nào được so sánh với nhau?
Câu c, d lớp tự làm
=> GV chốt: như vậy, tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. Chính vì thế các em cần rèn luyện óc quan sát để từ đó ta biết cách so sánh hay.
+ Các hình ảnh so sánh đều có dấu hiệu giống nhau là từ “như” nằm giữa 2 sự vật được so sánh
HS đọc đề
HS phát biểu
HS làm theo giáo viên
-Bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành
HS đọc yêu cầu câu b.
-Mặt biển so sánh với tấm thảm hoặc mặt biển sáng trong so sánh với tấm thảm khổng lồ.
HS nhận xét
1 HS lên trình bày
-Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ
Mặt biển với tấm thảm
HS nêu yêu cầu câu c, d
-HS tự làm bài cá nhân- HS sửa bài miệng
Nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố ( 3’) (Dành cho học sinh HT)
Bài tập 3: Trong những hình ảnh so sánh ở bìa tập 2, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
- GV cho học sinh đọc lại đề bài 
- GV cho HS thi đua thảo luận nhóm 4 (thời gian 2’) để nêu nhận xét của mình: trong những hình ảnh so sánh trên, em thích nhất hình ảnh nà? Tại sao?.
-Tuyên dương, giáo dục.
- HS đọc lại đề bài 
 HS thi đua theo đội.
 Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Cho Hs nêu lại nội dng bài học 
- Chuẩn bị: Từ ngữ về thiếu nhi - Ôn tập câu Ai là gì? 
- GV nhận xét tiết học .
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020
An toàn giao thông: (tiết 1)
BÀI 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I/Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ .Điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn .
 -Rèn HS phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một cách an toàn 
- Giáo dục HS có ý thức thực hiện đúng qui định về an toàn giao thông đường bộ .
II/Đồ dùng dạy học: 
1.GV: Tranh ảnh , bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam .
2.HS : Sưu tầm tranh ảnh 
III/Các hoạt động : 
. Giới thiệu và nêu vấn đề : (1’) GV giới thiệu bài – ghi tựa .
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1 : Giới thiệu các loại đường bộ (8’)
MT: HS biết được các loại giao thông đường bộ 
- GV treo tranh 
- Giao thông trên đường quốc lộ.
- Giao thông trên đường phố 
- Giao thông trên đường tỉnh ( huyện )
- Giao thông trên đường xã ( làng ) 
Hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm có mấy loại? 
GV chốt lại 4 loại đường giao thông ở nước ta.
Hoạt động 2: Điều kiện an toàn và không an toàn của đường bộ .(10’)
MT: HS nắm được hệ thống giao thông an toàn và không an toàn.
-Tại sao đường quốc lộ có đủ điều kịên lại hay xảy ra tai nạn giao thông? 
- Em hãy nêu những điều kiện để đảm bảo an toàn giao thông? 
GV chốt lại: các em nên tuân theo luật lệ giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân cho mọi người xung quanh.
Hoạt động 3: Qui định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ . ( 7’) 
MT: HS nắm được những qui định khi đi trên đường quốc lộ hay tỉnh lộ.
GV yêu cầu giải quyết các tình huống 
* Người đi trên đường nhỏ (đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào? 
* Đi bộ trên đường quốc lộ đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào? 
GV nhận xét và giáo dục HS biết giữ đúng luật giao thông khi đi đường.
Hoạt động 4: Củng cố (3’) 
GV gắn 3 tranh về đường quốc lộ, đường phố, đường xã yêu cầu nêu lại các đặc điểm của những loại đường này đúng với mỗi bức tranh 
GV nhận xét , tổng kết , tuyên dương 
Hoạt động nối tiếp: (2’)
- Về học thuộc phần ghi nhớ của bài.
- Chuẩn bị: Giao thông đường sắt.
- Nhận xét tiết học. 
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp 
HS quan sát và nhận xét : 
- Xe cộ , người qua lại tấp nập .
- Trục giao thông chính .
- Nối các làng xãa trong tỉnh ( huyện ) 
- Đường đô thị . 
Đường quốc lộ, đường tỉn, đường huyện, đường làng xã, đường đô thị .
PP: Trực quan , đàm thoại , động não 
- Đường có chất lượng tốt xe đi lại nhiều nhưng ý thức chấp hành luật giao thông kém.
- Đường phẳng rộng để các xe tránh nhau – có giải phân cách và vạch kẻ đường chia các làn xe chạy, có cọc tiêu, biển báo hiệu, có đèn tín hiệu giao thông , có đèn chiếu sáng vào ban đêm .
HS nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận và đưa ra tình huống cần giải quyết.
-HS quan sát tranh và trình bày 
* Chạy chậm, quan sát kỹ, nhường đường cho xe đang đi trên đường chạy qua mới được vượt qua * Đi sát lề, không đùa nghịch, chỉ nên qua đường ở nơi qui định.
-HS nhận xét, bổ sung.
PP: Trò chơi, thi đua, kiểm tra đánh giá 
HS cử đại diện thi đua chỉ tranh và trình bày các đặt điểm về các loại đường giao thông.
-HS nhận xét.
- HS lắng nghe dặn dò 
...................................................
Sinh hoạt lớp tuần 1
* Nội dung: 
 1. Nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần vừa qua.
 2. Kế hoạch và phương pháp học tập cho tuần tới.
 3. Ý kiến của lớp học.
*Chi tiết:
 1. Nhận xét chung về học tập trong tuần qua.
 + Đạo đức: Các em đều có lễ phép: đi học có thưa về có trình. Gặp thầy cô và người lớn có chào hỏi lễ phép. Bạn bè trong lớp đối xử với nhau hoà thuận, không có hiện tượng chửi thề hay nói tục.
 - Đi đường có biết tôn trọng luật giao thông đường bộ.
 + Trí :Trong tuần vừa qua còn hơn nữa lớp chưa thuộc bài và làm các loại bài tập ở nhà, giáo viên thường xuyên kiểm tra để uốn nắn sửa chữa cho các em cùng tiến bộ trong học.
 - Lớp chưa tự giác kiểm tra chéo và truy bài đầu giờ học tốt lắm.
 + Thể: Đầu năm chưa thực hiện tập thể dục giữa giờ.
 + Mĩ: Nhìn chung lớp đi học ăn mặc gọn gàng đúng với tác phong của người học sinh.
 + Lao động: Lớp có tự giác trực lớp và quang cảnh đầu giờ học tốt.
2. Kế hoạch và phương hướng học tập cho tuần tới.
 + Đạo đức: Đi học phải thưa về phải trình. Gặp thầy cô và người lớn phải chào hỏi lễ phép. Bạn bè đối xử với nhau hoà thuận.
 - Đi đường đúng luật giao thông.
 + Trí: Về nhà học bài, làm bài, viết bài đầy đủ trước khi đến lớp học.
 -Tổ chức đọc cửu chương trước giờ học, tổ chức truy bài và kiểm tra chéo bài vở của nhau đầu giờ học.
 + Thể: Cần tự giác tập dục giửa giờ học, thực hiện đúng động tác do giáo viên thể dục hướng dẫn.
 +Mĩ: Đi học ăn mặc gọn gàng sạch sẽ đúng tác phong của người học sinh, bỏ áo vào quần.
 +Lao động: Trực lớp và quang cảnh trước giờ học ăn quà bỏ rác đúng nơi quy định. Chăm sóc bồn hoa theo ngày trực.
3.Ý kiến của lớp học.
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_1_thu_sau_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngoc_h.docx