Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Đặng Văn Tỉnh

Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Đặng Văn Tỉnh

1. Con chim mồi thoát khỏi lồng bay đi đâu?

a. Bay qua cây bứa, sang làng người Dao. b. Bay vào lùm cây, nấp sau cây bứa.

c. Bay tới, nấp trong nương chè.

2. Vì sao Sình không dám sang vùng đất đó?

a. Vì sợ ma trong cây bứa. b. Vì sợ người bên đó đánh. c. Vì thấy cậu bé bên đó đeo dao.

3. Thấy cậu bé Dao xuất hiện, thái độ của Sình thế nào?

a. Nhảy sang đất Động Hía, đuổi bắt chim. b. Khụng khiệng tiến tới, dõng dạc: Tao không sợ.

c. Quát, giậm chân, doạ : Nếu bắt chim , sẽ chém.

4. Triệu Đại Mã đã chủ động kết bạn với Sình như thế nào?

a. Hứa sẽ trả lại con chim, rồi tự giới thiệu tên mình.

b. Nhắc lại lời cán bộ Cụ Hồ khuyên đoàn kết.

c. Trả lại con chim, nhắc lại lời cán bộ Cụ Hồ khuyên đoàn kết.

5. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?

a. Sình chống nạnh, thế thủ. b. Tiếng hót của chim mồi lôi cuốn các loài chim.

c. Người Hmông, người Dao là anh em.

 

doc 2 trang ducthuan 04/08/2022 2430
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 14 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU 
Đọc thầm bài văn sau ĐÔI BẠN
 Thấy một đàn chim bay vù vù về phía động Hía, Sình quên cả hiềm khích giữa hai làng, sách lồng chim mồi chạy theo. Đến chỗ cây bứa ngăn làng Tà Pình của người Hmông với làng Động Hía của người Dao, Sình dừng lại, buộc vào lồng chim lên cây, mở bẫy, rồi núp vào lùm cây, huýt sáo. Chim mồi hót theo. Mấy con chim nghe tiếng hót, từ cành cây cao nhảy xuống. Bỗng chim mồi nhoi ra. Sợi dây buộc chân bị vướng cành nên nó chỉ nhảy, không bay được.
 Sình nhảy ra, vừa đuổi vừa vồ. Con chim thoắt bay qua cây bứa, vào đất Động Hía, Sình không dám bước.
 Đột nhiên từ nương chè, một chú bé Dao nhảy ra, đuổi bắt con chim. Sợ mất con chim, Sình quát, chân giậm bành bạch:
 – Lấy con chim của tao à ? Tao mà sang, tao chém.
 Cậu bé bắt được con chim, khụng khiệng đi tới, dõng dạc:
 – Tao không sợ, tao có dao, mày không có dao.
 Sình không có dao thật. Còn dao của cậu ta dài quá gối. Sình run, toan chạy nhưng cậu bé đã nhảy sang đất Tà Pình. Sình chống nạnh, thế thủ. Cậu bé hai mắt tròn xoe nhìn lại:
 – Mày định đánh nhau à? Nhưng tao không đánh mày đâu. Cán bộ Cụ Hồ bảo phải đoàn kết. Mày cầm con chim này về đi.
 Sình đưa bàn tay vẫn còn run nhận lại con chim.
 – Tao là Triệu Đại Mã – Cậu bé nói.
 – Tao là Vừ A Sình. Mày có chơi với tao không?
 – Chơi chứ ! Cán bộ bảo người Hmông, người Dao là anh em mà.
 Theo Bắc Thôn
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Con chim mồi thoát khỏi lồng bay đi đâu?
a. Bay qua cây bứa, sang làng người Dao. b. Bay vào lùm cây, nấp sau cây bứa.
c. Bay tới, nấp trong nương chè.
2. Vì sao Sình không dám sang vùng đất đó?
a. Vì sợ ma trong cây bứa. b. Vì sợ người bên đó đánh. c. Vì thấy cậu bé bên đó đeo dao.
3. Thấy cậu bé Dao xuất hiện, thái độ của Sình thế nào?
a. Nhảy sang đất Động Hía, đuổi bắt chim. b. Khụng khiệng tiến tới, dõng dạc: Tao không sợ.
c. Quát, giậm chân, doạ : Nếu bắt chim , sẽ chém.
4. Triệu Đại Mã đã chủ động kết bạn với Sình như thế nào?
a. Hứa sẽ trả lại con chim, rồi tự giới thiệu tên mình. 
b. Nhắc lại lời cán bộ Cụ Hồ khuyên đoàn kết.
c. Trả lại con chim, nhắc lại lời cán bộ Cụ Hồ khuyên đoàn kết.
5. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
a. Sình chống nạnh, thế thủ. b. Tiếng hót của chim mồi lôi cuốn các loài chim.
c. Người Hmông, người Dao là anh em.
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm dưới đây:
a) Con chim bay qua cây bứa.
...............................................................................................................................................................
b) Con dao của cậu ta dài quá gối.
...............................................................................................................................................................
7. Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2
* Chính tả: Điền chữ l hay n.
Đã ai biết gió ấm Đã có ai dậy sớm
Thổi đến tự khi ào Nhìn ên rừng cọ tươi
Từ khi rừng cọ ở á xoè như tia ắng
Hoa vàng như hoa cau. Giống hệt như mặt trời.
* Luyện từ và câu
1. Tìm và gạch chân những từ chỉ màu sắc, đặc điểm trong đoạn văn, đoạn thơ sau:
a) Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của mùa hè.
 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt.
b) Hoa cà tim tím Hoa vừng nho nhỏ
 Hoa mướp vàng vàng Hoa đỗ xinh xinh
 Hoa lựu chói chang Hoa mận trắng tinh
 Đỏ như đốm lửa. Rung rinh trước gió.
2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của sự vật có trong ngoặc đơn điền vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
 ( vàng óng, nhấp nhô, lồng lộng, cao xanh, xanh biếc, tím biếc)
 Đất trung du có nhiều nắng, gió. Nơi ấy có rừng cọ .; những quả đồi đất đỏ .; những đồi hoa sim, hoa mua bạt ngàn một màu ...
 Vào mùa hè, nắng , gió , bầu trời vời vợi ..
3. Trong các câu dưới đây, các sự vật đựơc so sánh với nhau về những đặc điểm nào? Hãy gạch dưới các từ chỉ đặc điểm đó.
a) Trung thu trăng sáng như gương
 Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
b) Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.
c) Giữa thành phố có hồ Xuân Hương mặt phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu.
d) Đường mềm như dải lụa
 Uốn mình dưới cây xanh.
e) Hoa cọ vàng như hoa cau.
4. Em điền vào chỗ ( ) dấu câu nào cho đúng?
 Tết sắp đến, bố mẹ Lan đi chợ hoa ( ) Lát sau, bố chở về trên xe một cây bích đào, cành hoa đỏ thẫm. Còn mẹ đem về một chậu mai vàng lộng lẫy. Lan reo lên:
 – Ôi , hoa đẹp quá ( ) 
 Bố nhìn hai chậu hoa, trầm trồ:
 – Tuyệt vời ( ) Có Tết cả hai miền trong nhà rồi đây.
 Lan ngạc nhiên:
 – Sao lại có Tết của hai miền ở trong nhà hả bố ( )
 Bố bảo:
 – Vì mỗi thứ hoa gắn bó với Tết của một miền, con ạ. Người Bắc thích hoa đào vì hoa đào có màu đỏ sẽ mang lại sự may mắn ( ) Người Nam thích hoa mai vì hoa mai có vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui, cao quý.
 5. Gạch chân dưới các bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?, Làm gì?, Ở đâu?
a) Bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm.
b) Chim sẻ làm tổ, đẻ trứng ngay trên mái rạ căn bếp.
c) Những con nai vàng bước rón rén trên các thảm lá khô.
d) Những đàn bướm bay rập rờn trên ruộng cà chua.
e) Con gà mái dẫn đàn con quanh quẩn kiếm mồi trong vườn.
6. Tìm những từ chỉ hoạt động trong các từ sau: xinh, gió, cây, hát, ru, bàn, học sinh, xinh xắn, làm, ngoan, hiền, chăm sóc, yêu thương, bút, giúp đỡ, cưu mang.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tieng_viet_lop_3_tuan_14_dang_van_tinh.doc