Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34

Tập đọc

TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

A. Mục đích yêu cầu:

-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.

-Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

B. Đồ dùng dạy học:

+ Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

C. Hoạt động dạy học:

I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

+ GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Con chiền chiện” và trả lời câu hỏi cuối bài.

+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.

+ GV nhận xét và ghi điểm.

II. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài.

+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK và mô tả nội dung bức tranh.

 

doc 25 trang thanhloc80 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
A. Mục đích yêu cầu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
-Hiểu ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Con chiền chiện” và trả lời câu hỏi cuối bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
II. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ SGK và mô tả nội dung bức tranh.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Luyện đọc. ( 10 phút)
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
+ Cho 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho từng em đọc chưa đúng.
+ Yêu cầu 1 HS đọc mục chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm bàn.
* GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc: toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tiếng cười.
* Hoạt dộng 2: Tìm hiểu bài ( 12 phút)
+ Yêu cầu HS đọc thầm bài báo, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Bài báo trên có mấy đoạn? Em hãy đánh dấu từng đoạn của bài báo?
H: Hãy nêu nội dung của từng đoạn?
H: Người ta đã thống kê được số lần cười ở người như thế nào?
H: Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
H: Nếu luôn cau có nổi giận thì sẽ có nguy cơ gì?
H: Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
H: Trong thực tế em còn thấy có những bêïnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có nổi giận?
H: Em rút ra được điều gì khi đọc bài báo này?
H: Tiếng cưới có ý nghĩa như thế nào?
* Đại ý: Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. ( 10 phút)
+ Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
* Nhận xét tuyên dương HS đọc tốt. 
III. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
H: Bài báo khuyên mọi người điều gì:
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau Ăn mầm đá.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát tranh và mô tả nội dung tranh.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 3 HS đọc nối tiếp bài.
+ 1 HS đọc chú giải, lớp theo dõi và hiểu các từ khó. 
+ Luyện đọc trong nhóm bàn.
+ Lớp theo dõi GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
* Bài báo có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu...cười 400 lần.
+ Đoạn 2: Tiếp... mạch máu.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Nội dung từng đoạn: 
+ Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với loài vật khác.
+ Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ
+ Đoạn 3: Những người có tính hài hước chắc chắn sẽ sống lâu hơn.
- Người ta đã thống kê được, một ngày trung bình người lớn cười 6 lần, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 600 lần. 
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng đến 100 km 1 giờ, các cơ mặt thư giãn thoả mái, não tiết ra 1 chất làm cho con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
- Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu.
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho nhà nước.
- Bệnh trầm cảm. Bệnh stress.
- Cần biết sống một cách vui vẻ.
+ Vài em nêu.
+ HS nhắc lại.
+ 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ 1 HS đọc đoạn văn, nhận xét bạn đọc và nêu cách đọc.
+ HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc.
+ 2 HS trả lời.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (Tiếp)
 A. Mục tiêu:
 - Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
 - Thực hiện các phép tính với só đo diện tích.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 
 - HS khá giỏi làm bài 3.
B. Đồ dung dạy học
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
 B. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nêu lại các bước để đổi đại lượng
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện đổi
- Gv nhận xét
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 
2. Bài mới: Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1:
- Gọi hS nêu yêu cầu
- Để đổi các đơn vị từ lớn sang bé trong bước nhẩm ta thực hiện phép tính gì?
- Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chủ yếu là chuyển đổi các đơn vị lớn ra các đơn vị bé 
- Y/c HS làm bài 
Bài 2:
- Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại ; từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” và ngược lại
- Y/c HS làm bài. Nhắc HS làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ cần ghi kết quả đổi 
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để đổi bài 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS phân tích đề: BT cho biết gì? Yêu câù chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng HCN (theo đơn vị m²)
- Dựa trên số liệu cho biết năng suất để tính sản lượng thóc thu được của thửa ruộng đó 
- GV kết luận, mở rộng
III. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau
- HS làm bài vào vở
- HS n êu y êu cầu
- Phép nhân
103 m 2 = ... dm2
m2 = ... cm2
60 000 cm2 = ...m 2
8 m2 50 cm2 =...cm2
- Theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình 
- Hs đoc yêu cầu
- HS phân tích đề bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Diện tích thửa ruộng đó là 
64 x 25 = 1600 (m²)
Số thóc thu được trên thửa ruộng
(1600 : 1) x = 800 (kg)
800 kg = 8 tạ 
Đáp số: 8 tạ
- HS chú ý lắng nghe
Chính tả 
Nghe - viết: NÓI NGƯỢC 
A. Mục đích yêu cầu
-Nghe - viết đúng bài CT; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT2 (phân biệt âm đầu, thanh dễ lẫn).
B. Đồ dùng dạy – học
+ Bảng phụ viết sẵn bài tập
C. Hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV đọc các từ dễ lẫn, khó viết ở tuần trước cho HS viết.
+ trong trắng, chanh chua, trắng trẻo, chong chóng
+ Nhận xét bài viết của HS trên bảng.
II. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
* HĐ 1: Hướng dẫn viết chính tả (25 phút)
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
H: Bài vè có gì đáng cười?
H-Nội dung bài vè nói gì? 
b) Hướng dẫn viết từ khó:
+ GV đọc lần lượt các từ khó viết cho HS viết:
+ Ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, chim chích, diều hâu, quạ .
 c) Viết chính tả.
+ GV đọc cho HS viết bài.
d) Soát lỗi, chấm bài.
+ GV đọc cho HS soát lỗi, báo lỗi và sửa lỗi viết chưa đúng.
+ Yêu cầu HS làm việc cặp đôi
+ HS báo lỗi
* HĐ 2: Luyện tập ( 10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
III. Củng cố – dặn dò: (3 phút)
+ Nhận xét tiết học. 
+ Dặn HS về làm bài tập trong vở in 
+ 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp rồi nhận xét trên bảng.
+ 2 HS đọc
+ Eách cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông , .
+ Bài vè nói những chuyện ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười
+ HS tìm và nêu.
+ Đọc lại các từ vừa tìm 
+ 2 HS lên bảng viết, lớp viết nháp.
+ HS đọc lại các từ khó viét 
+ HS lắng nghe và viết bài.
+ Soát lỗi, báo lỗi và sửa.
+ 1 HS đọc. 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở. 
+ Nhận xét chữa bài.
+ 1 HS đọc lại 
+ HS thực hiện trong vở luyện tập 
Khoa học
ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
A. Mục tiêu: Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắc xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Tranh minh hoạ / 134, 135, 136, 137 SGK.
+ HS: SGK
C. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.
+ Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là chuỗi thức ăn?
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và ghi điểm.
II. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới: Hướng dẫn HS ôn tập.
* HĐ1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã ( 30 phút)
+ GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó.
+Yêu cầu HS lần lượt phát biểu, mỗi em chỉ nói về một tranh.
* GV: Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối quan hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn.
* Tiếp tục tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Yêu cầu dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó giải thích sơ đồ.
+ GV đi hướng dẫn giúp đỡ từng nhóm. 
* GV nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.
+ GV dán lên bảng 1 trong các sơ đồ HS vẽ ở tiết trước và hỏi:
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này?
+ Yêu cầu HS giải thích chuỗi sơ đồ thức ăn.
* GV: Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
III. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau ôn tập.
Lớp theo dõi và nhận xét bạn thực hiện. 
- HS trả lời.
+ HS nhắc lại.
+HS quan sát các hình minh hoạ và trả lời.
+ Lần lượt HS phát biểu:
* Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa. 
+ HS hoạt động theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các thành viên giải thích sơ đồ.
+ Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng.
+ HS lắng nghe.
+ HS quan sát và trả lời.
- Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
- 1 HS lên giải thích sơ đồ đã hoàn thành. 
+ HS lắng nghe
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010.
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 3, bài 4 
 - HS khá giỏi làm bài 2.
B. Đồ dùng phụ học
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 1 em lên bảng làm bài luyện thêm ở tiết trước và vở bài tập ở nhà của một số HS khác.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới: Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: ( 7 phút)
+ Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Cho HS đọc tên hình và chỉ ra các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ.
***Bài 2: ( 7 phút)
- Gọi HS đọc đề bài
+ GV yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm.
+ GV yêu cầu HS vẽ hình sau đó tính chu vi và diện tích hình vuông.
Bài 3: ( 8 phút)
- Gọi HS đọc đề
+ Yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật, sau đó tính chu vi và diện tích của 2 hình này.
+ Nhận xét xem các câu trong bài câu nào đúng, câu nào sai.
+ Yêu cầu HS sửa bài.
+ GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.
Bài 4: ( 8 phút)
+ GV gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
H: Bài toán hỏi gì?
H: Để tính được số viên gạch cần để lát nền phòng học ta phải biết những gì?
+ Yêu cầu HS làm bài. 
+ GV thu một số bài làm chấm, sau đó nhận xét và sửa bài. 
III. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS học bài và tiếp tục ôn.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
- 1 HS đọc,
+ HS làm bài.
* Hình thang ABCD có:
- Cạnh AB và cạnh CD song song với nhau.
- Cạnh BA và cạnh AD vuông góc với nhau.
- HS đọc đề
+ 2 HS nêu cách vẽ hình, lớp theo dõi và nhận xét.
+ Vẽ đoạn thẳng vuông góc với AB tại A và vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vông góc đó lấy đoạn thẳng AD = 3 cm; BC = 3cm.
+ Nối C với D ta được hình vuông ABCD có cạnh 3cm cần vẽ
+ 1 HS đọc bài toán.
-HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật, sau đó làm bài.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
( 4 + 3) x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
4 x 3 = 12 (cm2)
Chu vi hình vuông là:
3 x 4 = 12 ( cm)
Diện tích hình vuông là:
3 x 3 = 9 ( cm2)
Vậy: a; b; c Sai d; đúng.
- HS đề bài
- 2 HS tìm hiểu và nêu cách giải.
+ Hỏi số viên gạch cần để lát kín phòng học.
- Biết diện tích phòng 
- Diện tích của một viên gạch lát nền. Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch.
+ 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Diện tích mỗi viên gạch là:
20 x 20 = 400 ( cm2)
Diện tích của lớp học là:
x 8 = 40 ( m2)
40 m2 = 400000 cm2
Số viên gạch cần để lát nền lớp học là:
400000 : 400 = 1000 ( viên gạch)
Đáp số: 1000 viên gạch
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Địa lí
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
* Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ được trên bản đồ địa lí Việt Nam:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan–xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyện hải miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên 
+ Một số thành phố lớn
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính 
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng, biển đảo.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Nội dung thi hái hoa dân chủ.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
2. Bài mới
* Hình thức:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập kiến thức của các bài đã học.
* Nội dung:
- HS lắng nghe GV giới thiệu nội dung yêu cầu của tiết học.
+ Lớp chia thành 4 nhóm theo yêu cầu phân công. 
* Vòng 1: Ai chỉ đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên ở Tây Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ, Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, thì đội đó sẽ chỉ vị trí trên bản đồ. 
+ Nếu chỉ đúng thì ghi được 3 điểm, nếu chỉ sai thì không có điểm.
* Vòng 2: Ai kể đúng:
+ GV có chuẩn bị sẵn các bông hoa trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên được các dân tộc và một số đặc điểm về trang phục, lễ hội của dân tộc đó.
+ Nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai không có điểm.
* Vòng 3: Ai nói đúng:
+ GV chuẩn bị các băng giấy ghi sẵn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần thơ.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó.
+ Nếu nêu đúng thì ghi được 10 điểm, sai thì không có điểm.
* Vòng 4: Ai đoán đúng:
+ GV chuẩn bị sẵn một ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
+ Nhiệm vụ của các đội chơi: sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước thì phất cờ xin trả lời.
+ Mỗi ô hàng ngang trả lời đúng thì ghi được 5 điểm.
+ Ô chữ hàng dọc trả lời đúng ghi được 20 điểm, nếu sai thì không có điểm.
Nội dung ô chữ:
1.
V
Ư
A
L
Ú
A
2.
B
I
Ể
N
Đ
Ô
N
G
3.
Ê
Đ
Ê
4.
T
R
Ư
Ờ
N
G
S
A
5.
P
H
A
N
X
I
P
Ă
N
G
6.
N
A
M
B
Ô
7.
M
U
Ố
I
1. Đây là từ diễn tả sự nhiều lúa khi nói đến đồng bằng Nam Bộ.
2. Vùng biển nuớc ta là một bộ phận của biển này.
3. Đây là tên một dân tộc sống lâu đời ở Tây nguyên mà có 3 chữ cái.
4. Tên của một quần đảo nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hoà.
5. Đỉnh núi được mệnh danh là nóc nhà của tổ quốc.
6. Tên đồng bằng lớn nhất nước ta.
7. Đây là một tài nguyên của biển có màu trắng và vị mặn.
* Ô chữ hàng dọc: Việt Nam.
III. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS tiết sau ôn tập tiếp.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN - YÊU ĐỜI
A. Mục đích yêu cầu: 
- Biết thêm một số từ phức chứa tiếng vui và phân loại chúng theo 4 nhóm nghĩa (BT1); biết đặt câu vối từ ngữ nói về chủ điểm lạc quan, yêu đời (BT2, BT3).
B. Đồ dùng dạy học:
+ Phiếu học tập theo nhóm.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
+ Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
H: Trạng ngữ chỉ mục đích có ý nghĩa gì trong câu?
H: Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi nào?
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
III. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 1: ( 10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
H: Trong các từ đã cho có từ nào em chưa hiểu nghĩa?
+ Gọi HS giải nghĩa các từ đó.
Vui chơi: hoạt động giải trí.
Vui lòng: vui vẻ trong lòng.
Giúp vui: làm cho ai việc gì đó.
Vui mừng: rât vui vì được như mong muốn.
Vui sướng: vui vẻ và sung sướng.
Vui thích: vui vẻ và thích thú.
Vui thú: vui vẻ và hào hứng.
Vui tính: người có tính tính tình vui vẻ.
Mua vui: tìm cách tiêu khiển.
Vui ve û: có vẻ ngoài lộ rõ tâm trạng vui.
Vui vui: có tâm trạng thích thú.
* GV: Muốn biết từ phức đã cho là từ chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình trước hết các em phải hiểu nghĩa của các từ đó và khi xếp từ cần lưu ý:
+ Từ chỉ hoạt động trả lời cho câu hỏi: Làm gì? 
Ví dụ:
* Học sinh đang làm gì trong sân?
* Học sinh đang vui chơi trong sân trường.
H: Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi nào? Cho ví dụ?
H: Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hòi nào? Cho ví dụ?
* GV: Có những từ vừa chỉ cảm giác, vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời cả câu hỏi cảm thấy thế nào và là người thế nào? Em hãy đặt câu?
+ Nhận xét câu trả lời của HS.
* GV kết luận lời giải đúng
Bài 2: ( 10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
+ Gọi HS dưới lớp đọc câu của mình. 
* GV theo dõi sửa lỗi cho HS.
Bài 3: ( 10 phút)
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
+ Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
+ Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng.
+ Gọi HS đặt câu với các từ vừa tìm.
* GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
III. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS nhớ các từ thuộc chủ điểm và đặt câu với các từ miêu tả tiếng cười.
Lớp theo dõi và nhận xét. 
- 2 HS trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe 
+ 1 HS đọc.
- HS nêu những từ mình chưa hiểu.
+ HS giải thích từng từ, em khác bổ sung.
+ HS lắng nghe.
+ HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện bài tập
- Từ chỉ cảm giác trả lời cho câu hỏi cảm thấy thế nào?
* Được điểm tốt bạn cảm thấy thế nào?
* Được điểm tốt tớ thấy vui thích.
+ Từ chỉ tính tình trả lời cho câu hỏi là người thế nào?
* Bạn là người thế nào?
* Bạn là người rất vui tính.
* Bạn cảm thấy thế nào?
* Tớ cảm thấy vui vẻ.
* Bạn Lan là người thế nào?
* Bạn Lan là người vui vẻ.
a) Từ chỉ hoạt động: vui chơi, giúp vui, mua vui.
b) Từ chỉ cảm giác: Vui lòng, vui mừng, vui sướng, vui thích, vui thú, vui vui.
c) Từ chỉ tính tình: vui nhộn, vui tính, vui tươi.
d) Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS làm bài.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ HS nối tiếp đọc câu của mình.
* Bạn Hà rất vui tính.
* Sinh nhật mình các bạn đến giúp vui cho mình nhé.
* Em rất vui sướng khi được điểm tốt.
* Lớp em, bạn nào cũng vui vẻ.
+ 1 HS đọc.
+ HS làm việc trong nhóm.
+ Đại diện nhóm dán phiếu lên bảng. 
* HS viết các từ vào vở: ha hả, hì hì, khúc khích, rúc rích, hinh hích, hi hí, hơ hớ, khanh khách, khành khạch, khềnh khệch, khùng khục, khinh khích, rinh rích, sằng sặc, sặc sụa.
+ HS nối tiếp đặt câu:
* Cả lớp cười sặc sụa khi nghe thầy giáo kể chuyện hài.
* Mấy bạn nữ rúc rích cười.
* Bọn khỉ cười khanh khách.
* Bạn Hà cười ha hả ra điều thích thú lắm.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ tư ngày 5 tháng 5 năm 2010
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp)
A. Mục tiêu:
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
 - Tính được diện tích hình bình hành.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 4 (chỉ yêu cầu tính diện tích của hình bình hành)
 - HS khá giỏi làm bài 3.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
B. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 2 và bài tập 4 ở tiết trước.
+ Kiểm tra vở bài tập của HS ở nhà.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài.
2. Bài mớ: Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: ( 6 phút)
+ GV vẽ hình lên bảng yêu cầu HS quan sát sau đó trả lời câu hỏi. 
H: Đoạn thẳng nào song song với đoạn thẳng AB?
H: Đoạn thẳng nào vuông góc với đoạn thẳng BC?
+ GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2: ( 8 phút)
+ Yêu cầu HS quan sát hình SGK và đọc bài toán.
+ Cho 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
H: Để biết được số đo chiều dài hình chữ nhật ta phải biết được gì?
H: Làm thế nào để tính được diện tích hình chữ nhật?
+ Yêu cầu HS thực hiện tính để tìm chiều dài hình chữ nhật.
H: Vậy đáp án nào đúng?
Bài 4: ( 8 phút)
+ Gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu HS quan sát hình H và hỏi:
H: Diện tích hình H là tổng diện tích của các hình nào?
H: Vậy ta có thể tính diện tích của hình H như thế nào?
+ Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình bình hành.
+ Cho HS làm bài.
+ Nhận xét và sửa bài trước lớp.
III. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học và hướng dẫn bài làm thêm về nhà.
* Một hình chữ nhật có chu vi gấp 6 lần chiều rộng. Tính diện tích của hình chữ nhật đó biết chiều dài lớn hơn chiều rộng 15 cm. 
lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Đoạn thẳng DE song song với đoạn thẳng AB.
- Đoạn thẳng CD vuông góc với đoạn thẳng BC.
+ HS quan sát hình.
+ 2 HS tìm hiểu bài toán.
- Biết diện tích hình chữ nhật, sau đó lấy diện tích chia cho chiều rộng để tìm chiều dài.
- Diện tích của hình chữ nhật bằng diện tích của hình vuông nên ta có thể tính diện tích của hình vuông, sau đó suy ra diện tích hình chữ nhật.
* HS tính: 
 Diện tích của hình vuông hay hình chữ nhật là:
8 x 8 = 64 ( cm 2)
Chiều dài hình chữ nhật là:
64 : 4 = 16 ( cm)
* Vậy chọn đáp án C
+ 1 HS đọc bài toán.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi.
- Diện tích hình H là tổng diện tích hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BEGC
- HS nêu:
+ 1 HS lên bảng tính.
Bài giải:
Diện tích hình bình hành ABCD là:
3 x 4 = 12 ( cm 2)
Diện tích hình chữ nhật BEGC là:
3 x 4 = 12 ( cm 2 )
Diện tích hình H là:
12 + 12 = 24 ( cm 2)
Đáp số: 24 cm2
+ Lớp sửa bài.
+ HS lắng nghe và ghi bài về nhà. 
Lịch sử
ÔN TẬP
A. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê - thời Nguyễn 
+ Giai đoạn từ: Nước Đại Việt từ thế kỉ XVI – XVIII.
+ Buổi đầu thời Nguyễn.
+ Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của từng giai đoạn.
+ Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh ảnh sưu tầm các bài từ bài 21 đến bài 28.
+ Phiếu học tập theo nhóm.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thế kỉ XVI - XVIII. 
+ GV phát phiếu theo nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành nội dung thảo luận, sau đó trình bày. 
+ HS hoạt động theo nhóm.
* Các sự kiện lịch sử tiêu biểu:
Thời gian
Tên sự kiện
Nội dung
Trịnh Nguyễn phân tranh
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long 
Quang Trung đại phá quân Thanh
Nhà Nguyễn thành lập
* Hoạt động 2: Thi kể các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học ( 15 phút)
+ GV giới thiệu nội dung cuộc thi.
+ Cho HS sung phong thi kể các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đã chọn.
* GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt.
III. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ôn tập chu đáo chuẩn bị thi học kì.
+ Kể về sự kiện lịch sử: Sự kiện đó là sự kiện gì? Xảy ra vào lúc nào? Ở đâu? Diễn biến và ý nghĩa của sự kiện đó đối với dân tọc ta?
+ Kể về nhân vật lịch sử: Tên nhân vật, nhân vật đó ở thời kì nào, nhân vật đó đóng góp gì cho lịch sử nước nhà? 
+ HS chú nghe và thực hiện. 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
A. Mục đích yêu cầu:
-Chọn được các chi tiết nói về một người vui tính; biết kể lại rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể sự việc để lại âấntượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).
-Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Viết sẵn trên bảng lớp đề bài.
+ Bảng phụ viết lời gợi ý 3.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS lên bảng kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. 
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
II. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới
a) Tìm hiểu đề bài. ( 5 phút)
+ GV gọi HS đọc đề bài.
+ GV phân tích đề bài và dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: vui tính, em biết.
+ Yêu cầu 1 HS đọc phần gợi ý, lớp đọc thầm.
H: Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?
H: Em kể về ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
b) Kể trong nhóm ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS thực hiện kể trong nhóm.
* GV gơị ý: Các em có thể giới thiệu về một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm, tính cách của người đó hoặc kể lại một câu chuyện về một người vui tính để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
c) Kể trước lớp ( 15 phút)
+ GV goị HS thi kể chuyện.
+ Yêu cầu HS cả lớp chú ý theo dõi để nhận xét đánh giá bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu.
+ Nhận xét và ghi điểm cho những HS kể tốt.
III. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người than nghe và chuẩn bị bài sau.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 2 HS nêu.
+ HS chú ý nghe và nhắc lại.
+ 3 HS lần lượt đọc.
+ HS theo dõi.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Nhân vật chính là một người vui tính mà em biết.
+ Lần lượt HS giới thiệu câu chuyện mình kể.
+ HS tiến hành kể trong nhóm.
- HS lắng nghe.
+ Đại diện mỗi nhóm 1 HS lên thi kể.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
ĂN “MẦM ĐÁ”
A. Mục đích yêu cầu:
-Đọc rành mạch, trôi chảy ; bước đầu biết đọc với giọng vui, hóm hỉnh; đọc phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống (trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
C. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 2 HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Gọi HS nhận xét bạn trả lời.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
II. Dạy bài mới: 
1. GV giới thiệu bài.
2. Bài mới
a) Luyện đọc ( 10 phút)
+ GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (3 lượt). GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
+ Yêu cầu HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
+ Cho HS luyện đọc theo bàn.
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
* GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc theo MĐYC.
b) Tìm hiểu bài ( 12 phút)
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H. Trạng Quỳnh là người như thế nào?
H: Đoạn 1 cho biết điều gì?
* Ý 1: Giới thiệu về Trạng Quỳnh.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
H. Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá?
H. Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào?
H: Đoạn 2,3 kể chuyện gì?
*Ý 2: Câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh.
+ Gọi HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
H: Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao?
H. Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng?
H. Em có nhận xét gì về Trạng Quỳnh?
*Ý 3: Bài học dành cho chúa.
+ Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và nêu đại ý?
*Đại ý: Câu chuyện ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh , vừa biết cách làm chúa ăn ngon miệng , vừa khéo răn chúa.
c) Đọc diễn cảm ( 10 phút)
+ Yêu cầu 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai đoạn: “ Thấy chiếc lọ đề hai chữ ..vừa miệng đâu ạ”
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn đoạn luyện đọc.
+ Gọi HS đọc, lớp nhận xét tìm giọng đọc hay.
+ GV đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
III. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút)
+ Gọi HS đọc lại đại ý.
+ GV nhận xét tiết học
Lớp theo dõi, nhận xét.
+ HS lắng nghe và nhắc lại bài.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
Đoạn 1: 3 dòng đầu ( Giới thiệu về Trạng Quỳnh)
Đoạn 2: Tiếp ngoài để hai chũ “ đại phong”( câu chuyện giữa chúa Trịnh với Trạng Quỳnh).
Đoạn 3:tiếp theo .khó tiêu ( chúa đói).
Đoạn 4: còn lại (bài học dành cho chúa).
+ 1 HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo bàn.
+ 1 HS đọc cả bài.
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời theo ý hiểu.
+ Vài HS nêu.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy “mầm đá” là món lạ thì muốn ăn.
- Trạng cho người đi lấy đá về ninh , còn mình thì chuẩn bị một lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong”. Trạng bắt chúa chờ cho đến lúc đói mèm.
+ Vài HS nêu
+ Lớp lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. 
- Chúa không được ăn món “mầm đá” vì thật ra không hề có món đó.
Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon.
Trạng Quỳnh rất thông minh. Trạng Quỳnh vừa giúp được chúa lại khéo chê chúa.
+ 2 HS nêu.
+ Vài HS nhắc lại.
+ 3 HS đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc.
+ 1 HS đọc, lớp nhận xét.
+ HS lắng theo dõi GV đọc.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Từng lượt 2 nhóm HS lên thi đọc phân vai.
+ 2 HS đọc.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A. Mục tiêu
 - Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3 
 - HS khá giỏi làm bài 4, bài 5.	
B. Đồ dung dạy học
- Gv: SGK
- HS; SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_hoc_lop_3_tuan_34.doc