Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (Tiết 1, 2, 3)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (Tiết 1, 2, 3)

BÀI : NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số( có hai lần nhớ không liền nhau)

 - HS vận dụng được phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.

 - Rèn luyện tính cẩn thận, nhẩm nhanh, chính xác trong toán học.

1. Năng lực đặc thù:

-Giao tiếp toán học:

- Tư duy và lập luận toán học:

- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hóa toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 6 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1000
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 30 - Bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (Tiết 1, 2, 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(Tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số( có hai lần nhớ không liền nhau)
 - HS vận dụng được phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, nhẩm nhanh, chính xác trong toán học.
1. Năng lực đặc thù:
-Giao tiếp toán học:
- Tư duy và lập luận toán học: 
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hóa toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
-Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”
2
-Quay kim trên vòng tròn số để nhận được một số, chẳng hạn số 2.
a) 1234 x = b) 1092 x = 
c) 1007 x = d) 1123 x = 
-Viết số vừa nhận được vào ô trống (theo mẫu)
-Thực hiện phép tính và viết kết quả vào bảng con.
-GV nhận xét- tuyên dương.
-HS chơi trò chơi.
-HS thực hiện chơi trò chơi trong nhóm.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: HS biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số( có hai lần nhớ không liền nhau)
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Ví dụ 1: 14 213 x 2 
-GV đưa phép tính: 14 213 x 2 = ?
=> GV nhận định chung bài làm của lớp.
=> Qua phép tính trên, cần lưu ý điều gì?
+ Đặt tính cẩn thận.
+ Tính từ phải sang trái.
+ Khi tính lưu ‎ý việc “ có nhớ”.
-GV nhận xét, chia sẻ.
Ví dụ 2: 31 524 x 3 
-Thực hiện tương tự ví dụ 1. Tuy nhiên, GV nói chi tiết cách đặt tính và viết cách nhân trên bảng lớp.
-GV chia sẻ:
+ Đặt tính: Viết thừa số thứ hai dưới thừa số thứ nhất, sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng cột với nhau.
+ Thứ tự thực hiện tính: Từ phải sang trái, lấy thừa số thứ hai nhân lần lượt với từng chữ số của thừa số thứ nhất.
=> Qua 2 phép tính trên, nêu điểm giống nhau và khác nhau?
-GV nhận xét- tuyên dương.
-HS thực hiện tính vào bảng con và chia sẻ về kết quả và cách làm.
=> HS chia sẻ về cách làm của mình qua phép tính trên bảng.
- HS nêu lại cách nhân.
-HS thực hiện phép nhân và chia sẻ cách làm vào bảng con.
-HS trả lời:
-Giống nhau: Đều là phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
-Khác nhau: 
+Ví dụ 1: Phép nhân không nhớ
+ Ví dụ 2: Phép nhân có nhớ.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: HS vận dụng được kĩ năng nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Bài tập 1/ 63: Đặt tính rồi tính
20 300 x 3 809 x 8
10 810 x 6 13 090 x 6
10 109 x 9 13 014 x 7	
=> GV quan sát, định hướng HS còn lung túng, đánh giá chung bài làm của HS
-GV nhận xét-tuyên dương.
- HS làm PBT.
- HS chia sẻ về kết quả và cách làm theo nhóm đôi.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Ôn lại các bảng nhân đã học qua trò chơi “ Đố bạn”
-GV nhận xét tiết học
-HS chơi trò chơi.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ .., ngày . tháng .. năm 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2-3)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS thực hiện được phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số và vận dụng vào giải toán. Tính nhẩm, tính giá trị biểu thức.
 	- Kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, ‎ nghĩa phép tính.
- Củng cố việc tính toán với chu vi hình vuông
 	- Rèn luyện tính cẩn thận, nhẩm nhanh, chính xác trong toán học.
1. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao. 
- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân
2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Củng cố ý nghĩa của phép nhân, tên gọi các thành phần của phép nhân, vận dụng vào giải toán.
	- Tư duy và lập luận toán học: Thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
	- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; mô hình hóa toán học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 3; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
-Trò chơi : Đố bạn
- HĐTQ điều khiển : đưa ra một phép tính nhân để đố các bạn nhẩm nhanh kết quả. 
VD: 200 x 2 = ? 3000 x 3 = ? 900 x 3 = ? ..
=> Đánh giá, tuyên dương.
-HS chơi trò chơi.
2. Hoạt động Luyện tập (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Thực hành nhân số có năm chữ số với số có một chữ số.
a. Mục tiêu: HS thực hiện đúng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. Tính nhẩm, tính giá trị biểu thức nhanh, chính xác.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Bài 1: Tính nhẩm
30 x 3 50 x 4
3 000 x 3 5 000 x 4
30 000 x 3 50 000 x 4
-GV chia sẻ-nhận xét.
Bài 2: Tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau
-GV chia sẻ :
A -> N ( tính nhẩm) C -> D ( kết hợp)
B -> L( giao hoán) D -> O (tính nhẩm)
-HS thực hiện cá nhân( coi chục, trăm, nghìn, là đơn vị đếm)
- HS chia sẻ nhóm đôi.
-HS đọc, xác định yêu cầu
-HS thảo luận, chia sẻ cách làm.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Củng cố chu vi hình vuông.
a. Mục tiêu: HS tính đúng chu vi hình vuông.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Bài 3: Nêu số đo thích hợp 
-HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
-HS chơi trò chơi tiếp sức-nêu cách làm.
-GV nhận xét-tuyên dương.
-HS thực hiện cá nhân.
- HS thảo luận -chia sẻ nhóm đôi
2.3 Hoạt động 3 (12 phút): Giải toán có lời văn
a. Mục tiêu: : HS vận dụng được kĩ năng nhân số có bốn chữ số cho số có một chữ số trong bài toán lời văn.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
Bài 4
-HS đọc đề toán 
- GV lưu ý về yêu cầu bài toán, định hướng HS cách trả lời câu hỏi để có lời giải chính xác. 
=> GV quan sát, định hướng HS còn lúng túng, đánh giá chung bài làm của HS. 
Bài 5
- HS đọc kĩ đề bài.
-GV định hướng cái đã cho, cái cần tìm.
*GDHS : ATGT, đi học đúng giờ, ..
-GV nhận xét-tuyên dương
-Nhóm đôi tìm hiểu bài.
+Bài toán cho biết gì?
+Bài toán hỏi gi?
- HS thao tác trong vở 
- HS chia sẻ về kết quả và cách làm. 
- HS đọc yêu cầu, tóm tắt đề toán, suy nghĩ cách giải và chia sẻ cùng bạn.
- HS giải vào PBT.
-HS đánh giá bài-chia sẻ cách làm.
3. Hoạt động vận dụng (... phút) (Là phần Thử thách, Vui học, Hoạt động thực tề, Đất nước em – nếu có trong bài học)
3.1 Hoạt động 1 (12 phút): Thử thách
a. Mục tiêu: HS vận dụng nhanh, chính xác để tìm các chữ số thích hợp của phép nhân.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
-HS đọc, xác định yêu cầu bài.
- GV định hướng, giúp đỡ HS còn lúng túng.
-GV nhận xét-tuyên dương.
-HS thảo luận, suy nghĩ cách làm.
-HS chia sẻ cách làm theo nhóm đôi.
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Bài toán: Tấm bìa hình vuông có cạnh là 25 cm. Tính chu vi tấm bìa đó.
-GV đánh giá-tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
-HS đọc đề, nêu cách tính chu vi hình vuông.
-HS làm bảng con.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30.docx