Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)

Giáo án Toán Lớp 3 -  Bài: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)

BÀI : GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI BƯỚC TÍNH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức , kĩ năng:

- Làm quen với “Bài toán giả bằng hai bước tính”.

- Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn.

- Vận dụng giải và trình bày bài giải.

2. Năng lực chú trọng: tu duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giả quyết vấn đề toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống , Tiếng Việt.

 PHẨM chất: chăm chỉ, trách nhiệm , nhân ái , yêu nước .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: các thẻ từ có viết bốn bước giải toán ( cho hoạt động khởi động) ; 23 khối lập phương; bảng phụ vẽ tóm tắt và ghi bước giải của luyện tập 3.

- HS: 12 khối lập phương.

 

docx 4 trang Đăng Hưng 23/06/2023 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Giải bài toán bằng hai bước tính (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BÀI : GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI BƯỚC TÍNH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức , kĩ năng:
- Làm quen với “Bài toán giả bằng hai bước tính”.
- Ôn tập: phương pháp (bốn bước) để gải bài toán có lời văn.
- Vận dụng giải và trình bày bài giải.
2. Năng lực chú trọng: tu duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giả quyết vấn đề toán học.
3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống , Tiếng Việt.
 PHẨM chất: chăm chỉ, trách nhiệm , nhân ái , yêu nước .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: các thẻ từ có viết bốn bước giải toán ( cho hoạt động khởi động) ; 23 khối lập phương; bảng phụ vẽ tóm tắt và ghi bước giải của luyện tập 3.
- HS: 12 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi, cả lớp.
- GV cho HS chơi “Ai nhanh hơn”.
- GV chia lớp thành hai đội, bốn HS / đội.
- GV gắn các thẻ từ lên bảng:
- Yêu cầu HS lên sắp xếp theo đúng thứ tự các bước giải toán .
- Đội nào gắn xong trước và đúng thì thắng cuộc.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS theo dõi.
Tìm hiểu bài toán -> Tìm cách giải -> Trình bày bài giải -> Kiểm tra các bước giải.
- HS lên sắp xếp theo đúng thứ tự các bước giải toán .
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)
2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá
a. Mục tiêu: Làm quen với “Bài toán giải bằng hai bước tính”.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:hỏi đáp, động não, cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
1. Giới thiệu bài toán và cách giải 
Bài toán
- Yêu cầu HS đọc đề bài kết hợp chỉ tay vào tóm tắt .
- HDHS nhận biết yêu cầu của bài ( bạn ong nói : hoàn thiện bài giải).
- HDHS xác định.
+ Bài toán hỏi: Cả hai tổ trồng được bao nhiêu cây?
+ Tổ 1 trồng được mấy cây?
+ Tổ 2 trồng được mấy cây? 
+ Nếu thêm 4 vào số cây của tổ 1 sẽ được số cây của tổ 2.
+ Gộp số cây của hai tổ sẽ tìm được số cây cả hai tổ trồng được.
- HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và câu trả lời. 
Bài giải
8+4 = 12 Tổ 2 trồng được 12 cây. 
8+12= 20 
Cả 2 tổ trồng được 20 cây. 
Hoặc 
 Bài giải
Số cây của tổ 2 trồng được là:
 8+4= 12 (cây)
Số cây cả hai tổ trồng được là:
8+12= 20 (cây)
Đáp số: 20 cây.
- Kiểm tra: Tổ 1 trồng được 8 cây, cả hai tổ trồng được 20 cây, có đúng là tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 là 4 cây không? (20-8=12; 12-8= 4)
- HS đọc đề bài kết hợp chỉ tay vào tóm tắt .
- HS lắng nghe.
- 8 cây.
- Chưa biết , bài toán chỉ cho biết tổ 2 trồng nhiều hơn tổ 1 là 4 cây.
2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
Bài 1: Tuấn cắt được 14 lá cờ. Thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ. Hỏi cả hai bạn cắt được bao nhiêu lá cờ?
- Yêu cầu HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HDHS xác định.
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Tuấn cắt được mấy lá cờ?
+ Thu cắt được mấy lá cờ? 
+ Nếu trừ đi 5 thì sẽ có số lá cờ của Thu là 14 – 5 = 9.
+ Gộp số lá cờ của hai bạn sẽ tìm được số lá cờ cả hai bạn đã cắt được.
- HS nhóm đôi tự thực hiện phép tính và câu trả lời. 
- GV nhận xét.
- Lưu ý HS nhận biết được: thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ.
- Khi sửa bài, nếu cần thiết, GV dùng các khối lập phương để minh họa.
- HS (nhóm đôi) đọc kĩ đề bài, nhận biết cái phải tìm, cái đã cho và thực hiện.
- HS trả lời: : cả hai bạn cắt được bao nhiêu lá cờ ?
- Tuấn cắt được 14 lá cờ.
- Chưa biết nhưng Thu cắt được ít hơn Tuấn 5 lá cờ.
Bài giải
Số lá cờ thu cắt được là:
14 – 5 = 9 (lá cờ)
Số lá cờ cả hai bạn cắt được là:
14 + 9 = 23 (lá cờ)
Đáp số: 23 lá cờ
* Hoạt động nối tiếp: (... phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cả lớp.
- GV cho HS nêu lại bốn bước càn thực hiện khi giải toán.
- GV nhận xét, chốt.
- GV nói những việc chính cần thực hiện trong mỗi bước.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Giải bài toán bằng hai bước tính (tiết 2)
- HS nêu lại bốn bước cần thực hiện khi giải toán.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_3_bai_giai_bai_toan_bang_hai_buoc_tinh_tiet.docx