Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 2)

BÀI : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết).

 - Tư duy và lập luận toán học: chuyển đổi, so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. Tính giá trị của biểu thức.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết cơ sở lí luận của biện pháp tính qua mô hình trực quan.

- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.

 2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 7 trang Đăng Hưng 24/06/2023 730
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 14 - Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết). 
	- Tư duy và lập luận toán học: chuyển đổi, so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. Tính giá trị của biểu thức.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết cơ sở lí luận của biện pháp tính qua mô hình trực quan.
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường, phép chia.
 2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh đồ dùng liên quan đến bài học, thẻ ô số ở hoạt động vui học
- HS: SGK, SBT, bút, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi “Tiếp sức”, cá nhân, nhóm
- GV viết phép tính bất kì: 325 : 3
- Lớp học chia làm 2 đội, GV yêu cầu HS chơi trò tiếp sức để hoàn thành phép tính trên.
- GV dẫn dắt vào bài.
- HS quan sát
- HS chia đội, chơi theo luật hoàn thành phép tính.
- Vài HS nhắc lại các thao tác đặt tính và tính
2. Hoạt động Luyện tập (20 phút)
2.1 Hoạt động 1 (5 phút): Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết). 
a. Mục tiêu: Thực hiện tính nhấm: Chia số tròn chục, tròn trăm có ba chữ số cho số có một chữ số (mỗi lượt chia đều là phép chia hết). 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi “Gọi bạn”, cá nhân
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Em sẽ tính nhẩm như thế nào?
- GV cho HS chơi “Gọi bạn” để chữa bài
- GV chốt, nhắc lại số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- HS đọc đề
- Coi chục, trăm là đơn vị đếm.
Vd: 210 : 7
21 chục : 7 = 3 chục
210 : 7 = 30
- HS làm bài cá nhân
- HS chữa bài:
a) 210 : 7 = 30
100 x 9 = 900
b) 540 : 9 = 50
800 x 0 = 0 
c) 360 : 6 = 60
480 : 8 = 60
- HS lắng nghe nhận xét bạn
- HS lắng nghe
2.2 Hoạt động 2 (5 phút): chuyển đổi các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian.
a. Mục tiêu: chuyển đổi các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, nhóm 2
Bài 2:
- GV gọi HS đọc đề
- GV yêu cầu HS nhớ lại mối quan hệ giữa mét, đề - xi – mét, xăng – ti – mét, giờ, phút làm cơ sở chuyển đổi đơn vị đo:
 1 m = ? dm
 1 m = ? cm
 1 giờ = ? phút
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài
- GV chốt
- HS đọc đề bài
- 1m = 10 dm
 1m = 100 cm
 1 giờ = 60 phút
- HS thảo luận nhóm 2
- HS chữa bài:
a) 10 dm = 1 m
320 dm = 32 m
b) 100 cm = 1m
700 cm = 7 m
c) 1 giờ = 60 phút
5 giờ = 300 phút
- HS lắng nghe, nhận xét bài
2.3 Hoạt động 3 (5 phút): so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. 
a. Mục tiêu: so sánh các số đo với các đơn vị độ dài, thời gian. 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, nhóm 4
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Đổi 1 giờ về đơn vị phút.
Bước 2: So sánh thời gian vẽ tranh của hai bạn và trả lời câu hỏi.
- GV chốt.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm sửa bài:
Đổi 1 giờ = 60 phút
Ta có 60 phút – 45 phút = 15 phút 
a, Bạn An vẽ lâu hơn bạn Bình là 15 phút.
b, Bạn Bình vẽ nhanh hơn bạn An là 15 phút.
2.4 Hoạt động 4 (5 phút): Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). 
a. Mục tiêu: Thực hiện được phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (cả trường hợp thương có chữ số 0). 
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thực hành, cá nhân
Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Số tròn chục là các số nào?
- GV yêu cầu cá nhân HS thực hiện các phép tính
- GV chốt
- HS đọc đề bài
- 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
- HS thực hiện tính chia vào vở và tìm ra phép tính nào có thương là số tròn chục.
- Học sinh chữa bài: 
Vậy phép tính 881 : 8 ; 633 : 9 ; 180 : 6 ; 804 : 5 có thương là số tròn chục.
3. Hoạt động vận dụng (7 phút) 
Hoạt động Vui học: (7 phút)
a. Mục tiêu: Ôn tập phép chia hết và phép chia có dư
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, thực hành, trò chơi:Tiếp sức, cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS thực hiện các phép chia để xác định phép chia hết, phép chia có dư. Rồi tìm đường đi của hai bạn
- GV dán các ô số lên bảng, quy ước đường đi của Mai vẽ phấn màu, đường đi của Bình vẽ phấn trắng.
- GV chốt.
- HS đọc đề bài
- HS suy nghĩ làm cá nhân
- HS sửa bài theo hình thức tiếp sức
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi tiếp sức, cá nhân
- GV viết 1 phép tính bất kì lên bảng số 3 chữ số chia cho số có 1 chữ số.
- HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
- HS quan sát
-HS tiếp sức lên hoàn thành phép tính
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_14.docx