Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Diện tích hình chữ nhật (Tiết 2)

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Diện tích hình chữ nhật (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành quy tắc tim diện tích hình chữ nhật.

- Vận dụng quy tắc:

* Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.

* Tính chiều dài (hoặc chiều rộng) khi biết diện tích và chiều rộng (hoặc chiều dài).

- Phân biệt cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường chu vi và diện tích hình chữ nhật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp toán học và hợp tác: hoạt động nhóm.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Năng lực mô hình hóa toán học.

- Năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học, khả năng sáng tạo.

 

docx 7 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 32 - Bài: Diện tích hình chữ nhật (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:	Thứ sáu, ngày . tháng .. năm 
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
Bài: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT 
( TIẾT 2/2) LUYỆN TẬP 
SGK/Trang 73
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành quy tắc tim diện tích hình chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc:
* Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.
* Tính chiều dài (hoặc chiều rộng) khi biết diện tích và chiều rộng (hoặc chiều dài).
- Phân biệt cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đo lường chu vi và diện tích hình chữ nhật.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp toán học và hợp tác: hoạt động nhóm.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học, khả năng sáng tạo.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- Tích hợp : Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: đồ dùng dạy học của phần cùng học
- HS: HS: bộ đồ dùng học tập, 10 mảnh giấy kẻ ô vuông ( mỗi ô có cạnh dài 1 cm) 2 tờ giấy kẻ sẵn các ô vuông có cạnh 1 cm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- GV tổ chức hát để khởi động bài học.
- GV cho HS quan sát hình ảnh thực tế: 
- Yêu cầu HS : Tính và so sánh diện tích 2 hình.
 Hình A Hình B
Sửa bài:
- GV gọi 1 HS nêu nhận xét.
- Lớp bổ sung.
GV chốt câu trả lời đúng.
GV nhận xét, gọi vài HS đọc quy tắc
GV cho HS kiểm tra lại kết quả bằng cách đếm số ô vuông trên hình vẽ.
GV giới thiệu bài: 
 Tiết học hôm nay, chúng ta cùng thực hành tìm diện tích các hình chữ nhật nhé!
GV ghi tựa bài: Luyện tập - Diện tích hình chữ nhật
- HS hát:
- HS thực hiện.
- HS nêu cách thực hiện.
* Diện tích hình A là:
 2 x 5 = 10 cm2 
* Diện tích hình B là:
 4 x 3 = 12 cm2 
* Diện tích hình A bé hơn diện tích hình B
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động Thực hành (30 phút)
2.1 Hoạt động 1 (15 phút): Luyện tập
a. Mục tiêu: 
* Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.
* Tính chiều dài (hoặc chiều rộng) khi biết diện tích và chiều rộng (hoặc chiều dài).
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: học nhóm
Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài:
– HS làm việc nhóm đôi nhận biết yêu cầu và thực hiện cá nhân viết vào sách/73
Sửa bài:
Cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”:
Gọi một số HS trình bày trước lớp.
* Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 18 cm và chiều rộng 5 cm là 90 cm2 
* Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 25 cm và chiều rộng 6 cm là 150 cm2 
* Chiều rộng của hình chữ nhật có chiều dài 8 cm và diện tích 32 cm2 là 4 cm (32 : 8 = 4 cm)
* Chiều dài của hình chữ nhật có chiều rộng 9 cm và diện tích 153 cm2 là 17 cm (153 : 9 = 17 cm)
GV chốt kiến thức: 
* Muốn tìm chiều rộng của hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích ta lấy diện tích hình chữ nhật chia cho chiều rộng.
* Muốn tìm chiều dài của hình chữ nhật khi biết chiều dài và diện tích ta lấy diện tích hình chữ nhật chia cho chiều dài.
(GV lưu ý nhận xét cách viết tên hình, cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS)
- HS đọc đề bài, lớp lắng nghe
– HS làm việc nhóm đôi nhận biết yêu cầu và thực hiện cá nhân viết vào sách/73
- HS chơi theo hướng dẫn của quản trò.
- HS nêu cách tìm kết quả.
- HS sửa bài. (Nếu có sai)
- HS đọc lại ghi nhớ.
2.2 Hoạt động 2 (18 phút): Thực hành
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng quy tắc: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Học nhóm
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài:
– HS làm việc cá nhân thực hiện vào vở
Sửa bài:
- HSA Treo bài giải trên bảng.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn HSA
- HSB Đọc bài làm của mình.
GV nhận xét cách trình bày, kết quả.
- Cho HS nêu nhận xét về đơn vị của chu vi và diện tích
- Cho HS nhắc lại quy tắc tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật
(GV lưu ý nhận xét cách viết tên hình, cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS)
- HS đọc đề bài, lớp lắng nghe
– HS làm việc cá nhân.
- HSA thực hiện bài giải trên bảng phụ.
- HSB Đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét cách trình bày trên bảng.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại.
Bài 3:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề bài:
GV gợi ý 
Cách 1 dùng gang bàn tay
* Em nhớ lại độ dài của bàn tay.
* Em nhớ lại độ dài của gang tay.
* Em nhớ lại độ dài của ngón tay.
* Em nhớ lại độ dài của ngón trỏ.
 GV gợi ý 
Cách 2: Dùng mắt quan sát
+ Chiều dài bức tranh: HS có thể ước lượng qua hình ảnh các vật mẫu khác nhau, chẳng hạn: 
So với gang tay (ngắn hơn khoảng 1 hay 2 đốt ngón tay)
-> Chiều dài gang tay trừ đi chiều dài 1 hay 2 đốt ngón tay -> Kết quả là số cần ước lượng.
So với ngón tay trỏ (gần được 2 ngón trỏ)
-> Chiều dài 2 ngón trỏ bớt đi chiều dài khoảng 1 đốt ngón tay -> Kết quả là số cần ước lượng
– HS làm việc nhóm đôi nhận biết yêu cầu và thực hiện cá nhân viết vào sách/73
Sửa bài (3.a):
Bước 1:
- HSA Lên bảng ghi kết quả ước lượng, nêu cách ước lượng của nình. Hỏi: Có bạn nào ước lượng theo cách của mình không?
- Tương tự GV gọi vài HS có cách ước lượng khác lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
Bước 2:
- Cho HS nêu kết quả chính xác đo được.
GV nhận xét kết quả.
(Chiều dài: 10 cm, chiều rộng : 8cm)
* GV Cho HS đối chiếu tìm độ lệch
- GV hỏi thống kê độ lệch giữa 2 số đo của HS.
- GV giải thích: độ lệch càng nhỏ hoặc trung khớp là ước lượng tốt.
- Khuyến khích những HS có số đo độ lệch cao, tập ước lượng lại vào tiết học buổi chiều
(GV lưu ý nhận xét cách viết tên hình, cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS)
- HS đọc đề bài, lớp lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 2 ước lượng số đo bằng mắt và ghi kết quả.
- HSA thực hiện.
- HSB nêu.
– HSC nêu số đo chính xác.
Lớp nhận xét
- HS lắng nghe, sửa lại bài sai nếu có.
- HS lắng nghe
Sửa bài (3.b):
- HS1 Treo bài giải trên bảng.
- HS2 Đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn HS1
Bài làm
Diện tích bức tranh là:
10 x 8 = 80 (cm 2)
Chu vi bức tranh là :
(10 + 8) x2 = 36 ( cm)
Đáp số : 80 (cm 2)
 36 ( cm)
 GV nhận xét kết quả, cách trình bày.
- Cho HS nhắc lại quy tắc tìm chu vi và diện tích hình chữ nhật
(GV lưu ý nhận xét cách viết tên hình, cách viết đơn vị cm2 trên bài làm của HS)
- HS1 thực hiện bài giải trên bảng phụ.
- HS2 Đọc bài làm của mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét cách trình bày trên bảng phụ của HS.
- HS lắng nghe, sửa lại bài sai nếu có.
- HS nhắc lại.
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)
a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi học tập
GV cho HS chơi trò: “Hỏi nhanh – Đáp gọn”
HSI nêu câu hỏi, gọi 1 HS khác trả lời- Trả lời nhanh, chính xác được khen.
- Lớp nhận xét bằng thẻ Đ/S
GV gợi ý các câu hỏi xoay quanh nội dung đã học.
* Nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
* Nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
* Bạn hãy mô tả chu vi của mặt bàn.
* Bạn hãy mô tả diện tích trang giấy tập.
 ..
GV chốt câu trả lời đúng , khen.
HS chơi
- Lớp lắng nghe và nhận xét
- Lớp nhận xét bằng thẻ Đ/S
GV nhận xét chung tiết học, khen các nhóm, các cá nhân học tập tốt cá nhân có tiến bộ trong học tập
Dặn dò: Về nhà học thuộc quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
Cách tìm chiều dài (hoặc chiều rộng) khi biết diện tích và chiều rộng (hoặc chiều dài).
Chuẩn bị bài: Diện tích hình vuông Trang 74
Cắt sẵn: 10 mảnh giấy kẻ ô vuông ( mỗi ô có cạnh dài 1 cm) 2 tờ giấy kẻ sẵn các ô vuông có cạnh 1 cm.
- HS lắng nghe.
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_32.docx