Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Trường TH Tân Hội A

Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Trường TH Tân Hội A

I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).

- Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.

- Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.

2. Kĩ năng:

- Tính cẩn thận, chính xác.

- Tính được độ dài đường gấp khúc.

- Áp dụng phép tính cộng các số có ba chữ số vào thực tế.

3. Thái độ:

Phát triển tư duy cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu, SGK, thước

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, bảng con, nháp

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 5 trang ducthuan 06/08/2022 2300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 3 - Bài: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) - Trường TH Tân Hội A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TOÁN
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
- Củng cố biểu tượng về độ dài đường gấp khúc, kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc.
- Củng cố biểu tượng về tiền Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Tính cẩn thận, chính xác.
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
- Áp dụng phép tính cộng các số có ba chữ số vào thực tế.
3. Thái độ:
Phát triển tư duy cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ, phấn màu, SGK, thước
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa, bảng con, nháp
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động: Trò chơi “Vượt chướng ngại vật” 
- GV hướng dẫn luật chơi. 
- Tổ chức chơi: 
+ Thử thách 1: 700 – 300 – 20 = ? 
+ Thử thách 2: 600 + 70 + 5 = ?
+ Thử thách 3: 460 – 400 = ? 
+ Thử thách 4: 100 – 60 – 40 = ? 
+ Thử thách 5: 50 + 50 = ? 
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới: 
1) Giới thiệu bài:“Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) 
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 5 và mở vở ra ghi tên bài.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- Gọi 2 - 3 HS đọc tên bài.
2) Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
* Giới thiệu phép cộng 435 + 127.
- GV yêu cầu cả lớp chú lên bảng và giới thiệu phép tính.
- Giáo viên viết bảng:
a) 435+ 127 = ?
- Gọi 1 HS đọc phép tính.
- Gọi 1 HS nêu tên thành phần trong phép tính cộng
- GV hỏi: Bạn nào giỏi cho cô biết để tìm ra kết quả của phép tính 435+ 127 ta làm theo mấy bước?
- Gọi 1 HS nêu cách đặt tính
- GV nêu lại cách đặt tính và kết hợp chỉ từng hàng
- Viết số hạng thứ nhất 435.
- Viết số hạng thứ hai 127 ở dưới sao cho cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau.
- GV chỉ: 
+ Chữ số 7 hàng đơn vị thẳng cột với chữ số 5 đơn vị.
+ Chữ số 2 hàng chục thẳng cột với chữ số 3 chục 
+ Chữ số 1 hàng trăm thẳng cột với chữ số 4 hàng
trăm.
- Viết dấu cộng (+) ở giữa hai số hạng lệch về phía bên trái và kẻ vạch ngang ở dưới thay cho dấu bằng. 
- Gọi 1 HS nêu cách thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS cách tính. (vừa kết hợp nói vừa viết)
+
a) 435
 127
 562
- 5 cộng 7 bằng 12 (lớn hơn 10); viết 2 (đơn vị) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ 1 chục sang hàng chục.
- 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. (viết 6 ở dưới thẳng cột hàng chục)
- 4 cộng 1 bằng 5, viết 5. 
- Gọi 2 - 3 HS nêu lại cách tính.
- Vậy 435 cộng 127 có kết quả bằng bao nhiêu?
- GV viết bảng: 435 + 127 = 562
- 562 là kết quả của phép tính cộng ta gọi là gì?
- Gọi HS nhận xét phép tính: Phép cộng này có gì khác so với các phép cộng đã học?
=> GV Chốt: Đây là phép cộng có nhớ một lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
* Chuyển tiếp: Vừa rồi cô đã hướng dẫn các em phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ một lần) để giúp các em hiểu kĩ bài hơn chúng ta sẽ chuyển sang phép tính tiếp theo.
* Giới thiệu phép cộng: 256 + 162. 
- GV yêu cầu cả lớp chú ý lên bảng và giới thiệu phép tính.
- Giáo viên viết bảng:
b) 256+162 = ?
- GV nêu: Tương tự phép tính a. Để tìm ra kết quả của phép tính này ta cũng thực hiện theo 2 bước
- YCHS nêu lại 2 bước
- Gọi 1 HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính
- Cả lớp làm vào bảng con
- Gọi 1 HS trình bày
- GV nhận xét + chốt đáp án đúng
- Gọi HS nhận xét phép tính
- Lưu ý: (GV chỉ) Ở phép tính này hàng đơn vị không có nhớ; ở hàng chục có: 5 + 6 = 11
Viết 1 nhớ 1 (nhớ 1 trăm sang hàng trăm); ở hàng trăm có: 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
- 2 - 3 HS nêu lại cách tính 
- Vậy 256 cộng 162 có kết quả bằng bao nhiêu?
- GV viết bảng: 256 + 162 = 418
- Vậy 418 là kết quả của phép tính cộng ta gọi là gì?
* GV yêu cầu cả lớp quan sát lại 2 phép tính cộng vừa thực hiện. So sánh hai phép cộng có gì giống và khác.
- YC HS nêu cách thực hiện cộng số có ba chữ số (có nhớ) 
* Chuyển tiếp: Để giúp các em nắm vững kiến thức dạng bài: cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
3. Luyện tập 
Bài 1: Tính.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- YCHS nêu lại cách thực hiện tính
- GV làm mẫu phép tính 
+
 256
 125
 381
* 6 cộng 5 bằng 1, viết 1 nhớ 1
* 5 cộng 2 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8.
* 2 cộng 1 bằng 3, viết 3.
- GV hỏi phép tính này nhớ 1 lần từ hàng nào sang hàng nào?
- GV cho HS làm bài bằng bút chì vào SGK 4 phép tính 
+
+
 417 555
 168 209
+
+
 146 227
 214 337
- Gọi 4 HS trình bày cách cộng 4 phép tính.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét, chữa bài. 
=> Qua bài tập 1 các em được củng cố các phép cộng các số có 3 chữ số có nhớ một lần từ hàng nào sang hàng nào? 
*Chốt cách cộng số có 3 chữ số có nhớ 1 lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 2
- Yêu cầu HS tự làm vào SGK 
- Gọi 4 HS trình bày cách cộng 4 phép tính.
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét bài trên bảng.
Qua bài tập 1 các em được củng cố các phép cộng các số có chữ số có nhớ một lần từ hàng nào sang hàng nào? 
*Chốt cách cộng số có 3 chữ số có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm
Bài 3a: 
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
 *(Nếu còn thời gian làm cột b )
- Cần chú ý điều gì khi đặt tính? Thực hiện thứ tự như thế nào?
- YCHS làm bài vào vở
- GV lưu ý HS: 60 + 360 ® 360 + 60 (có thể đặt tính như vậy sẽ hợp lí hơn)
- Gọi HS nhận xét
- Nhận xét + chốt đáp án
- Chốt: Cách đặt tính rồi tính
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát đường gấp khúc trên màn hình. 
- GV hỏi:
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thằng nào tạo thành?
- Nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng?
- GV cho cả lớp làm vào vở
- Gọi 1 HS chữa bài
- HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt: Cách tính độ dài đường gấp khúc
Bài 5
- Gọi 1 HS nêu bài 5
- Yêu cầu HS nhẩm rồi điền vào chỗ trống 
- Cả lớp làm vào SGK
- Gọi HS chữa + cả lớp theo dõi
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét + chốt bài
4. Củng cố
- YCHS nhắc lại ND bài học
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS cả lớp tham gia chơi
- HS lắng nghe
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS mở SGK
- Ghi vở
- 2 - 3 HS đọc.
- HS chú ý lắng nghe
- HS quan sát
- 1 HS đọc
- HS trả lời:
+ 435 là số hạng 
+ 127 là số hạng
- HS trả lời: 2 bước
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Tính
- HS nêu cách đặt tính: Đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau.
- HS theo dõi
- HSTL
- HS lắng nghe.
- 2 - 3 HS nêu
- HSTL
- HS quan sát
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS nêu: 2 bước
+ Bước 1: Đặt tính
+ Bước 2: Tính
- HS nêu cách đặt tính
- HS làm bảng con
- 1 HS trình bày:
- HS lắng nghe
- Phép cộng có nhớ 1 lần từ hàng chục sang hàng trăm
- 2, 3 HS nêu
- Vậy 256 cộng 162 bằng 418
- HS quan sát
- HS trả lời 
- HS so sánh
- 2 - 3 HS nêu
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS lắng nghe và quan sát
- Thực hiện tính từ phải sang trái
- HS trả lời 
- Cả lớp làm vào SGK
- 4 HS trình bày 4 phép tính
- HSNX và bổ sung
- HSTL
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc 
- Cả lớp làm vào SGK.
- 4 HS trình bày 4 phép tính
- HSNX và bổ sung
- HSTL
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HSTL
- HSTL
- HS làm bài vào vở
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài.
- HS quan sát 
- HSTL
- HSTL
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu 
- HS làm bài
- HS làm bài trong SGK
- HS chữa bài
- HS nhận xét 
- HS lắng nghe
- HS nêu
- HS lắng nghe
IV. Định hướng học tập tiếp theo: 
- Dặn dò HS về nhà ôn bài
- Chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_3_bai_cong_cac_so_co_ba_chu_so_co_nho_mot_l.doc