Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng nhân 6

Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng nhân 6

BÀI: BẢNG NHÂN 6

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Bảng nhân 6:

+ Thành lập bảng.

+ Bước đầu ghi nhớ bảng.

+ Vận dụng bảng để tính nhẩm.

- Thực hiện tính giá trị của biểu thức.

– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính số mặt của khối lập phương.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

 

docx 6 trang Đăng Hưng 24/06/2023 870
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 11 - Bài: Bảng nhân 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TOÁN - LỚP 3
BÀI: BẢNG NHÂN 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Bảng nhân 6:
+ Thành lập bảng.
+ Bước đầu ghi nhớ bảng.
+ Vận dụng bảng để tính nhẩm.
- Thực hiện tính giá trị của biểu thức.
– Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính số mặt của khối lập phương. 
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Các tấm bìa có 6 chấm tròn; hình ảnh dùng cho phần Khởi động.
- HS: Các tấm bìa có 6 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (3 phút)
* Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành
* Hình thức: Cá nhân, lớp, nhóm
– GV giới thiệu hình ảnh con kiến.
– GV: Mỗi con kiến có mấy chân? (6 chân)
- Hãy viết phép nhân để tính số chân của 7 con kiến rồi tìm kết quả của phép nhân.
– GV nói tác dụng của bảng nhân: Để tìm kết quả của phép nhân ta đã chuyển về tính tổng các số hạng bằng nhau hoặc đếm thêm, việc này tốn thời gian. Nếu ta thành lập một bảng nhân và ghi nhớ bảng nhân đó thì sẽ dễ dàng tìm được kết quả của các phép nhân trong bảng.
– GV giới thiệu bài mới.
- HS quan sát.
- 6 chân
- HS viết:
6 × 7 = ?
6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 + 6 = 42
6 × 7 = 42
- đếm thêm 6 để tìm kết quả phép nhân. (6, 12 18, 24, 30, 36, 42)
- HS lắng nghe.
2. Bài học và thực hành (15 phút)
2.1 Thành lập bảng nhân: 
* Mục tiêu: Thành lập bảng nhân 6
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm 4.
– GV giới thiệu bảng nhân 6 chưa có kết quả, gọi HS nhận xét các thừa số. 
– Yêu cầu HS (nhóm bốn) thảo luận, tìm kết quả.
* GV gợi ý: 
Có thể tìm được ngay kết quả của năm phép nhân đầu:
6 × 1 = 6 (Một số nhân với 1 bằng chính số đó). 
6 × 2 = 2 × 6 = 12
6 × 5 = 5 × 6 = 30
+ Từ 6 x 6 ta có thể tìm tích bằng nhiều cách, chẳng hạn:
Dùng các tấm bìa vẽ 6 chấm tròn.
Chuyển về tổng các số hạng bằng nhau.
Cách nhanh nhất là cộng thêm 6 vào tích ngay trước.
– Gọi HS thông báo kết quả
- GV hoàn thiện bảng nhân.
- GV dùng trực quan minh hoạ hai tích liên tiếp trong bảng hơn kém nhau 6 đơn vị.
- HS quan sát nên nhận xét: thừa số thứ nhất là 6, thừa số thứ hai là số lần lượt từ 1 đến 10.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS nêu kết quả.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
2.2 Học thuộc bảng nhân (HS sử dụng SGK) 
* Mục tiêu: Giúp học sinh học thuộc bảng nhân 2
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, lớp
GV hướng dẫn HS nhận xét bảng nhân 6 bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Thừa số thứ nhất là mấy ?
+ Các thừa số thứ hai trong bảng nhân 6 có gì đặc biệt ?
+ Các tích trong bảng nhân 6 có gì đặc biệt ?
- GV tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 6
+ HS có thể dựa vào việc thuộc bảng hoặc sử dụng các ngón tay, đếm thêm 6 để tìm kết quả của các phép nhân
trong bảng.
+ HS học thuộc các phép nhân màu đỏ trong bảng và nhận
biết có thể tìm kết quả của các phép nhân khác dựa vào ba
phép nhân này.
Ví dụ: 6 × 8 = ?
Dựa vào 6 × 5 = 30, đếm thêm 3 lần 6: 30, 36, 42, 48.
hay Dựa vào 6 × 10 = 60, đếm bớt 2 lần 6: 60, 54, 48.
- GV che một số tích rồi che một số thừa số thứ lại, HS đọc để khôi phục bảng.
- GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
- GV mời HS đọc lại toàn bảng nhân
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS trả lời:
+ Thừa số thứ nhất đều là 6
+ Thừa số thứ hai: các số lần lượt từ 1 đến 10
+ Tích: các số đếm thêm 6.
- HS lắng nghe.
- HS đọc để khôi phục bảng.
- HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
- HS đọc lại bảng nhân (cá nhân, đồng thanh)
- HS lắng nghe
2.3 Thực hành 
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học làm bài tập
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Y/c HS suy nghĩ tìm quy luật của dãy số?
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét. 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Cho HS chơi trò “Đố bạn”
- GV nhận xét.
- Số?
- Số sau = số trước + 6.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- Đố bạn các phép nhân trong bảng nhân 6
- HS thực hiện trò chơi.
6 x 6 = ?
6 x ? = 18
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập (15 phút)
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học tính nhẩm, tính giá trị của biểu thức
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm 4.
Bài 1
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”
- GV nhận xét. Hỏi cách làm.
- GV chốt.
Bài 2
- Gọi HS đọc y/c bài tập
- GV hướng dẫn tìm hiểu bài tập:
+ Nhận biết loại bài?
+ Cách tính giá trị biểu thức?
– HS thực hiện (cá nhân).
– Sửa bài. 
– GV giúp HS hệ thống hoá thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức.
Bài 3
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài, xác định câu hỏi chính của bài toán.
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn vậy ta phải biết số giấy cần dùng của mấy hộp?
+ Hộp giấy hình gì?
+ 1 hộp cần mấy tờ?
- GV:
1 hộp cần 6 tờ giấy
10 hộp cần bao nhiêu tờ giấy?
- Y/C HS suy nghĩ làm bài.
- GV nhận xét
- Tính nhẩm
- HS chơi trò chơi.
- HS trả lời: thuộc bảng, đếm thêm 6.
- HS lắng nghe.
- Tính
- Tính giá trị biểu thức
- Biểu thức chỉ có phép nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
- HS làm bài.
- HS trả lời:
a) 6 x 5 x 4 = 30 x4 
 =120 
b) 52 – 6 x 3 = 52 – 18 
 = 34
c) 6 x 8 : 3 = 48 : 3
 = 16 
- HS lắng nghe.
- HS đọc BT.
+ Tìm số tờ giấy màu dán hết các mặt của 10 hộp giấy.
+ 1 hộp
+ Khối lập phương
+ 6 tờ. Vì khối lập phương có 6 mặt.
- HS: 6 tờ được lấy 10 lần. Vậy: 6 x 10 = 60
- HS lắng nghe.
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
* Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận
* Hình thức: Trò chơi
- GV có thể cho HS chơi “Truyền điện”.
- Chia lớp thành hai nhóm, thay nhau trả lời kết quả các phép nhân trong bảng nhân 6.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, thực hiện
	IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_11.docx