Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ I - Tuần 15, Bài 3: Đôi bạn (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nói về sự gắn bó của các sự vật trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một ước mơ: giúp ích cho cuộc sống con người.
- Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập, tham gia đọc trong nhóm.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: ĐÔI BẠN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nói về sự gắn bó của các sự vật trong tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một ước mơ: giúp ích cho cuộc sống con người. - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập, tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách giáo khoa Tiếng Việt 3; + Bài Powerpoint; + Tranh ảnh, video clip một số sự vật, hiện tượng tự nhiên như cầu vồng, con sóc, bông lúa, mưa, gió, ; - HS: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: + Tạo cảm xúc vui tươi, phấn khởi trước giờ học. + Nói được sự gắn bó của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. + Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoạ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV tổ chức cho HS hát một bài hát - GV cho HS xem video về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói về sự gắn bó giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên. - GV nhận xét, giới thiệu bài và ghi tựa bài: “Đôi bạn”. - HS hát. - HS xem video và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. + Cầu vòng – đám mây: đám mây giúp cầu vồng hiện lên thật rực rỡ trên bầu trời. + Con sóc – cây: cây ra quả chín, sóc ăn quả của cây. + Cây lúa – đồng ruộng: đồng ruộng là nơi để cây lúa sinh sống và phát triển. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.1 Hoạt động Đọc 1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. - Hiểu được nội dung bài đọc: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một ước mơ: giúp ích cho cuộc sống con người. - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ b. Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng trong sáng, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp, hoạt động, trạng thái của mưa, gió; ngắt nhịp linh hoạt 2/3, 3/2, 1/4, b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - GV cho HS đọc thầm lại bài tìm và phát hiện từ khó đọc. - GV hướng dẫn HS đọc từ khó: ngập ngừng, thăn thoắt, khe khẽ, toả,... - GV hướng dẫn HS ngắt nhịp một số dòng thơ: Rồi/ gió lại tất tả/ Đi/ chẳng kịp chào ai/ Làm cho/ cả vườn cây/ Lặng nhìn theo/ ngơ ngác ...// Còn mưa/ thì từng bước/ Đủng đỉnh/ dạo quanh nhà/ Hết đeo nhẫn/ cho hoa/ Lại xâu cườm/ cho lá...// - GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu theo nhóm đôi kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó: + ngập ngừng: tỏ ra e ngại, nửa muốn nửa không + thoăn thoắt: động tác nhanh, nhịp nhàng, liên tục + đủng đỉnh: thong thả, chậm rãi c. Luyện đọc đoạn - GV hỏi: Bài này chia thành mấy đoạn? - GV nhận xết, chốt: Mỗi khổ thơ là một đoạn, bài này có 5 khổ thơ nên có 5 đoạn. + Khổ thơ 1: Mưa về ... gõ cửa. + Khổ thơ 2: Bức mành ...bé ngủ! + Khổ thơ 3: Rồi gió ...ngơ ngác + Khổ thơ 4: Còn mưa ...cho lá + Khổ thơ 5: Hai tính tình ...bạn nhỉ! - GV cho HS luyện đọc đoạn. - GV nhận xét. d. Luyện đọc cả bài: - GV yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - GV nhận xét - HS lắng nghe và đọc thầm theo. - HS đọc thầm lại bài tìm và phát hiện từ khó đọc. - HS lắng nghe và đọc lại từ khó. - HS lắng nghe, dùng bút chì ngắt nhịp và đọc lại. - HS đọc nối tiếp từng câu và giải nghĩa từ khó. - Bài này chia thành 5 đoạn. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc đoạn. - 2 HS đọc lại cả bài. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, thảo luận, đàm thoại, động não, trực quan - GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong Sách giáo khoa trang 111: + Câu 1: Ở khổ thơ thứ nhất, mưa và gió được so sánh với gì? + Câu 2: Vì sao cả vườn cây ngơ ngác lặng nhìn theo gió? + Câu 3: Tìm hình ảnh miêu tả những việc làm của mưa? + Câu 4: Theo em, ước mơ của mưa và gió là gì? - GV gọi HS trình bày câu trả lời. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án cho HS. - GV đưa ra nội dung bài học: Mưa và gió tuy tính tình khác nhau nhưng lại là đôi bạn thân vì đều có chung một ước mơ: giúp ích cho cuộc sống con người. - HS đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi: + Ở khổ thơ thứ nhất, mưa được so sánh như khách lạ, gió được so sánh như người thân. + Vì gió đến và đi vội vã quá chả chào ai. + “Còn mưa thì từng bước Đủng đỉnh dạo quanh nhà Hết đao nhẫn cho hoa Lại xâu cườm cho lá ” + Ước mơ của mưa và gió là được đi chung với nhau và cùng mang đến sự mát mẻ, dịu dàng của thiên nhiên đến cho con người. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và nhắc lại. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS nêu lại nội dung bài. - GV nhận xét, đánh giá. - Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS nêu lại nội dung bài. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: ĐÔI BẠN (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Tìm đọc một văn bản thông tin về bạn bè, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn một thông tin thú vị trong bài đọc. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập, tham gia đọc trong nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách giáo khoa Tiếng Việt 3; + Bài Powerpoint; + Phiếu đọc sách - HS: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát một bài hát - GV giới thiệu bài. - HS hát. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.1 Hoạt động Đọc 3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố - Học thuộc lòng a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn HS xác định giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài thơ. - GV đọc mẫu toàn bài. - GV yêu cầu HS luyện đọc khổ thơ 2, 3, 4 trong nhóm đôi, đọc trước lớp. - GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Học thuộc lòng: + GV đọc mẫu. + GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng câu, đoạn, cả bài. + GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng toàn bài. - HS xác định giọng đọc, nhịp thơ và một số từ ngữ cần nhấn giọng. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc. - HS thi đọc. - HS nhận xét bạn đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nhge và đọc thầm theo. - HS học thuộc lòng từng câu, đoạn, cả bài theo hướng dẫn của GV. - HS đọc thuộc lòng bài thơ. B.2 Hoạt động Đọc mở rộng a. Mục tiêu: Giúp HS cảm thấy thích thú khi ghi lại những điều mình thích từ quyển sách đã học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV yêu cầu HS nhớ lại bài đọc đã đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường, ) về bạn bè và viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính sau khi đọc văn bản: tên bài đọc, tên tác giả, nội dung, thông tin thú vị,... - GV khuyến khích HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện em đọc. - GV chia lớp thành 4 nhóm, các thành viên chia sẽ phiếu đọc sách cho nhau (tên truyện, tên tác giả, nội dung truyện, ) - GV khuyến khích HS chia sẻ phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sản phẩm của lớp. - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương tinh thần học tập của cả lớp. - HS nhớ lại bài đọc đã đọc về bạn bè và viết vào Phiếu đọc sách các nội dung đã hướng dẫn. - HS trang trí Phiếu đọc sách theo ý thích. - HS chia sẻ Phiếu đọc sách cho các bạn trong nhóm. - HS chia sẽ Phiếu đọc sách của mình trước lớp và dán vào Góc sản phẩm. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc thuộc lòng lại bài Đôi bạn. - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS đọc bài Đôi bạn. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 BÀI 3: ĐÔI BẠN (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Nhớ - viết được đoạn trong bài Đôi bạn; phân biệt được d/ gi; d/ gi/ r hoặc d/ gi/ v. - Phát triền năng lực ngôn ngữ. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách giáo khoa Tiếng Việt 3; + Bài Powerpoint; + Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT chính tả. - HS: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV cho HS hát một bài hát. - GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Đôi bạn. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài. - HS hát. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.3 Hoạt động Viết 1. Hoạt động 1: Nhớ – viết a. Mục tiêu: - Nhớ - viết được đoạn trong bài Đôi bạn; phân biệt được d/ gi; d/ gi/ r hoặc d/ gi/ v. - Phát triền năng lực ngôn ngữ. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV yêu cầu HS đọc đoạn thơ từ Bức mành reo khe khẽ Lại xâu cườm cho lá và trả lời câu hỏi: + Vì sao cả vườn cây ngơ ngác lặng nhìn theo gió? + Tìm hình ảnh miêu tả những việc làm của mưa. - GV hướng dẫn HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai. - GV nhắc HS cách trình bày bài viết. - GV yêu cầu HS nhớ viết bài vào vở. - GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh soát lỗi. - GV nhận xét một số bài. - 1- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ và trả lời câu hỏi: + Vì gió đến và đi vội vã quá chả chào ai. + “Còn mưa thì từng bước Đủng đỉnh dạo quanh nhà Hết đao nhẫn cho hoa Lại xâu cườm cho lá ” - HS lắng nghe và viết vào bảng con. - HS lắng nghe. - HS nhớ viết đoạn chính tả vào vở - HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Phân biệt d/ gi a. Mục tiêu: HS phân biệt d/ gi để làm bài tập. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc yêu cầu BT 2 và các câu gợi ý. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi có nghĩa phù hợp với gợi ý. - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS đặt câu với 1 – 2 từ tìm được. - GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d hoặc gi - HS trả lời: a. dành b. dán c. giúp d. giấu - HS nhận xét. - HS lắng nghe - HS đặt câu với từ tìm được. - HS lắng nghe. 3. Hoạt động 3: Phân biệt r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi a. Mục tiêu: HS phân biệt được r/ d/ gi hoặc v/ d/ gi b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc yêu cầu BT3 và xác định yêu cầu của BT. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi làm vào vở bài tập. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức để sửa bài. - GV gọi HS nhận xét và đóng góp ý kiến. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc lại và giải nghĩa một số từ ngữ tìm được qua hình ảnh. Dải lụa vành nón - HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu của BT3. - HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào vở. - HS chơi trò chơi. a. dải lụa, giải thưởng, rải sỏi, tiếng rao, giao hàng, đồng dao b. vành nón, dành dụm, giành chiến thắng, giang sơn, vang dội, dang tay - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc lại từ và giải nghĩa từ. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV cho HS viết lại lỗi sai phổ biến. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. - HS viết bảng con. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 BÀI 3: ĐÔI BẠN (Tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù. - Luyện tập về từ ngữ có nghĩa giống nhau. - Nhận diện và sử dụng được dấu gạch ngang để đánh dấu chổ bắt đầu lời nói của nhân vật. - Viết từ ngữ về sở thích và tìm được các bạn có cùng sở thích trong lớp. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm hiểu, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lí tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Biết thể hiện tình cảm tôn trọng, quý mến bạn bè. - Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi. - Phẩm chất trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. - Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bạn trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Sách giáo khoa Tiếng Việt 3; + Bài Powerpoint; + Thẻ từ để tổ chức cho HS chơi trò chơi khi thực hiện các BT từ và câu. - HS: Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động khởi động: a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. b. Phương pháp, hình thức tổ chức: - GV tổ chức cho HS hát một bài hát - GV giới thiệu bài. - HS hát. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu 1. Hoạt động 1: Luyện tập về từ ngữ có nghĩa giống nhau a. Mục tiêu: HS tìm được những từ ngữ có nghĩa giống nhau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc yêu cầu BT1 và xác định yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ có nghĩa giống nhau. - GV gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - HS đọc và xác định yêu cầu BT. - HS thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ có nghĩa giống nhau. - HS trả lời: Bé tí – nhỏ xíu, chăm chỉ - chịu khó, hiền lành – hiền hậu, yêu quý – yêu thương, học tập – học hành, to lớn – khổng lồ. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Hoạt động 2: Nhận diện dấu gạch ngang và sử dụng dấu gạch ngang a. Mục tiêu: Nhận diện và sử dụng được dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS đọc yêu cầu BT3, đọc đoạn văn và các yêu cầu của BT. + Đoạn văn có mấy nhân vật? Đó là các nhân vật nào? + Mỗi nhân vật làm gì ? + Mỗi nhân vật nói gì: + Nhờ đâu em nhận ra lời nói của mỗi nhân vật? + Tìm những câu có dấu gạch ngang. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Dấu gạch ngang trong các câu tìm được dùng để làm gì? - GV gọi HS chia sẻ bài làm trước lớp. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV gọi HS đọc yêu cầu BT4. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hỏi đáp theo yêu cầu của BT. - GV gọi HS hỏi đáp trước lớp. - GV nhận xét. - GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 – 3 câu hỏi đáp nội dung đã nói. - GV yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình và của bạn trong nhóm đôi. - GV nhận xét, nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang. - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập + Đoạn văn có 2 nhân vật: Búp bê, Dế mèn. + Búp bê đang làm việc, dế mèn đang hát. + Búp bê nói: Ai hát đấy? Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. Dế mèn nói: Tối hát đây. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. + Trước mỗi lời nói có dấu gạch ngang. + Những câu có dấu gạch ngang: Ai hát đấy? Tối hát đây. Tôi là dế mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. - HS chia sẻ bài làm trước lớp. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc yêu cầu BT4. - HS thảo luận nhóm đôi hỏi đáp với nhau. - HS hỏi đáp trước lớp. - HS lắng nghe. - HS viết vào VBT câu hỏi đáp nội dung đã nói. - HS trao đổi và đánh giá bài làm. - HS lắng nghe. B. Hoạt động Vận dụng: a. Mục tiêu: Viết từ ngữ về sở thích và tìm được các bạn có cùng sở thích trong lớp. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - GV gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động: Viết từ ngữ chỉ sở thích; tìm được các bạn có cùng sở thích; chia sẻ về sở thích của nhóm. - GV yêu cầu HS viết, vẽ từ ngữ chỉ sở thích của mình. - Gọi HS chia sẻ nội dung viết, vẽ để tìm những bạn có cùng sở thích. - GV yêu cầu HS di chuyển và chia sẻ trong nhóm với các bạn có cùng sở thích về những điều em biết, cảm xúc, thời gian, hoạt động, - GV gọi vài HS nói 2 – 3 câu về sở thích của cả nhóm trước lớp. - GV nhận xét chung hoạt động vận dụng. - HS đọc và xác định yêu cầu. - HS viết, vẽ từ ngữ chỉ sở thích của mình. - HS chia sẻ nội dung viết, vẽ để tìm những bạn có cùng sở thích. - HS di chuyển và chia sẻ trong nhóm. - Một vài HS nói 2 – 3 câu về sở thích của cả nhóm trước lớp. - HS lắng nghe. * Hoạt động nối tiếp: a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. b. Phương pháp, hình thức tổ chức - Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Hai người bạn. - HS đánh giá kết quả học tập của mình. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao_ho.docx