Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 5

Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 5

Tập đọc

NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG

A.Mục tiêu:

* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kỹ, dõng dạc

* Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm

* Hiểu các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh

* Hiểu được nội dung: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm.dám nói lên sự thực.

B Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 22 trang thanhloc80 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 3 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
A.Mục tiêu:
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kỹ, dõng dạc 
* Đọc diễn cảm toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm 
* Hiểu các từ ngữ trong bài: Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh 
* Hiểu được nội dung: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm.dám nói lên sự thực.
B Đồ dùng dạy - học :	
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài : Tre việt Nam + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
II.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Nội dung bài mới.
 a)Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Nhà Vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà Vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Theo lệnh Vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
+ Đến kỳ nộp thóc cho Vua, chuyện gì đã xảy ra?
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
- Gv gọi 1 HS đọc đoạn 3
+ Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói sự thật?
- Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi?
+ Nghe Chôm nói, Vua đã nói thế nào?
+ Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình?
+ Theo em vì sao người trung thực lại đáng quý?
+ Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào?
GV ghi nội dung lên bảng
c) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV nhận xét chung.
III. Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhà vua chọn người trung rhực để nối ngôi
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi.
Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật.
Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảmnói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Biết năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày.
- Có kỹ năng nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học và bài toán tìm một phần mấy của một số.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV: Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
7 thế kỷ = năm
1/5 thế kỷ = năm
- GV nx, chữa bài và ghi điểm cho HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Cho HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
a. Kể tên những tháng có : 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày ( hoặc 29 ngày) ?
b. Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài.
- Gọi HS trả lời miệng.
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
+ Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chứ vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- GV yêu cầu HS nx và chữa bài vào vở.
Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS cách đổi và làm bài.
- Gọi 1 HS trình bày cách giải.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
Bài 5: 
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ
- GV nhận xét chung và chữa bài.
III. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
 7 thế kỷ = 700 năm
 1/5 thế kỷ = 20 năm
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài và làm bài vào vở.
- HS kể tên các tháng.
- HS chữa bài vào vở.
- HS nối tiếp lên bảng làm bài: 
- HS nhận xét bài làm của các bạn, chữa bài.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII.
+ Nguyễn Trãi sinh vào năm : 1980 – 600 = 1 380.
Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 Hs đọc đề bài, lớp đọc thầm. 
- 1 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở.
- HS trình bày cách giải..
- HS chữa bài vào vở
- HS quan sát đồng hồ và trả lời.
- HS chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Đạo đức
BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1).
A. Mục tiêu : Học xong bài này hs có khả năng:
- Biết được: trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng ngh, tôn trọng ý kiến của người khác.
B.Đồ dùng dạy học: VBT.
C. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
I. Bài cũ:
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. HĐ1: Xử lí tình huống
- Gọi HS đọc các tình huống trong SGK
- Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ thảo luận.
- Gv khen ngợi những hs có cách giải quyết hay.
- KL: Trong mọi tỡnh huống, em nờn núi rừ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đú cú lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em khụng bày tỏ ý kiến của mỡnh, mọi người cú thể sẽ khụng hiểu và đưa ra những quyết định khụng phự hợp với nhu cầu, mong muốn của em núi riờng và của trẻ em núi chung
Mỗi người, mỗi trẻ em cú quyền cú ý kiến riờng và bày tỏ ý kiến của mỡnh
3. HĐ2: Đánh giá hành vi.
- Gv nêu yêu cầu bài tập 1 sgk
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm, đánh giá hành vi, việc làm của từng bạn trong các trường hợp.
- Gọi hs trình bày.
- Gv kết luận: Việc làm của bạn Dung là đỳng, vỡ bạn đó bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mỡnh. Cũn việc làm của Hồng và Khỏnh là khụng đỳng
4. HĐ3: Bày tỏ ý kiến. 
- Gv nêu lại yêu cầu bài tập. ( bài tập 2sgk ).
- Gv kết luận: cỏc ý kiến a,b,c,d là đỳng. í kiến đ là sai vỡ chỉ cú những mong muốn thực sự cú lợi cho sự phỏt triển của chớnh cỏc em và phự hợp vời hũan cảnh thực tế của gia đỡnh, của đất nước mới cần thực hiện
- Ghi nhớ.
III.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 Hoạt động dạy
- Hs theo dõi.
- Nhóm 4 hs thảo luận, ghi cách giải quyết của nhóm vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Hs thảo luận nhóm 2 .
- Đại diện nhóm trình ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp trao đổi phương pháp vượt khó của từng nhóm.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm việc cá nhân, ttrao đổi ý kiến và bày tỏ thái độ của mình.
- 3 -> 4 hs trình bày trước lớp.
- HS đọc ghi nhớ.
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Toán
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
A. Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
- Thành thạo và biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK, vẽ hình bài tập 4 lên bảng phụ
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm:
1 giờ 24 phút .84 phút 4 giây
3 ngày .70 giờ 56 phút
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:
Bài toán 1: Cho HS đọc đề bài sau đó GV hướng dẫn HS cách giải bài toán.
Gv hướng dẫn HS tóm tắt:
- GV nêu nhận xét :
Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 và 4.
Ta nói : Can thứ nhất có 6 lít, can thứ hai có 4 lít, trung bình mỗi can có 5 lít.
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
GV hướng dẫn HS cách giải bài toán.
- Số nào là số trung bình cộng của ba số 25, 27,32 ? 
Ta viết : (25 + 27 + 32) : 3 = 28
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tống của các số đó ròi chia tổng đó cho các số hạng. 
3. Thực hành, luyện tập :
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài.
Tìm số trung bình cộng của các số sau:
 a. 42 và 52
36; 42 và 57
c. 34; 43; 52và 39
 d. 20; 35; 37; 65và 73
- GV y/c HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc đầu bài, sau đó làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài:
+ Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9?
+ Vậy TB cộng của các số đó là bao nhiêu? 
GV nhận xét chung.
III. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về học bài , làm bài tập 
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
1 giờ 24 phút < 84 phút 4 giây
3 ngày > 70 giờ 56 phút
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài và làm bài vào nháp.
- 1 Học sinh lên bảng làm bài.
Bài giải:
Tổng số lít dầu của hai can là:
6 + 4 = 10 ( lít )
Số lít dầu rót vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 ( lít )
Đáp số : 5 lít dầu
+ HS theo dõi và nhắc lại.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết số HS của 3 lớp . 
+ Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS.
- HS làm bài theo nhóm
- Số 28 là số trung bình cộng của ba số: 25, 27, 32.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
- Gọi Hs làm bài trên bảng. Cả lớp làm vào nháp.
- HS chữa bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu và làm bài
+ Các số tự nhiên từ 1 đến 9 là : 1;2;3;4;5;6;7;8;9.
Vậy Trung bình cộng của các số đó là:
( 1 + 2 + 3 + + 7 + 8 + 9 ) : 9 = 5
- Lắng nghe
Chính tả (nghe - viết)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
A. Mục đích, yêu cầu
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài: Những hạt thóc giống
 - Làm đúng các bài tập phân biết l/ n ; en/ eng
B. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ chép bài 2
C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
 - GV đọc các từ ngữ có r/d/gi
 - GV nhận xét
II. Dạy bài mới
 1.Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC
 2. Bài mới:
a)Hướng dẫn học sinh nghe- viết
 - GV đọc toàn bài chính tả
 - Nêu cách trình bày bài viết
 - Lời nói của các nhân vật được viết thư thế nào?
 - GV đọc chính tả
 - GV đọc soát lỗi
 - Thu vở và chấm 10 bài
b) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2a
 - Treo bảng phụ
 - GV chọn cho học sinh phần 2a
 - Gọi học sinh điền bảng phụ
 - GV chốt lời giải đúng: 
Lời giải, nộp bài, lần này làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài
 Bài tập 3
 - GV đọc yêu cầu bài 3 chọn 3a
 - GV chốt lời giải đúng:
 Con nòng nọc
III. Củng cố, dặn dò.
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 - Về nhà tự sửa lỗi sai và chuẩn bị bài sau
 - 3 em viết bảng lớp
 - Lớp viết vào nháp
 - Nhận xét và bổ sung
 - Nghe, mở sách
 - Học sinh theo dõi sách, đọc thầm
 - Luyện viết chữ khó vào nháp
 - 2 em nêu
 - Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng
 - Học sinh viết bài vào vở
 - Học sinh đổi vở, soát lỗi, ghi lỗi
 - Nghe nhân xét, tự sửa lỗi
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh đọc thầm, đoán chữ
- Tập điền miệng chữ bỏ trống
- Lần lượt nhiều em nêu miệng
- 1 em làm bảng
- Lớp nhận xét
- Học sinh đọc bài đúng
- Làm bài đúng vào vở
 - 1 em đọc câu thơ
 - Học sinh nói lời giải đố
 - Lớp đọc câu đố và lời giải
HS lắng nghe, ghi nhớ.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG
A. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Trung thực - tự trọng.
- Hiểu được nghĩa của các từ ngữ, các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
- Tìm được các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với các từ thuộc chủ điểm.
- Biết cách dùng các từ ngữ thuộc chủ điểm để đặt câu.
B. Đồ dùng dạy - học:
- Gv: Sgk, giấy khổ to và bút dạ, bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.
- Hs: Sách vở, đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lấy ví dụ về từ ghép tổng hợp từ ghép phân loại và từ láy.
 - GV nhận xét và cho điểm hs.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới: HD làm bài tập:
Bài tập 1:
- Gọi hs đọc y/c của bài, đọc cả mẫu.
- Gv thảo luận theo cặp đôi. 
- Nhóm nào xong trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nxét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Gọi hs đọc y/c.
- Y/c hs suy nghĩ, mỗi em đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu với 1 từ trái nghĩa với trung thực.
- Gv nxét, chỉnh sửa cho hs.
Bài tập 3:
- Gọi hs đọc nội dung bài và y/c.
- Y/c hs thảo luận theo cặp đổi để tìm đúng nghĩa của từ : “tự trọng” tra trong từ điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho chọn nghĩa phù hợp.
- Gọi hs trình bày, các hs khác bổ sung.
- Y/c hs tự đặt câu với 4 từ tìm được.
Bài tập 4:
- Gọi hs đọc y/c và nội dung.
- Y/c hs trao đổi, thảo luận theo nhóm 3 để trả lời câu hỏi.
- Gọi hs trả lời, giáo viên ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng, các nhóm khác bổ sung.
- Y/c hs gạch bằng bút đỏ trước các thành ngữ, tục ngữ, nói về tính trung thực, gạch bằng bút xanh dưới các thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng.
- Gv có thể hỏi thêm hs về nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ đó.
III. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà học thuộc các từ vừa tìm được và các thành ngữ, tục ngữ trong bài
- 2 Hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Hs ghi đầu bài vào vở.
-1 Hs đọc to, cả lớp theo dõi.
- Hs trao đổi trong nhóm, tìm từ đúng điền vào phiếu.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Hs chữa bài theo lời giải đúng.
- 1 hs đọc to y/c của bài, cả lớp lắng nghe.
- Hs suy nghĩ và nói câu của mình bằng cách nối tiếp nhau.
+ Bạn Lan rất thật thà.
+ Gà không vội tin lời con cáo gian manh.
-1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs thảo luận, trao đổi theo cặp đôi.
- Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
- Đặt câu:
+ Tự trọng là đức tính quý.
+ Trong học tập chúng ta nên tự tin vào bản thân mình.
+ Trong giờ kiểm tra em tự quyết làm bài theo ý mình 
- 2 hs đọc to, cả lớp đọc thầm.
- Hs thảo luận theo nhóm 3.
- Trả lời, bổ sung.
+ Nói về tính trung thực:
a) Thẳng như ruột ngựa.
c) Thuốc đắng dã tật.
d) Cây ngay không sợ chết đứng.
+ Nói về lòng tự trọng:
b) Giấy rách phải giữ lấy lề.
e) Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Hs tự phát biểu theo ý của mình.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Khoa học
BÀI 9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể nắm được:
 - Lý do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật
 - Nói về lợi ích của muối iốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn
B. Đồ dùng dạy học 
- Hình trang 20, 21 sách giáo khoa; Tranh ảnh quảng cáo về thực phẩm có chứa iốt
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
a) HĐ1: Trò chơi thi kể các món ăn cung cấp nhiều chất béo
- Chia lớp thành 3 đội chơi
- Thi kể tên món ăn trong cùng thời gian 10’
- Ba đội thực hành chơi
 - GV theo dõi. Nhận xét và kết luận
b)HĐ2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật
 - Cho học sinh đọc lại danh sách các món ăn vừa tìm và trả lời câu hỏi: 
 - Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và thực vật?
c) HĐ3: Thảo luận về ích lợi của muối iốt và tác hại của ăn mặn
 - Cho học sinh quan sát tr/ ảnh tư liệu và HD
 - Làm thế nào để bổ xung iốt cho cơ thể?
 - Tại sao không nên ăn mặn?
 - Nhận xét và kết luận
III. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống kiến thức của bài và nhận xét 
- Về nhà học bài và thực hành
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Lớp chia thành 3 đội
 - Ba đội trưởng lên bốc thăm
 - Học sinh theo dõi luật chơi
 - Lần lượt từng đội kể tên món ăn.
 - Một học sinh làm thư ký viết tên món ăn
 - Ba đội treo bảng danh sách
 - Nhận xét và tuyên dương đội thắn
- Học sinh đọc lại danh sách vừa tìm
 - Học sinh trả lời
 - Cần ăn phối hợp chất béo động vật và thực vật để đảm bảo cung cấp đủ các loại chất béo cho cơ thể
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh quan sát và theo dõi
 - Để phòng tránh các rối loạn do thiếu iốt nên ăn muối có bổ xung iốt
 - Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Củng cố cho học sinh về số trung bình cộng, cách tìm số trung bình cộng.
- Thành thạo khi giải bài toán về tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập, yêu thích bộ môn
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn tìm số TB cộng của nhiều số ta làm như thế nào?
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Cho HS nêu y/c của bài sau đó tự làm vào vở
- Gọi 2 HS đọc kết quả
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự trả lời các câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán.
- Gv chữa bài bổ sung, nhận xét cho điểm
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài rồi tự làm bài.
Chúng ta phải tính TB số đo chiều cao của mấy bạn?
 Nhận xét, cho điểm
Bài 4 : 
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
+ Có mấy loại ô tô? 
+ Mỗi loại có mấy ô tô?
Tương tự Gv gợi ý Hs làm bài vào vở.
- Gọi HS trình bày ccách giải.
- Gọi HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 5: 
- Muốn tìm số còn lại chúng ta phải biết được gì? 
Có tính được tổng của hai số không? Tính bằng cách nào?
- Nhận xét chữa bài
- Cho HS tự làm phần b)
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài trong vở BT
Chuẩn bị bài sau : “Biểu đồ”
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS tự làm bài vào vở, đổi chéo vở KT
a) ( 96 + 121 + 143 ) : 3 = 120
b) (35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
- HS đọc đề bài và làm bài vào nháp.
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- HS đọc đề bài.
- Có 2 loại ô tô.
- Có 5 chiếc ô tô chở 36 tạ và có 4 chiếc ô tô chở 45 tạ.
- HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để KT.
- 1 HS lên bảng làm bài.
HS đọc phần a.
- Phải tính tổng của 2 số, sau đó lâý tổng trừ đi số đã biết.
- Lấy số TB cộng của hai số còn lại nhân với 2 ta được tổng của hai số.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Lịch sử 
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI
PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
A. Mục tiêu: 
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: tứ 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộcủa các triều đại phong kiến phương Bắc ( một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta phải cống nạp những sản vật quý, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của người Hán).
B. Đồ dùng dạy-học:
- Phiếu học tập nhóm, cá nhân
C. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. KTBC: Nước Âu Lạc
Goị hs lên bảng trả lời
- Nước Âu Lạc ra đời trong hòan cảnh nào?
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
- Nhận xét, cho điểm
II. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Y/c hs đọc SGK từ "Sau khi Triệu Đà ...của người Hán"
- Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại PK phương Bắc đô hộ.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. các nhóm khác nhận xét.
3. Hoạt động 2: Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại PKPB đô hộ
- GV treo bảng và y/c hs kẻ vào vở
- Các em hãy đọc SGK và điền thông tin về các cuộc khởi nghĩa
- Goị hs báo cáo kết quả trước lớp
- Ghi ý kiến của hs vào bảng 
- Từ năm 179 TCN - 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB? 
- Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa nào?
- Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại PKPB và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước?
- Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB noí lên điều gì?
III. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
- Về nhà xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
 2 hs lần lượt lên bảng trả lời:
- Là việc chế tạo ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc
+ Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản
+ Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đỗ gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.
- Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
- HS kẻ vào vở
- HS đọc SGK và điền thông tin vào bảng 
- 1 hs nêu, hs khác theo dõi và bổ sung
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn
- Là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước.
Địa lý
BÀI 4: TRUNG DU BẮC BỘ
A. Mục tiêu:
- Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ
- Xác lập được mối quan hệđịa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ
- Nêu được qui trình chế biến chè
- Dựa vào tranh ảnh,bảng số liệu để tìm kiến thức
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây 
B. Đồ dùng dạy học
- GV:Bản đồ hành chính Việt Nam; tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ
- HS: SGK, tranh ảnh về trung du Bắc bộ
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời:
 +Người dân ở HLS làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính?
+ ở HLS có những loại khoáng sản nào?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
a) Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải :Y/c Hs đọc mục 1 SGK quan sát tranh ảnh
+ Vùng trung du là vùng núi,vùng đồi hay đồng bằng?
+ Các đồi ở đây như thế nào? đỉnh,sườn,các đồi được sắp xếp ntn?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ
- GV sửa chữa giúp H hoàn thiện câu trả lời
b) Chè và cây ăn quả ở vùng trung du
- GV y/c dựa vào SGK thảo luận trong nhóm các câu hỏi sau:
+ Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
+ Hình 1,2cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
+ Chè ở đây được trồng để làm gì?
+ Trong những năm gần đây trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì?
+ Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè?
- GV nhận xét và hoàn thiện câu trả lời
c) Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
- GV cho cả lớp quan sát tranh ảnh
- Y/c HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc?
+ Để khắc phục tình trạng này người dân ở đây đã trồng những loại cây gì?
- GV liên hệ thực tế để giáo dục HS bảo vệ rừng
III. Củng cố dặn dò
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- GV nx tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- Vùng trung du là vùng đồi
- Được xếp cạnh nhau như bát úp với các đỉnh tròn,sườn thoải
- Nằm giữa miền núi và đồng bằng BB 
- Vùng vùngtrung du ở Bắc Bộ có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi. Đây là nơi tổ tiên ta định cư sớm nhất
- HS nhận xét
- HS quan sát thảo luận –Thích hợp cho việc trồng cây ăn quả và cây công nghiệp(nhất là chè)
- H1:chè Thái Nguyên
- H2:ở Bắc Giang trồng nhiều vải thiều 
- Chè được trồng để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Xuất hiện trang trại trồng cây vải
- HS quan sát và nêu quy trình chế biến chè
- HS nhận xét
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi...
- Người đân ở đây đã trồng các loại cây công nghiệp dài ngày: keo, trẩu, sở...và cây ăn quả
- HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc bài học
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
A. Mục đích, yêu cầu
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thực. Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy – học 
- Một số truyện viết về tính trung thực, sách truyện đọc lớp 4.
- Bảng phụ viết gợi ý 3, tiêu chuẩnđánh giá bài kể chuyện.
 C. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên kể lại câu chuyện: Một nhà thơ chân chính.
 - GV nhận xét, cho điểm
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài mới: 
a) HD hiểu yêu cầu đề bài
 - GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới trọng tâm, giúp HS xác định đúng yêu cầu.
- Gọi Hs đọc gợi ý của bài.
 - GV treo bảng phụ
b) Học sinh thực hành kể truỵên, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Tổ chức kể trong nhóm.
- Thi kể trước lớp
 - GV mở bảng ghi tiêu chuẩn đánh giá
 - Gợi ý để HS nêu ý nghĩa chuyện
 - GV nhận xét, tính điểm theo tiêu chuẩn
 - Biểu dương HS kể hay, ham đọc truyện
III. Củng cố, dặn dò. 
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- Về nhà tìm thêm nhiều chuyện mới luyện kể cho cả nhà nghe
- 2 h/s kể chuyện : Một nhà thơ chân chính
 - Trả lời câu hỏivề ý nghĩa truyện
 - Lớp nhận xét
 - Nghe giới thiệu, Mở truyện đã chuẩn bị 
- 1-2 em đọc yêu cầu đề bài
- Gạch dưới các từ trọng tâm 
- 4 em nối tiếp đọc các gợi ý 1,2,3,4.
- HS nối tiếp nêu câu chuyện định kể.
 - 1 em kể mẫu, lớp nhận xét.
- Kể theo cặp 
- HS xung phong kể trước lớp
- 1-2 em đọc tiêu chuẩn
- Mỗi tổ cử 2 HS thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn HS kể hay nhất.
- Lớp lắng nghe, hoan nghênh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2012
Toán
BIỂU ĐỒ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Bước đầu nhận biết về biểu đồ trạnh.
- Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
- Bước đầu xử lí liệu trên biểu đồ tranh.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
- Hình vẽ biểu đồ như SGK 
C. các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị cho tiết học.
II. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài :
2.Bài mới :
a) Tìm hiểu biểu đồ : Các con của năm gia đình
- GV treo biểu đồ : Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình.
+Biểu đồ có mấy cột ?
+Cột bên trái cho biết gì ?
+Cột bên phải cho biết những gì ?
+Nêu những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ ?
+Những Gia đình nào có 1 con gái ? Có 1 con trai ? 
b) Luyện tập, thực hành :
Bài 1: 
+ Biểu đồ biểu diễn nội dung gì ? 
+ Khối bốn có mấy lớp, đọc tên các lớp đó ?
+ Cả 3 lớp tham gia mấy môn thể thao ? Là những môn nào ?
+ Môn bơi có mấy lớp tham gia ? Là những lớp nào ?
+ Môn nào có ít lớp tham gia nhất ?
Bài 2:
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh yếu quan sát kỹ để làm bài .
- GV đi từng bàn giúp đỡ học sinh nào còn lúng túng.
- Nhận xét chữa bài.
- Gv đánh giá ghi điểm
III. Củng cố - dặn dò :
- Nh©n xÐt tiÕt häc, HS vÒ nhµ lµm bµi tËp trong vë BTT vµ chuÈn bÞ bµi sau.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS quan sát biểu đồ.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi 
- HS quan sát biểu đồ rồi tự làm bài.
- Biểu đồ biểu diễn các môn thể thao khối lớp bốn tham gia. 
- HS đọc đề bài, tự làm vào vở
- 3 HS lên bảng mỗi H/s làm 1 ý 
- HS tự đánh giá
- HS lắng nghe
Tập đọc
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
A. Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: lõi đời, từ rày, sung sướng, chạy lại, quắp đuôi 
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách nhân vật.
* Hiểu được ý nghĩa của bài thơ ngụ ngôn: khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như cáo.
B. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
 - HS: Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc bài : “ Những hạt thóc giống” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
II.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào?
+ Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo đưa ra là thật hay bịa đặt? Nhằm mục đích gì?
+ Đoạn 1 cho ta thấy điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có chó săn đang chạy đến để làm gì?
Thiệt hơn: so đo tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu.
- Yêu cầu HS đọc đoạn cuối bài và trả lời câu hỏi?
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe Gà nói?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em Gà thông minh ở điểm nào?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
+ Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
GV ghi nội dung lên bảng
c)Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét chung.
III. Củng cố– dặn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_3_tuan_5.doc