Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 26

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 26

* Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của đại phương.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.

- Chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.

 

docx 8 trang Đăng Hưng 24/06/2023 1210
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ
Tuần: 26 	Ngày soạn: 
Tiết: 1 	 	 Ngày dạy: 
* Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của đại phương.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện lòng biết ơn những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và việc làm cụ thể.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
- Chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên: Loa, nhạc cụ, quà (nếu có)...
- Chuẩn bị của học sinh: Học sinh toàn trường tập trung đúng giờ, ngồi đúng vị trí quy định, học sinh lớp 01 chuẩn bị tham gia giao lưu với các bạn với thầy cô. Câu hỏi để giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động giao lưu với những phụ nữ tiêu biểu của đại phương theo kế hoạch của nhà trường.
- GV nhắc nhở HS tập trung đúng giờ; ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ; giữ trật tự, tập trung chú ý và ghi lại các thông tin theo gợi ý:
+ Tên, công việc của người phụ nữ tiêu biểu.
+ Những điều phụ nữ tiêu biểu đóng góp cho địa phương là gì?
+ Điều em học được từ người phụ nữ tiêu biểu của địa phương.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều em biết về người phụ nữ tiêu biểu của địa phương và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.
- GV nhận xét.
- HS tham gia hoạt động giao lưu.
- HS tập trung đúng giờ, ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.
- HS ghi lại các thông tin theo gợi ý.
- HS chia sẻ, và ghi lại những điều em học được sau buổi giao lưu.
- HS lắng nghe.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ
Tuần: 26 	Ngày soạn: 
Tiết: 2 	 	Ngày dạy: 
* Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: 
 + Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.
 + Làm sản phẩm để trang trí nhà cửa.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện được việc làm để giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; Chủ động tham gia việc trang trí nhà cửa cùng người thân.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ, người thân và những người em yêu quý.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- Thích ứng với cuộc sống: Thực hiện trang trí nhà cửa cùng người thân vào những dịp đặc biệt.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập được kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình; 
- Thẩm mĩ: Làm được sản phẩm trang trí nhà cửa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, giấy A3; các bộ thẻ quy trình thực hiện một số việc nhà (nhặt rau, quét nhà, dọn phòng ngủ, )
- HS: Thông tin về những ngày kỉ niệm của gia đình, giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 6: Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.
Mục tiêu: 
- Xác định những việc em sẽ tiếp tục thực hiện để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.
- Lập kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ của hoạt động và xác định:
+ Những việc em sẽ làm để thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với người thân trong gia đình là gì?
+ Em dự định thực hiên những việc đó vào lúc nào?
+ Em cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ gì?
+ Em có cần người hỗ trợ hay không?
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành bản kế hoạch thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc với những người thân trong gia đình.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về kế hoạch của mình theo nhóm 4 – 6 em.
- GV mời một số HS trình bày bản kế hoạch trước lớp, khuyến khích các HS khác trao đổi, đặt câu hỏi làm rõ thêm cho bản kế hoạch của bạn.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động và yêu cầu HS về nhà thực hiện kế hoạch đã lập.
Hoạt động 7: Làm sản phẩm để trang trí nhà cửa
Mục tiêu: Tham gia vào các hoạt động trang trí nhà cửa.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi:
+ Gia đình em thường cùng làm gì vào những dịp đặc biệt? Cảm xúc của em và mọi người khi đó như thế nào?
+ Em thường làm gì để thể hiện tình cảm với mọi người trong gia đình vào những dịp đặc biệt đó?
+ Khi trang trí nhà cửa vào những dịp đặc biệt, đầu tiên cần phải làm gì? Tại sao?
- GV mời HS nêu ý kiến và đưa ra kết luận về các bước trang trí nhà cửa: lên ý tưởng – chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ - làm sản pẩm – sử dụng sản phẩm để trang trí.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 – 6 em, yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về sản phẩm định làm theo gợi ý: 
+ Tên sản phẩm là gì?
+ Sản phẩm đó sẽ dùng vào dịp nào?
+ Hình thức, chất liệu của sản phẩm như thế nào?
- GV mời HS làm sản phẩm cá nhân với những nguyên liệu, vật liệu đã chuẩn bị. GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần.
- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét, dặn dò HS tiếp tục hoàn thiện sản phẩm (nếu chưa xong) và mang các sản phẩm dùng để trang trí nhà cửa đến lớp để trưng bày ở tiết Sinh hoạt lớp sắp tới.
Tên việc làm
Thời gian thực hiện
Đồ dùng, dụng cụ cần thiết
Người hỗ trợ (nếu có)
Rửa bát
Buổi tối (sau bữa ăn)
Nước rửa bát, giẻ rửa bát
Chị gái, mẹ
Lau nhà
Buổi sáng
Nước lau nhà, chổi lau nhà
Mẹ
Nhặt rau
Buổi trưa và tối
Rổ
Chị gái, mẹ
- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động và xác định:
- HS chia sẻ về kế hoạch của mình theo nhóm 4 – 6.
- HS trình bày bản kế hoạch trước lớp.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- Làm các sản phẩm trang trí, tham gia cùng mọi người trang trí nhà cửa, 
- Cần xem đó là ngày kỉ niệm hay sinh nhật để xác định cách trang trí, sản phẩm có thể dùng để trang trí cho phù hợp.
- HS chia sẻ khả năng trước lớp.
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe.
- HS làm sản phẩm cá nhân với những nguyên liệu, vật liệu đã chuẩn bị.
- HS xung phong chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm 
CHỦ ĐỀ 7: YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH, QUÝ TRỌNG PHỤ NỮ
Tuần: 26 	Ngày soạn: 
Tiết: 3	 	Ngày dạy: 
* Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập. Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.
- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện được lòng biết ơn, sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người phụ nữ em yêu quý bằng lời nói, thái độ và các việc làm cụ thể.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS đi tham quan xung quanh lớp học, trao đổi sau khi tham quan.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực đặc thù: 
- Thích ứng với cuộc sống: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.
- Thẩm mĩ: Làm được sản phẩm trang trí nhà cửa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ, giấy A3;
- HS: Giấy bìa màu, bút chì; bút màu, thước kẻ; hồ dán 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 7: Trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa.
Mục tiêu: HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm, chia sẻ trong nhóm về sản phẩm trưng bày.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.
+ Chuẩn bị: kê bàn ghế xung quanh lớp; chú ý phân khu vực cho các nhóm trưng bày.
+ Các nhóm trưng bày sản phẩm theo khu vực được phân công.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về sản phẩm trưng bày.
+ Tên sản phẩm là gì?
+ Sử dụng để trang trí như thế nào?
+ Cách làm sản phẩm như thế nào?
- GV tổ chức cho HS đi tham quan xung quanh lớp học để xem các sản phẩm trưng bày.
- GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi tham quan:
+ Nêu cảm nhận của em sau khi tham quan.
+ Em có thêm những ý tưởng gì cho việc trang trí nhà cửa sau khi tham quan?
- GV nhắc HS ghi lại những điều em học được sau buổi giới thiệu/trưng bày sản phẩm (những sản phẩm mới, cách trang trí, )
- GV tổng kết các ý kiến của HS và làm rõ thêm ý nghĩa của việc giúp đỡ bố mẹ, người thân khi làm việc nhà và tự làm những sản phẩm trang trí nhà cửa trong những dịp đặc biệt.
- GV cho HS đăng kí các tiết mục văn nghệ về chủ đề gia đình để biểu diễn trong tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần tới.
- HS trưng bày các sản phẩm trang trí nhà cửa theo nhóm.
- HS đi tham quan xung quanh lớp học để xem các sản phẩm trưng bày, chia sẻ.
- HS ghi lại những điều em học được sau buổi giới thiệu/trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
- HS đăng kí các tiết mục văn nghệ.
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_26.docx