Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Chủ đề: Trường học mến yêu

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Chủ đề: Trường học mến yêu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 14 trang Đăng Hưng 23/06/2023 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Chủ đề: Trường học mến yêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học. 
+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: quan sát lớp học (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu.
- GV phát phiếu khảo sát để HD quan sát lớp và điền thông tin.
- GV mời HS trình bày trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 
- HS tiến hành quan sát lớp học của mình và điền những thông tin quan sát được trong lớp để đưa vào phiếu:
+ Cuối lớp: có khẩu hiệu 
+ Hai bên tường: chưa trang trí.
+ ...
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét trang trí lớp. (Làm việc nhóm 2)
- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Nhận xét về ý tưởng trang trí lớp học trong các tranh dưới đây:
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 3. Xây dựng ý tưởng trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4)
- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Thảo luận và xây dựng ý tưởng trang trí lớp.
- Các nhóm trình bày ý tưởng.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:
+ Tranh 1: trang trí góc sáng tạo rất đẹp, có vẽ bình hoa, các phiếu sáng tạo hình trái tim.
+ Tranh 2: Góc lớp cửa ra vào được bố trí đẹp, khoa học. Có bảng nội quy lớp bằng cây xanh, có chậu cây cảnh nhỏ,..
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp.
+ Trồng thêm châu hoa trước cửa lớp.
+ Làm nội quy bằng những bông hoa đẹp.
+ ....
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng để cuối tuần cùng chung tay trang trí lớp:
+ Tìm tranh ảnh trang trí lớp.
+ Tìm thêm mộtt số cây hoa để trồng trước cửa lớp,....
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: CHUẨN BỊ TRANG TRÍ LỚP HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học. 
+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Chuẩn bị trang trí lớp học. (Làm việc theo tổ)
- GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ tưởng. Tổ trưởng điều hành tổ mình chuẩn bị các dụng cụ đã có sắn từ tiết học chủ đề để trang trí lớp.
- GV Theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ.
Tổ trưởng điều hành các tổ viện chuản bị dụng cụ để trang trí lớp:
Tổ 1: trông chậu hoa nhỏ trước cửa lớp.
Tổ 2: làm bảng nội quy lớp nằng cây hoa.
Tổ 3: Trang trí góc sáng tạo.
Tổ 4: Làm khẩu hiệu ai bên lớp
- Các tổ làm việc, nếu không xong thì tuần sau tiếp tục.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tuần sau trang trí và hoàn thiện lớp học.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TUẦN 2
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí, lao động vệ sinh lớp học.
- Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Vui đến trường” để khởi động bài học. 
+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí lớp học.
+ Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trang trí lớp học (làm việc chung cả lớp)
- GV mời HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành nhóm 4( nhóm đã chia tuần trước).
- GV mời một số HS nhắc lại ý tưởng trang trí lớp học và nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn khi thực hiện. 
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, khen ngợi tinh thần tích cực tham gia trang trí lớp học của HS. 
- GV khen ngợi những nhóm có tinh thần hợp tác tốt và hoàn thành sản phẩm trang trí lớp học đẹp, ấn tượng.
- GV mời HS trình bày trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 
- HS lắng nghe lại những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực hiện.
- Các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị. 
- Các nhóm thực hành trang trí lớp học theo ý tưởng đã xây dựng và thống nhất. 
- Một số HS chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
3. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
+ HS biết dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh lớp học sạch đẹp sau khi trang trí.
+ Tự đánh giá việc trang trí lớp học của nhóm mình.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2. Vệ sinh lớp học. (Làm việc chung cả lớp).
- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV tổ chức cho các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí. 
Hoạt động 3. Chia sẻ kết quả và cảm nghĩ của em sau khi trang trí lớp học(Làm việc nhóm 4).
- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh”: 
+ HS đi tham quan các khu vực lớp học đã được trang trí. 
+ Mỗi nhóm chia sẻ 3 điều nhóm mình thấy hài lòng sau khi trang trí và 3 việc nhóm mình sẽ làm để giữ gìn lớp học sạch đẹp. 
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 
- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm khi trang trí lớp học.
- GV kết luận: Lớp học được trang trí, vệ sinh sạch đẹp sẽ là môi trường thuận lợi để các em học tập và vui chơi. 
- GV khen ngợi sự sáng tạo và tinh thần tham gia của HS, đồng thời khuyến khích HS phát huy điều đó để lớp học luôn sạch đẹp.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS tham quan các khu vực lớp học đã trang trí.
- Đại diện các nhóm chia sẻ suy nghĩ theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe GV kết luận.
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập để cuối tuần cùng chung tay sáng tạo tranh về chủ đề “Trường lớp thân yêu”
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
--------------------------------
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU
Sinh hoạt cuối tuần: SÁNG TẠO TRANH VỀ CHỦ ĐỀ 
TRƯỜNG LỚP THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với rường lớp.
- Học sinh có ý thức vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tham gia sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về bức tranh sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu mà bạn đưa ra.
 - Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu để giới thiệu với các bạn.
- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.
- Cách tiến hành:
- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học. 
+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời về nội dung bài hát.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Thực hiện sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. (Làm việc theo nhóm 6).
- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị: các loại hạt, giấy, bút màu, vật liệu tái chế, kéo, hồ dán,...
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6: Thảo luận sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.
- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng hoàn thành.
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý trường lớp của mình?
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> GV kết luận: Trường, lớp là nơi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè. Hãy trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. .
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm thảo luận ý tưởng và thực hiện sáng tạo tranh.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.
+ Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo
+ Hòa thuận, vui vẻ cùng bạn bè
+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí trường lớp
+ Không phá hoại của công.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục giới thiệu về bức tranh sáng tạo về chủ điểm Trường lớp thân yêu với các thành viên trong gia đình.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_chu_de_truong_hoc_men_ye.docx