Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2021-2022

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích được tại sao không được đặt chúng ở gần lửa

 - Những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà

- Những thiệt hại do cháy gây ra

- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.

* Tích hợp GD QPAN: HS biết được hậu quả của những vụ cháy

1. Năng lực:

- Năng lực tìm hiểu xã hội.

-Năng lực giao tiếp

-Năng lực quan sát

- Năng lực ghi nhớ và tái hiện

- Năng lực tư duy

- Năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống

2. Phẩm chất: Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.

II.Đồ dùng dạy học:

- GV: BGDT,SGK

- HS: SGK

III. Phương pháp:

- Phương pháp trực quan

-Phương pháp thực hành

- Phương pháp trò chơi

 -Phương pháp thảo luận nhóm

 

docx 4 trang ducthuan 08/08/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12:	Thứ ba ngày tháng 11 năm 2021
BÀI 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích được tại sao không được đặt chúng ở gần lửa
 - Những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà
- Những thiệt hại do cháy gây ra
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
* Tích hợp GD QPAN: HS biết được hậu quả của những vụ cháy
1. Năng lực: 
- Năng lực tìm hiểu xã hội.
-Năng lực giao tiếp
-Năng lực quan sát
- Năng lực ghi nhớ và tái hiện
- Năng lực tư duy
- Năng lực vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
2. Phẩm chất: Cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của em nhỏ.
II.Đồ dùng dạy học:	
- GV: BGDT,SGK
- HS: SGK
III. Phương pháp: 
- Phương pháp trực quan
-Phương pháp thực hành 
- Phương pháp trò chơi
 -Phương pháp thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Hoạt động mở đầu:
Để cho không khí thật hứng khởi, cô mời các con cùng đứng dậy và khởi động.
Các con có biết bài hát nói về nghề nào không? Vậy khi nào thì các chú lính cứu hỏa phải đi làm nhiệm vụ? 
Đúng rồi đấy các con ạ, Cháy có thể xảy ra ở rất nhiều nơi nhưng nguy cơ cháy ở nhà là rất lớn. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà. Chúng ta cùng đến với bài hôm nay. 
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát, vận động theo nhạc..
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe – Mở sách giáo khoa.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
2.1. Nguyên nhân gây cháy
*Mục tiêu:Xác định được một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
*Phương pháp: trực quan, thảo luận
*Cách tiến hành:
Hôm nay chúng ta được chào đón bạn siêu anh hùng Robocar rất quen thuộc, các con hãy hướng lên màn hình xem bạn mang đến điều gì nhé.
R: Chào các bạn, mình là lính cứu hỏa Robocar. Đang có một vụ cháy lớn, các bạn hãy giúp mình dập những ngọn lửa nhé. Để dập lửa, các bạn phải trải qua 3 thử thách. Các bạn đã sẵn sàng chưa?
Thử thách đầu tiên các bạn hãy giúp mình tìm những vật dễ cháy nhé.
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh:
+Có các đồ vật nào trong tranh?
+ Các con hãy khoanh tròn vào các vật dễ cháy. 
-Thời gian: 1 phút
 -Báo cáo kết quả
- HS nối tiếp nêu các vật dễ cháy. GV chốt đáp án. Công bố đội thắng cuộc. 
-Trong nhà con có những vật nào dễ cháy? 
-Tại sao điện cũng có thể cháy? 
*Nguyên nhân gây cháy khi ở nhà. 
Quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 44, 45 thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
+Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? 
+Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa? 
+Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
-Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Giáo viên tổng kết các ý kiến của các nhóm, nhận xét.
*GVKL:Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
-Giáo viên và học sinh cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính Giáo viên hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.
2.2. Thiệt hại do cháy và cách phòng cháy khi ở nhà.
*Mục tiêu:Nêu được những thiệt hại do cháy gây ra và biết cách phòng cháy.
*Phương pháp: Thảo luận, đóng vai
*Cách tiến hành:
Thử thách 2:Thiệt hại và cách phòng cháy khi ở nhà 
-HS xem vi deo.
-TLN2: Thiệt hại do cháy gây ra là gì?
-Các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt các thiệt hại do cháy gây ra kết hợp xem tranh ảnh.
+Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
+Gây tắc nghẽn giao thông
+Gây ô nhiễm môi trường
...
*Cách phòng cháy khi ở nhà:
HS bày tỏ ý kiến: tán thành hay không tán thành với những tình huống. Giải thích vì sao.
Tranh thủ chơi lúc đang nấu cơm.
Sắp xếp các thứ gọn gàng khi đun nấu
Để các vật dễ cháy ở xa ngọn lửa
Bật hết các đồ dùng điện trong nhà cùng một lúc.
Khi đun nấu xong tắt bếp, khóa ga, rút ổ điện.
-GV nhận xét, liên hệ GD HS để đảm bảo an toàn phòng cháy.
2.3. Biện pháp phòng cháy khi ở nhà
*Mục tiêu:Học sinh biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy. 
*Phương pháp: Trò chơi
*Cách tiến hành:
Thử thách 3: Ứng phó khi cháy ở nhà.
- Giáo viên nêu 3 tình huống cháy cụ thể. 
-Chia nhóm, HS thảo luận để xử lí tình huống.
-Các nhóm báo cáo.
-GV nhận xét.
-Chốt: Xem video.
3. Vận dụng: Thực hành thoát khỏi đám cháy
- Cho học sinh thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của học sinh.
- Giáo viên nhận xét và hướng dẫn một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, , cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
* Nhận xét, kết luận: Dù sinh sống ở miền nào, khi phát hiện ra cháy, cách xử lí tốt nhất là em nên nhờ người lớn giúp đỡ để dập cháy và gọi điện thoại 114.
-HS quan sát hình ảnh, làm việc cá nhân.
-HS liên hệ, trả lời.
Vì khi dùng quá tải điện sẽ chập, bắn các tia lửa điện gây cháy.
- Học sinh trình bày trước lớp nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
- Học sinh hoạt động nhóm theo phân công của giáo viên.
-HS xem vi deo.
-HS TL N2 và báo cáo.
HS bày tỏ ý kiến và giải thích.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Các nhóm khác nghe và bổ sung.
-Học sinh lắng ng
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh thực hành.
-Học sinh lắng nghe.
4. Củng cố:
- GV hỏi:
+ Em hãy nêucác cách phòng cháy khi ở nhà của gia đình mình
+ Khi phát hiện có cháy, em sẽ làm gì?
- Dặn Hs về ôn bài và chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở trường
- Hs nêu
-Lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_23_phong_chay_khi_o_nha.docx