Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức, kỹ năng

- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Kỹ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy);

 tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.

2. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

*GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.

- Kĩ năng làm chủ bản thân.

- Kĩ năng tự bảo vệ.

*GDTKNL&HQ

- Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

VD: tắt bếp khi sử dụng xong

* Tăng cường Tiếng việt và phát triển năng lực cho HS

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Hình vẽ trang 44, 45 sách giáo khoa, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 6 trang ducthuan 06/08/2022 1890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 3 - Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài học:	 BÀI 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
Số tiết: 23
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kỹ năng
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm của bản đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Kỹ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy); 
 tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
2. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thơng tin.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng tự bảo vệ.
*GDTKNL&HQ
- Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
VD: tắt bếp khi sử dụng xong 
* Tăng cường Tiếng việt và phát triển năng lực cho HS
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Hình vẽ trang 44, 45 sách giáo khoa, những mẫu tin trên báo về các vụ hoả hoạn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Mở đầu: khởi động, kết nối.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ vào bức tranh đã vẽ ở nhà và nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài hát”Gia đình em”
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe – Mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Nguyên nhân gây cháy:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh vẽ trong sách giáo khoa trang 44, 45 trả lời theo các yêu cầu sau:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? 
+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa? 
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- Giáo viên tổng kết các ý kiến nhận xét.
* GVKL: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
- Yêu cầu học sinh: kể những vật dễ cháy trong gia đình em?
- Kể về vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra mà các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng.
* Cách phòng cháy khi ở nhà:
- Giáo viên đặt câu hỏi, HS suy nghĩ và trả lời:
1. Em sẽ làm gì khi thấy một số đồ dễ cháy như; bật lửa, diêm vứt lung tung trong nhà?
2. Những thứ dễ cháy như xăng, dầu nên cất như thế nào là hợp lí?
3. Trong khi đun nấu, em và người thân trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
4. Nối thông tin ở 2 cột lại với nhau sao cho phù hợp:
Nguyên nhân dẫn đến cháy
Cách phòng tránh
Dùng thiết bị điện quên tắt
Đun nấu phải trông coi cẩn thận. Khi nấu xong phải tắt bếp
Chập điện
Tẳt thiết bị điện khi sử dụng xong
Để các vật dễ cháy gần lửa
Ngắt cầu dao điện khi ra khỏi nhà
Nấu xong không tắt bếp
Để các vật dễ cháy xa lửa
- Giáo viên tổng kết các ý kiến nhận xét.
* GVKL: Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong vừa an toàn vừa tiết kiệm gas góp phần tiết kiệm năng lượng giúp chúng ta sử dụng bền lâu.
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên. 
- Em bé có thể bị bỏng tay
- HS trả lời.
- Sẽ xảy ra hỏa hoạn
- Hình 2. Vì các vật dụng trong nhà bếp được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và để xa bếp lửa
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu
- Học sinh tham gia kể 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Kỹ năng phòng cháy chữa cháy
- Giáo viên cho HS xem video về kĩ năng khi gặp cháy
- Chúng ta cần lưu ý điều gì khi gặp cháy?
- HS xem video, nắm các kĩ năng và những điều cần lưu ý khi gặp cháy.
+ Bình tĩnh
+ Tìm đường thoát hiểm, hô to để người lớn đến giúp
+ Không dùng thang máy 
+ Dùng khăn che mũi và miệng
+ Cúi thấp người và dùng khăn che mũi và miệng
 + Gọi ngay 114 để kịp thời cứu chữa
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Tự liên hệ bản thân, nêu các cách phòng cháy khi ở nhà của gia đình mình.
- Nhắc nhở các thành viên trong gia đình mình và mọi người cách phòng cháy và chữa cháy
- Chuẩn bị bài sau: “Một số hoạt động ở trường”
- HS nêu 
- HS thực hiện
- HS thực hiện
* Kiểm tra bài cũ:
- Ở tiết trước các em đã được vẽ và phân tích các mối quan hệ họ hàng. Bây giờ cô mời 1 bạn hãy trình bày các bức tranh vẽ về gia đình em và giới thiệu về các thành viên trong gia đình cho cô và cả lớp cùng nghe nhé?(2 em trình bày)
- Ngoài các thành viên có trong tranh e vẽ thì e có thể kể cho cô và cả lớp nghe về 1 vài người thân họ nội của e không?
- Mời bạn khác?
- Với những người họ hàng của mình, em cần phải đối xử thế nào ? 
- Các em ạ, ông bà sinh ra bố và các anh chị của bố, cùng với các con của họ... là những người thuộc họ nội. Còn Ông bà sinh ra mẹ và các anh chị em của mẹ, cùng với các con của họ... là những người thuộc họ ngoại. Với những người họ hàng của mình, các em cần tôn trọng, lễ phép với ông bà, các bác, các cô, các chú và thương yêu, đùm bọc các anh chị em họ hàng của mình. Có như thế, tình họ hàng mới thắm thiết được.
- Qua phần kiểm tra vừa rồi Cô thấy rằng các em đã hiểu và nắm rõ về các mối quan hệ họ hàng trong gia đình mỉnh cũng như các cách xưng hô và thái độ đúng mực với mọi người trong họ hàng. Cô khen tất cả các em.
- Như các em đã biết ở nước ta có rất nhiều vụ cháy xảy ra đem lại hậu quả to lớn và đau thương kể cả vật chất lẫn tinh thần thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của con người. Vậy trong những tình huống đó làm thế nào để phòng tránh và xử lý đám cháy tốt nhất cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay đó là bài 23: phòng cháy khi ở nhà. SGK 44 chúng ta vào bài
- Đầu tiên cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây cháy:
* Hoạt động 1: Nguyên nhân gây cháy
các em hãy cùng quan sát bức tranh sau và cho cô biết: em bé trong hình có thể gặp tai nạn gì:
A. Em bé có thể bị dập tay 
B. Em bé có thể bị ngã 
C. em đánh có thể bị bỏng tay 
- Chúng ta có thể thấy em bé có có thể bị bỏng vì em bé đang chơi với diêm và đèn dầu đèn dầu có thể bị đổ và bắt lửa sang diêm và quần áo của em bé.
- Nào Bây giờ các em hãy cùng quan sát bức tranh sau và tìm cho cô các vật dễ cháy trong hình nhé? ( bao diêm, đèn dầu, dầu hỏa, củi khô, thùng cót... (thùng cót là vật được làm bằng tre nứa dùng để che đậy)
Vậy bạn nào có thể cho cô biết: Điều gì sẽ xãy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa? ( căn bếp sẽ bị cháy lan ra cả căn bếp rất nguy hiểm)
- Bây giờ bạn nào giỏi có thể quan sát hình sau và cho cô biết hình nào an toàn hơn trong việc phòng cháy nhé và vì sao?
- Các con đã có sự lựa chọn của riêng mình rồi phải không nào? Các con thấy đấy các vật như: diêm, dầu hỏa, củi khô đều được xếp gọn gàng, ngăn nắp xa bếp lửa. Còn ở hình 1 có quá nhiều vật liệu cháy như là: dầu hỏa, củi khô, bao diêm Và hơn nữa lại có hình ảnh em bé đang chơi đùa với đèn dầu đang cháy điều này rất là không an toàn và dễ gây bị bỏng. Không những vậy còn gây ra hỏa hoạn. Vì vậy cô hi vọng rằng sau bài học này các con cần chú ý Không được để những vật dễ cháy gần lửa hoặc chơi đùa với lửa nhé!
Bây giờ các em phải cùng suy nghĩ và kể tên những vật dễ cháy trong gia đình em? :(Bât lửa, bếp gas, cồn, rơm, đốt vàng mã .), cô thấy rằng những vật các em vừa kể như: . Đều là những vật dễ cháy, ngoài ra cô còn có một số vật dụng dễ cháy như: Bếp ga, bếp củi, bếp từ nếu các em sử dụng không cẩn thận tắt lửa hoặc ngắt điện khi không sử dụng thì rất dễ gây ra cháy. Ổ cắm điện cũng là một vật dụng dễ cháy đấy các em ạ, ổ điện rất dễ gây chập điện và cháy nếu như chúng ta sử dụng không đúng cách, các em lưu ý khi xảy ra cháy do nguồn điện gây ra chúng ta cần phải ngắt cầu dao điện để tránh đám cháy bị lan nhanh. Dầu ăn, đây là một món đồ rất quen thuộc sử dụng hằng ngày trong căn bếp cũng chúng ta phải k nào? Nhưng nếu chúng ta sử dụng k cẩn thận cũng rất dễ cháy, đặc biệt là khi nấu nướng và chúng ta lưu ý khi bị cháy do dầu mỡ thì chúng ta không nên dội nước vào như chú chuột này nhé vì sẽ khiến cho đám cháy k những k đc dập tắt mà sẽ lan nhanh hơn.
- Các con biết không? phòng cháy là một việc hết sức quan trọng và cần thiết vì nếu không phòng cháy một cách an toàn sẽ gây thiệt hại đến người và của. Sau đây cô và các em hãy cùng quan sát một số bị cháy và hậu quả do các vụ cháy gây ra nhé.
- Ngoài những vụ cháy mà cô đã nêu các em hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe về một vụ cháy mà các em đã chứng kiến hoặc biết qua tivi, sách, báo..?
- Các em ạ, Có nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy, Trong đó có nguyên nhân là do con người không cẩn thận khi để những vật dễ cháy gần nguồn lửa nguồn nhiệt hoặc do quên không tắt nguồn lửa, nguồn nhiệt sau khi sử dụng. Các vụ cháy diễn ra có thể làm chết hoặc bị thương rất nhiều người, cháy con làm thiệt hại tài sản và gây ô nhiễm môi trường.
- Như các con vừa tìm hiểu những đám cháy là vô cùng nguy hiểm đem lại vô vàn những hậu quả nặng đề về đến cho con người. Vậy cách phòng cháy là gì chúng ta cùng tìm hiểu sang hoạt động số 2: Cách phòng cháy khi ở nhà.
* Hoạt động số 2: Cách phòng cháy khi ở nhà:
- Trong hoạt động này để tìm hiểu một số biện pháp phòng cháy khi ở nhà cô và các con hãy cùng nhau hoàn thành các câu hỏi sau bằng việc các em hãy cùng lựa chọn đáp án đúng nhất nhé: .
- Như vậy các con vừa hoàn thành rất tốt các câu hỏi về cách phòng cháy khi ở nhà cô tuyên dương và khen ngợi các con.
- Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh cháy khi ở nhà thông qua một số câu hỏi tìm hiểu. Bây giờ cô sẽ tổng kết lại một số biện pháp phòng tránh khi ở nhà nhà.
Để phòng cháy khi ở nhà chúng ta gồm có ba biện pháp chính:
Không để những thứ dễ lễ ở gần bếp
 tắt bếp sau khi sử dụng
 khi đi đun nấu phải trông coi cẩn thận.
- Cô mời một bạn đọc lại phần kết luận trong sách giáo khoa cho cô nào?
- Vừa rồi cô và các con đã tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng cháy khi ở nhà. Vậy khi gặp cháy chúng ta phải làm gì cô và trò chúng ta cùng tên video sau nhé:
Vừa rồi chúng ta đã cùng xem video về kỹ năng khi gặp hỏa hoạn, vậy bạn nào cho cô biết chúng ta cần lưu ý điều gì khi gặp hoả họan nào?
Bình tĩnh
Tìm đường thoát hiểm ( Khi ở nhà một mình, nếu phát hiện có cháy các em phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, vừa chạy vừa la to “Cháy cháy ” để người lớn đến giúp)
 Không dùng thang máy
Dùng khăn che mũi và miệng
Cúi thấp người và bò sát mặt đất khi di chuyển
 Gọi 114 là số điện thoại của đội PCCC để kịp thời cứu chữa.
- Vậy nếu Nhà em ở nông thôn hoặc miền núi xa trung tâm. Các chú lính cứu hỏa không thể kịp thời đến cứu chữa. Khi xảy ra cháy các em phải chạy thật nhanh ra khỏi nhà, vừa chạy vừa la to “Cháy cháy ” để người lớn đến giúp. VÀ nghe theo sự hướng dẫn của người lớn nhé.
- Các con ạ việc phòng cháy là trách trách nhiệm không chỉ là của một cá nhân mà nó còn là trách nhiệm của tất cả mọi người. Thông qua bài học ngày hôm nay, các con đã tìm hiểu những những nguyên nhân và thiệt hại do đám cháy gây ra đồng thời các con đã nắm được một số biện pháp phòng cháy khi ở nhà. Về nhà các con hãy cùng nhau tuyên truyền về cách phòng cháy khi ở nhà cho gia đình và bạn bè cùng nghe nhé. Chuẩn bị bài sau:Một số hoạt động ở trường. bài học của chúng ta đến đây là hết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_3_bai_23_phong_chay_khi_o_nha.doc