Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.

 - Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.

- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.

2. Năng lực:

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

3. Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước.

*GDBVMT:

- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 37 trang ducthuan 06/08/2022 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2021-2022 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU BÁO GIẢNG TUẦN 7
LỚP 3D - TRUNG TÂM
Năm học: 2021 - 2022
Thứ
Ngày, tháng
Tiết
Môn
(P. Môn)
Tiết
PPCT
Đầu bài (nội dung công việc)
Thứ hai,
18.10.2021
Sáng
1
Chào cờ
7
Chào cờ tập trung
2
Tập đọc
24
Nắng phương Nam
3
Kể chuyện
12
Nắng phương Nam
4
Toán
46
Luyện tập
Chiều
1
Đạo đức
7
Tích cực tham gia việc lớp việc trường (Tiết 1)
2
Ôn TV
19
Củng cố: Nắng phương Nam
3
Âm nhạc
7
GV chuyên soạn giảng
Thứ ba
19.10.2021
Sáng
1
Toán
47
So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
2
Chính tả
12
Nghe viết: Chiều trên sông Hương
3
TN&XH 
13
GV buổi 2 soạn giảng
4
Thể dục 
13
GV chuyên soạn giảng
Chiều
1
Ôn Toán
16
Củng cố: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
2
Mỹ thuật 
7
GV chuyên soạn giảng
3
Tin
13
GV chuyên soạn giảng
Thứ tư
20.10.2021
Sáng
1
Tập đọc
25
Cảnh đẹp non sông
2
 Toán
48
Luyện tập
3
Thể dục 
14
GV chuyên soạn giảng
4
Tin
14
GV chuyên soạn giảng
Chiều
1
Tập viết
7
Ôn chữ hoa: H
2
 Ôn T.V
20
Củng cố: Luôn nghĩ về miền Nam
3
Ôn Toán
17
Củng cố: Luyện tập
Thứ năm
21.10.2021
Sáng
1
Toán
49
Bảng chia 8
2
Chính tả
13
Nghe viết: Cảnh đẹp non sông
3
TN&XH 
14
GV buổi 2 soạn giảng
4
Thủ công
7
Cắt, dán chữ I, T (Tiếp)
Chiều
1
Ôn T.V
21
Củng cố tiết chính tả: Cảnh đẹp non sông
2
 Ôn Toán
18
Củng cố: Bảng chia 8
3
HĐNG
Thứ sáu
22.10.2021
Sáng
1
Toán
50
Luyện tập
2
LT&Câu
10
Ôn tập về từ chỉ HĐ, trạng thái so sánh.
3
TLV
9
Nói, viết về cảnh đẹp đất nước.
4
Sinh hoạt
7
Sinh hoạt lớp tuần 7
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN 
NẮNG PHƯƠNG NAM
Ngày thực hiện: Tiết 2+3: Thứ hai ngày 18/10/ 2021
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
 	- Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
- Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2. Năng lực: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
3. Phẩm chất: Yêu quê hương đất nước.
*GDBVMT:
- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động mở đầu (2-3 phút)
- Đọc thuộc lòng bài Vẽ quê hương.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (18-20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Nè,/ sắp nhỏ kia,/ đi đâu vậy?//
+ Tụi mình đi lòng vòng/ tìm chút gì để kịp gửi ra Hà Nội cho Vân.//
+ Những dòng suối hoa/ trôi dưới bầu trời xám đục/ và làm mưa bụi trắng xóa.//
+ Một cành mai?// - Tất cả sửng sốt,/ rồi cùng kêu lên -/ Đúng!/ một cành mai chở nắng phương Nam.//
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: hoa đào là hoa Tết của miền Bắc, hoa mai là hoa Tết của miền Nam. 
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (đông nghịt người, ríu rít trò chuyện, lòng vòng, lạnh dễ sợ luôn, lạnh buốt, làn mưa bụi, rung rinh,...)
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh đoạn 3.
e. tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Nắm được tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Trong chuyện có những bạn nhỏ nào?
+ Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào?
+ Nghe đọc thư Vân các bạn ước ao điều gì? 
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì? Vì sao các bạn lại chọn cành mai làm quà tết cho Vân? 
- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân: 
+ Hãy chọn một tên khác cho bài?
=> Giáo viên chốt nội dung: Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
- 1 học sinh đọc 5 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Học sinh trả lời....
- Vào ngày 28 Tết.
- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.
- Gửi tặng Vân ở ngoài Bắc một cành mai. Vì cành mai sẽ chở nắng phương Nam đến cho Vân 
- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân. 
3. HĐ Luyện luyện tập, thực hành (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
-> GV nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (13-15 phút)
* Mục tiêu: Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại từng đoạn của câu chuyện. Bước đầu biết diễn tả đúng lời nhân vật; phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập. 
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo gợi ý sách giáo khoa.
- Dựa vào các ý tóm tắt trong sách giáo khoa trang 95, 96 kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
+ Ý 1: Chuyện xảy ra vào lúc nào?
+ Ý 2: Uyên và các bạn đi đâu?
+ Ý 3: Vì sao mọi người sững lại?
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Học sinh nhìn tranh kết hợp gợi ý tập kể.
- Học sinh M4 nêu nhanh sự việc được gợi ý trong từng đoạn, chia sẻ nội dung đoạn chuyện...
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Điều gì làm em xúc động nhất trong câu chuyện trên?
+ Em rút ra được điều gì?
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa của câu chuyện. 
- Học sinh đọc các gợi ý sách giáo khoa (trang 95, 96), chia sẻ bài với bạn cùng bàn, chia sẻ trước lớp.
- Học sinh nêu nhanh kết quả.
+ Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chí Minh. 
+ Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ.
+ Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi 
- Thống nhất ý kiến.
- Học sinh kể chuyện cá nhân.
- 1 học sinh (M3+4) kể mẫu đoạn 1.
- Cả lớp nghe.
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều học sinh trả lời: Xúc động vì tình bạn thân thiết giữa ba bạn nhỏ miền Nam với một bạn nhỏ miền Bắc/ Xúc động vì các bạn nhỏ miền Nam thương miền Bắc đang chịu thời tiết giá lạnh, muốn gửi ra Bắc một chút nắng ấm.
- Tình bạn đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó, giữa thiếu nhi hai miền Nam Bắc qua sáng kiến của các bạn nhỏ miền Nam, gửi tặng cành mai vàng cho bạn nhỏ ở miền Bắc.
5. Hoạt động Kết thúc (1-2 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Viết một bức thư chúc Tết cho một người bạn ở miền khác.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) 
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
Thời gian thực hiện: Tiết 2: thứ 3 ngày 19/10/2021 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương.
- Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oc/ooc); giải đúng câu đố; viết đúng 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: (trâu, trầu, trấu).
2. Năng lực: 
- Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: (trâu, trầu, trấu).
- Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
3. Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
*GDBVMT:
- HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. Giáo viên: Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (1-2 phút)
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
- Viết bảng con: Trời xanh, mái trường, bay lượn, dòng suối.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (4-5 phút)
2.1. Tìm hiểu nội dung
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
 b. Hướng dẫn trình bày:
+ Đoạn văn có mấy câu?
- 1 học sinh đọc lại.
- Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài...
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ Cuối, Đầu, Phía phải viết hoa vì là chữ đầu câu và Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì là danh từ riêng.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- Buổi chiều, yên tĩnh, thuyền chài, lạ lùng, tre trúc, vắng lặng,.. 
+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
+ Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.
 2.2. Viết và chấm bài (13-15 phút):
a. Viết chính tả
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết chính xác đoạn chính tả.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 b. Chấm và nhận xét bài chính tả
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (4-5 phút)
* Mục tiêu: 
- Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oc/ooc); giải đúng câu đố.
- Viết đúng 1số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: (trâu, trầu, trấu).
* Cách tiến hành: 
Bài 2a: Làm việc nhóm đôi - Chia sẻ trước lớp
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Tổ chức cho học sinh làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ rồi ghi vào phiếu HT.
- Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương.
Bài 3a: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3a.
- Yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập. 
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở. 
- Gọi 2 học sinh đọc lại lời giải đúng.
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh.
*Gv lưu ý cho học sinh khi đọc viết l/n: lúc, lên, niên lại.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận N2.
- Chia sẻ kết quả.
- Thống nhất kết quả- Báo cáo
+ Con sóc; 
+ Mặc quần soóc
+ Cần cẩu móc hàng; 
+ Kéo xe rơ-moóc
- Nhận xét
- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Lớp thực hiện theo nhóm.
- Học sinh chia sẻ bài làm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét chữa bài. 
- Đọc lại kết quả đúng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2-3 phút)
- HD hs về viết lại những chữ bị sai, nhớ quy tắc chính tả.
5. Hoạt động kết thúc (1-2 phút)
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả. 
- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
TẬP ĐỌC 
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
Thời gian thực hiện:Tiết 1: thứ 4 ngày 20/10/2021 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, Xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bè, Đồng Tháp Mười.
 	- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 trong sách giáo khoa. Học thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài.
2. Năng lực: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh, 
 	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục học sinh luôn có thái độ tự hào, yêu quý quê hương đất nước.
*GDBVMT:
- Thấy được ý nghĩa: Mỗi vùng trên đất nước ta đều có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp; chúng ta cần phải giữ gìn và bải vệ những cảnh đẹp đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Tranh , ảnh về cảnh đẹp được nói đến trong câu ca dao.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (1-2 phút)
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
- Hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- Nêu nội dung bài hát.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (13-15 phút)
a. Luyện đọc
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng nhịp thơ.
* Cách tiến hành :
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, thiết tha thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/
Có nàng Tô Thị,/ có chùa Tam Thanh.//
Đường vô Xứ Nghệ/ quanh quanh/
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.//
Hải Vân/ bát ngát nghìn trùng/
Hòn Hồng sừng sững/ đứng trong vịnh Hàn.//
Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/
Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm.//
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ la đà, nghìn trùng.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng dòng thơ trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (non sông, Kì Lừa, la đà, mịt mù, quanh quanh, hoạ đồ, Đồng Nai, lóng lánh, )
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.
b. Tìm hiểu bài (5-8 phút)
*Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước.
*Cách tiến hành: 
- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.
*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.
+ Kể tên những vùng trong mỗi câu ca dao?
+ Mỗi vùng của đất nước ta có cảnh đẹp gì?
+ Theo em, ai đã tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
*Giáo viên kết luận: Bài đọc nói về vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta. Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, mỗi người phải biết ơn cha ông, quý trọng và giữ gìn đất nước với những cảnh đẹp rất đáng tự hào...
- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Do cha ông ta gây dựng và giữ gìn cho non sông ngày càng đẹp hơn.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5-7 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc lòng 6 câu ca dao.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng câu thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 học sinh đọc lại toàn bài đọc (M4).
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng câu thơ.
- Các nhóm thi đọc tiếp sức các câu ca dao.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng câu ca dao theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).
- Thi đọc thuộc lòng toàn bài đọc (M3, M4).
4. Hoạt động vận dụng, thực hành dụng (1-2 phút) 
6. HĐ sáng tạo (1-2 phút)
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài đọc. Tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ viết về cảnh đẹp quê hương đất nước. 
- Viết một đoạn văn ngắn (vẽ tranh) về một cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Luyện đọc trước bài: Người con của Tây Nguyên.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA H
Thời gian thực hiện: Tiết 1: Chiều thứ 4 ngày 20/10/2021 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa H.
- Viết đúng, đẹp tên riêng Hàm Nghi và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn
2. Năng lực: 
- Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.
*GDBVMT:
- Giáo dục tình cảm quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa H, N, V viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
2. Học sinh: Bảng con, vở Tập viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (1-2 phút)
- Nhận xét kết quả luyện chữ của học sinh trong tuần qua. Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: Năm ngón tay ngoan.
- Học sinh viết: Ông Gióng, Thọ Xương.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (8-10 phút)
*Mục tiêu: Biết viết chữ hoa theo cỡ nhỏ, chữ trong câu ứng dụng trên bảng con. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
 Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
- Treo bảng 3 chữ.
- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.
Việc 2: Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.
Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng 
- Giới thiệu từ ứng dụng: Hàm Nghi.
=> Hàm Nghi là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?
+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Viết bảng con.
Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng 
- Giới thiệu câu ứng dụng.
=> Giải thích: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.
+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?
- Cho học sinh luyện viết bảng con.
- H, N, V. 
- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh viết bảng con: H, N, V.
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- 2 chữ: Hàm Nghi.
- Chữ H, N, g, h cao 2 li rưỡi, chữ a, m, i cao 1 li.
- Học sinh viết bảng con: Hàm Nghi.
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Lắng nghe.
- Học sinh phân tích độ cao các con chữ.
- Học sinh viết bảng: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn.
3. Hoạt động luyện tập thực hành (13-15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh trình bày đúng và đẹp nội dung trong vở tập viết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
 Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.
- Giáo viên nêu yêu cầu viết:
+ Viết 1 dòng chữ hoa H. 
+ 1 dòng chữa V, N. 
+ 1 dòng tên riêng Hàm Nghi.
+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.
Việc 2: Viết bài:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.
- Đánh giá, nhận xét một số bài viết của học sinh.
- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.
- Quan sát, lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.
4. HĐ ứng dụng: (1 phút)
5. HĐ sáng tạo: (1 phút) 
- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn. 
- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về địa danh, cảnh đẹp của quê hương, đất nước ta và luyện viết cho đẹp.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) 
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
Thời gian thực hiện: Tiết 2: thứ 5 ngày 21/10/2021 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nghe - viết chính tả 4 câu ca dao cuối trong bài: “Cảnh đẹp non sông”. Trình bày đúng các câu thơ lục bát, thể song nhất.
- Luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch (BT2a).
2. Năng lực: 
- Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả.
- Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu thơ.
- Kĩ năng trình bày bài thơ khoa học.
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. Giáo viên: Bảng lớp viết nội dung bài tập 2a.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC CHỦ YẾUCHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (1-2 phút)
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.
- Hát: “Quê hương tươi đẹp”.
- Nêu nội dung bài hát.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Viết đúng viết nhanh”: Một số học sinh thi tìm và viết tiếng có chứa âm đầu là ch/tr.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (18-20 phút):
a. Tìm hiểu bài
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài viết, luyện viết những từ ngữ khó, dễ lẫn, biết cách trình bày đúng quy định để viết cho đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - Giáo viên đọc 4 câu ca dao một lượt.
+ Các câu ca dao đều nói lên điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ 3 câu ca dao thể lục bát được trình bày thế nào?
+ Câu ca dao 7 chữ được trình bày thế nào?
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa?
+ Giữa hai câu ca dao ta viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?
- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.
- 1 học sinh đọc lại.
- Các câu ca dao đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta.
- Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
- Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề vở 1 ô. Dòng 8 chữ sát lề ô vở.
- Cả hai chữ đầu mỗi dòng đều cách lề 1 ô.
- Bắt đầu viết vào ô thứ ba. 
- Những tên riêng trong bài: Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
- Giữa hai câu ca dao để cách ra 1 dòng.
- Học sinh nêu các từ: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh, nước chảy,...
- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.
 b. Viết chính tả :
*Mục tiêu: Viết đúng bài chính tả “Cảnh đẹp non sông” (viết 4 câu ca dao cuối bài).
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu của mỗi câu thơ 6 chữ viết hoa lùi vào 2 ô. Chữ đầu của mỗi câu thơ 8 chữ viết hoa lùi vào 1 ô..., quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 c. Chấm, nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra lỗi sai trong bài chính tả, biết sửa lỗi và ghi nhớ cách trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cặp đôi
- Giáo viên gọi 1 học sinh M4 đọc lại bài viết cho các bạn soát bài.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.
- Lắng nghe.
 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5-7 phút)
*Mục tiêu: Làm đúng bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
Bài 2a: 
- Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chốt kết quả.
- Vài học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp làm bài vào vở rồi trao đổi cặp đôi. 
- 2 học sinh lên bảng làm và chia sẻ cách làm bài. 
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp chữa bài đúng vào vở.
Đáp án: Cây chuối – chữa bệnh – trông
- Gọi 2 học sinh đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (1-2 phút)
5. Hoạt động kết thúc (1-2 phút)
- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.
- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch.
- Sưu tầm các câu thơ, ca dao, lục bát hoặc bài hát nói về quê hương đất nước và tự luyện viết cho đẹp.
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI
Thời gian thực hiện: Tiết 2: thứ 6 ngày 22/10/2021 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
2. Năng lực: 
- Rèn kĩ năng nhận diện về các từ chỉ hoạt động, trạng thái; kĩ năng so sánh.
3. Phẩm chất: 
- Bồi dưỡng từ ngữ về tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn bài tập 1; phiếu học tập bài tập 2.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu (1-2 phút)
- Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- 2 học sinh lên bảng viết một câu có sử dụng biện pháp so sánh.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
 2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25-28 phút):
*Mục tiêu: 
- Ôn tập về các từ chỉ hoạt động, trạng thái. Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Tiếp tục học về cách so sánh (biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
*Cách tiến hành: 
Bài 1: Cá nhân – Cặp đôi – Lớp 
- Yêu cầu đọc nội dung bài tập 1.
- Yêu cầu lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 1 học sinh lên làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2: (Cặp đôi - Lớp)
- Yêu cầu một em đọc đề bài tập 2 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu trao đổi thảo luận theo cặp và làm vào phiếu học tập.
- Mời 2 em đại diện lên bảng làm vào tờ phiếu lớn. 
- Giáo viên và học sinh theo dõi nhận xét. 
- Một em nêu yêu cầu bài tập1.
- Học sinh làm bài tập vào vở rồi chia sẻ cặp đôi.
- Một học sinh lên làm trên bảng.
- Chia sẻ cách làm:
+ Từ chỉ hoạt động (chạy, lăn)
+ Hình ảnh so sánh (chạy như lăn tròn)
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc bài tập 2.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo. 
- Lớp hoàn thành bài tập (N2).
- Hai em đại diện 2 nhóm lên bảng chia sẻ cách làm, thống nhất kết quả:
Sự vật, con vật
Hoạt động
Từ so sánh
Hoạt động
a) Con trâu đen
(chân) đi
như
đập đất
b) Tàu cau
vươn
như
(tay) vẫy
c) Xuồng con
- đậu (quanh thuyền lớn)
như
nằm (quanh bụng mẹ)
- húc húc vào mạn thuyền mẹ
như
đòi (bú tí)
Bài 3: Trò chơi “Thi nối nhanh”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nối các từ ngữ ở cột A với cột B để ghép thành câu.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
- Học sinh tham gia chơi.
Đáp án: 
+ Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông.
+ Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả
+ Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh.
+ Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2-3 phút)
 4. Hoạt động kết thúc (1-2 phút)
- Đặt câu với từ: Viết bài, chạy nhảy. 
- Viết đoạn văn ngắn kể về gia đình mình có sử dụng từ chỉ hoạt động, trạng thái. 
IV. Điều chỉnh, bổ sung sau tiết dạy:
------------------***----------------
TẬP LÀM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2021_2022_ban.doc