Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Chuẩn kĩ năng)
I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
GDKNS: Kiểm soát cảm xúc; ra quyết định; đảm nhận trách nhiệm
- Hiểu lời khuyên câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn, phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện:
- Kể lại được 1 đoạn câu chuyện.
* HS kể lại được 1 đoạn câu chuyện theo lời của 1 nhân vật.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật giao thông
II. ĐỒ DÙNG: tranh minh hoạ( Bài mới)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
- HS đọc bài : Ngày khai trường + TLCH.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: GTB: GV dùng tranh minh họa giới thiệu chủ điểm - Ghi tên bài.
Tuần 7 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2020 SÁNG GIÁO DỤC TẬP THỂ Chào cờ ______________________ TOÁN Bảng nhân 7 I.MỤC TIÊU: - Bước đầu thuộc bảng nhân 7.Vận dụng giải bài toán có lời văn. - Rèn học sinh làm tính, giải toán nhanh, chính xác và thành thạo. - HS yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn( HĐ 1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A.KTBC: Yêu cầu HS làm BT: Đặt tính rồi tính: 30 : 5 34 : 6 20 : 3 - Trong các phép chia thì phép chia nào là phép chia hết? Phép chia nào là phép chia có dư? - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung HĐ1: HD thành lập bảng nhân 7. - Gắn 1 tấm bìa có 7 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn? - 7 chấm tròn được lấy mấy lần? - 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân nào? - GV ghi lên bảng. - Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu chấm tròn? - 7 chấm tròn được lấy mấy lần? - Yêu cầu HS lập phép nhân tương ứng. - 7 nhân 2 bằng mấy? - Vì sao biết 7 nhân 2 bằng 14? - Hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3, tương tự như phép nhân 7 x 2. - Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các phép tính còn lại trong bảng nhân 7 vào vở nháp. - GV ghi bảng. HĐ 2: HD học thuộc bảng nhân 7 - YC HS nêu nhận xét về bảng nhân 7. - Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc. - Tổ chức HS thi đọc thuộc. HĐ3: Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - YC HS hỏi đáp nhóm đôi bảng nhân 7. - Trong bài tập 1, phép nhân nào không có trong bảng nhân 7? - Em có nhận xét gì về kết quả của hai phép nhân này? * Vì sao em biết kết quả của 2 phép tính này? => Củng cố 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0 và số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Bài 2: + B1: Đọc và xác định yêu cầu bài toán - Gọi HS đọc đề bài và phân tích: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + B2: Tóm tắt đề toán - Gọi HS tóm tắt đề toán. + B3: Phân tích bài toán, chỉ ra bước giải. - Muốn biết 4 tuần lễ có tất cả bao nhiêu ngày ta làm thế nào? + B4: Trình bày bài giải. - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài + B5: Kiểm tra lại bài giải. - Gọi HS nhận xét. * Nêu câu trả lời khác. => Củng cố việc giải toán có lời văn có 1 phép tính nhân trong bảng nhân 7. Bài 3: Số ? - Yêu cầu quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số. - Gọi HS đọc dãy số vừa điền. - GV nhận xét. * Em có nhận xét gì về dãy số trong bài 3? => Chốt: Dãy số trong bài 3 chính là dãy tích trong bảng nhân 7. 3.Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc lại bảng nhân 7. - Dặn học thuộc bảng nhân 7 và chuẩn bị bài: “Luyện tập” - 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con – nêu lại cách thực hiện. - HS nêu - HS có thể lấy thêm ví dụ. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS quan sát. - 7 chấm tròn. - 7 chấm tròn được lấy 1 lần. - HS lập phép nhân 7 x 1 = 7. - HS đọc phép nhân. - Quan sát thao tác của GV và trả lời. - 7 chấm tròn được lấy 2 lần. - HS lập: 7 x 2. - 7 nhân 2 bằng 14. - HSTL: Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14. - HS lập tiếp các phép tính còn lại trong nhóm đôi. - HS nêu các phép tính. - HS giải thích cách lập 1 số phép tính. - HS nêu: dãy thừa số thứ nhất đều là 7, dãy thừa số thứ hai là dãy số liên tiếp từ 1 đến 10, dãy tích là dãy số đếm thêm 7 từ 7 đến 70. - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - HS thi đọc thuộc. - Tính nhẩm. - HS hỏi đáp nhóm đôi. - HS nêu nối tiếp nhau hỏi đáp trước lớp. - 0 x 7 và 7 x 0 - Kết quả hai phép nhân này bằng nhau và đều bằng 0 - HSTL: vì 0 nhân với bất kì số nào cũng bằng 0 và số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - HS đọc đề và phân tích đề. - HS lên bảng tóm tắt. - Ta làm phép tính nhân: 7 x 4. - 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Bốn tuần lễ có số ngày là: 7 x 4 = 28 (ngày) Đáp số: 28 ngày - HS nhận xét. - HS nêu. KK HS đặt đề toán có phép nhân trong bảng nhân 7. - HS nêu yêu cầu. - Quan sát và tự làm bài. - 1HS lên bảng điền, cả lớp theo dõi bổ sung. (Sau khi điền ta có dãy số: 7, 14, 21, 28, 35, 42, 49, 56, 63,70). - HS đọc. - HS nêu: dãy số đếm thêm 7... -HS tự rút ra quy luật của dãy số. TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN Trận bóng dưới lòng đường I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc - Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật. GDKNS: Kiểm soát cảm xúc; ra quyết định; đảm nhận trách nhiệm - Hiểu lời khuyên câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn, phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng. (trả lời được các CH trong SGK). B. Kể chuyện: - Kể lại được 1 đoạn câu chuyện. * HS kể lại được 1 đoạn câu chuyện theo lời của 1 nhân vật. - Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật giao thông II. ĐỒ DÙNG: tranh minh hoạ( Bài mới) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc bài : Ngày khai trường + TLCH. - GV nhận xét. 2. Bài mới: GTB: GV dùng tranh minh họa giới thiệu chủ điểm - Ghi tên bài. A. Tập đọc HĐ1: HD Luyện đọc B1: Gv đọc mẫu toàn bài - GV tóm tắt nội dung bài. B2: HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - HS tự tìm và luyện đọc từ khó. + Đọc từng câu - Giáo viên chú ý sửa sai. - Luyện đọc từ khó: ngần ngừ, sững lại, nổi nóng, khuỵu xuống - Giải nghĩa từ khó: (SGK). + Đọc từng đoạn - HD luyện đọc câu khó: Quả bóng vụt lên,/ nhưng lại đi chệch lên vỉa hè / và đập vào đầu cụ già.// Ông ơi....// cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.//(Lời gọi ngắt quãng, cảm động. - Đọc từng đoạn trong nhóm. -Thi đọc giữa các nhóm. + Đọc toàn bài. HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài - Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu ? - Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? - Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? - Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra ? - Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ? - Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? => Chốt : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng. HĐ3: Luyện đọc lại. - GV chọn đọc mẫu đoạn 3. - HS thi đọc diễn cảm toàn bài. - GV nhận xét, đánh giá. B. Kể chuyện GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện: - Mỗi em sẽ kể lại một đoạn của câu chuyện. - GV đưa gợi ý giúp HS kể. - Câu chuyện được kể theo lời của ai ? - Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhận vật nào ? - GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. * Kể cả câu chuyện. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS kể tốt. - Theo dõi, phát hiện giọng đọc. - HS chú ý nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu - HS đọc CN, ĐT. - HS đọc SGK. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của câu chuyện. - HS nêu cách đọc đúng - HS luyện đọc CN, ĐT. - Đọc từng đoạn trong nhóm 3. - Thi đọc theo nhóm trước lớp. - Lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - 1 em đọc, lớp đọc thầm - Các bạn nhỏ chơi bóng dưới lòng đường. - Vì bạn Long mải đá bóng suýt nữa tông phải xe máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn. - Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường làm cụ lảo đảo, ôm lấy đầu, khuỵu xuống. - Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy. - Quang nấp sau một gốc cây lén nhìn sang. Cậu sợ tái cả người. Nhận thấy chiếc lưng còng của ông cụ sao giống ông nội đến thế. Cậu vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo : Ông ơi cụ ơi ! Cháu xin lỗi cụ . - Nhiều HS nêu theo ý hiểu - 1 HS đọc đoạn 3. - 3 HS đọc 3 đoạn. Lớp nhận xét bình chọn. - HS lắng nghe - HS kể dựa tranh SGK. - HS nêu - HS nêu - Kể chuyện theo cặp. - Một số HS kể một đoạn chuyện trước lớp. - KKHS có thể kể một đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. + HS kể cả câu chuyện. 3. Củng cố, dặn dò: - Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? - Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Chuẩn bị bài sau : Bận. ______________________________ CHIỀU TẬP VIẾT Ôn chữ hoa E, £ I.MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa E (1dòng), Ê(1dòng); viết đúng tên riêng Ê- đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà......có phúc (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ. - GD học sinh ý thức trình bày VSCĐ. GD tính cẩn thận, anh em đoàn kết II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ hoa E, £( HĐ 1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS viết: Kim Đồng, Dao sắc - Nhận xét, chữa bài 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS viết chữ hoa E, Ê. a, Hướng dẫn viết chữ hoa - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo mẫu các chữ viết hoa E, Ê và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2. - GV viết lại mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - YC HS viết bảng con. GV chỉnh sữa lỗi cho HS. b, Hướng dẫn viết từ ứng dụng Giới thiệu từ ứng dụng Ê- đê - Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng. - Giới thiệu : Ê- đê là một dân tộc thiểu số, có trên 270.000 người sống chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc ; Phú Yên ; Khánh Hoà. - Tên dân tộc Ê - đê viết có gì khác với tên riêng của người Kinh? - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ê- đê. - GV chỉnh sữa lỗi cho HS. c, Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng Em thuận anh hoà là nhà có phúc. Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải nghĩa câu thành ngữ : Câu tục ngữ ý nói anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là hạnh phúc lớn của gia đình. - Quan sát và nhận xét - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào? - Yêu cầu HS viết từ Em. GV chỉnh sửa lỗi cho HS. HĐ2. Hướng dẫn học sinh viết vào vở - GV nêu yêu cầu viết. - GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết. - GV NX, tuyên dương. - Có các chữ hoa E, Ê - HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa E, Ê. - HS q/s. - 2 HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào giấy nháp. - 1 HS đọc: Ê - đê - Lắng nghe - Có dấu gạch nối giữa hai chữ Ê và đê. - HS nêu, nx. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. - 1HS đọc. - HS nêu - Các chữ E, h, l, p cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. - HS viết vở. - HS có thể viết nét thanh đậm 3.Củng cố - dặn dò: - Nêu lại cách viết chữ hoa E, Ê - Dặn học sinh rèn viết chữ đẹp. __________________________ TOÁN+ Luyện tập: Phép chia hết và phép chia có dư I. MỤC TIÊU: - Luyện tập về phép chia hết và phép chia có dư. - Rèn kỹ năng chia thành thạo, chính xác. - HS ham thích học Toán. II. ĐỒ DÙNG: BP chép BT4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Củng cố kiến thức - YCHS lấy 2 VD về phép chia hết và phép chia có dư rồi thực hiện tính ? - Nêu cách đặt tính chia. - Thực hiện phép chia từ hàng nào trước ? - Mỗi lượt chia phải thực hiện mấy bước? Đó là những bước nào ? - Mỗi lượt chia, ta ghi vào thương mấy chữ số ? - Trong phép chia có dư, số dư phải như thế nào so với số chia ? - Nêu cách thử lại của phép chia có dư. Chốt: + Để thực hiện được phép chia: - Đặt tính theo cột dọc. - Chia từ hàng cao đến hàng thấp. + Mỗi lượt chia phải thực hiện theo 3 bước: B1: Chia bình thường. B2: Nhân ngược lên. B3: Trừ đi. + Số dư < Số chia HĐ2: Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính - Yêu cầu HS đọc lại ví dụ đó lấy về phép chia hết và phép chia có dư để làm bài tập 1 - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét - Trong phép chia có dư, số dư như thế nào so với số chia? - Chốt: Thực hiện phép chia theo thứ tự từ trái sang phải Bài 2. Tìm x a. x : 5 = 6 (dư 3) b. x : 6 = 14 (dư 4) - Muốn tìm SBC trong phép chia có dư ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét - Chốt: SBC trong phép chia có số dư bằng thương nhân với số chia rồi cộng với số dư Bài 3: Trong một đợt trồng cây, lớp 3B ngày đầu trồng được 27 cây, ngày thứ hai trồng được bằng ngày đầu. Hỏi ngày thứ hai lớp 3B trồng được bao nhiêu cây? - Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài - Nhận xét - Gọi HS nêu câu trả lời khác -Chốt:Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần. - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường bằng cách trồng cây xanh . Bài 4(BP): MÑ bãc mét gãi kÑo chia ®Òu cho 4 anh em, mçi ngêi 7 c¸i kÑo vµ cßn thõa 2 c¸i. Hái gãi kÑo ®ã cã bao nhiªu c¸i kÑo? -Muèn biÕt gãi kÑo ®ã cã bao nhiªu c¸i kÑo tríc hÕt ta ph¶i biÕt g× ? - Muèn biÕt 4 anh em ®îc bao nhiªu c¸i kÑo ta lµm thÕ nµo? - VËy ®Ó tÝnh gãi kÑo ®ã cã bao nhiªu c¸i kÑo ta lµm thÕ nµo? GV nhËn xÐt 1 sè bµi * Nêu câu lời giải khác Củng cố cách vËn dông phÐp chia cã d ®Ó gi¶i bµi to¸n. HĐ3 : Củng cố, dặn dò: - Trong phép chia, số chia là 6, số dư có thể là những số nào ? - Nhận xét tiết học. - 3 HS lên bảng lấy VD và thực hiện tính. - HS nêu. - Từ hàng chục trước. - Lớp nhận xét, đánh giá. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nx, s/c ( nếu cần). - HS lắng nghe. - HS đọc lại ví dụ của mình - HS tự làm bài Số dư luôn nhỏ hơn số chia SBC = thương x số chia + số dư - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở Đáp án: a. x : 5 = 6 (dư 3) x = 6 x 5 + 3 x = 30 + 3 x = 33 b. x : 6 = 14(dư 4) x = 14 x 6 + 4 x = 84 + 4 x = 88 - HS làm bài Bài giải Ngày thứ hai lớp 3C trồng được số cây là: 27 : 3 = 9 (cây) Đáp số: 9 cây HS nêu: Số cây lớp 3B trồng được trong ngày thứ hai là -Ph¶i biÕt 4 anh em ®îc bao nhiªu c¸i kÑo . -LÊy 7 nh©n víi 4. -LÊy sè kÑo cña 4 anh em céng víi 2 c¸i cßn thõa . HS lªn b¶ng gi¶i.C¶ líp gi¶i vë. NhËn xÐt. Bµi gi¶i Sè kÑo trong gãi ®ã lµ: 7 x 4 + 2 = 30( c¸i kÑo) §¸p sè: 30 c¸i kÑo - Gói kẹo đó có số cái kẹo là ____________________________ TIẾNG ANH Đ/c Hòa dạy ___________________________________________________________________ SÁNG Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2020 CHÍNH TẢ Tập chép : Trận bóng dưới lòng đường I. MỤC TIÊU: - Chép và trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng bài tập 2/a/b. Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). - Rèn kĩ năng viết chữ đúng và đẹp - GD học sinh tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ BT3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC: - Viết đúng chính tả các từ ngữ: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, sóng biển. - Nhận xét, sửa lỗi 2. Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn tập chép. GV đọc bài viết. * Vì sao Quang lại ân hận sau sự việc mình gây ra ? - Sau đó Quang sẽ làm gì ? - Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ? Vì sao ? - Những dấu câu nào được sử dụng trong đoạn văn trên ? - Lời các nhân vật được viết như thế nào ? - Luyện viết tiếng khó : xích lô, quá quắt, lưng còng. + HD viết bài: - GV nhắc HS sửa tư thế ngồi viết,... - GV yêu cầu - GV theo dõi HS viết, uốn nắn cho HS. - GV nhận xét, chữa những lỗi sai cho HS HĐ2: HD làm bài tập. Bài 2/a: Điền tr/ch vào chỗ trống và giải câu đố. - GV y/c HS làm bài cá nhân vào VBT. - Gọi HS giải đố. - GV và HS chữa bài, chốt kq đúng: (Là cái bút mực) Bài tập 3:(BP): Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng. - GV y/c HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV và HS chữa bài, chốt kq đúng. + Củng cố cách đọc, viết đúng tên các chữ cái. - HS chú ý nghe. 1 HS đọc lại. + Vì cậu nhìn thấy cái lưng còng của ông cụ giống ông nội mình. - Quang chạy theo chiếc xích lô và mếu máo xin lỗi cụ. - Các chữ đầu câu phải viết hoa, tên riêng phải viết hoa. - Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu ba chấm. - Lời các nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - 3 HS viết bảng, lớp viết giấy nháp. - HS tự sửa tư thế ngồi viết bài - HS nhìn vào bảng – chép bài vào vở. Viết xong đổi vở soát bài. - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm VBT + 1 HS lên bảng làm. - HS giải đố. - HS lắng nghe. - HS đọc, nêu y/c. - 11 HS nối tiếp nhau lên chữa bài trên bảng. - HS đọc bài làm. 3. Củng cố – dặn dò: - Học thuộc 29 tên chữ. - Chuẩn bị bài sau : Bận. ________________________ TỰ NHIÊN Xà HỘI Hoạt động thần kinh(tiết 1) I. MỤC TIÊU - Phân tích được các hoạt động phản xạ. - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. Thực hành một số phản xạ. HS nêu được tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. - HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích, so sánh phán đoán hành vi có lợi và có hại; kĩ năng làm chủ bản thân: kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ; ra quyết định để có những hành vi tích cực phù hợp. - GD ý thức bảo vệ não bộ khoẻ mạnh. II. ĐỒ DÙNG : Các hình trong SGK trang 28,29( HĐ 1) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KTBC: Kể tên, chỉ trên sơ đồ và trên cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh? + Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan? - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài dạy HĐ1: Làm việc với SGK. + Mục tiêu: - Phân tích được hoạt động phản xạ. - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống. + Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. + Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng? + Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Nêu một vài ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống. + Bộ phận nào đã điều khiển hoạt động của phản xạ? => Kết luận: Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ này. HĐ2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh. + Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ. + Cách tiến hành: TC 1: Thử phản xạ đầu gối. Bước 1: Gv hướng dẫn HS cách tiến hành thử phản xạ đầu gối. Gọi một HS lên trước lớp, yêu cầu em này ngồi trên ghế cao, chân buông thõng (quan sát hình trong SGK trang 29). GV dùng búa cao su hoặc dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè làm cẳng chân đó bật ra phía trước. Bước 2: HS thực hành thử phản xạ đầu gối theo nhóm. Bước 3: Cả nhóm lên làm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp. + Các bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối. TC 2: Ai phản ứng nhanh Bước 1: Hướng dẫn cách chơi: - Người chơi đứng thành vòng tròn, dang hai tay, bàn tay trái ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh. - Trưởng trò hô “chanh”, cả lớp hô theo “chua” trong khi đó tay vẫn để nguyên vị trí như hướng dẫn trên, nếu ai rụt tay ra là thua. - Trưởng trò hô “cua”, cả lớp hô theo “cắp” đồng thời tay trái nắm lại để “cắp” và tay phải sẽ rút thật nhanh ra để không bị người khác “cắp”. Nếu ai để bị “cắp” là thua. Bước 2: GV cho HS chơi thử rồi chơi thật vài lần Bước 3: - Kết thúc trò chơi, các HS thua sẽ bị “phạt” hát hoặc múa một bài. C. Củng cố, dặn dò - Nêu ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống? - Chuẩn bị bài: Hoạt động thần kinh (tiếp) + Khi tay chạm vào cốc nước nóng lập tức rụt tay lại. + Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng. + Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là phản xạ. + Ví dụ: nghe tiếng động mạnh bất ngờ ta thường giật mình và quay người về phía phát ra tiếng động; con ruồi bay qua mắt, ta nhắm mắt lại... - HS nêu. - HS nghe. - HS nghe hướng dẫn cách chơi. - HS thực hành theo nhóm. - Đại diện 1 số nhóm lên làm thực hành trước lớp. - HS nghe hướng dẫn cách chơi. - HS chơi. - HS thua bị “phạt” hát hoặc múa một bài. - HS nêu. ___________________________ TOÁN Luyện tập I. MỤC TIÊU - Giúp HS: + Củng cố việc học thuộc và sử dụng bảng nhân khác để làm tính, giải bài toán + Nhận biết về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể . - Rèn cho HS kĩ năng tính toán - Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ II. ĐỒ DÙNG - Bảng phụ (BT3) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc thuộc bảng nhân 7 - Nhận xét 2. Bài mới Bài 1 : Tính nhẩm - GV gọi HS nêu yêu cầu bài và cách làm - Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng cột - Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào? Bài 2: Tính - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập - Trong một dãy tính có chứa cả phép nhân và phép cộng, ta thực hiện theo thứ tự nào? - Yêu cầu HS làm bài - GV quan sát sửa sai cho HS - Nhận xét - Chốt: trong một dãy tính thực hiện phép nhân, chia trước, cộng trừ sau Bài 3 : (bảng phụ) - Yêu cầu HS nêu cách làm - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, sửa sai cho HS - Chốt: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần Bài 4 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Gọi HS nêu cách làm - Yêu cầu HS làm bài - so sánh kết quả của 7 x 4 và 4 x 7 - Nhận xét - Chốt: Khi đổi chỗ hai thừa số trong một phép nhân thì kết quả không thay đổi. 3. Củng cố dặn dò : - Gọi HS đọc lại bảng nhân 7 - Nhận xét tiết học - Về nhà học bài chuẩn bị bài “Gấp một số lên nhiều lần” - 3-4 HS đọc thuộc - HS nêu yêu cầu và cách làm - HS làm nhẩm, nêu miệng kết quả *Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi thì kết quả bằng nhau VD : 7 x 2 và 2 x 7 đều = 14 - Tích không thay đổi - HS nêu yêu cầu bài tập *Thực hiện phép nhân trước, phép cộng sau - HS thực hiện vào vở *HS nêu cách làm - 1HS lên bảng, cả lớp làm vào vở Bài giải : 5 lọ như thế có số bông hoa là : 7 x 5 = 35 ( bông ) Đáp số : 35 bông hoa -HS nêu yêu cầu bài tập *HS nêu cách làm - 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở a. 7 x 4 = 28 ( ô vuông ) b. 4 x 7 = 28 ( ô vuông ) *Hai kết quả bằng nhau - HS đọc ÂM NHẠC Học bài hát : Gà gáy (Dân ca Cống - Lời mới Huy Trân) I. MỤC TIÊU: - Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay theo hoặc gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục HS biết yêu mến các làn điệu dân ca trên mọi miền đất nước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: Nhắc lại bài học ở tiết trước, cho cả lớp hát lại bài. 2: Bài mới. : Giới thiệu bài. HĐ 1: Dạy bài hát Gà gáy. - Cho HS xem bản đồ vị trí Tỉnh Lai Châu. - Cho HS nghe hát mẫu. - Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu. - Đàn giai điệu toàn bài. - Tập hát từng câu nối tiếp đến hết bài, chia bài hát làm 4 câu, chú ý “lấy hơi ở mỗi câu hát”. - Cho HS hát lại nhiều lần, chú ý sửa sai(nếu có). - GV nhận xét. HĐ2: Hát kết hợp gõ đệm. - Hướng dẫn HS hát gõ đệm theo nhịp và phách. GV hoặc HS khá thực hiện mẫu. Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi - Hướng dẫn HS hát luyện theo nhóm, cá nhân. - Nhận xét. - Quan sát bản đồ vị trí của đồng bào Cống (Lai Châu). - Nghe GV hát mẫu. - Tập đọc lời ca theo hớng dẫn của GV. - Lắng nghe GV đàn giai điệu. - Tập hát theo hướng dẫn của GV. - HS luyện hát: + Hát đồng thanh + Hát theo dãy + Hát cá nhân - HS nhận xét. - HS xem thực hiện mẫu. - HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm thực hiện luyện tập. - Nhận xét. 3. Củng cố- dặn dò. - Cho HS hát lại bài kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 2. - HS nhắc lại tên bài học ? - Qua nội dung bài hát chúng ta học tập bạn Gà Trống đức tính gì tốt ? - Vậy qua đây chúng ta cảm nhận thấy dân ca có hay không ? Em có yêu thích dân ca không ? - Nx giờ học. _____________________________ CHIỀU GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THKNS- Bài 1: Kỹ năng tự nhận thức bản thân I. MỤC TIÊU - HS biết được tầm quan trọng của kĩ năng nhận thức bản thân. - Hiểu được một số yêu cầu, biện pháp để nhận thức bản thân. - Vận dụng một số lưu ý, biện pháp để nhận thức bản thân hiệu quả. II. ĐỒ DÙNG - Phiếu học tập ( BT2- Tài liệu THKNS) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động1. Trải nghiệm a. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị một quả bóng nhỏ và tìm thêm 4 người bạn để cùng tham gia trò chơi. Tất cả đứng theo vòng tròn. b.Tiến hành: - Người cầm bóng sẽ giới thiệu về mình: Tôi là...Tôi có đặc điểm là..., sau đso nói: “Bóng chuyền, bóng chuyền”. - Cả vòng tròn đồng thanh và cùng chơi. - Người bị phạt sẽ phải hát và múa một bài theo yêu cầu mà cả nhóm chọn. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Hoạt động 2: Chia sẻ - Phản hồi - HS quan sát các túi bí mật ở vở KNS: túi nhu cầu, túi ưu nhược điểm, túi hứng thú, túi ước mơ. - HS suy nghĩ, viết những điều mình suy nghĩ vào ô trống bên cạnh các chiếc túi. Hoạt động 3: Xử lí tình huống - HS đọc 2 tình huống ở vở, suy nghĩ, thảo luận theo cặp, thống nhất và ghi phương án trả lời vào vở. - GV theo dõi, bổ sung thêm. Hoạt động 4: Rèn luyện - HS quan sát ở vở trang 7, lựa chọn một biểu tượng, hình ảnh gần giống với tính cách của em nhất rồi viết hoặc vẽ vào khung hình. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - Sau khi viết, vẽ xong em nhờ các bạn đánh giá, nhận xét xem em đã thể hiện đúng tính cách của em chưa? Hoạt động 5: Định hướng ứng dụng - HS đọc các gợi ý ở vở, thực hành tự giới thiệu về bản thân mình: + Chào các bạn + Mình tên là : ............................................. + Năm nay mình học lớp .: trường ........... + Mình có sở thích là: . + Ưu điểm của mình là: + Điều mình cảm thấy cần phải cố gắng là: + Cám ơn các bạn đã chú ý lắng nghe. - HS thực hành nói trước lớp. - GV lưu ý HS cười thật tươi và thật tự tin khi giới thiệu về mình. Hoạt động 6: Hoạt động ứng dụng - Hướng dẫn HS làm quen với 3 người bạn mới và giới thiệu với bạn về bản thân mình. - Hỏi bạn thân của em xem em là người thế nào, em có những ưu điểm và hạn chế gì để từ đó phát huy hoặc khắc phục. Hoạt động 7: Củng cố, dặn dò: - Chơi trò chơi thư giãn: Yoga. - GV kết luận bài học, HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS chuẩn bị - HS thực hành. - HS quan sát. - HS suy nghĩ và viết - HS thảo luận nhóm đôi. - HS viết. - HS nhận xét. - HS thực hành. - HS thực hành hành giới thiệu. ______________________________ TIẾNG ANH Đ/C Hòa dạy ____________________________ TẬP ĐỌC Bận I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết bài thơ với giọng vui, sôi nổi. Hiểu nội dung bài: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời. ( trả lời được CH 1, 2, 3 thuộc được 1 số câu thơ trong bài và cả bài). GDKNS: Tự nhận thức, lắng nghe tích cực. - Giáo dục HS ý thức tiết kiệm thời gian. II. ĐỒ DÙNG: - Chép trước bài thơ lên bảng (che lại). - Bảng phụ chép dòng thơ luyện đọc. 1. KTBC: - Gọi HS đọc bài “Trận bóng dưới lòng đường”+ TLCH 1,2(sgk). - Nhận xét, bổ sung; 2. Bài mới: HĐ1: Luyện đọc - GV đọc diễn cảm bài thơ. + Đọc từng dòng thơ: - Giáo viên chú ý sửa sai - Luyện đọc từ khó: Lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu. - Giải nghĩa từ khó: Sông hồng, vào mùa, đánh thù. + Đọc từng khổ thơ: - HD luyện đọc đúng (BP) Mùa thu bận xanh/ Còn con /bận bú/ Sông hồng/ bận chảy/ Bận ngủ/ bận chơi/ Cái xe/ bận chạy/ Bận/ tập khóc cười/ Lịch bận tính ngày//. Bận/ nhìn ánh sáng.// - Đọc khổ thơ trong nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi. - Tổ chức HS thi đọc khổ thơ theo nhóm. + Đọc cả bài. HĐ2: Tìm hiểu bài + Đọc thơ 1 và 2 - Mọi người, mọi vật xung quanh bé đều bận những việc gì ? - Bé bận những việc gì ? + Đọc thơ 3. - Vì sao mọi người, mọi vật đều bận và vui? Kết luận: Bài thơ cho ta thấy mọi người, mọi vật đều bận rộn để làm những công việc có ích cho đời, đem những niềm vui nhỏ góp vào niềm vui chung của cuộc sống HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ - Yêu cầu hs học thuộc lòng bài thơ - Tổ chức thi đọc thuộc bài thơ: - Thi đọc theo tổ, cá nhân, nhóm, đọc đoạn mình thích. - Tuyên dương học sinh học thuộc lòng bài thơ. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp ( 2 lượt) - HS luyện đọc đúng các từ khó. - HS nêu (SGK) - 3HS nối tiếp đọc 3 khổ thơ. - HS đọc CN - ĐT. - Lưu ý cách ngắt nghỉ, nhấn giọng. - HS đọc khổ thơ trong nhóm bàn. - Thi đọc khổ thơ trước lớp. - NX, bình chọn nhóm đọc tốt nhất. - HS đọc đồng thanh toàn bài thơ. - 1HS đọc, lớp đọc thầm. - HS trả lời - Bé bận ngủ, bận bú, bận chơi,.. - 1HSđọc, lớp đọc thầm. -HS tự do phát biểu ý kiến - Lắng nghe - HS đọc ĐT. - HS đọc. - Lớp nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: - Em đã làm được những gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống ? - Dặn HS học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài “Các em nhỏ và cụ già”. SÁNG Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2020 TIN HỌC Đ/c Phạm Thảo dạy ___________________________ TIẾNG ANH Đ/C Hòa dạy __________________________ THỂ DỤC Đ/C Dũng dạy ___________________________ MĨ THUẬT Đ/c Luyến dạy _________________________ Chiều LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh I. MỤC TIÊU: - Biết thêm được một kiểu so sánh mới: So sánh sự vật với con người(BT1).. Tìm được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em (BT2,3) - Rèn kĩ năng tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái. - Giáo dục HS ý thức học tập tốt II. ĐỒ DÙNG: - Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. KTBC: - Nêu một số từ ngữ về chủ đề trường học? 2. Bài mới: - GTB - ghi dầu bài. HĐ1: Ôn về so sánh Bài1: Tìm những hình ảnh so sánh trong những câu thơ (mở bảng). a. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. - Tìm hình ảnh được so sánh với nhau trong câu thơ trên ? - GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng. - Tương tự như vậy GV yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại vào VBT. - GV và HS nhận xét, chốt đáp đúng. - GV có thể yêu cầu HS tìm thêm từ so sánh và nêu kiểu so sánh. a. Trẻ em như búp trên cành b. Ngôi nhà như trẻ thơ c. Cây pơ mu im như người lính canh d. Bà như quả ngọt chín rồi * Các hình ảnh so sánh ở bài này có điểm gì khác với hình ảnh so sánh ở các bài trước ? => Củng cố một kiểu so sánh mới là so sánh giữa sự vật với con người. Bài 2: + Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? + Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tại nạn cho cụ già ở đoạn nào ? + Lưu ý: Các từ ngữ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ là là những từ ngữ chỉ hoạt động chạm vào quả bóng, làm nó chuyển động. - GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng. a. Chỉ hoạt động : cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dắt bóng, sút bóng, chú. b. Chỉ trạng thái : hoảng sợ, tái cả người * Đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được. - HS nê
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_chua.docx