Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS biết:

 - Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.

 - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.

 - Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.

 2. Kỹ năng:

 - Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.

 3. Thái độ:

 - Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.

ANQP: Tình yêu thương cha mẹ, yêu đồng bào, yêu đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên:

 + Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”.

 + Phiếu thảo luận nhóm.

 - Học sinh: VBT Đạo đức.

C. LÊN LỚP:

 1. Khởi động: Hát.

 2. Bài cũ: Tự làm lấy việc của mình.

 - Gọi 2 HS làm bài tập 6 VBT.

 -Vì sao ta phải làm lấy cộn việc của mình?

 - GV nhận xét.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi tựa.

 

doc 49 trang ducthuan 06/08/2022 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ Hai ngày 1 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
ĐẠO ĐỨC
Tiết 7: Bài QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ - CHA MẸ (Tiết 1)
(Tích hợp: KNS – HCM - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp HS biết:
	- Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta.
	- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
	- Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ.
	2. Kỹ năng: 
	- Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
	3. Thái độ: 
	- Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình.
ANQP: Tình yêu thương cha mẹ, yêu đồng bào, yêu đất nước.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên:
	+ Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”.
	+ Phiếu thảo luận nhóm. 
	- Học sinh: VBT Đạo đức.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Bài cũ: Tự làm lấy việc của mình.
	- Gọi 2 HS làm bài tập 6 VBT.
 -Vì sao ta phải làm lấy cộn việc của mình?
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ (Tiết 1).
Chúng ta cần phải cư xử đối với những người thân trong ra đình như thế nào ? Trong tiết đạo đức hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó .
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Xử lý tình huống đóng vai vấn đáp.
* Hoạt động 1: Phân tích truyện: Khi mẹ ốm.(Tích hợp: KNS – HCM - MT)
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung câu chuyện.
 - GV đọc truyện “Khi mẹ ốm”
 - GV chia HS thành 4 nhóm. GV đưa ra câu hỏi, HS thảo luận.
Bà mẹ trong truyện này là người thế nào?
1. Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó?
2. Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì?
3. Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai?
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
=> Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 2: Bài tỏ ý kiến
 (KNS – HCM – MT).	(8’)
- Mục tiêu: Giúp HS thể hiện ý kiến của mình.
- GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận.
Theo em các bạn trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao?
1. Mẹ bị ốm , bố đi công tác xa. Ở nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều lúc còn tị lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn
2. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dỗi dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình.
3. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà và em đang bị ốm.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.	
- Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học.
- GV chia Hs thành 4 nhóm. 
- GV phát cho HS mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn.
- GV nhận xét.
=> Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật.
HS lắng nghe
- PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
- HT: nhóm
- HS đọc lại.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Hs lắngnghe.
- PP: Thảo luận, giảng giải.
- HT: nhóm đôi
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- PP: Thảo luận.
- HT: nhóm
- HS thảo luận.
- HS nhận xét.
	4. Củng cố: Trò chơi : “ Phóng viên ’’
	- Nêu lại nội dung tiết học.
-Vì sao ta phải quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ và anh chị em?
- Liên hệ thực tế
-Các em hằng ngày phải chăm sóc ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo.
 - GV nhận xét
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Về nhà làm tiếp bài tập.
	- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.( tiết 2 )
	- Nhận xét bài học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
HS nêu những việc làm các em đã quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ
-Học sinh kể được một số việc mà học sinh lớp 3 có thể tự làm lấy.
-Các em cảm thấy thế nào khi quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ.
 CV 3969: Bài tập 4, 5, 6: Hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của cha mẹ
Bài tập 7 : Không yêu cầu học sinh thực hiện
 . 
Thứ Hai ngày 1 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
TẬP ĐỌC
Tiết 13: Bài TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
(Tích hợp: KNS – HCM - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: HS không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông và quy tắc chung của cộng đồng. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
	2. Kỹ năng:	
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	+ Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (bác đứng tuổi, Quang) biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp ND từng đoạn.
	- Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
	+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương).
	+ Nắm được cốt chuyện và điều câu chuyện muốn nói.
Thái độ: Yêu thích môn học.
ANQP: Giữ trật tự nơi khu phố, giữ gìn an ninh trật tự nơi công cộng.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi: “ Truyền tin ’’
	- Đọc thuộc lòng 1 đoạn bài: Nhớ lại buổi đầu đi học.
Đọc đoạn 1: Trả lời câu hỏi 
. Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
Đọc đoạn 2 : Hỏi 
b).Tìm nhưng hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: 
- GV treo tranh minh họa – giới thiệu bài.
& Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
-Mở đầu chủ điểm là truyện đọc : “ Trận bóng dưới lòng đường . Trận bóng này diễn ra như thế nào? Sau những điều xảy ra, các bạn nhỏ trong truyện hiểu ra điều gì?
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Hoạt động 1: Luyện đọc
 (KNS – HCM – MT).
- Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng đọc lưu loát, đọc hiểu, đọc diễn cảm.
- Cách tiến hành:
+ GV đọc bài
a. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
+ Đọc từng câu
- Chú ý các từ ngữ : lòng đường, lao đến, nổi nóng, tán loạn,....
+ Đọc cả đoạn trước lớp
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
+ Đọc theo nhóm
+ Đọc đồng thanh đoạn 1
- Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu ?
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
b.HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
+ Đọc từng câu
- Chú ý các từ : chệch, lảo đảo, khuỵu xuống, ....
+ Đọc đoạn trước lớp
- GV giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
+ Đọc nhóm
+ Đồng thanh
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ?
- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn xảy ra ?
c. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
+ Đọc từng câu
- Chú ý từ ngữ : lén nhìn, xuýt xoa, xích lô
+ Đọc đoạn trước lớp
+ Đọc nhóm
+ Đồng thanh
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra ?
- Câu chuyện muốn nó với em điều gì ?
-Câu chuyện muốn khuyên các em: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình , cho người khác. Người lớn và trẻ em đều phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng các luật lệ quy tắc của cộng đồng.
3. Luyện dọc lại
- GV nhận xét
HS lắng nghe
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc 11 câu trong đoạn
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- Cả lớp đồng thanh đoạn 1
- Chơi đá bóng dưới lòng đường
- Vì Long mãi đá bóng xuýt tông phải xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn
- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn
- HS nối nhau đọc từng câu
- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc nhóm
- Nhận xét bạn đọc nhóm
- Cả lớp đồng thanh
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu 1 cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khuỵu xuống
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy
- HS nối nhau đọc từng câu
- 2 HS đọc đoạn trước lớp
- Từng cặp HS đọc đoạn
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Quang nấp sau 1 gốc cây lén nhìn sang. Quang sợ tái cả người, .....
- HS phát biểu
- 2 HS thi đọc lại đoạn 3
- HS luyện đọc phân vai
	4. Củng cố:
	- Qua câu chuyện em hiểu gì về bài học.
 - Liên hệ thực tế
	5. Hoạt động tiếp nối:	
	- Về nhà luyện đọc lại bài.
	- Chuẩn bị bài sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Các em nhắc nhở ba mẹ không đậu xe dưới lòng đường, khi đua đón HS phải tôn , luật giao thông không gây ùn tắc giao thông
.HS nêu những việc làm không lấm chiếm lòng lế đường.?
 .
 ..
Thứ Hai ngày 1 tháng 11 năm 2021 TUẦN 7
KỂ CHUYỆN
Tiết 7: Bài TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
(Tích hợp: KNS – HCM - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Dựa vào tranh và trí nhớ kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung, có khả năng tập trung theo dõi bạn kể.
	2. Kỹ năng: 	
	- Rèn kĩ năng nói: HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
	- Rèn kỹ năng nghe.
	3. Thái độ: Nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
B. ĐỒ DÙNG: 
	- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát Lý cây bông
	2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi: “ Ô cửa bí mật ’’
 -Hỏi lại các đoạn của bài.
-Câu chuyện vốn được kể theo lời ai?
-Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời kể của nhân vật nào?
	GV nhận xét:
 	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: Trận bóng dưới lòng đường.
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
* Hoạt động 1: Nêu nhiệm vụ.
- Mỗi em sẽ nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện, kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
* Hoạt động 2: Giúp HS hiểu yêu cầu của BT
 (KNS – HCM – MT).
- Câu chuyện vốn đựợc kể theo lời ai ?
- Có thể kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của những nhân vật nào ?
- GV nhận xét lời kể mẫu
- GV và cả lớp bình chọn người kể hay
- Người dẫn chuyện
- Đoạn 1 : theo lời Long, Quang, Vũ, bác đi xe máy
- Đoạn 2 : theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi
- Đoạn 3 : Theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô
+ 1 HS kể mẫu 1 đoạn
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS thi kể chuyện
	4. Củng cố:
	- Em nhận xét gì về nhân vật Quang?
	- GV nhắc HS nhớ lời khuyên của câu chuyện.
 -Về nhà tập kể cho người thân nghe
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân nghe.
	- Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài: “Bận ”
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
HS kể sáng tạo
 Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm bài tập đọc.
Hiểu rõ nội dung câu chuyện, biết nhận lỗi khi mình gây ra lỗi lầm và biết sữa lỗi lầm đã gây ra.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
TOÁN
Tiết 31: Bài BẢNG NHÂN 7
( Tích hợp KNS )
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Thành lập bảng nhân 7. Áp dụng bảng nhân 7 để giải toán có lời văn.
	2. Kỹ năng: Rèn trí nhớ cho HS và kỹ năng giải toán.
	3. Thái độ: Giáo dục HS chăm học.
B. CHUẨN BỊ:	
	- Giáo viên: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn - Bảng phụ.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát ‘‘Chị Ong Nâu và em bé ”
	2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi : “ Hộp thư bí mật ’’
	- Kiểm tra các BT của tiết trước.
- Đặt tính rồi tính 20:3 , 34:6
-Gọi 1 HS sửa bài 3 trang 30
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài: Bảng nhân 7.
Tiết học hôm nay, các em sẽ thực hiện bảng nhân 7
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, trực quan, quan sát, hoạt động nhóm.
* Hoạt động 1: HD lập bảng nhân 7:
+ Gắn 1 tấm bìa có 7 hình tròn, hỏi: Có mấy chấm tròn?
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy mấy lần?
- Ta lập được phép nhân: 7 x 1 = 7
+ Gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 7 chấm tròn, hỏi: 
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần?
- 7 được lấy mấy lần?
- Ta lập được phép nhân: 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy? Vì sao?
+ Tương tự, ta lập được các phép nhân còn lại của bảng nhân 7.
- Đọc bảng nhân 7?- Thi đọc HTL
* Hoạt động 2: Thực hành
 ( Tích hợp KNS )
* Bài 1: - BT yêu cầu gì?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 2: - Mỗi tuần có mấy ngày?
- BT yêu cầu tìm gì?
- Chấm bài, nhận xét
* Bài 3: Điền số:
- Treo bảng phụ
- Dãy số có đặc điểm gì?
- Đọc dãy số (xuôi, ngược)?
- GV nhận xét.
HS nhắc lại tựa bài
- Có 7 chấm tròn.
- 1 lần
- 1 lần
- HS đọc
- 2 lần
- 2 lần
- Bằng 14. Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14. Vậy 7 x 2 = 14.
- Đọc bảng nhân 7 ( Đọc CN, nhóm, dãy...)
- Tính nhẩm
- HS tính nhẩm và nêu KQ
- Có 7 ngày
- Số ngày của 4 tuần.- HS làm vở
Bài giải
	Số ngày của 4 tuần là:
	7 x 4 = 28( ngày)
 	Đáp số: 28 ngày.
- Quan sát dãy số
- Số đứng trước cộng thêm 7 thì được số đứng sau. (Hoặc ngược lại)
- Nhiều HS đọc
- HS điền số trên phiếu HT - Đọc dãy số.
	4. Củng cố:
	- Trò chơi : ‘‘ Lật hình đoán số ’’
 - HS đọc lại bảng nhân 7
 - GV nhận xét
	5. Hoạt động tiếp nối:.
 - Yêu cầu HS học thuộc bảng nhân 7
	- Chuẩn bị bài : “ Luyện tập trang 32 ”
 - GV nhận xét
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Học sinh yêu thích môn Toán, tính toán cẩn thận, chính xác.
HS biết tính bảng nhân 7
............................................................................................................................
 Thứ Ba, ngày 2 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
CHÍNH TẢ
Tiết 13: Bài TẬP CHÉP: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
(Tích hợp: KNS – HCM - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Chép lại chính xác đoạn văn trong bài Trận bóng dưới lòng đường.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng viết chính tả:
	+ Từ đoạn chép mẫu trên bảng của GV, củng cố cách trình bày một đoạn văn, chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào một ô, lời nói của nhân vật đặt sau dấu chấm, xuống dòng gạch đầu dòng.
	+ Làm các BT chính tả phân biệt cách viết các âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch hoặc iên/iêng.
	- Ôn bảng chữ:
	+ Điền đúng 11 chữ và tên của 11 chữ đó vào ô trống trong bảng.
	3. Thái độ: Thuộc lòng tên 11 chữ.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: Bảng lớp viết sẵn BT chép, bảng phụ viết bảng chữ BT 3.
	- Học sinh: Vở chính tả
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát Bắc kim thang
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- GV đọc, 2 HS viết bảng lớp, HS còn lại viết bảng con: nhà nghèo, ngoằn ngoèo, xào rau, sóng biển, ...
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài mới:
- Tiết học hôm nay các em sẽ viết đoạn cuối trận bóng dướ lòng đường và giải câu đố.
2. Các hoạt động:(Tích hợp KNS )
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
a. HD chuẩn bị
- GV đọc đoạn chép trên bảng
- Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
- Lời các nhân vật đặt sau những dấu câu gì ?
- GV đọc : xích lô, quá quắt, lưng còng, ...
b. HS viết bài
- GV theo dõ , động viên HS viết bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
* Hoạt động 2: HD HS làm BT chính tả (KNS – HCM – MT).
Trò chơi đố bạn
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
HS nêu tựa bài
- HS theo dõi
- 2, 3 HS nhìn bảng đọc lại
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người
- Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng
- HS viết bảng con
- HS chép bài vào vở
Chia nhóm
- Điền vào chỗ trống và giải câu đố
- Vài HS đố bạn
- Nhận xét bài làm của bạn
- Lời giải đúng : a. Là cái bút mực
 b. Là quả dừa
+ Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau
- Làm bài vào vở
- 11 HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài
- 3, 4 HS nhìn bảng lớp đọc 11 chữ và tên chữ ghi trên bảng
- HS học thuộc 11 tên chữ
	4. Củng cố:Trò chơi: “ Thi tiếp sức ”
	- Nhắc cách trình bày và phải chú ý viết đúng chính tả.
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Về nhà học thuộc 39 tên chữ.
 - Yêu cầu HS xem trước bài : “ Bận ”
 -- GV nhận xét tiết học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Nghe viết chính xác, trình bày đẹp bài chính tả.
Phân biệt vần tr/ ch, điền đúng ch/tr vào ô trống.
 ..
 Thứ Ba, ngày 2 tháng 11 năm 2021	 TUẦN 7
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 13: Bài HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiết 1)
(Tích hợp: KNS - HCM)
A. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: Phân tích được các hoạt động phản xạ.
	2. Kỹ năng:
	+ Nêu được các phản xạ thường gặp trong đời sống.
	+ Thực hành một số phản xạ.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:	
	- Các hình trong SGK trang 28 – 29.
	- Nội dung phiếu chuẩn bị ở nhà.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Cơ quan thần kinh gồn có những bộ phận nào?
	- Não và tuỷ sống có vai trò gì?
	- Nhận xét, đánh giá bài h/s.
	- Yêu cầu lớp nộp chẩn bị ở nhà.
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
	Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài mới:
- Giới thiệu bài Hoạt động thần kinh
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Hoạt độngnhóm, phương pháp BTNB, động não, vấn đáp.
	a. Hoạt động 1: Hoạt động nhóm (KNS – HCM).
	* Mục tiêu: 
	- Phân tích được hoạt độnh phản xạ.
	- Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ trong đời sống
	* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm:
- Quan sát các hình của bài ly nước nóng và trả lời:
+ Điều gì xảy ra khi chạm tay vào vật nóng?
+ Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng?
- Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng gọi là gì?
B2: Làm việc cả lớp:
- GV khái quát phản xạ là gì?
- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về phản xạ thường gặp trong đời sống.
-GV cho các em thục hành trên vật thật
 Bong bóng nổ
- Các nhóm thực hiện thảo luận theo nội dung trên.
+ Khi chạm tay vào cốc nước nóng lập tức rụt tay lại.
+ Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.
+ Hiện tượng đó gọi là phản xạ.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, mỗi nhóm trình bày một câu hỏi đã chẩn bị.
- Nhóm khác bổ sung:
- HS theo dõi.
- HS nêu ví dụ.
- Bổ sung.
* Kết luận:- GV nêu kết luận của bài.
b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi .
	* Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ
	* Cách tiến hành:
B1: Chơi trò chơi: Thử phản xạ đầu gối
- 1 em lên ngồi ghế cao buông thõng đầu gối xuống.GV dùng búa cao su gõ vào đầu gối chỗ xương bánh chè quan sát xem cẳng chân thay đổi như thế nào?
B2: Trò chơi Ai phản ứng nhanh?
- Hướng dẫn HS cách chơi.
- Yêu cầu HS chơi thử vài lần 
- Cho HS chơi thật.
- Kết thúc trò chơi ai thua bị hát một bài.
- Nhận xét trò chơi: Khen những em có phản xạ nhanh.
- Các nhóm cùng chơi trò chơi này.
- Các nhóm thực hiện thực hành thử phản xạ trước lớp,
- Nêu kết quả quan sát của nhóm mình.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS chơi trò chơi này trên bục lớp:
- Nửa lớp lên đứng thành vòng tròn, hai tay dang, lòng bàn tay trái ngữa ngón trỏ của tay phải mình để vào lòng bàn tay trái người bên cạnh.
- Lớp trưởng hô "chanh" cả lớp hô "chua" tay vẫn giữ nguyên ở tay bạn bên cạnh.
- Lớp trưởng hô “cua” cả lớp hô “cắp” và rụt tay lại nếu ai không nhanh bị "cắp" thì coi như thua.
+ Hai nhóm thay đổi nhau ( Nhóm ngoài cổ vũ)
	4. Củng cố: 	
	- Phản xạ là gì?
	- GV nhận xét.
Hoạt động tiếp nối:
-Xem lại bài trang 28
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại bài.
 -Chuẩn bị bài : “Hoạt động thần kinh ” ( Tiếp theo )
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
- HS biết thực hành một số phản xạ
- Nêu được một số phản xạ tự nhiên thường gặp
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .
	Thứ Ba, ngày 2 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
TOÁN
Tiết 32: Bài LUYỆN TẬP
( Tích hợp KNS )
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Củng cố kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 7, áp dụng bảng nhân 7 để giải toán.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán.
	3. Thái độ: Yêu thích môn toán.
B. CHUẨN BỊ:	
	- Giáo viên: Bảng phụ - Phiếu HT.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát : ‘‘ Bài Cả nhà thương nhau ’’
	2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi ‘‘Đố bạn ’’
	-HS đố bảng nhân 7
 - Hỏi về kết quả của một phép nhân bất kì trong bảng.
	- Nhận xét
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài mới:
-Tiết học này , các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kĩ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 7.
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Thực hành, vấn đáp, quan sát trực quan, hoạt động nhóm.
* Hoạt động 1: Luyện tập.
* Bài 1:
- BT yêu cầu gì?
- Nhận xét về KQ, thừa số, thứ tự thừa số?
- GV nhận xét
* Bài 2:
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính?
- Chấm bài, nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Đọc đề ?
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 5: Viết tiếp số thích hợp.
- Nêu đặc điểm của dãy số?
- GV nhận xét.
HS nêu tựa bài.
- Tính nhẩm
- HS tính và nêu KQ
- Khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi
- Làm phiếu HT
- Đổi phiếu, nhận xét bài làm của bạn
- Thực hiện từ trái sang phải.
a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15 = 50
b) 7 x 9 + 17 = 49 + 17 = 66
c) 7 x 4 + 32 = 28 + 32 = 60
- HS đọc đề
- Mỗi lọ có 7 bông hoa
- 5 lọ như thế có ? bông hoa
- tóm tắt và giải vào vở
- 1 HS chữa bài
Bài giải
	Số bông hoa cắm trong 5 lọ là:
	7 x 5 = 35( bông hoa)
 	 Đáp số: 35 bông hoa.
- Làm phiếu HT
a) Số đứng sau bằng số đứng trước cộng7
14, 21, 28, 35, 42.
b) Số đứng trước trừ đi 7
56, 49, 42, 35, 28
	4. Củng cố:Trò chơi đố bạn
	- Thi đố bảng nhân 7
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Ôn lại bảng nhân 7
 -Chuẩn bị : “Gấp một số lên nhiều lần”
	- Nhận xét tiết học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Rèn học sinh biết nhân một số với 7, đếm thêm 7 đến 70
GV tổ chức thi đua đọc tốt bảng nhân 7
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Thứ Ba, ngày 2 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
MÔN: THỦ CÔNG
Tiết 7: Bài GẤP – CẮT – DÁN BÔNG HOA (Tiết 1)
( Tích hợp KNS )
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
	- HS biết ứng dụng cách gấp cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
	- Chia sẽ niềm vui cùng bạn giúp cho tình bạn thên gắn bó, thân thiết.
	2. Kỹ năng: 
	- Gấp, cắt, dán được bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
	3. Thái độ: 
	- Hứng thú đối với giờ học gấp, cắt, dán.
B. CHUẨN BỊ:	
	- Giáo viên:
	+ Mẫu các bông hoa được gấp, cắt từ giấy màu. Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
	+ Tranh quy trình gấp cắt, dán bông hoa 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh. 
	- Học sinh: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Bài cũ: Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cơ đỏ sao vàng (Tiết 2).
	- GV kiểm sản phẩm thực hành của HS.
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới: 
	Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài mới:
- Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 1).
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.( Tích hợp KNS )
- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu lá cờ đỏ sao vàng.
- GV giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được làm từ giấy thủ công và định hướng Hs quan sát rút ra nhận xét.
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
+ Các cánh hoa của bông hoa có giống nhau không?
+ Khoảng cách của các cánh hoa?
- Gv yêu cầu Hs nhớ lại bài học trước để trả lời câu hỏi:
+ Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao để gấp, cắt bông hoa 5 cánh không?
+ Nếu đựơc thì sẽ làm thế nào?
=> GV liên hệ thực tế.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm mẫu.
- Mục tiêu: Giúp HS biết quan sát các bước tiến hành để làm ra sản phẩm.
a) Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.
- GV mời 1 HS thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS :
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh.
+ Vẽ đường cong như hình (H.1).
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh, cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy (H.2)
- GV mở rộng: Tùy theo cách vẽvà cắt lượn theo đường cong ta sẽ có các cánh hoa có hình dạng khác nhau (H.3).
b) Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 5 cánh.
- GV hướng dẫn HS:
+ Cắt các tờ giấy hình vuông.
+ Gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau (H.5a). tiếp tục gấp đôi ta đựơc 8 phần bằng nhau (H.5b).
+ Vẽ đường cong.
+ Dùng kéo cắt theo đường cong ta được hình (H.5c)
- Đối với bông hoa 8 cánh: Gấp đôi hình 5b đựơc 16 phần bằng nhau (H.6a). Sau đó cắt lượn theo đường cong.
c) Dán các hình bông hoa.
- GV hướng dẫn HS:
- Bố trí các bông hoa vừa cắt vào các vị trí thích hợp trên giấy trắng.
- Nhấc từng bông hoa, lật mặt sau để bôi hồ và dán đúng các vị trí .
- Vẽ thêm cành lá để trang trí tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa (H.7). 
- Gv gọi 2 HS thực hiện lại các thao tác gấp, cắt bông hoa 4 cánh., 5 cánh, 8 cánh.
- PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- PP: Quan sát, thực hành.
- HS thực hành các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
	4. Củng cố:
	- Nêu lại cách gấp, cắt bông hoa 4 – 5 cánh.
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Về tập làm lại bài.
	- Chuẩn bị bài sau: Gấp, cắt, dán bông hoa (Tiết 2).
 -GV nhận xét
	@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
- Giúp HS gấp đúng nếp, cắt khéo.
-Sáng tạo ,dùng những bông hoa cắt được trang trí .
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..
Thứ Tư, ngày 3 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
TẬP ĐỌC
Tiết 14: BẬN
(Tích hợp: KNS - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ dẽ phát âm sai, các từ mới.
	- HIểu nội dung bài.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, rèn kỹ năng đọc hiểu, biết nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ sau dấu câu.
	- Học thuộc lòng bài thơ.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
	à ANQP: Giáo dục HS có ý thức về công việc của mỗi người rất là có ích đem lại niềm vui của cuộc đời. 
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Học sinh: SGK
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc lại chuyện : Lừa và ngựa
	- Câu chuyện muốn khuyên em điều gì?
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài 
Hôm nay, các em học bài thơ: Bận. Qua bài thơ, các em sẽ thấy mọi người, mọi vật trong cộng đồng xã hội xung quanh chúng ta đều bận, cả em bé cũng bận và nhờ lao động bận rộn mà cuộc sống trở nên rất vui.
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, hoạt động nhóm, 
* Hoạt động 1: Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV HD HS ngắt nghỉ hơi đúng
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (KNS – MT).
- Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì?
- Bé bận những việc gì ?
- Vì sao mọi người mọi vật bận mà vui ?
- Em có bận rộn không ? Em thường bận rộn với những công việc gì ? Em có thấy bận mà vui không ?
* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm bài thơ
- GV HD HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ, cả bài thơ
- ANQP: Giáo dục HS có ý thức về công việc của mỗi người rất là có ích đem lại niềm vui của cuộc đời.
- HS theo dõi
- HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ
- HS đọc từng khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh
+ HS đọc thầm khổ thơ 1 và 2
- Trời thu bận xanh, sông Hồng bận chảy, xe bận chạy, mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu, .....
- Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc,...
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3
- HS phát biểu
- HS trả lời
- HS theo dõi, nghe
- 1 HS đọc lại
- HS thi đọc từng khổ, cả bài
-HS đọc lại
- HS thi đọc từng khổ, cả bài
	4. Củng cố:
	- HS đọc thuộc bài thơ.
	- GV nhận xét.
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ
 - Chuẩn bị bài: “ Các em nhỏ và cụ già ”
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
HS nêu những công việc đã làm và những việc có thể làm được.
 CV 3969: HS Tự học thuộc lòng bài bài thơ.
Thứ Tư, ngày 3 tháng 11 năm 2021	TUẦN 7
Mĩ thuật
Tiết 7:Chủ đề 3: BIẾT ƠN THẦY CÔ(Tiết 1)
(Tích hợp KN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2020_2021_ban.doc