Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

A. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm cho được điều muốn nói.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 + Chú ý các từ ngữ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, .

 + Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.

 - Rèn kỹ năng đọc - hiểu :

 + Hiểu nghĩa của các từ được chú giải cuối bài (khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn).

 + Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biễn của câu chuyện. Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên.

 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Tranh minh họa truyện.

 -Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 - Học sinh: SGK.

C. LÊN LỚP:

 1. Khởi động: Hát

 2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi ô cửa bí mật

 - Đọc lại bài: Cuộc họp của chữ viết.

-Đoạn 1:Hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?

Đoạn 2: Hỏi: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?

1HS đọc cả bài:

 Nêu nội dung bài đọc ?

GV nhận xét tiết học.

 

doc 58 trang ducthuan 05/08/2022 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: Bài TỰ LÀM LẤY CÔNG VIỆC CỦA MÌNH (Tiết 2)
(Tích hợp: KNS - HCM)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:
	- Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
	- Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
2. Kỹ năng: 
	- Cố gắng làm lấy những công việc của mình.
	3. Thái độ: 
	- Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân.
	- ANQP qua bài học GV cung cấp một số mẫu chuyện về Bác Hồ để HS hiểu à thông qua đó HS biết tự mình làm lấy việc của mình không ỷ lại người khác.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm” .
	+ Phiếu ghi 4 tình huống.
	+ Giấy khổ to ghi nội dung phiếu bài tập. 
	- HS: VBT Đạo đức.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát. 
	2. Kiểm tra bài cũ: Tự làm lấy công việc của mình (Tiết 1).
	- GV gọi 2 HS lên giải quyết tình huống ở bài tập 5 VBT.
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới: Giới thiiệu bài – ghi tựa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
 (KNS – HCM)
- Mục tiêu: Giúp HS biết giải thích các tình huống đúng hoặc sai. Nêu lên cách giải thích vì sao?
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm.
Các tình huống: các em hãy điền Đ hoặc S và giải thích trước mỗi hành động.
Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình.
Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao.
Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối.
Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn
Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn, Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm.
=> Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Giúp HS thể hiện nội dung bài học qua các vai.
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống.
* Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam với Việt , em sẽ làm gì?
=> GV cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được.
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi “Ai chăm chỉ hơn”
- Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi. 
- Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 HS.
- Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước.
+ Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động.
+ Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm.
- Nhận xét đội thắng cuộc.
à GV nhận xét ANQP qua bài học GV cung cấp một số mẫu chuyện về Bác Hồ để HS hiểu à thông qua đó HS biết tự mình làm lấy việc của mình không ỷ lại người khác.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs thảo luận nhóm theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên gắn kết quả lên bảng
Cả lớp quan sát, theo dõi.
Các nhóm khác bổ sung thêm.
Hs nhắc lại.
PP: Đóng vai.
HS lắng nghe.
HS thảo luận .
HS đóng vai, giải quyết tình huống.
Cả lớp nhận xét các nhóm.
PP: Trò chơi.
Hs chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
	4. Củng cố: Trò chơi “ Ai làm tốt”
	- Nêu lại nội dung tiết học.
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- Về nhà làm VBT đạo đức.
	- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
	- Nhận xét bài học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Hoạt động 1 Tổ chức thi tiếp sức
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
TẬP ĐỌC
Tiết 11: BÀI TẬP LÀM VĂN
(Tích hợp: KNS - HCM)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải làm cho được điều muốn nói.
	2. Kỹ năng:	
	- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	+ Chú ý các từ ngữ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, ....
	+ Biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” với lời người mẹ.
	- Rèn kỹ năng đọc - hiểu :
	+ Hiểu nghĩa của các từ được chú giải cuối bài (khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn).
	+ Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biễn của câu chuyện. Từ câu chuyện, hiểu lời khuyên.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Tranh minh họa truyện.
 -Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Trò chơi ô cửa bí mật
	- Đọc lại bài: Cuộc họp của chữ viết.
-Đoạn 1:Hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Đoạn 2: Hỏi: Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
1HS đọc cả bài:
 Nêu nội dung bài đọc ?
GV nhận xét tiết học.
Bài mới:
 - Phương pháp:Quan sát, vấn đáp,hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh minh họa giới thiệu bài
Giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc bài Bài tập làm văn, bạn nhỏ trong truyện có BTLV được điểm tốt .Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn ấy còn làm được một điều đáng khen hơn nữa đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc truyện để trả lời câu hỏi ấy.
- Ghi tựa bài lên bảng.
2. Các hoạt động:( Tích hợp KNS )
* Hoạt động 1: Luyện đọc:
 -Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
 -PP: quan sát,vấn đáp, động não,hoạt động nhóm.
- Cách tiến hành
a. Đọc diễn cảm toàn bài
- HD HS giọng đọc, cách đọc
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- Kết hợp tìm từ khó đọc
- GV viết : Liu - xi - a, Cô - li - a
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD HS ngắt nghỉ đúng các câu
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
( Tích hợp:KNS – HCM).
-Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu.
-PP: quan sát,vấn đáp, động não,hoạt động
- Nhân vật xưng " Tôi " trong chuyện này tên là gì ?
- Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào ?
- Vì sao Cô - li - a thấy khó viết bài TLV
- Thấy các bạn viết nhiều, Cô - li - a làm cách gì để bài viết dài ra ?
- Vì sao khi mẹ bảo Cô - li - a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô - li - a ngạc nhiên ?
- Vì sao sau đó, Cô - li - a vui vẻ làm theo lời mẹ ?
- Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì ?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4
GV nhận xét .....
-Học nhắc lại tựa bài
Cá nhân
-Lắng nghe
- HS theo dõi SGK
- QS tranh minh hoạ bài đọc
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- Luyện đọc từ khó
- 1, 2 HS đọc
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh, 1 HS đọc đoạn 4
- 1 HS đọc cả bài
+ Cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2
- Cô - li – a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
- HS trao đổi nhóm, trả lời
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm
- Cô - li - a nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra cả những việc mình chưa bao giờ làm như giặt áo lót, ....
+ 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4
- Cô - li - a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này
- Vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói ra trong bài TLV
- Lời nói phải đi đôi với việc làm
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm bài văn
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc đoạn văn
	4. Củng cố: Trò chơi
	- Qua câu chuyện trên em rút ra cho mình được bài học gì?
 -Liên hệ thưc tế .
 - GV nhận xét ..
	5. Hoạt động tiếp nối:
 -Yêu cầu HS đọc diễn cảm câu chuyện để kể lại ở tiết sau.
	 - GV nhận xét tiết học
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Hoạt động 2 : cho HS đóng kịch, mẹ, Cô-li-a qua đó các em khắc sâu kiến thức và việc làm hơn.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
KỂ CHUYỆN
Tiết 6: Bài BÀI TẬP LÀM VĂN
 (Tích hợp: KNS – HCM - MT)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Dựa vào tranh và trí nhớ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
	- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung, có khả năng tập trung theo dõi bạn kể. 	
	2. Kỹ năng:	
	- Rèn kĩ năng nói:
	+ Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
	+ Kể lại được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
	- Rèn kĩ năng nghe.
	3. Thái độ: Nhận xét, đáng giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc và truyện kể trong sách giáo khoa
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát : Bài ca đi học.
	2. Kiểm tra bài cũ: Hỏi lại các đoạn của bài.
	3. Bài mới:
 - Phương pháp:Quan sát, vấn đáp,hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, đóng vai.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài:Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc bài Bài tập làm văn, bạn nhỏ trong truyện có BTLV được điểm tốt .Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn ấy còn làm được một điều đáng khen hơn nữa đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc truyện để trả lời câu hỏi ấy.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc lại 
( Tích hợp:KNS – HCM – MT).
- Mục tiêu: đọc đúng, đọc hay từng nhân vật.
- Phương pháp: quan sát, hoạt động nhóm, đóng vai.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
+ Đọc mẫu.
+ Cho HS đếm số từ 1 – 5 để chia nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc truyện theo vai.
à Giáo dục HS ham thích học tập, học tập tốt để giúp ích bản thân, gia đình và XH.
à GV nhận xét .
* Hoạt động 2: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Dựa vào tranh và trí nhớ kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời nhân vật.
- Phương pháp: động não, hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp.
- Cách tiến hành:
	a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
	b. Kể lại 1 đoạn của chuyện theo lời của em
- Lắng nghe + 1 HS đọc lại diễn cảm
- Mỗi nhóm 5 HS tự chia vai.S 
- 2 nhóm thi đọc theo vai – cả lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HD QS lần lượt 4 tranh
- Tự sắp xếp lại 4 tranh theo cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh
- HS phát biểu trật tự đúng của tranh là : 
3 - 4 - 2 - 1
- 1 HS đọc lại yêu cầu và mẫu
- 1 HS kể mẫu 2, 3 câu
- Từng cặp HS tập kể
- 3, 4 HS tiếp nối nhau thi kể 1 đoạn bất kì của chuyện
- Nhận xét
	4. Củng cố:
	- Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không? Vì sao?
	à GV nhận xét 
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- GV khuyến khích HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
 - Đọc trước bài đọc : “Nhớ lại buổi đầu đi học’’
	- Nhận xét tiết học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Tổ chức thi kể theo nhóm ở hoạt đông 2
 . ..
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
TOÁN
Tiết 26: Bài LUYỆN TẬP
(Tích hợp KNS )
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Thực hành cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
	- Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ nămg tính và giải toán.
	3. Thái độ: Yêu thích học môn toán.
B. CHUẨN BỊ: 
	- Giáo viên: Bảng phụ - Phiếu HT.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các bài tập cũ của tiết trước.
à GV nhận xét ..
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của tiết dạy, ghi tựa.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
( Tích hợp KNS )
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng thực hiện các BT cần làm cho HS
- Cách tiến hành:
* Bài 1: Treo bảng phụ
- Đọc yêu cầu?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Bài toán cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: (Tương tự bài 2)
* Bài 4: Treo bảng phụ
- Nêu câu hỏi như SGK
- Nhận xét, cho điểm
- Đọc đề - Làm phiếu HT
a)1/2 của 12cm, 18kg, 10l là: 6cm, 9kg, 5l
b) 1/6 của 24m, 30 giờ, 54 ngày là: 4m, 5 giờ, 9 ngày.
- Vân có 30 bông hoa. Tặng bạn 1/6 số hoa
- Vân tặng bạn ? bông hoa
- Làm vở - 1 HS chữa bài
Bài giải
	Vân tặng bạn số hoa là:
	30 : 6 = 5( Bông hoa)
 	Đáp số: 5 bông hoa
- HS quan sát hình vẽ nêu câu trả lời:
- Cả 4 hình đều có 10 ô vuông. 1/5 số ô vuông của mỗi hình là 2 ô vuông. Hình 2 và hình 4 có 2 ô vuông được tô màu. Vậy đã tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình 2 và hình 4.
	4. Củng cố:Trò chơi : Ai nhanh hơn
	- Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- HS về nhà luyện tập thêm về tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Tuyên dương những học sinh học tốt.
	- Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài: “ Chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số”
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Bài tập 2 gv cho HS tự phát hiện các em hiểu gì về bài toán, tổ chức thảo luận nhóm.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
Rèn đọc tuần 6
Tiết 11:Cuộc Họp Của Chữ Viết - Bài Tập Làm Văn
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn a, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực hiện tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: 
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
a) “Tiếng cười rộ lên. // Dấu Chấm nói : //
- Theo tôi, / tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. // Mỏi tay chỗ nào, / cậu ta chấm chỗ ấy. //
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu : // Ẩu thế nhỉ ! //
Bác chữ A đề nghị : //
- Từ nay, / mỗi khi em Hoàng định chấm câu, / anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa đã. // Được không nào ? //.
b) “Mấy hôm sau, / sáng chủ nhật, / mẹ bảo tôi : //
- Cô-li-a này ! // Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé. //
Tôi tròn xoe mắt. // Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, / vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. //”
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.
- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài 1. Hoàng viết sai dấu câu là do nguyên nhân nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Hoàng học kém Tiếng Việt.
B. Hoàng đọc chữ chưa thông.
C. Hoàng ẩu, chưa cẩn thận.
Bài 2. Điểm đáng khen của bạn nhỏ trong câu chuyện là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng :
A. Bạn nhỏ thường xuyên giúp đỡ mẹ làm rất nhiều việc trong nhà.
B. Bạn nhỏ đã giúp đỡ mẹ giặt giũ được cả một chậu quần áo đầy.
C. Bạn nhỏ đã biết thực hiện lời nói của mình, vui vẻ làm theo lời mẹ.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
Bài 1. C.
Bài 2. C.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Học sinh phát biểu.
RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................................... 
	Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
CHÍNH TẢ
Tiết 11: NGHE – VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
(Tích hợp: KNS - HCM)
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Viết chính xác đoạn văn, tóm tắt truyện Bài tập làm văn.
	- Tìm đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (s/x, thanh hỏi / thanh ngã). 
	2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng viết chính tả. Biết viết hoa tên riêng nước ngoài.
	3. Thái độ: Trình bày sạch đẹp, có ý thức giữ sách vở.
 - HS có ý thức viết cẩn thận nắn nót.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết ND BT2, BT3.
	- Học sinh: Vở chính tả.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Trò chơi “ Bảo thổi”.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Qua trò chơi kiểm tra sách TV, bảng con, vở HS.
	- Viết lại một số từ HS viết sai : loay hoay,hàng rào, nhẫn nại
	- GV nhận xét, tuyên dương
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ, YC của tiết học, ghi tựa.
2. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết (KNS – HCM).
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu về đoạn viết.
- Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp.
- Cách tiến hành:
a. HD HS chuẩn bị:
- GV đọc ND truyện Bài tập làm văn
- Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
- Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào ?
+ Viết : làm văn, Cô - li - a, lúng túng, ngạc nhiên, .....
b. GV đọc cho HS viết bài:
- GV theo dõi động viên HS
c. GV chấm, sửa bài:
- GV chấm 5, 7 bài
- Nhận xét bài viết của HS
* Hoạt động 2: HD HS làm BT chính tả
- Mục tiêu :Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- PP: Trò chơi thi tiếp sức
- Bài tập 2
+ Đọc yêu cầu BT
+ GV nhận xét bài làm của HS
- Bài tập 3
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét.
HS nhắc lại tựa bài
- 1, 2 HS đọc lại toàn bài
- Cô - li - a
- Viết hoa chữ cái đầu tiên, đặt gạch nối giữa các tiếng
- HS viết bảng con
- HS viết bài vào vở
+ Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- 3 nhóm lên làm
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Điền vào chỗ trống s/x
- HS làm bài cá nhân
- 3 em thi làm bài trên bảng
- Đổi vở, nhận xét bài làm của bạn
	4. Củng cố:Trò chơi “ Chuyền hoa”
 - Tổ chức thi đua 
	- Nhắc cách trình bày và phải chú ý viết đúng chính tả.
	5. Hoạt động tiếp nối:
	- GV nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.	
	- Xem lại bài tập.
 - Xem trước bài chính tả tiết sau.
 - Nhận xét tiết học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Bài 3 tổ chứ nhóm cho HS điền vào chỗ trống, chú ý cách phát âm của HS
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 11: Bài VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
(Tích hợp: KNS)
A. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức:
	- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
	2. Kỹ năng:
	- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu.
3. Thái độ:
	- HS có ý thức bảo vệ sức khỏe.
 B. CHUẨN BỊ:
	- Các hình SGK trang 24, 25.
	- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu?
	- Nêu chức năng của của cơ quan bài tiết nước tiểu?
	- Nhận xét, đánh giá bài HS.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trò
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài, nêu yêu cầu của tiết học
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: HDHS quan sát và thảo luận (KNS).
 a. Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
b. Phương pháp: Quan sát, trực quan, đàm thoại, thảo luận.
 c. Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
Yêu cầu từng cặp HS thảo luận theo câu hỏi: Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
B2: Làm việc cả lớp
*Kết luận: Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
a. Mục tiêu: Nêu được cách đề phòng một số bệnh của cơ quan bài tiết nước tiểu.
b. Phương pháp: Quan sát, trực quan, đàm thoại, hoạt động nhóm.
c. Cách tiến hành:
 B1: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS Quan sát các hình trong SGK và nói xem bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì đối với cơ quan bài tiết nước tiểu?
B2: Làm việc cả lớp
* Kết luận:
- Việc vệ sinh phòng một số bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng.
- HS thảo luận theo cặp.
 - Yêu cầu một số cặp lên trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét.
- Vài em nêu lại.
- Nhắc lại kết luận.
Quan sát và thảo luận
- Các cặp quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp. Lớp bổ xung
- Vài em nhắc lại kết luận.
	4. Củng cố:
	- Hệ thống bài.
	- Nhắc nhở HS: thực hành uống nhiều nước.
 -Liên hệ thực tế
	5. Hoạt động tiếp nối:
- Nhắc xem lại bài học.
-Chuẩn bị bài: “ Cơ quan thần kinh ”
- GV nhận xét
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Hoạt động 2 GV cho HS sắm vai kết hợp trả lời câu hỏi. GV nói kĩ tầm quan trọng của cơ quan bài tiết nước tiểu cho HS hiểu và biết bảo vệ.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
	Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
TOÁN
Tiết 27: Bài CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(Tích hợp KNS )
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia hết tất cả các lượt chia. Củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính cho HS.
	3. Thái độ: Giáo dục HS chăm học toán.
B. CHUẨN BỊ:	
	- Giáo viên: Phiếu HT - Bảng phụ.
	- Học sinh: SGK.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động:Trò chơi “ Thụt thò ’’.
	2. Kiểm tra bài cũ: Ô cửa bí mật
	- Kiểm tra các bài tập của tiết trước.
	- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa bài.
2. Các hoạt động:
- Mục tiêu: HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số và chia
- Phương pháp: Quan sát, trực quan, vấn đáp, 
* Hoạt động 1: HD thực hiện phép chia:
- GV ghi phép chia 96 : 3. Đây là phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số. GV HD:
Bước 1: Đặt tính: 96 3 HD HS đặt tính vào vở nháp
Bước 2: Tính( GV HD tính lần lượt như SGK)
- Gọi vài HS nêu cách chia như phần bài học trong SGK.
* Hoạt động 2: Thực hành
( Trò chơi đố bạn )
* Bài 1: 
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV nhận xét cách đặt tính và thứ tự thực hiện phép tính chia.
* Bài 2: Treo bảng phụ
- Nêu câu hỏi
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 3:Thảo luận nhóm đôi
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- HS tóm tắt và giải bài toán vào vở
- Chấm bài, nhận xét
- HS đặt tính và thực hiện chia:
+ 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0
+ Hạ ; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
- Tính- HS làm vào nháp, 3 em lên bảng
 48 4 84 2 66 6 36 3
 .... .... .... ....
- Nhận xét bài làm của bạn
- Quan sát và TLCH:
+ 1/3 của 69kg là 23kg
+1/3 của 36m là 12m 
+ 1/3 của 93l là 31l
+ 1/2 của 24 giờ là 12 giờ
+ 1/2 của 48 phút là 24 phút.
+ 1/2 của 44 ngày là 22 ngày	
-HS nhận xét
- HS đọc
- Mẹ hái được 36 quả, biếu bà 1/3 số cam
- Mẹ biếu bà bao nhiêu quả ?
- HS làm bài vào vở
Bài giải
	Mẹ biếu bà số quả cam là:
	36 : 3 = 12( quả)
 	Đáp số: 12 quả cam.
	4. Củng cố: 
 _ Trò chơi ai nhanh, đúng nhất. Chia nhóm chơi
 - Nhận xét ..
	- 1 HS Nêu các bước thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số?
	5. Hoạt động nối tiếp:
	- Về nhà ôn lại bài.
 - Yêu cầu HS về nhà xem trước bài : “ Luyện tập”
	- GV nhận xét tiết học.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
Hoạt động 1 :GV CHÚ Ý các HS yếu cách đặt tính,hướng dẫn hs sử dụng bảng nhâ chia khi không thuộc để làm toán chia có hai chữ số cho số có 1 chữ số.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba , ngày 13 tháng 10 năm 2020	TUẦN 6
THỦ CÔNG
Tiết 6: Bài GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH 
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 2)
(Tích hợp KNS -HCM )
MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
	2. Kỹ năng:
	- Gấp cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật.
	3. Thái độ:	
	- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.
	- ANQP qua bài học GV cung cấp một số mẫu chuyện về Bác Hồ để HS hiểu à thông qua đó HS biết tự mình làm lấy việc của mình không ỷ lại người khác.
B. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công, giấy màu đỏ, màu vàng, hồ, bút, thước kẻ, Quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
	- Học sinh: Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
C. LÊN LỚP:
	1. Khởi động: Hát.
	2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học, ghi tựa bài.
2. Các hoạt động:
- Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Hoạt động 1: Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
(Tích hợp KNS -HCM )
- Nhắc lại các bước gấp cắt dán ngôi sao năm cánh.
- GV giúp đỡ, uốn nắn những HS làm chưa đúng hoặc còn lúng túng.
* Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá những sản phẩm thực hành.
à Giáo dục ANQP: Giới thiệu hình ảnh lá cờ Tổ quốc, giải thích ý nghĩa lá cờ Tổ quốc có nền màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng.
. Bước 1 : Gấp giấy để gấp ngôi sao vàng năm cánh
. Bước 2 : Cắt ngôi sao vàng năm cánh
. Bức 3 : Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng
- HS thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng
- HS trưng bày sản phẩm của mình
	4. Củng cố:
	- Gọi HS nhắc lại cách cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
5. Hoạt động tiếp nối:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS giờ sau mang giấy thủ công các màu, giấy nháp, giấy trắng, hồ dán, kéo để chuẩn bị học bài "Gấp cắt, dán bông hoa".
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 
GV hướng dẫn HS cách cắt lá cờ và ngôi sao cho tỉ lệ phải cân xứng với nhau.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_6_nam_hoc_2020_2021_mai.doc