Giáo án Tổng hợp các môn Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Tổng hợp các môn Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)

I.Yêu cầu cần đạt

- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng các bài tập 2a/, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ cái đó vào ô trống trong bảng (BT3).

-Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.

-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Giáo án Power Point

III.Hình thức dạy học :

-Online trên phần mềm Teams

VI. Các hoạt động dạy học

 1.Điểm danh sĩ số

2. HĐ khởi động :

- Kiểm tra đồ dùng học tập

- Giới thiệu bài: - HS nghe bài hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”

- Chuẩn bị dụng cụ học chính tả : sách, vở, thước, bút chì, giấy nháp.

 3. HĐ hình thành kiến thức mới

 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép

 - GV đọc đoạn chép một lượt. - 1 Học sinh đọc lại.

 - Đoạn văn cho ta biết chuyện gì? - Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách yêu cầu cậu làm 3 mâm cỗ từ một con sẻ nhỏ.

 - Cậu bé nói như thế nào? - Học sinh trả lời.

 - Cuối cùng, nhà vua xử lý ra sao? - Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài.

 b. Hướng dẫn trình bày:

 - Đoạn văn có mấy câu? - Có 3 câu.

 - Trong đoạn văn có lời nói của ai? - Của cậu bé.

 - Lời nói của nhân vật được trình bày như thế nào? - Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

 - Trong bài, có từ nào cần viết hoa? - Đức Vua, Hôm, Cậu, Xin.

 c. Hướng dẫn viết từ khó:

 - Giáo viên viết từ khó. - Học sinh viết ra giấy nháp: chim sẻ, sứ giả, sắc, sẻ thịt, luyện.

 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs - Đọc các từ trên màn hình.

 4. HĐ viết chính tả :

 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- GV đọc từng cụm từ, câu.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng. - Lắng nghe

- HS nhìn màn hình chép bài.

 

docx 29 trang ducthuan 08/08/2022 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Khối 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2021
Tiết 1+2: Tập đọc- Kể chuyện
 CẬU BÉ THÔNG MINH
I.Yêu cầu cần đạt
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
+Hình thành các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
+Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GDKNS: Tư duy sáng tạo. Ra quyết định Giải quyết vấn đề
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
 1.Điểm danh sĩ số
 TIẾT 1	
2.Hoạt động khởi động : Cho HS nghe bài hát: 
 “Em là mầm non của Đảng”
a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm
- GV giới thiệu tranh chủ điểm 8 chủ điểm trong SGK TV 3 tập 1. 
- GV giải thích nội dung từng chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm Măng Non.
b) Giới thiệu bài 
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào?
3. HĐ Luyện đọc 
a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin
+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm
 b. Học sinh đọc câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1)
+ Xin ông về tâu Đức Vua/...sắc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua? 
+ Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? 
+ GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
- Lắng nghe
- Một học sinh đọc tên các chủ điểm.
- Quan sát tranh chủ điểm
- Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với 
nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói 
chuyện của hai người.
- Trông rất tự tin.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
- HS lắng nghe
-Học sinh đọc thầm từng câu 
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo 
hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp
 (lo sợ, làm lạ, xin sữa, )
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Bình tĩnh, tự tin
- Bối rối, lúng túng
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn.
4. HĐ Tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
+ Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào? 
+ Vì sao họ lại lo sợ? 
=> GV: Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. 
+ Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua? 
+ Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì? 
+ Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó? 
+ Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào? 
 => GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không? 
 + Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được? 
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? 
=> GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự tài trí, thông minh của một cậu bé
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải 
nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Rất lo sợ
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng. 
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
- Bố cậu mới đẻ em bé. 
- Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là 
đàn ông thì không thể đẻ được.
- Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh
 cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ 
trứng.
- Rèn chiếc kim khâu thành một con dao 
thật sắc để xẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của 
nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông 
minh, tài trí.
 TIẾT 2
5.HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung.
6.HĐ Kể chuyện 
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Đoạn 1: Nhà vua hạ lệnh cho mội làng phải làm gì?
+ Đoạn 2: Khi gặp nhà vua, cậu bé đã nói gì, làm gì ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
+ Đoạn 3: Lần thử tài thứ 2, vua yêu cầu cậu bé làm gì? Đức vua quyết định ra sao sau lần thử tài thứ 2?
c. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- Kể đúng nội dung.
- Kể có ngữ điệu.
- GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện ca ngợi ai?
+ Em thấy cậu bé là người như thế nào?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
7. HĐ ứng dụng 
- 1 HS đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu 
chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua)
- Đọc phân vai 
- Lớp nhận xét.
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung 
từng tranh.
- Luyện kể cá nhân (1 đoạn)
- HS kể nối tiếp đoạn 
- Lớp nhận xét.	
- HS trả lời theo ý đã hiểu
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN luyện đọc trước bài: Hai bàn tay em.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
 .....................................................................................................
 _______________________________________________________________
Tiết 3 Toán
ĐỌC, VIẾT , SO SÁNH, CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
I.Yêu cầu cần đạt
+Kiến thức : Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. 
-Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
+Hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
+Hình thành và phát triển năng lực : Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.
- Giới thiệu chương trình Toán 3
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
+Gv đọc 1 vài số có 3 chữ số
- HS lắng nghe
- Hs viết các số đó ra giấy nháp
- Hs đọc số tương ứng
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ thực hành 
Bài 1: (Làm cá nhân - Lớp)
 Lưu ý HS trình bày theo hàng ngang (không cần kẻ bảng)
Chốt: + Đọc số theo thứ tự từ trái sang phải, từ hàng cao đến hàng thấp.
+ Dựa vào cách đọc số để viết số: Viết từ trái sang phải viết bắt đầu từ chữ số hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.
- Ghi ngay kết quả vào vở
- Chia sẻ kết quả trước lớp
Bài 2: (Làm cá nhân - Lớp)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp
- Giáo viên nêu yêu cầu
- HS so sánh kết quả
a)
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
b)
400
399
398
397
396
395
394
393
392
391
 + Tại sao lại điền 312 vào sau 311?
- Vì theo cách đếm 310; 311; 312.
 Hoặc: 310 + 1 = 311 311 + 1 = 312
 312 + 1 = 313 ...
 + Nhận xét gì về dãy số?
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319.
 + Tại sao trong phần b lại điền 398 vào sau 399?
- Vì 400 - 1 = 399; 399 - 1 = 398
 Hoặc: 399 là số liền trước của 400.
 398 là số liền trước của 399. 
 + Nhận xét gì về dãy số?
Củng cố dãy số liên tiếp tăng dần và giảm dần: Các số liền kề nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391.
Bài 3: Làm cá nhân - Lớp
- HS làm cá nhân vào vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
 + Tại sao điền được 303 < 330?
- Vì 2 số đều có hàng trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục. 0 chục < 3 chục nên 
303 < 330.
+ Nêu cách so sánh hai số có 3 chữ số.
Củng cố so sánh các số có 3 chữ số.
So sánh theo hàng. Từ hàng cao đến hàng thấp
Bài 4: (Cá nhân - Lớp)
- HS làm cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
- 735.
+ Vì sao 735 là số lớn nhất trong dãy số trên?
- Vì có số hàng trăm lớn nhất.
+ Số bé nhất trong dãy số trên là số nào? Vì sao? - Chữa bài
- 142. Vì có số hàng trăm bé nhất. 
+ Dựa vào đâu em tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số?
Củng cố cách tìm số lớn nhất, bé nhất: trước hết ta phải so sánh các số với nhau.
- So sánh hai số có 3 chữ số
Bài 5: 
- GV yêu cầu từng em trả lời.
Chốt: Để sắp xếp được theo thứ tự yêu cầu ta phải: tiến hành so sánh các số rồi xếp thứ tự.
3. HĐ ứng dụng 
- Đọc các số: 456; 227; 134; 506; 609; 780.
- Giáo viên đưa ra các số: 178; 596; 683; 277; 354; 946; 105; 215; 664; 355.
4. HĐ sáng tạo
- HS tự làm bài và báo cáo hoàn thành
- Lớp viết nháp.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét.
- Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
 _______________________________________________
Chiều -Tiết 1: Mỹ thuật ( Đ/C Mến soạn giảng)
 Tiết 2: Tin học ( Đ/C Hà soạn giảng)
 Tiết 3: Thể dục ( Đ/C La soạn giảng)
 ______________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2021
Tiết 1: Chính tả (Tập chép)
 CẬU BÉ THÔNG MINH 
I.Yêu cầu cần đạt
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng các bài tập 2a/, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ cái đó vào ô trống trong bảng (BT3).
-Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
 1.Điểm danh sĩ số
2. HĐ khởi động :
- Kiểm tra đồ dùng học tập
- Giới thiệu bài:
- HS nghe bài hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”
- Chuẩn bị dụng cụ học chính tả : sách, vở, thước, bút chì, giấy nháp..
 3. HĐ hình thành kiến thức mới
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - GV đọc đoạn chép một lượt.
- 1 Học sinh đọc lại.
 - Đoạn văn cho ta biết chuyện gì?
- Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách yêu cầu cậu làm 3 mâm cỗ từ một con sẻ nhỏ.
 - Cậu bé nói như thế nào?
- Học sinh trả lời.
 - Cuối cùng, nhà vua xử lý ra sao?
- Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài.
 b. Hướng dẫn trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu.
 - Trong đoạn văn có lời nói của ai?
- Của cậu bé.
 - Lời nói của nhân vật được trình bày như thế nào?
- Viết sau dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
 - Trong bài, có từ nào cần viết hoa? 
- Đức Vua, Hôm, Cậu, Xin.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Giáo viên viết từ khó.
- Học sinh viết ra giấy nháp: chim sẻ, sứ giả, sắc, sẻ thịt, luyện.
 - Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs
- Đọc các từ trên màn hình.
 4. HĐ viết chính tả :
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- GV đọc từng cụm từ, câu.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng.
- Lắng nghe
- HS nhìn màn hình chép bài.
5. HĐ chấm và nhận xét bài 
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
 6. HĐ thực hành
Bài 2a: l hay n?
- Nhận xét, đánh giá.
Củng cố cách viết l/n
- Làm bài cá nhân– Lớp
+ hạ lệnh - nộp bài - hôm nọ
Bài 3:
- GV chia sẻ màn hình
- GV chốt kết quả
- Học sinh đọc thầm, ghi kết quả vào vở
- HS chia sẻ kết quả trước lớp, hoàn thành vào VBT
- Lớp nhận xét
- HS đọc lại tên chữ để ghi nhớ, HTL
STT
Chữ
Tên chữ
1
a
a
2
ă
á
3
â
ớ
4
b
bê
5
c
xê
6
ch
xê - hát
7
d
dê
8
đ
đê
9
e
e
10
ê
ê
 7. HĐ ứng dụng 
 - Trò chơi: Tiếp sức “Tìm chữ có phụ âm l/n”
- Nhận xét tuyên dương
- HS nối tiếp tìm chữ có phụ âm l/n
8. HĐ sáng tạo 
- Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.
- Về nhà thử tìm hiểu tên của các chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________
Tiết 2: Toán
 CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( KHÔNG NHỚ )
I.Yêu cầu cần đạt
+ Kiến thức: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn .
-Rèn kỹ năng tính và giải toán có liên quan đến phép cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ )
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
+ Năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bỏ bài tập 4
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động :
- TC: Làm đúng - làm nhanh
- Nhận xét, tuyên dương những em làm đúng và nhanh nhất.
- Viết các số sau dưới dạng tổng các trăm, các chục, các đơn vị: 
659; 708; 910 
- 3 dãy làm 3 câu.
+ Nêu thứ tự các hàng (từ trái sang phải) trong số có 3 chữ số.
- HS nêu cá nhân
2. HĐ thực hành :
Bài 1a và 1c: 
- Nhắc HS làm nhanh có thể làm cả ý b
- Cho HS chia sẻ bằng TC “Truyền điện”
Chốt cách cộng, trừ các số tròn trăm: cộng trừ nhẩm các chữ số hàng trăm và viết kết quả.
Bài 2:
+ Để đặt , tính đúng em cần lưu ý điều gì ?
Chốt cách đặt tính và tính: viết các hàng thẳng cột với nhau, tính từ phải sang trái.
Bài 3:
-GV yêu cầu
- Chấm nhanh 1 số bài.
- Nhận xét bài làm của HS. Lưu ý uốn nắn câu lời giải cho phù hợp.
Chốt cách giải bài toán ít hơn: 
số bé = số lớn – phần ít hơn.
Bài 5: 
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS
Chốt cách giải: nhẩm tìm tổng(hiệu) của hai số, so sánh với số còn lại 
MR: - Yc HS so sánh các số hạng, so sánh tổng của 2 phép cộng
Cá nhân - Lớp
- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp (nối tiếp)
Cá nhân - Lớp
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Đặt đúng vị trí các chữ số ở mỗi hàng rồi thực hiện từ phải qua trái .
 Cá nhân - Lớp
- Học sinh làm bài cá nhân.
- 1 HS chia sẻ kết quả đúng trước lớp
Giải
 Số học sinh khối lớp hai là : 
 245 - 32 = 213 ( học sinh)
 Đáp số : 213học sinh
 Cá nhân - Lớp
- HS tự làm bài và báo cáo khi hoàn thành
- HS so sánh
- Rút ra KL: + Khi thay đổi vị trí của các số hạng thì tổng không thay đổi
+ Lấy tổng trừ đi một số hạng thì kết quả là số hạng còn lại
3. HĐ ứng dụng 
- Nêu lại cách đặt tính và tính phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
- Nêu thứ tự thực hiện phép tính (từ phải sang trái)
4. HĐ sáng tạo 
- VN thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ)
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
 __________________________________________
Tiết 3 : Tự nhiên và xã hội
 HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I.Yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
- GD ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
-Hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
-Hình thành và phát triển năng lực : NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
* GDKNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Tự giác thực hiện các hoạt động để giữ gìn cơ quan hô hấp.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
- Giới thiệu chương trình TNXH 3
- Giới thiệu bài mới
- HS nghe hát
2. HĐ khám phá kiến thức 
*Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
*Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu
- YC cả lớp đặt tay lên ngực và hít thở hết sức, sau đó nín thở.
- Nêu cảm giác của mình sau khi nín thở lâu?
- Em NX sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thật sâu và thở ra hết sức?
- So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu?
 -Nêu ích lợi của việc thở sâu?
KL: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì thổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK.
- Gv yêu cầu các em quan sát H2.
-Em hãy nêu tên và chỉ trên hình vẽ các bộ phận của cơ quan hô hấp
- GV kết luận : Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí 
- Cả lớp cùng thực hiện động tác nín thở
- HS thực hiện, lớp quan sát
- Hít sâu lồng ngực nở ra to, thở ra hết sức lồng ngực xẹp..
- HS nêu....
- Giúp ta có nhiều ô xi 
- Lắng nghe
- Làm việc cá nhân
- HS quan sát hình vẽ trong SGK
- Chia sẻ kết quả trước lớp 
- Lớp nhận xét .
- 1 số HS nhắc lại. 
- Ghi nhớ nội dung.
3. HĐ ứng dụng 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở?
+ Muốn giữ gìn cơ quan hô hấp ta phải làm gì?
- Sẽ bị tắc thở dẫn đến chết người
- Vệ sinh răng miệng, giữ ấm cổ họng, vùng ngực, không ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng dẫn đến tổn thương vòm họng, 
=> Về nhà thực hiện nội dung ở trên
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________________________ Thứ tư ngày 8 tháng 9 năm 2021
Tiết 1: Tập đọc 
 HAI BÀN TAY EM
I .Mục tiêu:
+Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Hai bàn tay đẹp, rất có ích và đáng yêu. (Trả lời được các CH trong SGK; thuộc 2, 3 khổ thơ trong bài)
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. 
- Yêu quý đôi bàn tay của bản thân, biết làm những việc có ích từ đôi bàn tay.
 +Hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
 +Hình thành và phát triển năng lực : NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ...
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
 1.Điểm danh sĩ số
 2. HĐ khởi động 
- GV giới thiệu bài. 
-HS xem video bài múa : “Hai bàn tay của em”
- Lắng nghe 
3. HĐ Luyện đọc 
a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó : 
 Hai bàn tay em/
 Như hoa đầu cành//
 Hoa hồng hồng nụ//
 Cánh tròn ngón xinh .//
4. HĐ Tìm hiểu bài 
- HS lắng nghe
-HS đọc thầm từng câu.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => cá nhân => cả lớp (Nụ, nằm ngủ, siêng năng, )
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- HS đọc từng đoạn của bài
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
+ Tìm từ gần nghĩa với từ siêng năng
+ Đặt câu với từ thủ thỉ
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ .
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Hai bàn tay bé được so sánh với gì ? 
- Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé ? 
=> GV: Hình ảnh so sánh rất đúng và rất đẹp. Tác giả đó sử dụng hình ảnh so sánh khi tả bàn tay của bé.
- Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ? 
- Được so sánh với những nụ hồng, những ngón tay xinh 
- Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu .
- Buổi tối: hai hoa ngủ cùng bé . Buổi sáng: tay giúp bé đánh răng ....
- Hình ảnh tay viết làm chữ nở hoa trên giấy cho em thấy điều gì ?
- Tay còn là người bạn như thế nào với bé ?
- Khi bé học hai bàn tay siêng năng chữ đẹp như hoa nở từng hàng trên giấy . 
- Như là người bạn tâm tình, thủ thỉ với bé.
 Chốt: Bé rất yêu đôi bàn tay của mình vì nó rất đẹp, có ích và đáng yêu
- Em thích nhất khổ thơ nào ? vì sao? 
 HS phát biểu suy nghĩ của mình, VD: 
Khổ 1: vì bàn tay bé tả đẹp như nụ hồng.
Khổ 2: vì tay bé luôn ở cạnh nhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết và tình cảm .
Khổ 3: vì tay bé thật có ích giúp bé đánh răng chải tóc , 
Khổ 4: vì tay làm cho chữ nở hoa trên giấy 
Khổ 5: Tay như người bạn tâm tình cùng bé 
5. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ 
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ 
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- HS tự học thuộc các khổ thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình -1 em đọc thuộc lòng cả bài thơ 
6. HĐ ứng dụng :
- VN tiếp tục HTL bài thơ
7. HĐ sáng tạo 
- Sử dụng đôi bàn tay để luyện chữ đẹp và làm các việc có ích cho mọi người
Chuẩn bị bài sau: Đơn xin vào đội 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
-Kiến thức: 
- Biết cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ ).
 - Rèn kỹ năng tính và giải các bài toán liên quan đến các phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
-Hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
-Hình thành và phát triển năng lực : Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động :
- Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đọc vài phép tính cộng hoặc trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) để HS nêu kết quả. 
Chốt cách đặt tính và tính cộng, trừ các số có 3 c/số (không nhớ)
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 
2. HĐ thực hành 
Bài 1: 
- Khi đặt tính và thực hiện các phép tính cộng (trừ) các số có 3 chữ số với số có hai chữ số, em cần lưu ý gì?
- Thực hiện theo thứ tự nào?
Chốt cách đặt tính và tính cộng, trừ các số có 3 c/số (không nhớ)
Bài 2:
- Vì sao phần a tìm x lại thực hiện phép cộng ?
 - Tại sao phần b lại thực hiện phép trừ ? 
Chốt cách tìm SBT, SH chưa biết: SBT=H +ST; SH=T-SH
Bài 3:
-Bài toán thuộc dạng toán nào?
Chốt cách tìm số nữ: lấy tổng số người – số nam
- HS làm bài cá nhân vào vở
- Chia sẻ kết quả trước lớp
- Ta đặt sao cho: Hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm.
- Từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị.
- Làm bài cá nhân vào giấy nháp.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
a) x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x = 469
b) x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 X = 141
- Vì x là số bị trừ ; Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng đã biết.
- Làm bài cá nhân vào vở
- Chia sẻ trước lớp
 Giải
Số nữ của đội đồng diễn có là:
 285-140 = 145 (em)
 Đáp số: 145 em
-“Tìm số hạng trong 1 tổng”
 3. HĐ ứng dụng :
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta thế nào?
4. HĐ sáng tạo:
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- Hãy đếm số HS trong lớp, sau đó đếm số HS nữ, từ đó để tìm ra số HS nam của lớp (không đếm) 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
 _______________________________________
Tiết 3 Chính tả ( Nghe viết)
 CHƠI CHUYỀN 
I.Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Điền đúng các vần ao / oao vào chỗ trống ( BT2).
- Làm đúng BT (3a).
 - Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
-Hình thành và phát triển năng lực : NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề 
-Hình thành các phẩm chất: yêu nước,chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động :
- TC: Viết đúng - viết nhanh
Cho HS thi đua viết đúng, viết nhanh các từ có tiếng “lo” và “no”
- HS nghe bài hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”
- HS viết vào nháp
 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả 
a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
 - GV đọc bài thơ một lượt.
- Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
- Khổ thơ 2 nói điều gì?
- 1 Học sinh đọc lại.
- 1 HS đọc khổ thơ 1
- Cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
- Một học sinh đọc khổ thơ 2.
- Ý nói chơi chuyền giúp bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ có mấy dòng?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép, vì sao?
- Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào mấy ô?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn.
- Giáo viên đọc từ khó.
- Bài thơ có 18 dòng.
- Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
- Chữ đầu dòng thơ viết hoa.
- Các câu: “Chuyền chuyền... hai đôi”.
 Vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền 
- Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào 4 ô.
- Học sinh nêu các từ: chuyền, que, lớn lên, dẻo dai, sáng.
-Lớp giấy nháp .
 3. HĐ viết chính tả 
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng 
-GV đọc từng câu, từng cụm từ
- Lắng nghe
- HS nghe và viết bài.
 4. HĐ chấm và nhận xét bài
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
 5. HĐ làm bài tập
Bài 2: ao hay oao?
- GV yêu cầu
- Nhận xét, đánh giá
Củng cố cách phân biệt vần ao, oao
- Làm bài cá nhân – Chia sẻ kết quả
+ ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán
Bài 3:
- GV nhận xét – đưa ảnh cái liềm cho HS quan sát.
Củng cố cách phân biệt l/n
- Làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp
+ lành - nổi - liềm
6. HĐ ứng dụng 
 - Trò chơi: Tiếp sức “Thi tìm tiếng có vần ao và oao”
- Nhận xét tuyên dương
-HS nêu các từ mình đã tìm được.
7. HĐ sáng tạo 
- Tự tìm 1 bài thơ mà mình yêu thích rồi chép lại cho đẹp.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................
 ___________________________________________
Chiều - tiết 1 Đạo đức
 KÍNH YÊU BÁC HỒ (TIẾT 1)
I.Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức: Học sinh biết: 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 - Biết được thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 -Luôn tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác. Hiểu, ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”
-Hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
-Hình thành và phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phá

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_chu.docx