Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của thú trên hình vẽ hoặc vật thật.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội:

- Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người.

* Năng lực chung:

- Giao tiếp- hợp tác

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của thú trong tự nhiên.

3. Nội dung tích hợp:

*GD BVMT:

- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài thú sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các thú trong tự nhiên.

*Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài:

-Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; Xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú .

- Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền,

 bảo vệ các loài thú nuôi ở nhà

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

docx 55 trang ducthuan 04/08/2022 1290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
TOÁN
TIẾT 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Biết giải bài toán có liên quan 
* Năng lực chung: 
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh cẩn thận, tỉ mỉ khi làm bài, yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, đồng hồ
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”:
+ Tìm số liền trước và số liền sau của các số: 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999
- Học sinh chơi
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: Học sinh biết cách so sánh các số trong phạm vi 100.000.
* Phương pháp: vấn đáp 
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
a. GV viết bảng, yêu cầu HS so sánh
- HS nhận xét 999 ít chữ số hơn 1012 
b. GV viết tiếp và yêu cầu HS so sánh 
a, So sánh 100 000 với 99 999
- GV viết bảng rồi HD HS nhận xét
Đếm số chữ số của hai số
+ Số 100 000 nhiều chữ số hơn
 Nên: 100 000 > 99 999
 99 999 < 100 000
b) So sánh 76 200 và 76 199 
 - Nhận xét: Hai số có cùng số chữ số
- So sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái -> phải 
- HS so sánh tiếp:
*Kết luận: 
+ Hai số cùng có 4 chữ số
+ Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải. 
1. Củng cố nguyên tắc so sánh các số trong phạm vi 10 000
 999. . . . . . 1012
nên 999 < 1012
 9790. . . . 9786
Vậy 9790 > 9786
2. Giới thiệu cách so sánh các số trong phạm vi 100 000 
 100 000 > 99 999
 99 999 < 100 000
Vậy 76 200 > 76 199
73 250 và 71 699
 93 273 và 93 267
3. Luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh củng cố so sánh các số trong phạm vi 100.000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số đã cho
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 13 phút 
* Cách tiến hành: 
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh làm bài vào vở, 2 HS lên bảng thực hiện 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S
 + Giải thích cách so sánh
+ Học sinh tự đối chiếu kết quả
*Kết luận: So sánh lần lượt từng hàng từ hàng cao đến hàng thấp. 
Bài tập 1: >, < =
4589 < 10 001
8000 = 7999 +1
3527 > 3519
35 276 > 35 275
99 999< 100000
86 573 < 96 573. 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
-Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
 + Giải thích cách so sánh?
+ Đổi vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: Lưu ý HS cách so sánh các số có năm chữ số. 
Bài số 2: >, <, =
89 156 < 98 516 
69 731 > 69 713 
79 650 = 79 650 
67 628 < 67 728
89 999 < 90 000
78 659 > 76 860
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài miệng. 
- Chữa bài: + Nhận xét Đ/S?
+ Để khoanh đc vào số lớn nhất hay bé nhất ta phải làm gì? (so sánh số )
- HS thực hiện trao đổi vở kiểm tra. 
*Kết luận: So sánh các số để tìm ra số lớn nhất hoặc bé nhất theo yêu cầu. 
Bài tập 3:
a) Tìm số lớn nhất trong các số sau: 83 269; 92 368; 29 863; 68 932. 
b) Tìm số bộ nhất trong các số sau: 74 203; 100 000; 54 307; 90 241. 
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng để sắp xếp số 
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài vào vở
- Chữa bài: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
+ Nhận xét Đ/S?
+ Để xếp đủ các số theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé ta phải làm gì? (so sánh số)
*Kết luận: So sánh các số rồi sắp xếp theo các thứ tự yêu cầu của bài. 
Bài tập 4:
a) Viết các số 30 620; 8258; 31 855; 16 999 theo thứ tự từ bé đến lớn. 
b) Viết các số 65 372; 56 372; 76 253; 56 327 theo thứ tự từ lớn đến bé. 
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nêu cách so sánh các số trong phạm vi 100 000?
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
THÚ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết tên và chỉ các bộ phận bên ngoài của thú trên hình vẽ hoặc vật thật.
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội: 
- Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp- hợp tác
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh bảo vệ sự đa dạng của thú trong tự nhiên.
3. Nội dung tích hợp: 
*GD BVMT:
- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các loài thú sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các loài thú.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các thú trong tự nhiên.
*Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài:
-Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; Xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú . 
- Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền,
 bảo vệ các loài thú nuôi ở nhà 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”:
 + HS nêu tên 1 số con thú mà em biết?
+ Nuôi thú nhà có ích lợi gì? ( )
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Dẫn vào bài 
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: - Học sinh biết gọi tên một số loài thú. Phân biệt được thú rừng, thú nhà. 
 * Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm, động não 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
Làm việc theo nhóm:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
+ Kể tên các loài thú rừng mà bạn biết.
+ Nêu đặc điểm, cấu tạo ngoài của từng loài thú rừng được quan sát.
+ So sánh, tìm ra những điểm giống, khác nhau giữa 1 số loài thú rừng và thú nhà.
*Kết luận: Thú nuôi có những biến đổi phù hợp với cách nuôi dưỡng, chăm sóc của con người.
Làm việc cả lớp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lợi ích của thú rừng
+ Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ thú rừng.
*Kết luận: Thú rừng cung cấp dược liệu quý, là nguyên liệu để làm đồ trang trí. Thú rừng giúp thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp hơn.
1. Gọi tên các bộ phận bên ngoài của các loài thú. 
- Đầu, mình, chân, đuôi.
- Là động vật có xương sống, có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa. 
- Thú nuôi được người nuôi. Thú rừng sống tự do trong rừng. 
2. Ích lợi của thú rừng. 
- Da hổ, báo, hươu nai, ngà voi: nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ, trang trí. 
- Mật gấu, sừng tê giác, sừng hươu, nai, nhung hươu cung cấp dược liệu quí. 
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: - Học sinh hiểu và có ý thức bảo vệ thú rừng. 
 * Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- GV treo tranh giới thiệu 1 số loài thú quý hiếm. Số lượng các con vật này còn rất ít. 
+ Chúng ta phải làm gì để các loài thú rừng không bị mất đi?
(KNS-Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị; Xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú . )
+Kể các biện pháp bảo vệ thú rừng?
+ Em hãy viết một khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động bảo vệ các loài thú quý hiếm?
+ Ở địa phương em đã làm gì để bảo vệ thú quý hiếm?
(KNS-Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài thú nuôi ở nhà )
*Kết luận: Bảo vệ các loài thú là việc làm rất cần thiết.
3. Bảo vệ thú rừng
- Cần bảo vệ thú rừng, không săn bắn, bắt thú rừng bừa bãi, không chặt phá rừng bừa bãi. 
- Không chặt phá rừng bừa bãi, cấm săn bắn trái phép, nuôi dưỡng các loài thú quý. 
- Hãy cứu lấy thú quý hiếm, chúng tôi cần rừng xanh. 
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vẽ tranh về loài thú 
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS vẽ một con thú và tô màu 
- HS vẽ một con thú, tô màu và ghi tên các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
- Từng cá nhân dán bài của mình lên bảng và giới thiệu về tranh
- Giáo viên kết luạn chung, giáo dục Hs ý thức bảo vệ các loài thú.
5. Củng cố- dặn dò: 2 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
Học sinh hiểu:
+ Nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
+ Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.
b. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
 - Học biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
3. Nội dung tích hợp: 
*BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT. 
*GDTKNL:-Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của loài người nói riêng và trái đất nói chung. Nguồn nước không phải là vô hạn cần phải giữ gìn và bảo vệ sử dụng tiết kiệm hiệu quả . 
-Sử dụng năng lượng nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, ở trường và gia đình. 
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn và bảo vệ nguồn nước. 
- Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước( gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng nước lãng phí, không đúng mục đích. 
*TT Hồ Chí Minh:- Giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm theo gương Bác Hồ. 
*GDMTBĐ:Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng,có ý nghĩa quyết định với cuộc sống và phát triển kinh tế ở vùng biển đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở biển đảo. 
* Các kĩ năng sống cơ bản có trong bài:
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến các bạn. 
-Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. 
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan tới tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường. 
-Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường . 
- K/năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà, ở trường. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, phiếu học tập
 - Học sinh: SGK, VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Hát: “Trái Đất này là của chúng mình”.
- Cho học sinh chơi trò chơi yêu thích 
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Khám phá: 
*Mục tiêu: HS biết: Nước sạch rất cần thiết với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn uống...) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
* Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm 
- Quan sát 4 bức tranh và thảo luận nhóm. 
- Đưa tranh/ảnh và yêu cầu học sinh nêu nội dung từng bức tranh/ảnh đó.
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
1. Tranh/ảnh vẽ cảnh ở đâu? (miền núi, miền biển hay đồng bằng... ).
2. Trong mỗi tranh, em thấy con người đang dùng nước để làm gì?
3. Theo em nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung và kết luận.
*Kết luận: Nước được dùng ở mọi nơi, nước dùng để ăn, uống, sản xuất. Nước có vai trò quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt. 
1. Nước cần thiết với cuộc sống con người
Tranh 1. Nước sử dụng dùng để tắm, giặt.
Tranh 2. Nước dùng trong trồng trọt, chăn nuôi.
Tranh 3. Nước dùng để ăn uống.
Tranh 4. nước ở ao, hồ điều hòa không khí.
+ Nước được sử dụng ở mọi nơi (miền núi, đồng bằng và cả miền biển).
+ Nước được dùng để ăn uống, để sản xuất...
+ Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe cho con người.
2. Luyện tập 
*Mục tiêu: Học sinh biết nhận xét, đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước. 
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên treo 4 bức tranh lên bảng.
1. Bức tranh vẽ gì? Tại sao lại thế?
2. Để có được nước sạch để dùng chúng ta phải làm gì?
3. Khi mở vòi nước, nếu không có nước, em cần phải làm gì? Vì sao?
+ Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, phát cho mỗi cặp 1 phiếu bài tập yêu cầu thảo luận và hoàn thành phiếu. Ghi Đúng Sai vào các hành động 
*Kết luận: Để có nước sạch và sử dụng lâu dài, chúng ta phải biết tiết kiệm, dùng nước đúng mục đích và phải biết bảo vệ và giữ sạch nguồn nước.
Vứt rác đúng nơi qui định và sử dụng nước đúng mục đích là thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Chúng ta phải ủng hộ và thực hiện tiết kiệm nước để sử dụng lâu dài về sau, đồng thời bảo vệ nguồn nước để giữ gìn sức khỏe.
 Cần phê phán và ngăn chặn hành vi làm ô nhiễm và lãng phí nước.
2. Cần thiết phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
+ Tranh 1. Đất ruộng nứt nẻ vì thiếu nước: 
Tranh 2. Nước sông đen đặc và đầy rác bẩn.
Tranh 3. Vẽ em bé bị đau bụng do uống phải nước bẩn.
Tranh 4. Em bé vặn vòi nước nhưng không có nước vì nước đã hết..
+ Để có nước sạch dùng phải biết tiết kiệm và giữ sạch nước.
+ Khóa vòi nước lại (...)
a/ Tắm rửa cho trâu bò ngay cạnh giếng nước ăn. (S)
b/ Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ. (S)
c/ Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng. (Đ)
d/ Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại (S)
đ. Không vứt rác trên bờ hồ, bờ biển. (Đ)
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh tự liên hệ
 * Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
Hoạt động nhóm đôi
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi ý kiến.
+ Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
+ Nước sinh hoạt ở nơi em đang sống là sạch hay ô nhiễm?
+ Ở nơi em đang sống mọi người sử dụng nguồn nước như thế nào?
- Từng cặp HS trao đổi với nhau.
- 1 số HS trình bày trước lớp.
*Kết luận: BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường thêm sạch đẹp, góp phần BVMT. 
*GDMTBĐ:Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định với cuộc sống và phát triển kinh tế ở vùng biển đảo. Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở biển đảo. 
3. Liên hệ thực tế.
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
+ Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn chúng ta cần biết cách sử dụng hợp lí . 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
+ Năng lực văn học
- Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo 
* Năng lực chung: 
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học, trách nhiệm; trung thực kỉ luật. 
3. Nội dung tích hợp: 
*GD BVMT:GV liên hệ: Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; Câu chuyện giúp ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
* GDKNS:
-Tự nhận thức, 
-Xác định giá trị bản thân 
-Lắng nghe tích cực 
-Tư duy phê phán 
-Kiểm soát cảm xúc 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh chơi trò chơi yêu thích
- Giới thiệu chủ điểm: Thể thao và giới thiệu bài đọc
-Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ truyện, nói về tranh: Cuộc chạy đua của muôn thú diễn ra trong rừng Từ đó, dẫn vào câu chuyện: Cuộc chạy đua trong rừng.
- Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành: 
a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV đưa câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- HS đọc chú giải SGK.
+ Em hiểu đối thủ là ai?
+ Thảng thốt là thái độ như thế nào?
+ Em hiểu như thế nào là chủ quan?
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc lại toàn bài.
+ Đoạn 1: Giọng đọc sôi nổi, hào hứng,...
+ Đoạn 2: Lời khuyên nhủ của Ngựa Cha: đọc với giọng âu yếm, ân cần. Lời đáp của Ngựa Con: tự tin, ngúng nguẩy,...
+ Đoạn 3: Đọc chậm, gọn, rõ (tả buổi sáng trong rừng...)
+ Đoạn 4: Giọng nhanh, hồi hộp (tả sự dốc sức của các vận động viên),...
- Từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, lung lay, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh,... 
- Câu dài:
+ Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: / đừng bao giờ chủ quan / cho dù đó là việc nhỏ nhất //
- Giải nghĩa từ: 
+ Người (đội) tranh thắng thua với đội khác
+ Hoảng hốt vì bất ngờ. 
+ Tự tin quá mức, không lường trước khó khăn
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại 
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh 
+ Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?
+ Nghe cha nói ngựa con có phản ứng như thế nào? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?
+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì? 
- Nêu nội dung chính của bài?
*GD BVMT:GV liên hệ: Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; Câu chuyện giúp ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.
1. Ngựa con chuẩn bị đi thi chạy. 
- Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình xuống dòng suối trong veo thấy . . . . đồ nâu tuyệt đẹp, bờm dài . . . . vô địch. 
2. Ngựa con không nghe lời khuyên của cha. . 
- Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp. 
- Ngựa con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm, con nhất định sẽ thắng. 
3. Ngựa con thua và rút ra bài học. 
- Ngựa con chuẩn bị cho hội thi không chu đáo. Đáng lẽ phải sửa cho bộ móng sắt thì ngựa con lại lo chải chuốt. Không nghe lời khuyên của cha. 
- Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất. 
* Nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại 
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. đọc phù hợp với diễn biến của truyện. 
 * Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2
+ Khi đọc đoạn văn này em cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
+ Giọng đọc của đoạn văn trên như thế nào?
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- 2- 3 HS thi đọc lại đoạn 2
- 1 HS đọc lại toàn bài.
 Ngựa Cha thấy thế, / bảo: // -Con trai à, / con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. // Nó cần thiết cho cuộc đua / hơn là bộ đồ đẹp // Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước / ngúng nguẩy đáp: // 
-Cha yên tâm đi /. Móng của con chắc chắn lắm // Con nhất định sẽ thắng mà ! //
* Tiêu chí bình chọn:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được tình cảm của từng nhân vật
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu: Học sinh Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. Học sinh M3 + M4 kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. 
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể chuyện
- HS nêu yêu cầu phần kể chuyện.
- Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn 
- HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn chuyện, đặt tên cho từng đoạn của chuyện
- 1 HS khá kể mẫu: Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa con là nhập vai mình là Ngựa con, kể lại câu chuyện xưng “ tôi” hoặc “ mình” 
- GV nhận xét: chú ý kể với giọng sôi nổi, hào hứng, thể hiện nội dung cụ thể của từng đoạn.
- HS tập kể trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện giữa các nhóm.
- 1 HS lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn của truyện rồi sau đó kể lại từng đoạn của truyện 
+ Tranh 1 : Ngựa Con mải mê soi bóng mình dưới nước.
+ Tranh 2 :Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
+ Tranh 3 : Cuộc thi. Các đối thủ đang ngắm nhau.
+ Tranh 4: Ngựa Con phải bỏ dở cuộc đua vì bị hỏng móng
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không, đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện: Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ bản thân
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ Câu chuyện kể về về ai?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
- Học sinh trình bày 1 phút 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: GD học sinh làm việc luôn cẩn thận, tránh chủ quan
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 137: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ 
- Biết so sánh các số.
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100000 (tính viết và tính nhẩm).
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm bài tập liên quan.
* Giảm tải: Bài tập 4 Không yêu cầu viết số, chỉ trả lời 
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. Tự chủ- tự học. Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh yêu thích và ham học toán, tính cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Bảng phụ 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi thuyền”:
+ So sánh: 32400 .... 684, 71624 .... 71536 (...)
+ Nêu cách so sánh các số có 5 chữ số
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Học sinh biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức đơn giản). 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Chữa bài:
+ Học sinh đọc bài làm
 + Nhận xét Đ - S?
+ Nêu đặc điểm của mỗi dãy số?
+ Đổi vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: dãy số tự nhiên liên tiếp; dãy số tròn chục liên tiếp, dãy số tròn trăm liên tiếp; Dãy số dãy số tròn nghìn liên tiếp. 
Bài tập 1: Số? 
a. 99 600; 99 601; . . . ; . . . . ; . . . 
b. 18 200; 18 300; . . . ; . . . . ; . . . . 
c. 89 000, 90 000, 91 000, 92 000, 
 93 000.
*Hoạt động cá nhân:
- Hs nêu yêu cầu
- Hs tự làm bài
- Chữa bài: 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tiếp sức”
+ Nhận xét Đ - S?
+ Làm thế nào em điền dấu > trong bài 6500 + 200 > 6621
 *Kết luận: Nêu trong bài so sánh có biểu thức, ta tính kết quả của biểu thức trước rồi mới so sánh 
Bài 2: >, < =
 a) 8357 > 8257 b) 3000 + 2 < 3200
 36 478 6621
 89 429 > 89 420 8700 - 700 = 8000
 8398 < 10 000 9000 + 900 < 10 000
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Chữa bài:
+ Học sinh đọc bài làm
+ Nhận xét Đ/ S?
+ Nêu cách nhẩm?
+ HS đổi vở kiểm tra bài
*Kết luận: Củng cố cách tính nhẩm các số tròn nghìn, tròn chục nghìn. 
Bài 3: Tính nhẩm
a) 8000 - 3000 = 5000 
 6000 + 3000 = 9000 
 7000 + 500 = 7500 
 9000 + 900 + 90 = 9990 
b) 3000 2 = 6000
 7600 - 300 = 7300
 200 + 8000: 2 = 4200
 300 + 4000 2 = 8300
*Hoạt động cả lớp:
- Nêu yêu cầu 
- HS làm bài - Chữa miệng 
*Kết luận: Cách xác định số lớn nhất và bé nhất có năm chữ số. 
Bài tập 4: 
a. Số lớn nhất có 5 chữ số: 99 999. 
 b. Số bé nhất có năm chữ số: 10 000. 
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- 4 em lên bảng, cả lớp làm bài vào vở
- Chữa bài:
+ Học sinh đọc bài
 + Nhận xét Đ /S?
+ Khi đặt tính cộng, trừ ta cần lưu ý điều gì?
+ Giáo viên chấm nhanh bài cho học sinh 
*Kết luận: Củng cố các phép tính +, - , x: số các 4 chữ số. 
Bài tập 5: Đặt tính rồi tính
b) 8460 6 ; 
 24 1410 
 06 
 00
 0 
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức 
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Nội dung: Giáo viên đưa các số để học sinh so sánh 
- Học sinh chơi
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
89156... 98516 79650... 79650
69731... 69713 67628...67728
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
CÙNG VUI CHƠI 
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
+ Năng lực ngôn ngữ
- Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ.
+ Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: các em HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên HS chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn, (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc cả bài thơ) 
 * Năng lực chung:
- Tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề. 
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng học sinh Chăm học; tự tin, đoàn kết yêu thương. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút)
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên:
+ Đọc bài “Cuộc đua trong rừng”
+ Nêu nội dung chính của bài
-

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.docx