Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế.

- HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- HS biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.

- HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.

II. CHUẨN BỊ:

Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .

III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:

*Hoạt động 1: (7-9’): Phân tích thông tin

- GV phát cho mỗi nhóm một vài bức tranh ảnh về các hoạt động hữu nghị giữa TNVN và TNQT.

- Các nhóm thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

* GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu, bốn biển.

*Hoạt động 2: (10-12’): Du lịch thế giới

- Mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em một nước, giới thiệu đôi nét về VH của nước đó.

- Sau phần trình bày của mỗi nhóm - đặt câu hỏi giao lưu.

- Thảo luận cả lớp: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì?

* GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, . nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, .

*Hoạt động 3: (10-12'): Thảo luận nhóm

- Thảo luận nhóm: Liệt kê các việc các em có thể làm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi QT .

- Đại diện nhóm trình bày.

* GV kết luận: Có rất nhiều cách làm để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế: Kết nghĩa; tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác; tham gia các cuộc giao lưu; viết thư, gửi ảnh, gửi quà; vẽ tranh, làm thơ, .

*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS xem lại bài học.

 

doc 23 trang ducthuan 05/08/2022 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21: Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017
Đạo đức:
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế.
- HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- HS biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
- HS biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
II. CHUẨN BỊ:
Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế .
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (7-9’): Phân tích thông tin
- GV phát cho mỗi nhóm một vài bức tranh ảnh về các hoạt động hữu nghị giữa TNVN và TNQT.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
* GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu, bốn biển.
*Hoạt động 2: (10-12’): Du lịch thế giới
- Mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em một nước, giới thiệu đôi nét về VH của nước đó.
- Sau phần trình bày của mỗi nhóm - đặt câu hỏi giao lưu.
- Thảo luận cả lớp: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì?
* GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước mình, ...
*Hoạt động 3: (10-12'): Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm: Liệt kê các việc các em có thể làm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi QT .
- Đại diện nhóm trình bày.
* GV kết luận: Có rất nhiều cách làm để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế: Kết nghĩa; tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác; tham gia các cuộc giao lưu; viết thư, gửi ảnh, gửi quà; vẽ tranh, làm thơ, ...
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 10 000
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con:
Đặt tính rồi tính: 2544 + 5878 ; 609 + 6867.
- Nhận xét
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK trang 103)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm việc cá nhân vào vở.
- 4 HS nêu kết quả, nêu các cách nhẩm. (5000 + 1000 =?
Nhẩm: 5 nghìn + 1 nghìn = 6 nghìn
Vậy : 5000 + 1000 = 6000)
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 8000; 9000; 10 000.
Củng cố cách cộng nhẩm các số tròn nghìn có bốn chữ số.
* Bài tập 2: Tính nhẩm (theo mẫu):
- 1 HS nêu mẫu.
- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng điền kết quả.
- Nhận xét, nêu lại cách nhẩm.
- GV chốt kết quả đúng: 2400; 9900; 4300; 5600; 7800.
Củng cố cách cộng nhẩm các số tròn nghìn với số tròn trăm.
* Bài tập 3: Đặt tính rồi tính:
- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) 6779; 6284; b) 7461; 7280.
Củng cố cách cộng các số có bốn chữ số.
* Bài tập 4: Tính số lít dầu cả hai buổi bán được?
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS tóm tắt - 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt lời giải đúng: Cả hai buổi cửa hàng bán được 1296 lít dầu.
Củng cố giải toán bằng hai phép tính liên quan đến cộng các số có bốn chữ số.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Tự nhiên và Xã hội:
THÂN CÂY
I. MỤC TIÊU:
Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân
bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
- Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về Thực vật
- ? Kể tên các bộ phận thường có của một cây?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: (13-15’): Làm việc với SGK theo nhóm
* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình trang 78, 79 SGK trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- GV giúp HS nhận ra điểm đặc biệt của cây su hào.
* Kết luận:
- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
*Hoạt động 3: (12-14’): Chơi trò chơi Bingo
* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV gắn lên bảng hai bảng câm, phát phiếu cho mỗi nhóm và hướng dẫn HS cách chơi.
Bước 2: Chơi trò chơi - GV làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
Bước 3: Đánh giá - Cả lớp chữa bài theo đáp án đúng:
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại nội dung bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán:
ÔN TẬP TUẦN 21
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ô li.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 10 000
- HS làm lại BT 3b (SGK trang 103).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (BTTNC trang 18-19)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm việc cá nhân vào vở BT.
- 4 HS nêu kết quả, nêu cách nhẩm : (3000 + 5000 = ?
Nhẩm : 3 nghìn + 5 nghìn = 8 nghìn
Vậy : 3000 + 5000 = 8000).
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 8000 ; 10 000 ; ... ; 5300 ; 6400.
Củng cố cách tính nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- HS làm vào vở BT, 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: 5482; 7286; 3590; 1094.
Củng cố cách cộng các số có bốn chữ số.
* Bài tập 3: Tính số kg cam cả hai đội hái được?
- Cả lớp làm vào vở BT, 1 HS tóm tắt - giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Cả hai đội hái được 1230 kg cam.
Củng cố giải toán cộng các số có bốn chữ số.
* Bài tập 4: - HS đọc yêu cầu a, b trong VBT.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: (2-3'): Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện tiếng việt: 
CHỦ ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC 
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa.
- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào?; trả lời được câu hỏi Khi nào?
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (18-20'): Củng cố về nhân hóa
* Bài tập 5: Viết tiếp để có hình ảnh nhân hóa.
- 1-3 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS trả lời.
 * GV chốt kết quả đúng: 
 a) Bác mặt trời cười rất tươi.
 b) Chị chổi rơm rất chăm chỉ.
 c) Anh chích chòe hát rất hay.
* Bài tập 2: Chép những dòng thơ nói về sự vật có hoạt động như hoạt động của con người vào chỗ trống:
Em nằm trên chiếc võng
Chuyện đêm bố vượt rừng.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng: Đung đưa chiếc võng kể / Chuyện đêm bố vượt rừng.
*Hoạt động 2: (14-16’): Ôn cách đặt câu hỏi Khi nào?
* Bài tập 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Khi nào?
a) Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta đã thắng lớn ở Điện Biên Phủ.
b) Đêm hôm ấy, chị Bưởi phải vượt sông Kinh Thầy để chuyển công văn từ xã lên huyện.
c) Năm mười bốn tuổi, Hòa xin mẹ cho được đi đánh giặc.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng:
a. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp
b. Đêm hôm ấy
c. Năm mười bốn tuổi
* Bài tập 4: Trả lời câu hỏi Khi nào?, Bao giờ?, Lúc nào? và viết câu trả lời vào chỗ trống:
a) Khi nào lớp em tổ chức kết nạp đội viên mới?
b) Em biết đọc bao giờ?
c) Lúc nào em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa?
- Cả lớp làm bài tập vào vở ô li.
- HS nêu bài làm.
- Nhận xét, bổ sung, chốt đáp án đúng:
a. Ngày mồng 3 tháng 2 tới
b. Em biết đọc từ hồi học lớp 1
c. Em giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa vào lục đi học về
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... .. ..... ...
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2017
Toán:
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000).
- Củng cố trung điểm của đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép cộng các số trong phạm vi 10 000
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp đặt tính rồi tính vào bảng con:
2808 + 765 ; 9000 + 500.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (8-10'): Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 8652 - 3917
- GV nêu phép tính: 8652 - 3917 = ?
- HS thực hiện phép trừ.
- Nêu cách trừ.
- Nêu quy tắc trừ: Muốn trừ số có bốn chữ số cho số có đến bốn chữ số, ta viết số trừ dưới số bị trừ trừ từ phải sang trái.
*Hoạt động 3: (18-20'): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2b, 3, 4 (SGK trang 104)
HS khá giỏi làm tiếp bài tập 2a
* Bài tập 1: Tính:
- HS làm việc cá nhân - 4 HS nêu kết quả, nêu cách trừ 3561 - 924
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng: 3358; 2655; 959; 2637.
Củng cố cách trừ các số có bốn chữ số.
* Bài tập 2b: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu cách thực hiện 2340 - 512.
- GV chốt kết quả đúng: a) 3526; 5923; b) 3327; 1828.
Củng cố phép trừ các số có bốn chữ số.
* Bài tập 3: Tìm số vải còn lại của cửa hàng?
- Cả lớp làm vào vở - 1 HS tóm tắt - giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 2648m vải.
Củng cố giải toán có lời văn (có phép trừ các số trong phạm vi 10 000).
* Bài tập 4: Vẽ đoạn thẳng AB rồi xác định trung điểm của đoạn thẳng đó:
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả vẽ.
- Nhận xét, bổ sung, chốt kết quả đúng.
Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng..
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập.
Tập đọc - Kể chuyện:
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đúng các từ ngữ : triều đình, mỉm cười, vỏ trứng.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo, chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK).
B. Kể chuyện:
Kể lại được môt đoạn của câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
TẬP ĐỌC
(1,5 tiết)
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố đọc hiểu bài Chú ở bên Bác Hồ
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (18-20'): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc câu - luyện đọc từ khó phát âm.
- Luyện đọc đoạn: HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài - giải nghĩa từ : đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc đồng thanh cả bài.
*Hoạt động 3: (10-12'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV chốt lại:
1. Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
2. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
3. Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng
được nặn bằng bột chè lam. ...
4. Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- HS nêu nội dung của câu chuyện.
- GV chốt lại : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta.
*Hoạt động 4: (13-15'): Luyện đọc lại
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- HS thi đọc đoạn văn.
- 2 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
(0,5 tiết)
*Hoạt động 1: (1-2'): GV nêu nhiệm vụ
Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó tập kể một đoạn của câu chuyện.
*Hoạt động 2: (18-20'): Hướng dẫn HS kể chuyện
a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện:
- HS làm việc theo cặp: đọc và đặt tên cho từng đoạn.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
- GV chốt các đáp án đúng.
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện:
- Mỗi HS chọn một đoạn của câu chuyện kể lại.
- Năm HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn.
- Cả lớp nhận xét bình chọn người kể hay.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Tiếp tục tập kể lại câu chuyện.
Chính tả:
Nghe - viết: ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền các âm dễ lẫn: tr/ch.
II. CHUẨN BỊ:
Vở chính tả.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt s/x
- HS viết bảng các từ: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (20-22’): Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài.
- 1HS đọc lại.
- HS tìm hiểu nội dung bài viết: Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- GV chốt lại: Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả - cách trình bày.
- HS tìm những chữ dễ viết sai viết vào giấy nháp: vỏ trứng, triều đình.
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm chữa bài:
- GV đọc cho HS soát bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
- GV chấm 5 - 7 bài, chữa lỗi và nhận xét.
*Hoạt động 3: (6-8’): Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:
- HS đọc y/c bài tập.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh. (chỉ viết những tiếng cần điền).
- HS đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại: chăm chỉ, trở thành, trong, triều đình, trước thử thách, xử trí, làm cho, kính trọng, nhanh trí, truyền lại, cho nhân dân.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại bài tập.
Luyện tiếng việt: (Tuần: 21)
CHỦ ĐIỂM SÁNG TẠO 
I. MỤC TIÊU:
- Kĩ năng đọc thành tiếng bài Ông tổ nghề thêu.
- Kĩ năng đọc hiểu bài Ông tổ nghề thêu.
- Kĩ năng kể câu chuyện Ông tổ nghề thêu.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (12-14’): Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng
- 5 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em 1 đoạn.
- HS luyện đọc theo nhóm 5 em.
- Các nhóm thi đọc đoạn trước lớp.
- 2 HS đọc cả bài.
*Hoạt động 2: (7-9’): Củng cố kĩ năng đọc hiểu
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi.
- GV chốt lại:
1. Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
2. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
3. Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng “Phật trong lòng”, hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết hai pho tượng được nặn bằng bột chè lam. ...
4. Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- HS nêu nội dung của câu chuyện.
- GV chốt lại : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta.
*Hoạt động 3: (10-12’): Củng cố kĩ năng kể
- GV nêu n.vụ: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện, kể lại từng đoạn câu chuyện.
B1: Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
- HS đọc và đặt tên.
B2: Kể lại một đoạn của câu chuyện
- Mỗi HS chọn một đoạn của câu chuyện để kể.
- HS kể cả chuyện
- Cả lớp nhận xét bình chọn người kể chuyện đúng và hay nhất.
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập kể chuyện.
Thứ tư ngày 8 tháng 2 năm 2017
Toán:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ:
Vở BT.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 10 000
- 2 HS đặt tính rồi tính trên bảng, cả lớp làm vào bảng con:
5482 - 1956; 8695 - 2772
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK trang 105)
* Bài tập 1: Tính nhẩm:
- HS làm việc cá nhân.
- 4 HS nêu kết quả.
- Nhận xét, nêu lại cách nhẩm: 7000 - 2000 = ?
Nhẩm: 7 nghìn - 2 nghìn = 5 nghìn.Vậy 7000 - 2000 = 5000.
- GV chốt kết quả đúng: 5000; 2000; 8000; 2000.
Củng cố trừ nhẩm các số tròn nghìn.
* Bài tập 2: Tính nhẩm (theo mẫu):
- GV giải thích mẫu.
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS nêu cách thực hiện: 3600 - 600 = ?
Nhẩm: 36 trăm - 6 trăm = 30 trăm, vậy 3600 - 600 = 3000.
- GV chốt kết quả đúng: 3000; 7300; 9400; 5800; 3100; 800.
Củng cố trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
* Bài tập 3: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 4 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, nêu lại cách thực hiện 6473 - 5645; 4492 - 833.
- GV chốt kết quả đúng: a) 3756; 4558; b) 828; 3659.
Củng cố phép trừ các số có bốn chữ số.
* Bài tập 4: Tính số ki lô gam muối còn lại trong kho? (giải bằng một cách)
- HS đọc bài toán 4.
- Thảo luận nhóm tìm cách giải:
Bước 1: Tính số kg muối chuyển đi cả hai lần (2000 + 1700 = 3700kg).
Bước 2: Tính số kg muối còn lại trong kho (4720 - 3700 = 1020kg).
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở ô li.
- 3 HS đọc lại bài làm của mình.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Trong kho còn lại 1020kg muối.
Củng cố về giải toán bằng hai phép tính.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các bài tập
Tập đọc:
BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : thoắt cái, tỏa, rì rào, 
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới: phô.
- Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo, cô
đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo. (trả lời được các CH trong SGK).
3. Học thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ trong bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố kĩ năng đọc bài Ông tổ nghề thêu
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
- HS luyện đọc từng dòng: mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ.
- Luyện đọc khổ thơ trước lớp: HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- ĐT cả bài.
*Hoạt động 3: (8-10'): Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, trả lời câu hỏi SGK.
- GV chốt lại:
1. Từ một tờ giấy trắng, cô đã gấp xong một chiếc thuyền ; từ một tờ giấy đỏ, cô đã làm ra một mặt trời với nhiều tia nắng toả ; từ một tờ giấy xanh, cô tạo ra một mặt nước dập dềnh, những làn sóng lượn quanh thuyền.
2. Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mổt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng. Đó là cảnh biển biếc lúc bình minh.
3. Cô giáo rất khéo tay.
- HS nêu ý chính của bài thơ.
- GVchốt lại : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo.
*Hoạt động 4: (10-12’): Học thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ
- GV đọc lại bài thơ.
-1.2 HS đọc lại.
- HS học thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
*Hoạt động 5: (1-3'): Hoạt động nối tiếp
GV nhận xét tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
Tự nhiên và Xã hội:
THÂN CÂY (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và lợi ích của thân đối với đời sống con người.
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây.
- Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố kiến thức về Thân cây
- Kể tên một số cây thân gỗ, một số cây thân thảo mà em biết ?
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
- GV giải thích: Khi ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. ...... để nuôi cây.
- HS nêu lên các chức năng khác của thân cây.
*Hoạt động 3: (16-18’): Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- HS quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 SGK theo nhóm 4 em. Dựa vào những
hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý:
- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ, ...
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện một nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng vào việc gì. ....
* Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, ...
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP (2t)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về so sánh.
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.
- Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ; 6 tờ giấy A4 (BT3)
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (8-10’): Ôn tập về so sánh
* Bài tập 1: Trong Trường ca Đam San có câu: “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim”
a) Tìm hình ảnh so sánh và từ so sánh trong hai câu trên.
b) Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt?
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng:
a) Nhà dài như tiếng chiêng.
Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.
b) Cách so sánh đặc biệt ở chỗ: Hai sự vật so sánh với nhau không cùng loại. Do đó đã tạo ra sự bất ngờ, độc đáo, thú vị.
*Hoạt động 2: (8-10’): Ôn về từ chỉ đặc điểm
* Bài tập 2: Gạch dưới các từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật trong các câu ở khổ thơ sau
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.
*Hoạt động 3: (12-14’): Ôn về dấu chấm, dấu phẩy
* Bài tập 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Chép lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh vào vở cho đúng chính tả:
Sáng mùng một, ngày đầu xuân em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!
- GV phát phiếu, HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- 1 nhóm làm trên bảng phụ, trình bày kết quả bài làm.
- Nhóm khác nhận xét, GV chốt kết quả đúng: Sáng mùng một, ngày đầu xuân, em cùng ba mẹ đi chúc Tết ông bà nội, ngoại. Em chúc ông bà mạnh khoẻ và em cũng được nhận lại những lời chúc tốt đẹp. Ôi, dễ thương biết bao khi mùa xuân tới!
*Hoạt động 4: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem lại các bài tập.
Luyện Toán:
ÔN: PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt
tính rồi tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua bài toán có lời văn bằng phép trừ.
- Củng cố về trung điểm của đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Vở ôn tập và kiểm tra.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ các số trong phạm vi 10 000
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp đặt tính rồi tính vào bảng con:
5482 - 1956 	8695 - 2772
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
* Bài tập 1: Tính: (GV viết lên bảng theo cột dọc):
8745 - 3786 	6047 - 2626 	5429 - 4788 	7680 - 789
- HS làm việc cá nhân.
- 4 HS lên bảng điền kết quả, nêu cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 4959; 3421; 641; 6891.
Củng cố kĩ năng tính trừ các số có 4 chữ số.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
4169 - 2745 	8207 - 248 	7900 - 898
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- GV chấm nhanh một số bài, 1 HS lên bảng chữa bài.
- HS nêu lại cách thực hiện.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 1424; 7959; 7002.
Củng cố cách thực hiện phép trừ các số có 4 chữ số.
* Bài tập 3: Một cửa hàng có 5450kg gạo, đã bán được 2135kg gạo. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS tóm tắt - 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, chốt câu lời giải đúng: Cửa hàng còn lại 3315kg gạo.
Củng cố ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn.
* Bài tập 4: Xác định trung điểm P của cạnh AB và trung điểm Q của cạnh AC
- HS làm việc cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm.
- Nhận xét, nêu lại cách xác định trung điểm.
Củng cố cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Rút kinh nghiêm
 ..... .. ..... ...
Thứ năm ngày 9 tháng 1 năm 2017
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 10 000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố phép trừ trong phạm vi 10 000
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào bảng con:
6254 - 3258; 5482 - 744.
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (28-30’): Luyện tập, thực hành
HS làm bài tập 1 (cột 1, 2), 2, 3, 4 ( SGK trang 106)
HS khá giỏi làm tiếp BT1 (cột 3)
* Bài tập 1 (cột 1, 2): Tính nhẩm:
- HS làm việc cá nhân - 4 HS nêu kết quả.
- HS nêu lại cách nhẩm các phép tính trong cột 1.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 5600; 5200; 6800; 6300; 8800; 8600.
b) 7000; 3000; 4000; 10 000; 4000; 6000; 10 000; 1000; 9000.
Củng cố cộng, trừ (nhẩm) các số trong phạm vi 10 000.
* Bài tập 2: Đặt tính rồi tính:
- Cả lớp làm vào vở ô li, 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu cách thực hiện 5718 + 636; 8493 - 3667.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng: a) 8460; 6354; b) 4826; 3651.
Củng cố cộng, trừ (viết) các số trong phạm vi 10 000.
* Bài tập 3: Tìm số cây đội đó trồng được?
- Cả lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS tóm tắt - 1 HS giải trên bảng.
- Nhận xét, nêu lại cách giải.
- GV chốt câu lời giải đúng: Đội đó đã trồng được tất cả 1264 cây.
Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.
* Bài tập 4: Tìm x:
- HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu lại cách làm.
- GV chốt kết quả đúng: a) 141; b) 4291; c) 7700.
Củng cố cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
*Hoạt động 3: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Luyện từ và câu:
NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU?
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được 3 cách nhân hoá.
- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học.
II. CHUẨN BỊ:
Đèn chiếu.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5'): Củng cố từ ngữ về Tổ quốc
- 2 HS nêu bài làm bài tập 1 (tiết LTVC tuần 20).
- Nhận xét.
*Hoạt động 2: (10-12’): Phép nhân hóa
* Bài tập 1: HS nêu yêu cầu a, b trong VBT.
- GV đọc diễn cảm bài thơ Ông trời bật lửa, 2 HS đọc lại.
- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu, tổ chức trò chơi : Tiếp sức.
- 3 nhóm tham gia trò chơi, mỗi nhóm 6 em.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- ? Qua bài tập trên, các em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
- GV chốt lại: Có ba cách nhân hoá:
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị.
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước, xuống, vỗ tay cười.
+ Nói với sự vật thân mật như nói với con người (gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn).
*Hoạt động 3: (6-8’): Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
* Bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt kết quả đúng:
a) ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) ở Trung Quốc.
c) ở quê hương ông.
*Hoạt động 4: (8-10’): Trả lời câu hỏi về thời gian, địa điểm
* Bài tập 3: Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi a, b,c(BTTV):
- HS làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt kết quả đúng:
a) ... vào thời kì kháng chiến chống Pháp.
b) ... sống ở trong lán.
c) ... về nhà.
*Hoạt động 5: (2-3’): Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học.
- Xem lại các bài tập.
Chính tả:
Nhớ - viết: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
- Làm đúng bài tập điền âm đầu dễ lẫn: tr/ch.
II. CHUẨN BỊ:
Bảng lớp viết 2 lần 8 từ ngữ cần điền ở bài tập 1.
III. CÁC HĐDH CHỦ YẾU:
*Hoạt động 1: (3-5’): Củng cố về phân biệt tr/ch
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: trí thức, nhìn trăng, ti

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_21_nam_hoc_2016_2017.doc