Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen

Hoạt động của giáo viên

* Các hoạt động chính :

a. Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (15 phút)

( Tích hợp KHS –HCM )

* Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc trường, việc lớp, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

* Cách tiến hành:

- Bước1: Gv đưa ra các câu lệnh:

- Chia các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:

+ Khi bạn có chuyện vui, em sẽ làm gì?

+ Khi bạn có chuyện buồn,em sẽ làm gì?

+ Em đã làm những việc gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?

+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?

+ Các em đã tham gia những việc gì ở trường, ở lớp?

+ Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?

+ Em đã làm những việc gì để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?

+ Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?

+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, các em phải làm gì?

- Bước2:

- Mời đại diện các nhóm trình bày.

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung đã ôn tập, chuyển ý sang hoạt động 2.

b. Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân (12 phút)

* Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học bằng hình thức kiểm tra viết.

* Cách tiến hành:

- Nội dung:

+ Khi bạn có chuyện vui hay buồn, em phải làm gì?

+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?

+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, em phải làm gì?

+ Em đã làm gì để giúp đỡ bà con lối xóm?

- Hs làm bài.

- Gọi một số hs đọc bài của mình.

- Gv chấm tại chỗ từ 5 đến 7 bài, nhận xét

- Thu hết bài của hs để chấm.

 

docx 62 trang ducthuan 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021 - Mai Thanh Sen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021
 Đạo đức tuần 18
Tiết 18: Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì một
( Tích hợp KHS –HCM )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc trường, việc lớp, quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
	2. Kĩ năng: HS biết ứng xử và nhận xét những hành vi đúng với các chuẩn mực đạo đức đã học.
	3. Thái độ: Giúp học sinh có các hành vi ứng xử đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
	1. Giáo viên: Phiếu bài tập.Thẻ Đ - S, một số câu hỏi cho nội dung bài, phiếu học tập 
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
2 Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.
 Nhận xét, cho điểm.
3 Bài mới
 Giới thiệu bài mới :.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
* Các hoạt động chính :
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm (15 phút)
( Tích hợp KHS –HCM )
* Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các nội dung: chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc trường, việc lớp, quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* Cách tiến hành:
- Bước1: Gv đưa ra các câu lệnh:
- Chia các nhóm thảo luận theo gợi ý sau:
+ Khi bạn có chuyện vui, em sẽ làm gì?
+ Khi bạn có chuyện buồn,em sẽ làm gì?
+ Em đã làm những việc gì để chia sẻ vui buồn cùng bạn?
+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+ Các em đã tham gia những việc gì ở trường, ở lớp?
+ Vì sao em phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+ Em đã làm những việc gì để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng?
+ Thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, các em phải làm gì?
- Bước2:
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại từng nội dung đã ôn tập, chuyển ý sang hoạt động 2.
b. Hoạt động 2 : Hoạt động cá nhân (12 phút)
* Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học bằng hình thức kiểm tra viết.
* Cách tiến hành:
- Nội dung:
+ Khi bạn có chuyện vui hay buồn, em phải làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, em phải làm gì?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bà con lối xóm?
- Hs làm bài.
- Gọi một số hs đọc bài của mình.
- Gv chấm tại chỗ từ 5 đến 7 bài, nhận xét
- Thu hết bài của hs để chấm.
-3 hs trả lời.
- Các nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và điều khiển các bạn trong nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
- Làm việc cá nhân.
- Một số hs đọc bài làm của mình.
- 4 hs đọc.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- 4 hs đọc lại các phần ghi nhớ đã ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs ôn lạibài đã học.
- Chuẩn bị bài sau: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
@ RÚT KINH NGHIỆM:
Hoạt động 2 : Hoạt động trò chơi phóng viên 
* Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức đã học bằng hình thức kiểm nói viết.
* Cách tiến hành:
- Nội dung:
+ Khi bạn có chuyện vui hay buồn, em phải làm gì?
+ Vì sao chúng ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp?
+ Để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, em phải làm gì?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ bà con lối xóm?
- Gọi một số hs tham gia phỏng vấn các câu hỏi gợi ý
...............................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021 
 Môn tập đọc tuần 18
Tiết 35: ÔN TẬP KIỂM TRA TIẾT 1
(Tích hợp KNS –MT ) 
I.MỤC TIÊU
Nội dung: Các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 17
-Kĩ năng : Đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1,2 câu họi về nội dung bài đọc.
-Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : “ Rừng cây trong nắng.”
II.CHUẨN BỊ
-Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc.
-Bảng phụ ghi sẵn bài tập đọc.
1. Khởi động: Hát
2. Kiểm tra bài cũ; Â m thanh thành phố.
3. Bài mới:	
 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học 
- Ghi tựa bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc (Tích hợp MT )
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
-Gọi HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét , tuyên dương HS đọc hay.
* Chú ý : Tùy theo số lượng chất lượng HS mà GV quyết định số HS kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,2,3,4.Các tiết 5,6,7 kiểm tra 
HTL 
*Hoạt động 2:Viết chính tả(Tích hợp KNS –MT ) 
-GV đọc đoan văn 1 lượt 
-GV giải nghĩa các từ khó.
+ Uy nghi: dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ:vẻ đẹp lộng lẫy .
Hỏi Đoạn văn tả cảnh gì?
Rừng cây trong nắng có gì đẹp?
Đoạn có mấy câu?
Trong đoạn những chữ nào được viết hoa?
yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa Tìm được.
GV đọc thong thả cho HS viết.
GV đọc lại bài cho HS xót lỗi.
GV thu chấm bài.
Nhận xét 1 số bài chấm. 
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài đọc, về chỗ ngồi chuẩn bị.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại	
-Đoạn văn tả cảnh đẹp 
-HS trả lời
--HS trả lời
-HS viết bảng con
- HS viết vào vở
-HS sửa bài
4.Hoạt động tiếp nối
GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc.
- Chuẩn bị: ôn tập tiết 2
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Hoạt động 1: Kiểm tra bài tập đọc
Đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 70 chữ/1 phút, biết nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, thi đọc theo nhóm
-Gọi HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét , tuyên dương nhóm HS đọc hay.
* Chú ý : Tùy theo số lượng chất lượng HS mà GV quyết định số HS kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,2,3,4.Các tiết 5,6,7 kiểm tra 
HTL 
 .
Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021
Môn : TIẾNG VIỆT
TIẾT 18: ÔN TẬP KIỂM TRA TIẾT 2
(Tích hợp KNS )
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1 )
-Ôn luyện cách và so sánh
-Ôn luyện về mở rộng vốn từ
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Phiếu học tập ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-Bảng ghi sẵn bài tập 2,3 
2.HS SGK
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Khởi động: Hát
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu
Ghi tựa
Hoạt động 1 Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
-Gọi HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét , tuyên dương HS đọc hay.
* Chú ý : Tùy theo số lượng chất lượng HS mà GV quyết định số HS kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1,2,3,4.Các tiết 5,6,7 kiểm tra 
Hoạt động 2: Ôn luyện về so sánh 
Phương pháp đàm thoại, luyện tập
-Bài 2 
Gọi HS đọc yêu cầu
Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2
Hỏi: Nến dùng để làm gì?
Giải thích: Để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở 
Giữa bấc, có nơi gọi là sáp hay đèn cầy.
Cây dù giống như cái ô : Cái ô dùng làm gì?
-Yêu cầu hs tự làm 
-HS chữa bài GV gạch 1 gạch dưới từ so sánh
-Những thân cây tràm vươn thẳng lên tròi như những cây nến khổng lồ.
-Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số
Cây dù xanh cắm trên bãi.
*Hoạt động 3
-Mở rộng vốn từ
Phương phát đàm thoại
Bài 3
+ Gọi 1đọc yêu cầu trong SGK
1HS đọc câu văn trong SGK
-Gọi HS đọc đoạn văn
Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển
Chốt ý : Từ biển trong lá biển xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyể thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở.
-
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc yêu cầu SGK
- Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2
- Để thắp sáng
Che nắng che mưa
-HS tự làm bài
HS chữa bài
Những thân cây tràm vươn thẳng lên tròi 
như	
những cây nến khổng lồ
Đước mọc san sát, thẳng đuột
như	
hằng hà sa số
Cây dù xanh cắm trên bãi.
1hs đọc yêu cầu trong SGK
1HS đọc câu văn trong SGK
5 HS Nối tiếp theo ý hiểu của mình. 
3 HS nhắc lại
HS tự làm vào vở.
Hoạt động nối tiếp
Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
 Nhận xét câu HS đặt 
 Bài làm về nhà ghi nhớ nghĩa của từ.
 Chuẩn bị bài bị bài sau. “Ôn tập tiết 3 ”
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Bài 2 GV tổ chức nhóm 6
Gọi HS đọc yêu cầu tìm các hình ảnh so sánh với nhau
-Những thân cây tràm vươn thẳng lên tròi như những cây nến khổng lồ.
-Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số
Cây dù xanh cắm trên bãi.
 . .
Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021
 Môn Toán tuần 18 
Tiết 86:Chu vi hình chữ nhật
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng được để tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài và chiều rộng). Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):Hát
2- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập., Kiểm tra việc nhận diện các hình đã học. Đặc diểm của hình vuông,
Hình chữ nhật 
- Nhận xét, chữa bài cho HS
3. Bài mới
 Giới thiệu bài mới : Giờ học hôm nay giúp các em xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhât.
Vận dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhât để giải bài toán có liên quan.
Họat động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động1: Xây dựng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật (10 phút) (Tích hợp KNS )
* Mục tiêu: Giúp HS tìm ra quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại , giải giảng.
* Cách tiến hành:
a)Ôn về các chu vi các hình:
-GV vẽ lên bảng lân lượt các hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6 cm, 7 cm, 9 cm và yêu cầu HS tính chu vi của các hình này.
- Nêu bài toán và vẽ hình lên bảng
-Vậy muốn tính chu vi của 1 hình ta làm thế nào
 - Yêu cầu HS tính chu vi hình tứ giác
- Liên hệ sang bài toán: Cho HCN ABCD có chiều dài 4 dm, chiều rộng 3 dm. Tính chu vi HCN đó
- Vẽ hình lên bảng và hướng dẫn HS tính theo 2 cách (như trong SGK)
- Yêu cầu HS rút ra quy tắc tính chu vi HCN
- Kết luận: Nhắc lại quy tắc tinh chu vi HCN
b. Hoạt động2: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng quy tắc để tính chu vi của các hình chữ nhật
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính chu vi hình chữ nhật.
- Gọi 1 HS nêu lại quy tắc
- Cho HS học nhóm đôi
- Chú ý HS phải đổi về cùng 1 đơn vị đo
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài
- Nhận xét, chốt lại
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10 + 5) x 2 = 30 (cm)
Đáp số: 30cm.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Toán có lời văn
- Cho HS nêu bài toán 
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Cho HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tính chu vi 2 hình chữ nhật và so sánh.
- Dùng viết chì chọn câu trả lời đúng vào sách.
- Gọi 1 HS đọc câu trả lời
- Nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Tự tính chu vi tứ giác
- Tự tính
- 3 HS nêu quy tắc
- 1 HS nêu
- Học nhóm đôi
- 2 HS lên bảng làm bài
b) 2dm = 20 cm
Chu vi hình chữ nhật là:
(20 + 13) x 2 = 66 (cm)
Đáp số: 66 cm.
- 1 HS nêu bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS lên bảng sửa bài
Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
Đáp số: 110 m.
- 1 HS đọc đề.
- HS tính.
Gỉai
Chu vi mảnh hình chữ nhật ABCD là
(63 + 31 ) X2 = 188 (m )
Chu vi mảnh hình chữ nhật làMNPQ
( 54 + 40 ) x2 =188( m )
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu vi hình chữ nhật MNPQ
- HS chọn câu trả lời
- HS phát biểu
	3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. “ Chu vi hình vuông ’’
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
-GV tổ chức cho HS thi tiếp sức
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tính chu vi 2 hình chữ nhật và so sánh.
- Dùng viết chì chọn câu trả lời đúng vào phiếu học tập
 . 
 Thứ hai ngày 04 tháng 1 năm 2021 Tuần 18
Rèn đọc tuần 18
Tiết 35: Anh Đom Dóm - Chim Thiên Đường
(Tích hợp KNS - MT )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ đọc tự chọn đoạn a hoặc b, làm tự chọn 1 trong 2 bài tập; học sinh khá đọc đoạn b, làm 2 bài tập; học sinh giỏi thực hiện tất cả các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động rèn luyện của giáo viên
Hoạt động học tập của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
Các hoạt động chính:
(Tích hợp KNS - MT )
a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: 
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
a) “Từng bước, từng bước
	Vung ngọn đèn lồng
	Anh Đóm quay vòng
	Như sao bừng nở
	Gà đâu rộn rịp
	Gáy sáng đằng đông
	Tắt ngọn đèn lồng
	Đóm lui về nghỉ.”
b) “Mùa đông đến, gió lạnh buốt cứ thổi vào chiếc tổ sơ sài của Thiên Đường. Bộ lông nâu nhạt của Thiên Đường xù lên, trông thật xơ xác, tội nghiệp. Chèo Bẻo bay ngang qua, thấy vậy vội loan tin cho các bạn chim. Các bạn chim lập tức bay đến sửa lại tổ giúp Thiên Đường. Chẳng mấy chốc, Thiên Đường đã có một chiếc tổ thật đẹp, vững chắc. Mỗi bạn còn rứt một chiếc lông quý, dệt thành chiếc áo tặng Thiên Đường.”
Thứ ba ngày 05 tháng 01 năm 2021
 Môn : TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP - KIỂM TRA TIẾT 3 tuần 18
(Tích hợp KNS )
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1 )
 - Luyện tập viết giấy mời theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Phiếu học tập ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-Bảng ghi sẵn bài tập 2,3 
2.HS SGK, Vở
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Khởi động: Hát
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu học và ghi tên bài lên bảng
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc (Tích hợp KNS )
 - Tiến hành tương tự như tiết 1.
*Hoạt động 2: Luyện tập viết giấy mời theo mẫu:
 +Bài tập 2:
 - Gọi học sinh đọc theo yêu cầu.
 - Gọi 1 học sinh đọc mẫu giấy mời.
 - Phát phiếu cho học sinh, nhắc học sinh ghi nhớ nội dung của giấy mời như : lời lẽ, ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày, tháng.
 - Gọi học sinh đọc lại giấy mời của mình, học sinh khác nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 học sinh đọc mẫu giấy mời trên bảng.
- Tự làm bài vào phiếu, 2 học sinh lên viết phiếu trên bảng.
- 3 học sinh đọc bài.
4.Hoạt động tiếp nối
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 05 tháng 1 năm 2021
 Tự nhiên Xã hội tuần 18
Tiết 35:Kiểm tra học kì một
(Tích hợp KNS )
ĐỀ BÀI THAM KHẢO :
1. Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được gọi là gì?
a. Cơ quan hô hấp
b. Hoạt động thở
c. Trao đổi khí
d. Cả hai ý b và c đều đúng.
2. Vì sao không nên thở bằng miệng mà chỉ nên thở băng mũi?
a. Lông mũi giúp cản bớt bụi, làm không khí vào phổi sạch hơn
b. Các mạch máu nhỏ li ti có trong mũi giúp sưởi ấm không khí vào phổi
c. Các chất nhầy trong mũi giúp cản bụi, diệt khuẩn và làm ảm không khí vào phổi
d. Tất cả các ý trên
3. Hằng ngày chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
a. Cần lau sạch mũi bằng nước ấm
b. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các nước sát trùng khác
c. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viên đường hô hấp?
a. Giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng
b. Giữ nơi ở đủ ấm, tránh gió lùa
c. Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên
d. Tất cả các ý trên
5. Người mắc bệnh lao thường có biểu hiện gì?
a. Người mệt mỏi
b. Ăn không ngon, gầy đi
c. Sốt nhẹ vào buổi chiều
d. Tất cả các ý trên.
6. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
a. Các mạch máu
b. Tim
c. Tất cả các ý trên.
7. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a. Động mạch đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể	0
b. Tĩnh mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan của cơ thể	0
c. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch	0
8. Theo em những hoạt động nào dưới đây sẽ có lợi cho tim và mạch?
a. Làm việc quá sức
b. Mặc quần áo và đi giày chật
c. Vui chơi vừa sức
d. Tất cả các ý trên.
9. Nguyên nhân nào dưới đây gây ra bệnh thấp tim?
a. Do bị viên họng
b. Bị viên a-mi-đan kéo dài
c. Do bị thấp khớp cấp
d. Tất cả các ý trên.
10. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?
a. Hai quả thận
b. Hai ống nước tiểu
c. Bóng đái và ống đái
d. Tất cả các ý trên.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 05 tháng 1 năm 2021
 Môn Toán tuần 18 
Tiết 87:Chu vi hình vuông
(Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân 4). Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
	2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):Hát
2.Bài cũ : Gọi HS đọc thuộc lòng quy ta71t tính chu vi HCN và các bài tập về nhà của tiết 86. HS làm bài trên bảng
- Nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài mới : Giới thiệu bài mới : Giờ học hôm nay giúp các em xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình vuông để vận dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhât để giải bài toán có liên quan.
Họat động dạy
Hoạt động học
.
2. Các hoạt động chính :
b. Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm ra quy tắc tính chu vi hình vuông
* Cách tiến hành:
- Nêu bài toán và YC HS tính chu vi hình vuông
- Từ đó cho HS nêu cách tính chu vi hình vuông
- Kết luận về quy tắc tính chu vi hình vuông.
b. Hoạt động 2: Thực hành (18 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS biết áp dụng quy tắc để tính chu vi hình vuông
* Cách tiến hành:
Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Cho HS quan sát mẫu rồi nêu cách tính chu vi hình vuông
- Cho cả lớp làm bài vào vở
- Gọi 3 HS lên bảng sửa bài
Bài 2: Bài toán có lời văn
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Cho HS học nhóm đôi
- Hướng dẫn: độ dài đoạn dây là chu vi hình vuông
- Gọi 2 HS thi đua làm nhanh	
Bài giải
Độ dài đoạn dây là:
10 x 4 = 40 (cm)
Đáp số: 40 cm.
Bài 3: Bài toán có lời văn 
- Mời HS đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình trong Sách giáo khoa.
- Cho HS học nhóm đôi
- Cho 2 HS thi làm nhanh
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Đo độ dài rồi tính chu vi hình vuông MNPQ
- Mời 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh đo từng cạnh của hình vuông rồi ghi số đo và tính chu vi hình vuông đã cho.
- Cho HS làm bài và đổi vở kiểm tra chéo.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.´ “ Luyện tập ”
- 1 HS lên bảng tính
- 3 HS nêu quy tắc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- 2 HS nêu
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3 HS lên bảng sửa bài
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Học nhóm đôi
- 2 HS thi đua lên bảng làm nhanh
- 1 HS đọc đề bài.
- Quan sát hình minh họa cho bài toán
- Học nhóm đôi
- 2 HS lên bảng thi làm nhanh
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 20) x 2 = 160 (cm)
Đáp số: 160 cm.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Học sinh đo từng cạnh của hình vuông rồi ghi số đo và tính chu vi hình vuông.
- Làm bài vào vở rồi đổi vở để kiểm tra chéo lẫn nhau.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Bài 2: Bài toán có lời văn
- Mời 1 HS thảo luận nhóm 4.
- Hướng dẫn: độ dài đoạn dây là chu vi hình vuông
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................ 
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021
 Thủ công tuần 18
Tiết 18:Cắt, Dán Chữ Vui Vẻ (tiết 2)
( Tích hợp KNS )
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
2.Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng, cân đối.
3.Thái độ: Yêu thích cắt, dán hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Mẫu chữ VUI VẺ. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
- Nhận xét chung.
- Giới thiệu bài: trực tiếp.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 3. Thực hành (20 phút).
* Mục tiêu: HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo đúng quy trình, kỹ thuật.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên kiểm tra học sinh kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình.
- Bước 1.
+Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).
- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành cắt dán.
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
+ Giáo viên nhắc nhở học sinh khi dán phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt cho chữ phẳng không bị nhăn. Dấu hỏi (?) dán sau cùng,cách đầu chữ E ½ ô.
b. Hoạt động 4. Trưng bày sản phẩm (10 phút)
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
+ Giáo viên đánh giá sản phẩm xủa học sinh và lựa chọ sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật lưu, giữ tại lớp.
+ Khen ngợi để khuyến khích.
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
+ Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kĩ năng thực hành kẻ, cắt, dán chữ của học sinh.
+ Dặn dò học sinh ôn lại các bài trong chương II: “ Cắt, dán chữ cái đơn giản”.
+ Giờ học sau mang dụng cũ kéo, hồ dán, thủ công .. để làm bài kiểm tra.
+ Học sinh thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.
+ Học sinh thực hành.
+ Học sinh cần dán các chữ cho cân đối, đều, phẳng, đẹp.
+ Học sinh cần dán theo đường chuẩn, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều nhau.
+ Học sinh trưng bày sản phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
a. Hoạt động 3. Thực hành 
* Mục tiêu: HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo đúng quy trình, kỹ thuật.
* Cách tiến hành:
+ Giáo viên tổ chức nhóm 6, kiểm tra học sinh kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình.
- Bước 1.
+Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).
- Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.
+ Giáo viên tổ chức cho nhóm 6 học sinh thực hành cắt dán.
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 06 tháng 1 năm 2021
 Môn : TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP - KIỂM TRA TIẾT 4 tuần 18
(Tích hợp KNS - HCM )
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Kiểm tra đọc (Yêu cầu như tiết 1 )
 - Ôn luyện về dấu chấm , dấu phẩy.
II. CHUẨN BỊ
1. GV : Phiếu học tập ghi sẵn tên các bài tập đọc.
-Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ phiếu và bút dạ.
2.HS SGK, Vở
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Khởi động: Hát
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu học và ghi tên bài lên bảng
*Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc
 - Tiến hành tương tự như tiết 1.
*Hoạt động 2:Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy:
 +Bài tập 2:
 - Gọi học sinh đọc theo yêu cầu.
 - Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải.
 - Yêu cầu học sinh tự làm.
 - Chữa bài.
 - Chốt lại lời giải đúng . 
 - Gọi học sinh đọc lại lời giải.
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 học sinh đọc phần chú giải trong SGK.
- 4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp dùng bút chì đánh dấu vào SGK.
- 4 học sinh đọc to bài làm của mình.
- Các học sinh khác nhận xét bài làm của bạn.
- Tự làm bài tập.
- Học sinh làm bài vào vở.
Cà Mau đất xốp, Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phễu và lắm gió dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng. Rẽ phải dài, cắm sâu vào lòng đất.
4.Hoạt động tiếp nối
GV nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà học thuộc các bài có yêu cầu học thuộc lòng trong SGK.
@ RÚT KINH NGHIỆM:
Hoạt động 2:Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy:
 +Bài tập 2:
 - Gọi học sinh đọc theo yêu cầu.
 - Gọi học sinh đọc phần chú giải.
 - Yêu cầu học sinh thi đua ; “ Ai nhanh hơn ’’
 . .
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021
GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 3 – TUẦN 18
CHỦ ĐỀ 5: SÁNG TẠO CÙNG ĐẤT NẶN 
NẶN CON VẬT (NÔNG TRẠI VUI VẺ)
(Quy trình: Vẽ cùng nhau)
(Tích hợp KNS-MT )
I. Mục tiêu :
* Kiến thức: Hs hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật. 
* Kĩ năng: Nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích. 
* Giáo dục:Yêu mến, chăm sóc các con vật, có ý thức bảo vệ chúng.
* HS có NK: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. Tưởng tượng và tạo hình 3D bằng đất nặn. Phát triển khả năng diễn đạt, suy nghĩ của bản thân.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
1. Đồ dùng giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên:
- Hình gợi ý cách nặn.
- Bài mẫu của HS năm trước.
b. Học sinh:
- Đất năn, bảng con, xốp nỉ, giấy mầu, lá cây 
2. Phương pháp: 
- Quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, thực hành....
- Tạo hình 3D
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (1 phút)
Trưởng ban học tập: Báo cáo cô giáo các nhóm chuẩn bị đầy đủ ĐDHT. Mời bạn Trưởng ban Văn nghệ làm việc.
3. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: (1 phút)
Trưởng ban Văn nghệ: Các bạn hát một bài nhé – Đồng ý. Lấy điệu cho các bạn hát bài “ Một con vịt”
Lớp chúng mình vừa hát một bài hát về chủ đề con vật. Vậy muốn nặn, tạo dáng được con vật như thế nào? Cô và các em cùng tìm hiểu nội dung bài ngày hôm nay.
2.2. Bài giảng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_mai.docx