Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)

I.Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức- Kỹ năng:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc 1 đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu.

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,.). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

-Trân trọng, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lí.

2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GDKNS: Xác định giá trị. Giao tiếp. Lắng nghe tích cực.

*GDBVMT:

- Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được

II.Đồ dùng:

- Giáo viên: Giáo án Power Point

III.Hình thức dạy học :

-Online trên phần mềm Teams

VI. Các hoạt động dạy học

 1.Điểm danh sĩ số

1. 2. Hoạt động khởi động

2. - Đọc thuộc lòng một đoạn bài Thư gửi bà.

- Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

 

doc 47 trang ducthuan 08/08/2022 1080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2021-2022 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021
Sáng -Tiết 1+2 : Tập đọc- Kể chuyện
 ĐẤT QUÝ ĐẤT YÊU
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. Biết sắp xếp lại các tranh minh hoạ trong sách giáo khoa theo đúng thứ tự câu chuyện. Dựa vào tranh, kể lại được trôi chảy, mạch lạc 1 đoạn của câu chuyện Đất quý, đất yêu.
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. 
-Trân trọng, sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lí.
2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDKNS: Xác định giá trị. Giao tiếp. Lắng nghe tích cực.
*GDBVMT:
- Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được 
II.Đồ dùng: 
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
 1.Điểm danh sĩ số
 2. Hoạt động khởi động 
- Đọc thuộc lòng một đoạn bài Thư gửi bà.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài 
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
3. HĐ Luyện đọc 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý các câu đối thoại. 
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách/ rồi mới để họ xuống tàu trở về nước.//
+ Tại sao các ông lại phải làm như vậy?// (Giọng ngạc nhiên).
+ Nghe những lời nói chân tình của viên quan,/ hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô-pi-a.//
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm: sản vật là vật được làm ra, lấy được từ trong thiên nhiên (như lúa, ngô, trái cây, tôm cá,...). Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa với từ khâm phục.
- Học sinh lắng nghe.
- Luyện đọc ừng câu cá nhân, học sinh phát hiện từ khó : đọc cá nhân du lịch, Ê-ti-ô-pi-a, cởi giày ra,...
- Học sinh chia đoạn (3 đoạn như sách giáo khoa).
-3 em mỗi em đọc 1 đoạn.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
4. HĐ tìm hiểu bài (Làm việc cá nhân -Chia sẻ trước lớp)
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a tiếp đãi thế nào?
+ Khi khách sắp xuống tàu điều gì bất ngờ đã xảy ra?
+ Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để cho khách mang đi một hạt cát nhỏ? 
+ Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a đối với quê hương?
GDBVMT: Cần có tình cảm yêu quý, trân trọng đối với từng tấc đất của quê hương. Giáo viên nhấn mạnh: Hạt cát tuy nhỏ nhưng là một sự vật thiêng liêng, cao quý, gắn bó máu thịt với người dân Ê-ti-ô-pi-a nên họ không rời xa được 
 Chốt nội dung: Câu chuyện kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a, qua đó thấy được: Tổ quốc là thứ thiêng liêng cao quý nhất.
- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.
HS đọc câu hỏi và tìm câu trả lời.
- Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
- Viên quan bảo họ cởi giày ra để họ cạo sạch đất ở đế giày. 
- Vì họ coi đất quê hương là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
- Họ coi đất đai của Tổ quốc là tài sản quý giá, thiêng liêng nhất. 
5. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm( Hoạt động cá nhân –cả lớp)
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc lời của viên quan ở đoạn 2.
- Giáo viên nhận xét chung 
- 1 học sinh M4 đọc mẫu đoạn 2.
- Xác định các giọng đọc.
+ GV phân vai 
+ Luyện đọc phân vai .
- Thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
6. HĐ kể chuyện 
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện theo tranh.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, sắp xếp lại theo đúng trình tự câu chuyện.
- Gọi học sinh nêu kết quả.
- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.
c. Học sinh kể chuyện cá nhân
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Em học được gì từ câu chuyện này?
Giáo viên giáo dục học sinh: Câu chuyện về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a đã cho chúng ta thấy được tình yêu đất nước sâu sắc của họ. Không chỉ người Ê-ti-ô-pi-a mà mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới đều yêu quý đất nước mình, trân trọng đất đai Tổ quốc mình. Người Việt Nam cũng vậy.
- Lắng nghe.
- Cả lớp quan sát tranh minh họa, sắp xếp lại đúng trình tự của câu chuyện.
+ Học sinh làm việc cá nhân.
- 2 học sinh nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn cá nhân.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- Nhiều học sinh trả lời: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất...
7. HĐ ứng dụng
8. Hoạt động sáng tạo 
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Về nhà tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu đất nước của người Việt Nam.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 3 Toán
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH (TIẾP)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Làm quen với bài toán giải bằng hai phép tính . Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán giải bằng hai phép tính.
-Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
2.Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*GT: Dòng 2 bài tập 3 yêu cầu trả lời không viết phép tính.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Đố bạn biết: Giáo viên đưa ra bài toán để học sinh tìm đáp án: Mẹ Lan thưởng cho Lan 6 quyển vở. Cô giáo thưởng thêm cho bạn một nửa số quyển vở mẹ bạn thưởng. Hỏi sau khi được thưởng, Lan có bao nhiêu quyển vở?
Chốt cách giải bài toán bằng hai phép tính.
- Học sinh tham gia chơi. (Đáp án: 9 quyển vở)
2. Hoạt động hình thành kiến kiến mới
Bài toán 1:
 - Giáo viên gọi học sinh đọc bài toán, tóm tắt chia sẻ màn hình.
- Gọi 2 học sinh dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán. 
- Yêu cầu học sinh chia sẻ điều bài toán cho biết và điều bài toán hỏi. 
- Dự kiến một số câu hỏi học sinh có thể trao đổi với nhau:
+ Theo bạn bước 1 ta đi tìm gì?
+ Khi tìm ra kết quả ở bước 1 thì bước 2 chúng ta tìm gì? 
- Lệnh cho học sinh suy nghĩ để thực hiện tính ra kết quả và cách trình bày bài giải như sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính nhân còn lại.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại 2 bước tính...
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài giải.
Chốt: Bài toán giải bằng hai phép tính có hai bước giải.
3. HĐ thực hành
Bài 1: (Cá nhân - Lớp)
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
+ Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có quan hệ như thế nào với quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh?
+ Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh ta phải làm như thế nào?
- Tổ chức cho học sinh làm bài.
C1: Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh dài là: 
 5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh dài là: 5 + 15 = 20 (km)
 Đáp số: 20km
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Chốt cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Giáo viên cho học sinh nêu và phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở. 
- Giáo viên đánh giá, nhận bài làm của 1 số em.
- Cho học sinh chia sẻ cách làm bài.
Chốt cách vẽ sơ đồ và trình bày bài giải.
Bài 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi điền đáp số đúng vào ô trống( Không Y/C viết phép tính) chỉ trả lời miệng kết quả.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.
Chốt về gấp 1 số lên nhiều lần và giảm 1 số đi nhiều lần, thêm, bớt số đơn vị.
3.HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo
- Thực hiện theo yêu cầu.
- 2hs đọc lại bài toán.
- Quan sát sơ đồ tóm tắt để nêu điều bài cho biết và điều bài toán hỏi.
- Tìm số xe đạp bán trong ngày chủ nhật: 
- Tìm số xe đạp cả hai ngày.
- Học sinh thực hiện.
- Thực hiện yêu cầu, chia sẻ kiến thức với bạn, thống nhất cách làm.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Tính quãng đường từ nhà đến bưu điệ tỉnh.
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến chợ huyện cộng với quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Học sinh làm bài cá nhân vào vở.
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
-KKHS giải bằng 2 cách
C2: QĐ từ nhà đến bưu điện tỉnh tương ứng với số phần là: 1+ 3 =4 phần.
QĐ đó dài là: 5 x 4 =20 (km)
 Đáp số: 20 km.
- Học sinh đọc và vẽ tóm tắt bài toán. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Học sinh chia sẻ kết quả.
 Bài giải:
Số lít mật ong lấy ra là: 24 : 3 = 8 (l)
Số lít mật ong còn lại là: 24 – 8 = 16 (l)
 Đáp số: 16 l mật ong
- Học sinh tham gia chơi. 
12
6
10
 gấp 2 lần bớt 2
8
56
15
 giảm 7lần thêm 7
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Góc Thư viện lớp mình có 26 quyển truyện cười. Số truyện tranh bằng một nửa số truyện cười. Hỏi góc Thư viện lớp mình có tất cả bao nhiêu quyển truyện?
- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay Minh 7 tuổi. Tuổi Minh bằng tuổi bố. Tính tổng số tuổi của cả hai bố con?
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Chiều - Tiết 1 Thủ công
 CẮT, DÁN CHỮ I, T (TIẾT 1)
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T. Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
* Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
-Cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
-Giáo dục học sinh thích cắt, dán chữ.
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Video
- Học sinh: Giấy nháp , thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1.Điểm danh sĩ số
2. HĐ khởi động :
- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.
- Giới thiệu bài mới.
- Hát bài: Bài ca đi học.
- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.
3.HĐ quan sát và nhận xét 
Việc 1: Quan sát mẫu
- Giáo viên giới thiệu chữ I, T.
+ Em thấy nét chữ như thế nào?
Việc 2: Hướng dẫn học sinh gấp
Bước 1: Kẻ chữ I, T.
- Lật mặt sau tờ giấy thủ công, kẻ cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất chiều dài 5 ô, rộng 1 ô; hình chữ nhật thứ hai có chiều rộng 3 ô, dài 5 ô.
- Muốn kẻ được chữ T ta làm thế nào?
- Giáo viên đề nghị lớp thực hành
Bước 2: Cắt chữ T
- Cắt chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định
+ Muốn cắt chữ T ta làm như thế nào?
Bước 3: Dán chữ I, T
- Muốn các chữ dán được phẳng ta đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H.4).
+ Dán chữ I, T thế nào cho đẹp?
3.HĐ thực hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt chữ I, T trên giấy nháp.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.
- Nhận xét một số bài kẻ, cắt chữ đẹp.
4. HĐ ứng dụng 
5. HĐ sáng tạo
- Học sinh quan sát và nhận xét.
- Nét chữ rộng 1 ô.
- Học sinh quan sát, theo dõi.
- Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái cữa chữ I, T trùng khít nhau.
+ Lớp thực hành trên giấy nháp.
- Chữ T có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.
- Đánh dấu hình chữ T sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H.2b) theo đường dấu giũa, cắt theo đường kẻ nửa chữ T, bỏ phần gạch chéo (H.3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (H.3b)
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân dối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí đã định. 
- Thực hành cắt, kẻ chữ I, T trên giấy nháp.
- Về nhà tiếp tục thực hiện kẻ, cắt chữ I, T.
- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2 : Thể dục ( Đ/C La soạn giảng)
____________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 12 tháng 11 năm 2019
Sáng-tiết 1: Chính tả (Nghe – viết)
 TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài Tiếng hò trên sông. Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ong/oong; làm đúng bài tập 3a có tiếng chứa âm đầu hoặc vần dễ lẫn: s/x.
-Rèn kỹ năng viết chính tả.Biết viết hoa đúng các chữ cái đầu câu và tên riêng trong bài (Gái, Thu Bồn); ghi đúng các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng). Trình bày đúng hình thức văn xuôi.
-Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
-GDBVMT: Học sinh yêu cảnh đẹp đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.
2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
 1.Điểm danh sĩ số
2. HĐ khởi động 
- Giới thiệu bài 
- Nghe hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.
 3. HĐ chuẩn bị viết chính tả (Hoạt động cả lớp)
 a. Trao đổi về nội dung đoạn chép
- 1 học sinh đọc lại.
- Chị Gái đang hò trên sông.
- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái làm cho tác giả nghĩ đến quê hương với hình ảnh cơn gió chiều và con sông Thu Bồn.
- Bài văn có 4 câu.
- Tên riêng: Gái, Thu Bồn.
- Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- trên sông, gió chiều, lơ lửng, ngang trời,...
- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
+ Ai đang hò trên sông?
+ Điệu hò chèo thuyền của chị Gái gợi cho tác giả nghĩ đến những gì?
 b. Hướng dẫn trình bày:
+ Bài văn có mấy câu?
+ Tìm các tên riêng trong bài?
+ trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Luyện viết từ khó, dễ lẫn.
 4. HĐ viết chính tả (Hoạt động cá nhân)
 - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe.
- Học sinh viết bài.
 5. HĐ chấm, nhận xét bài ( Hoạt động cá nhân)
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
 6. HĐ làm bài tập 
Bài 2a: Làm việc cá nhân 
- Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.
Chốt :Đ/a: a) Coong, cong; b) Xong, xoong
Bài 3a: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3a.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1 học sinh đọc lại kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.
Chốt: Từ chỉ sự vật bắt đầu bằng s : sông, suối, sắn, sen, sáo, sóc, sói 
- Từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất bắt đầu bằng x là : mang sách, xô đẩy, xọc .
7. HĐ ứng dụng
8. HĐ sáng tạo 
- Làm bài cá nhân– Lớp
- Lời giải: 
a) Chuông xe đạp kêu kính coong
 Vẽ đường cong
b) Làm việc xong
 Cái xoong
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
- 1 học sinh đọc lại kết quả.
- Lắng nghe.
- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.
- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.
- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về cảnh đẹp quê hương đất nước và tự luyện chữ cho đẹp hơn. 
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2: Toán
 LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Củng cố, khắc sâu về kĩ năng giải bài toán có hai phép tính. 
-Rèn kỹ năng tính toán.
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Vận dụng cách tính của bảng nhân để làm tính toán trong thực tế
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua nêu kết quả phép tính ở cột A với đáp số ở cột B:
A
B
7 gấp 3 lần rồi thêm 5
18
45 giảm 5 lần rồi gấp 3 lần
29
4 gấp 8 lần rồi bớt đi 3
26
2 gấp 3 lần rồi thêm 12
27
- Kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài 
- Học sinh tham gia chơi cá nhân.
- Lắng nghe.
2. HĐ thực hành 
Bài 1: (Cá nhân - Lớp) 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Giáo viên nhận xét chung.
 Cách 1
B1: Tính số ô tô đã rời bến cả hai lần.
B2: Tính số xe ô tô còn lại trên bến.
Cách 2
B1: Tính số ô tô còn lại sau lần rời bến thứ nhất.
B2: Tính số ô tô còn lại sau hai lần rời bến.
 Củng cố bài toán giải bằng hai bước tính.
Bài 3: (Cá nhân - Lớp)
- Giáo viên yêu cầu HS đặt đề toán.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét.
Chốt: Giải theo hai bước:
B1: Tính số HS nữ.
B2: Tính số HS cả lớp.
Bài 4 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phép tính mẫu:
+ Gấp 15 lên 3 lần?
+ Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47 thì được bao nhiêu?
- Tổ chức cho học sinh thi đua làm cá nhân
Chốt gấp1 số lên nhiều lần và bớt đi một số đơn vị.
Bài 2: 
- Giáo viên nhắc nhở,đánh giá riêng từng em.
Chốt cách giải bài toán giải bằng hai phép tính.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Chia sẻ kết quả trước lớp: 
Bài giải:
Cả 2 lần số ô tô rời bến là:
18 + 17 = 35 (ôtô)
Số ô tô còn lại là:
45 - 35 = 10 (ô tô)
Đáp số: 10 ô tô
- Học sinh tự đặt đề toán sau đó giải, chia sẻ kết quả trước lớp: 
Bài giải:
Số học sinh khá là:14 + 8 = 22 (học sinh)
Số học sinh khá và giỏi là:
 14 + 22 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh
+... gồm 2 bước giải:
14 + 8 = 22 (bạn)
 14 + 22 = 36 (bạn)
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời.
- Học sinh làm bài rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
a) 12 x 6 = 72; 72 – 25 = 47
b) 56 : 7 = 8; 8 – 5 = 3
- Học sinh tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
Bài giải:
Bác An đã bán đi số con thỏ là:
48 : 6 = 8 (con)
Bác An còn lại số con thỏ là:
48 – 8 = 40 (con)
Đáp số: 40 con thỏ
3. HĐ ứng dụng 
4. HĐ sáng tạo 
- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài toán sau: Ngăn trên có 32 quyển sách, ngăn dưới có 20 quyển sách. Cô chuyển một nửa số sách ở ngăn trên xuống ngăn dưới thì ngăn dưới có bao nhiêu quyển sách?
- Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Bắc có 12 viên bi. Nam Có số bi gấp 3 lần Bắc. Nam lại cho Bắc 8 viên bi. Hỏi Nam còn lại bao nhiêu viên bi?
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 3 Tập đọc 
 VẼ QUÊ HƯƠNG
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Hiểu nghĩa các từ trong bài: sông máng (sông đào). Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của 1 bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc 2 khổ thơ trong bài; Học sinh M3, M4 thuộc cả bài thơ).
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,...Rèn kỹ năng đọc thành tiếng, đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
-Giáo dục học sinh yêu quý quê hương, đất nước.
2.Hình thành phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*GDBVMT: Cảm nhận được vẽ đẹp nên thơ của quê hương thôn dã, thêm yêu quý đất nước ta.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án Power Point
III.Hình thức dạy học : 
-Online trên phần mềm Teams
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
- Giáo viên kết nối kiến thức. 
- Giới thiệu bài. 
- HS nghe hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- Nêu nội dung bài hát.
2. HĐ Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ:
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý học sinh đọc với giọng vui tươi, hồn nhiên.
b. Học sinh đọc nối tiếp từng dòng thơ kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
- Hướng dẫn đọc câu khó: 
Xanh tươi, /đỏ thắm.// 
Tre xanh,/ lúa xanh/
A,/ nắng lên rồi/
- Giáo viên kết hợp giảng giải thêm:
+ Chói ngời: chói sáng và đẹp rực rỡ.
+ Bát ngát: rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp từng dòng thơ.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, nắng lên, bức tranh,...)
- HS đọc từng khổ thơ.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
3. HĐ Tìm hiểu bài 
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó?
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất? 
Giáo viên kết luận: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của 1 bạn nhỏ.
- 1 học sinh đọc 3 câu hỏi cuối bài.
- Tre, lúa, sông máng, trời, mây, mùa thu, nhà, trường học, cây gạo, nắng, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.
- Tre xanh, cây lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, nhà ngói đỏ tươi, trường học đỏ thắm, Mặt Trời đỏ chót.
- Vì bạn nhỏ yêu quê hương 
4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (Hoạt động cá nhân - cả lớp)
- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.
- Thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)
- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.
- HS thi đọc tiếp sức các khổ thơ.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4).
5. HĐ ứng dụng
6. HĐ sáng tạo 
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Tìm các bài thơ, bài văn viết về quê hương đất nước. 
- Hãy vẽ một bức tranh về đề tài quê hương nơi em ở.
- Luyện đọc trước bài: Nắng phương Nam
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Chiều - tiết 1 Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KỲ 1
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Học sinh củng cố các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học qua 5 bài học trước.
-Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản trong tực tế cuộc sống.
-Yêu thích môn học.
2.Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
3.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Video
III.Hình thức dạy học :
-HS xem video
VI. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động Khởi động :
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới 
2. HĐ thực hành 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các bài học đã?
- Yêu cầu lớp hát bài hát về Bác Hồ.
+ Trong cuộc sống và trong học tập em đã làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
+ Qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc” Em thấy Bác Hồ là người như thế nào? 
+ Hãy kể về những điều mà mình đã hứa và thực hiện lời hứa với mọi người? 
+ Theo em nếu không giữ lời hứa sẽ có hại như thế nào? 
Giáo viên nhận xét, kết luận.
 Ôn tập: 
- Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
+ Khi người thân trong gia đình như ông, bà, cha, mẹ bị bệnh em chăm sóc như thế nào? 
+ Vì sao chúng ta phải quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ? 
+ Em hãy kể một số công việc mà em tự làm?
+ Theo em tự làm lấy việc của mình có tác dụng gì?
+ Em đã gặp những niềm vui, nỗi buồn nào trong cuộc sống? Những lúc như vậy em cảm thấy ra sao?
+ Hãy kể một số câu chuyện nói về việc em hoặc bạn đã biết chia sẻ buồn vui cùng bạn?
- Mời lần lượt từng em nêu ý kiến qua từng bài.
- HS nghe Hát: “Em yêu trường em”
- Lắng nghe.
- Nhắc lại tên các bài học: 
- Học sinh hát các bài hát có nội dung ca ngợi Bác Hồ.
- Lần lượt một số em kể trước lớp.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh kể về những công việc mình đã chăm sóc giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi bị bệnh.
- Học sinh trả lời.
- Một số em đại diện lên kể những việc mình tự làm trước lớp.
- Giúp chúng ta tự tin và có ý thức tự cố gắng, tự lập trong cuộc sống.
- Học sinh nêu.
- Học sinh kể
- Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung nếu có.
- Lắng nghe.
 3. Hoạt động ứng dụng :
 4. HĐ sáng tạo :
- Học sinh hát, đọc thơ hoặc kể chuyện về nội dung có liên quan đến trường, lớp.
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
- Tự đánh giá bản thân mình về việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
 ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................. 
Tiết 2 Tự nhiên và xã hội
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ
MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG
I.Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức- Kỹ năng:
-Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể. Học sinh biết cách xưng hô đúng đối với những người họ hàng nội, ngoại. Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ nội, họ ngoại của mình.
-Vẽ được sơ đồ họ hàng nội, ngoại.
-Yêu quý người thân, họ hàng.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Video
III.Hình thức dạy học :
-HS xem video
VI. Các hoạt động dạy học 
1. HĐ khởi động 
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?
+ Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới 
- HS nghe hát bài: Cả nhà thương nhau.
2. HĐ khám phá kiến thức 
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập.
*Mục tiêu: Nhận biết được mối quan hệ họ hàng qua tranh vẽ.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát các tranh vẽ trong trang 42 và TLCH
+ Trong hình vẽ có bao nhiêu người?
+ Đó là những ai? 
+ Gia đình đó có mấy thế hệ?
+ Ông bà của Quang có bao nhiêu người con?
+ Đó là những ai?
+ Ai là con dâu của ông bà?
+ Ai là con rể của ông bà?
+ Ai là cháu nội của ông bà?
+ Ai cháu ngoại của ông bà?
- Giáo viên tổng kết các ý kiến, nhận xét.
GVKL: Đây là bức tranh vẽ một gia đình có 3 thế hệ, đó là ông bà, bố mẹ và các con. Ông bà có một con trai, một con gái, một con dâu và một con rể. Ông bà có hai cháu ngoại là Hương và Hồng, hai cháu nội là Quang và Thuỷ.
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
*Mục tiêu: Biết vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi để hình thành sơ đồ như trong sách giáo khoa.
+ Gia đình có mấy thế hệ? Thế hệ thứ nhất gồm có những ai?
+ Ông bà đã sinh được mấy người con? Đó là những ai?
+ Ông bà có mấy người con dâu, mấy người con rể? Đó là những ai?
+ Bố mẹ Quang sinh được mấy người con? Đó là những ai?
+ Bố mẹ Hương sinh được mấy người con? Đó là những ai?
- Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ nói lại mối quan hệ của mọi người trong gia đình.
- Nhận xét.
+ Trong hình vẽ có 10 người.
+ Ông bà, bố mẹ Hương, Hương, Hồng, bố mẹ Quang, Quang, Thuỷ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2021_2022_ban.doc