Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

*Năng lực đặc thù:

a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

- Biết được một số qui định khi đi xe đạp.

- Nêu được một số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.

b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội :

- Nhận biết được những hành vi đúng và sai luật khi đi xe đạp.

* Năng lực chung:

- Giao tiếp, hợp tác.

- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,

2. Phẩm chất:

- Bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ thông tin hữu ích với người khác.

3. Nội dung tích hợp:

* Các kĩ năng sống cơ bản:

- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.

- KN kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.

- KN làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh

2. Học sinh: SGK

 

doc 48 trang ducthuan 04/08/2022 1180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2021
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo). 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
c. Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:
* Năng lực chung: 
- Giải quyết vấn đề- sáng tạo. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng sự cẩn thận khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút) :
- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh
GV đưa ra YC tính giá trị của biểu thức sau: 12 + 7 x 9 375 - 45 : 3 ( )
- Tổng kết – Kết nối bài học
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
* Phương pháp: động não, làm mẫu 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- GV viết và giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc đơn:
 (30 + 5) : 5; 3 x (20 -10)
*Hoạt động cả lớp:
- GV ghi bảng 2 phép tính -HS đọc
- HS suy nghĩ và tính giá trị của biểu thức theo nhóm đôi
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài.
- Chữa bài: 
 + Nhận xét Đ - S?
 + Em đã tính giá trị của biểu thức theo thứ tự nào?
- GV cùng HS nêu lại cách tính giá trị biểu thức.
*Kết luận: Nếu biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện các phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau
1. Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc đơn
2. Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức 
( 30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
3 x (20 – 10) = 3 x 10 
 = 30
3. Luyện tập
* Mục tiêu: Học sinh thực hành tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () 
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân - 4 HS làm bảng
- Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng
+ Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra 
+ Các biểu thức ở BT 1 có đặc điểm gì?
*Kết luận: Lưu ý cách tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc đơn.
*Hoạt động cá nhân:
- 1 HS nêu yêu cầu
- 4 HS làm trên bảng
- Chữa bài : + Nhận xét bài trên bảng
+ Nêu cách tính giá trị của các biểu thức?
+ Kiểm tra bài HS
*Kết luận: Biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Bài 1: Tính gía trị của biểu thức:
a)25 – (20 - 10) = 25 – 10 
 = 15
80 – (30 + 25) = 80 – 55
 = 25
b) 125 + (13 + 7) = 125 + 20
 = 145
 416 – (25 – 11) = 416 – 14
 = 402
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a, (65 +15) x 2 = 80 x 2 
 = 160
48 : (6 : 3) = 48 : 2
 = 24
b) (74 -14) : 2 = 60 : 2
 = 30
81 : (3 x 3) = 81 : 9
 = 9
4. Hoạt động Vận dụng 
*Mục tiêu: Vận dụng tính nhanh số bé bằng 1 phần mấy số lớn
* Phương pháp: thực hành, trò chơi 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
*Hoạt động cả lớp:
- 1 HS đọc yêu cầu
? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?
- 1 HS làm bài trên bảng
- Chữa bài :+ Đọc và nhận xét bài 
+ Yêu cầu HS giải thích cách làm bài 
+ Nêu cách giải khác?
*Kết luận: cách giải bài toán bằng 2 phép tính.
Bài 3: Bài giải:
Mỗi tủ có số quyển sách là:
240 : 2 = 120 ( quyển )
Mỗi ngăn có số quyển sách là:
120 : 4 = 30 ( quyển )
Đ/S: 30 quyển
 5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Gv nhận xét tiết học 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
AN TOÀN KHI ĐI XE ĐẠP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: 
- Biết được một số qui định khi đi xe đạp.
- Nêu được một số qui định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 
b. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội : 
- Nhận biết được những hành vi đúng và sai luật khi đi xe đạp.
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác.
- Nhận thức khoa học, Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, 
2. Phẩm chất: 
- Bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ thông tin hữu ích với người khác.
3. Nội dung tích hợp: 
* Các kĩ năng sống cơ bản:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, phân tích về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
- KN kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
- KN làm chủ bản thân: Ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Học sinh phát biểu nối tiếp:
+ Hằng ngày em đến trường bằng phương tiện nào?
- Hằng ngày em đến trường bằng xe máy (bố mẹ đèo đi), đi bộ, ...
- Dẫn vào bài
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ khám phá 
*Mục tiêu: HS hiểu được ai đi đúng, sai luật giao thông. Biết luật GT đối với người đi xe đạp
 * Phương pháp: thảo luận nhóm, động não, làm việc với SGK
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi
+ Ai đi đúng? Ai đi sai luật giao thông? Vì sao?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Cả lớp - GV nhận xét, tuyên dương
+ Khi đi xe đạp chúng ta nên đi ntn là đúng luật giao thông?
*Kết luận: Khi đi xe đạp cần đi bên phải đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều, không chở hàng cồng kềnh.
- H1: + Người đi xe máy đi đúng luật vì lúc ấy là đèn xanh.
+ Người đi xe đạp và em bé là đi sai luật.
- H2: Người đi xe đạp là đi sai luật vì họ đi vào đường 1 chiều.
- H3: Người đi xe đạp phía trước sai vì họ đi bên trái.
- H4: Đi xe đạp trên vỉa hè dành cho người đi bộ là sai.
- H5: Đi xe đạp chở hàng cồng kềnh, vướng vào người khác dễ gây tai nạn.
- H6: Các bạn đi đúng luật vì các bạn đi bên phải đường
- H7 : Các bạn đi sai luật, chở 3 người còn cười đùa, bỏ 2 tay khi đi xe đạp. 
3. Luyện tập 
*Mục tiêu: HS có ý thức chấp hành luật giao thông
* Phương pháp: trò chơi 
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- HS đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
- GV hô: Đèn xanh hoặc đèn đỏ thì HS làm theo các hiệu lệnh của GV
- Trò chơi được lặp đi, lặp lại nhiều lần và nhanh, ai làm sai sẽ bị phạt.
- GV tổng kết trò chơi.
2. Trò chơi: “ Đèn xanh, đèn đỏ”
- Đèn xanh: Cả lớp quay tròn 2 tay.
- Đèn đỏ: Cả lớp dừng quay và để ở vị trí chuẩn bị.
4. Vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình cùng thực hiện như mình.
* Phương pháp: giao việc 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên giao việc cho học sinh:
+ Về nhà thực hiện theo nội dung bài học.
+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình cùng thực hiện như mình.
+ Tự tìm hiểu thêm về luật giao thông đường bộ.
- Học sinh nhận nhiệm vụ
- Giáo viên hướng dẫn cách tuyên truyền
4. Tuyên truyền thực hiện tốt ATGT
5. Củng cố- dặn dò: 5 phút 
- Ghi nhớ nội dung bài học. 
- Xem trước bài tiếp theo
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 5 tháng 1 năm 2021 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (TIẾT 2)
 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
b. Năng lực phát triển bản thân. 
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Điều chỉnh: Không yêu cầu học sinh báo cáo thực hiện kết quả điều tra số liệu thực tế. Mà chỉ cần học sinh nêu nhưng tấm gương hay câu chuyện mà mình biết. (bài 4)
* Năng lực chung:
- Giao tiếp, hợp tác. 
- Năng lực phát triển bản thân. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
3. Nội dung tích hợp:
GDKNS:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
- Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
- Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
 	- Học sinh: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):
- Cho HS nghe hát bài: Vết chân tròn trên cát.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng
2. Luyện tập 
*Mục tiêu: Học sinh giới thiệu 1 số tấm gương TB-LS tiêu biểu.
* Phương pháp: hoạt động nhóm
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bức tranh (ảnh): Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- Các nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý :
+ Người trong tranh (ảnh) là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu, hy sinh của anh hùng liệt sĩ đó ? 
+ Hãy hát một bài hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng liệt sĩ đó? 
- Mời đại diện từng nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, tóm tắt lại gương chiến đấu, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã nêu trên.
- HS các nhóm thi hát, đọc thơ, ca ngợi những gương anh hùng TB - LS
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
1. Xem tranh kể lại những người anh hùng.
3. Vận dụng 
*Mục tiêu: HS kể được 1 số tấm gương, câu chuyện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
* Phương pháp: hoạt động cả lớp
* Thời gian: 15 phút 
*Cách tiến hành: 
- Hs kể 1 số tấm gương, câu chuyện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
máu vì Tổ Quốc. Vì vậy chúng ta phải
*Kết luận:Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương biết ơn, kính trọng các anh hùng thương binh, liệt sĩ thể hiện bằng những việc làm đơn giản thường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện để đền đáp công ơn của các thương binh, liệt sĩ.
2. Báo cáo điều tra
VD: Tổ chức tặng quà cựu chiến binh, Gđ thương binh, liệt sĩ trong các ngày lễ.
- Có chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh, mẹ Việt Nam anh hùng...
4. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học- chuẩn bị giờ sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT)
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù: 
a. Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai : vùng quê nọ, nông dân, miếng cơm nắm, giãy nảy, ...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu hoặc giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Kể lại được từng đoạn cũa câu chuyện dựa theo tranh minh họ.a 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mắt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
b. Năng lực văn học: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong truyện: công đường, bồi thường.
- Hiểu được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của mồ côi, mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài chí và công bằng
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Chăm học, trách nhiệm 
3. Nội dung tích hợp: 
GDKNS: 
- Tư duy sáng tạo.
- Ra quyết định: giải quyết vấn đề.
- Lắng nghe tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Phương pháp
Nội dung
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Truyền điện:
+ 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Về quê ngoại 
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2. Khám phá: 
Hoạt động 1. 1. Luyện đọc
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ mới.
 * Phương pháp: Hoạt động cá nhân – nhóm – lớp
* Thời gian: 10 phút 
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc toàn bài 
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu nối tiếp
( GV sửa lỗi phát âm sai)
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Gv kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm
- GV câu cần luyện đọc, HS nêu cách ngắt hơi, nhấn giọng
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt cách đọc phù hợp đối với câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
- Các nhóm khác nhận xét
 - Người dẫn chuyện: chậm rãi
+ Chủ quán: Vu vạ, thiếu thật thà.
+ Bác nông dân: phân trần, ngạc nhiên
+ Mồ Côi: nhẹ nhàng, cương quyết
-Từ khó: nông dân, vịt rán, giãy nảy, trả tiền, phiên xử,
- Câu dài:
+ Ngày xưa,/ ở một vùng quê nọ,/ có chàng Mồ Côi được dân tin cậy/ giao cho việc xử kiện//.
+ Bác này vào quán của tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc,/ vịt rán/ mà không trả tiền//. Nhờ ngài xét cho//.
- Giải nghĩa từ: mồ côi, công đường, bồi thường 
- Đặt câu với từ bồi thường:
=> Bác lái xe tải phải bồi thường 2 triệu đồng cho bà cụ đã bị bác tông vào.
* Tiêu chí nhận xét:
+ Đọc đúng.
+ Đọc trôi chảy
+ Thể hiện được lời nhân vật
Hoạt động 2 2. Tìm hiểu bài 
* Mục tiêu: - Hiểu được nội dung truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh của mồ côi, mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài chí và công bằng
* Phương pháp: động não, Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 17 phút
* Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đoạn 1- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 1
+ Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- 1 HS đọc đoạn 2, 3 - Lớp đọc thầm.
+ Tìm câu nêu lý lẽ của bác nông dân?
+ Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện?
*Kết luận: Nhờ sự thông minh tài trí Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân hiền lành thật thà.
1. Mồ Côi xử kiện
- Vì bác nông dân vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền
2. Tài trí thông minh của Mồ Côi
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ và ăn miếng cơm nắm, tôi không mua gì cả.
- Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Vị quan toà thông minh.
- Phiên toà thú vị....
- Bẽ mặt kẻ tham lam.
- Ăn hơi trả tiếng...
3. Luyện tập 
Hoạt động 1 3. Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm 
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Đọc phân vai.
* Phương pháp: 
* Thời gian: 10 phút
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- HS đọc truyện theo cách phân vai trong các nhóm
- 3 nhóm thi đọc phân vai 
- Cả lớp nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất
* Tiêu chí bình chọn:
 + Đọc đúng, đọc trôi chảy.
 + Đọc thể hiện đúng tình cảm của nhân vật.
 Hoạt động 2 3. Kể chuyện 
* Mục tiêu : Kể lại được toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể của các nhân vật
 - HS hoà nhập: + Lắng nghe các bạn kể lại câu chuyện
* Phương pháp: làm mẫu, quan sát, hoạt động cá nhân – nhóm – cả lớp
* Thời gian: 25 phút 
* Cách tiến hành:
1. Gv nêu nhiệm vụ
- GV nêu nhiệm vụ 
- HS nhắc lại
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của chuyện theo tranh
- HS quan sát kĩ 4 bức tranh minh hoạ cùng vơi nội dung câu chuyện
- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1
- Từng cặp HS kể lại toàn bộ câu chuyện dựa 4 tranh minh hoạ. 
- 4 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.
- 1,2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS - GV nhận xét, bình chọn 
- - Dựa vào 4 tranh minh hoạ kể lại toàn bộ câu chuyện: Mồ Côi xử kiện.
Nội dung từng tranh:
Tranh 2: Mồ Côi nói bác nông dân phải bồi thường 20 đồng vì đã hít hương thơm thức ăn trong quán. Bác nông dân giãy nảy lên; 
Tranh 3: Bác nông dân xóc bạc cho chủ quán nghe. Chủ quán lắng nghe, vẻ vô cùng ngạc nhiên; 
Tranh 4: Trước cách phán xử tài tình của Mồ Côi, chủ quán bẽ bàng bỏ đi, bác nông dân mừng rỡ cảm ơn Mồ Côi và nhận lại bạc.
Tiêu chí đánh giá
+ Nội dung : Kể có đủ ý đúng trình tự không , đã biết kể bằng lời của mình chưa
+ Diễn đạt: Nói đã thành câu chưa, dùng từ đã phù hợp chưa
+ Cách thể hiện : Giọng kể, điệu bộ nét mặt
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng liên hệ thực tế
 * Phương pháp: nêu vấn đề, trình bày 1 phút 
* Thời gian: 5 phút 
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu vấn đề: 
+ + Em học được gì từ câu chuyện này?
- Học sinh trả lời. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
*Kết luận: Mồ Côi đã dùng trí tuệ của mình để bảo về người khác.
5. Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN tìm đọc các câu chuyện có cùng chủ đề. Luyện đọc trước bài tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu "=", " ".
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm các bài toán liên quan.
- Vận dụng tính toán hằng ngày.
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học
2. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, Hứng thú trong các giờ học toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, bảng phụ, hình tam giác 
2. Học sinh: Bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh: 
+ GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:
63 +(20- 10) = ? 20 x 3 - 40=? (148 – 48) x 2= ? 80 : 8 x 7= ? 
- Tổng kết trò chơi. Tuyên dương những em làm đúng, làm nhanh. Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên 
bảng 
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu “ > , < , =”.
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
? BT yêu cầu gì?
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 H.Nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn?
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: Biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 + Hai biểu thức ở mỗi phần có điểm gì giống và khác nhau?
 - Kiểm tra bài của HS.
*Kết luận: Các biểu thức có dấu ngoặc thì thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
+ Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
+ Biểu thức chỉ có các phép tính cộng trừ hoặc nhận chia ta thực hiện từ trái sang phải.
*Hoạt động cá nhân:
- Hs đọc yêu cầu của bài
? BT yêu cầu gì?
- 2 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
 + Để điền được dấu đúng trước tiên ta phải làm gì?
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả
*Kết luận: Trước khi điền dấu chúng ta phải tính giá trị của biểu thức rồi so sánh.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
 a) 238 – (55 – 35) = 238 - 20 
 = 218
 b, 175 – (30 + 20) = 175 – 50
 = 125
 c, 84 : (4 : 2) = 84 : 2
 = 42
 d, (72 + 18) x 3 = 100 x 3
 = 300 
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 - 400 
 = 21 
............
Bài 3: >; < ; =
( 12 + 11) x 3 > 45
11 + (52 – 22) = 41
30 < (70 + 23) : 3
120 < 484 : (2 + 2)
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: - Học sinh củng cố kĩ năng xếp hình
* Phương pháp: thực hành, động não 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động cá nhân:
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT
- HS nhận xét, chữa bài
GV: chốt cách ghép hình.
Bài 4: Cho 8 hình tam giác.
Xếp thành hình cái nhà.
4. Củng cố - dặn dò: 2 phút 
+ Nêu các quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Nhận xét tiết học. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP ĐỌC 
ANH ĐOM ĐÓM
I. MỤC TIÊU:	
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
+ Năng lực ngôn ngữ: 
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
+ Năng lực văn học:
- Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động 
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề.
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng phẩm Chăm học, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh 
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
1. HĐ khởi động (3 phút):
- Trò chơi: Bắn tên
(Nêu tên các bài hát về các con vật)
- GV kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. 
2. Khám phá: 
Hoạt động 1 1. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch, ngắt nhịp đúng, hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài
 * Phương pháp: làm mẫu, hoạt động cả lớp – cá nhân –nhóm
* Thời gian: 15 phút 
* Cách tiến hành : 
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
 * Đọc từng câu( 2 lần)
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
- GV sửa lỗi phát âm sai
* Đọc từng đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn lần1
- HS nêu cách ngắt và nhấn giọng
- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2 và giải nghĩa từ
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới và địa danh trong bài ( mặt trời gác núi, Cò Bợ, chuyên cần )
* Đọc từng khổ trong nhóm bàn
*Các nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn
- HS đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp từng đoạn
-Các nhóm khác nhận xét
- 1 HS đọc cả bài.
- Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ gợi tả cảnh; tả tính nết; hành động của Đom Đóm và các con vật trong bài (lan dần, chuyên cần, lên đèn, rất êm,long lanh,...)
- Từ khó: - gác núi, lo, lặng lẽ, long lanh 
- Câu khó: 
Tiếng chị Cò Bợ: //
 Ru hỡi! // Ru hời! //
 Hỡi bé tôi ơi, /
 Ngủ cho ngon giấc. //
- Giải nghĩa từ: mặt trời gác núi, Cò Bợ, chuyên cần 
 Hoạt động 2. 2. Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nội dung: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
 - HS hoà nhập: Biết về con đom đóm
* Phương pháp: động não, trình bày 1 phút, hoạt động cá nhân – nhóm –cả lớp
* Thời gian: 10 phút 
*Cách tiến hành: 
- 1 HS đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm.
+ Anh Đóm lên đèn đi đâu?
-GV: Trong thực tế, đom đóm đi ăn đêm; ánh sáng ở bông đom đóm phát ra chất lân tinh trong bông đóm gặp để dễ tìm thức ăn. 
+ Tìm từ tả đức tính của anh Đóm trong hai khổ thơ.
-GV: Đêm nào đóm cũng lên đèn đi gác suốt tới tận sáng cho mọi người ngủ yên. Đom đóm thật chăm chỉ.
- 1 HS đọc đoạn cũn lại – lớp đọc thầm.
+ Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?	
+ Hãy đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm.
+ Bài thơ ca ngợi điều gì? 
*Kết luận: Ca ngợi anh Đom Đóm rất chuyên cần và miêu tả cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.)
1.Sự chăm chỉ chuyên cần của Đom Đóm.
- Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên.
- chuyên cần
2.Vẻ đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn.
- Chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
3. Luyện tập 3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. Bước đầu biết đọc diễn cảm và thuộc 3 - 5 khổ thơ trong bài.
 - HS hoà nhập: Học sinh đọc 1,2 câu
* Phương pháp: làm mẫu, 
* Thời gian: 7 phút 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
- HS luyện đọc đoạn 2 theo nhóm
- 2 HS thi đọc diễn cảm đoạn 2 của bài
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng.
- Xoá dần nội dung bài thơ trên bảng và yêu cầu HS đọc từng dãy, từng bàn 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tuyên dương HS thuộc bài nhanh 
Tiêu chí đánh giá:
- Đọc đúng 
- Đọc trôi chảy
- Thể hiện được nội dung, ý nghĩa của đoạn văn
4. Hoạt động vận dụng 
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng mở rộng
* Phương pháp: hoạt động cả lớp, phát vấn 
* Thời gian: 3 phút 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem con đom đóm
5. Củng cố, dặn dò: 2 phút 
- Nhận xét giờ học
- Dặn học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau
 IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực: 
*Năng lực đặc thù:
a. Năng lực tư duy và lập luận toán học: 
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
b. Năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
- Vận dụng làm được các bài tập liên quan.
- Giảm tải: Bài 4: Tổ chức dưới dạng trò chơi 
* Năng lực chung:
- Tự chủ- tự học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học
2. Phẩm chất: 
- Qua bài học, bồi dưỡng ham học toán
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: Thiết bị phòng học thông minh, 6 thẻ, mỗi thẻ có 9 chấm tròn 
2. Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Phương pháp
Nội dung
Học sinh A
1. HĐ khởi động (3 phút):
Trò chơi “Đoán nhanh đáp số”.
GV đọc phép tính để học sinh nêu kết quả:
27 : 9 + 10=? 4+ (36 : 6) =? 45 : 5 x 8 = ? 10 x 2 - 10 = ? 72: 8 +11 =? 40 : 4 x 6 =? 
- Nhận xét - Kết nối kiến thức 
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.
Học sinh cổ vũ bạn chơi
2. Hoạt động luyện tập 
* Mục tiêu: - Học sinh tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
* Phương pháp: hoạt động cá nhân – cả lớp
* Thời gian: 20 phút 
* Cách tiến hành: 
*Hoạt động cá nhân:
- HS đọc và nêu yêu cầu bài 
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: Nhận xét Đ - S?
? Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
*Kết luận: Biểu thức chỉ có phép cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: ? Nhận xét Đ - S?
? Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
- HS đổi chéo bài kiểm tra.
*Kết luận: Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện nhân chia trứơc, cộng trừ sau.
*Hoạt động cá nhân:
- HS nêu yêu cầu của bài
- 4 HS lên bảng làm bài
- Chữa bài: ? Nhận xét Đ - S?
? Nêu thứ tự thực hiện biểu thức?
- HS đổi chéo bài kiểm tra.
*Kết luận: Biểu thức có chứa dấu ngoặc, tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
a, 324 - 20 + 61 = 304 + 61
 = 365
b, 188 + 12 – 50 = 200 - 50
 = 150
c, 21 x 3 : 9 = 63 : 9
 = 7
d, 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 120
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức:
 a, 15 + 7 x 8 = 15 + 56
 = 71
b, 201 + 39 : 3 = 201 + 13
 = 214
c, 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 104
d, 564 – 10 x 4 = 564 – 40
 = 524
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
 a, 123 x (42 – 40) = 123 x 2
 = 246
b, (100+ 11) x 9 = 111 x 9
 = 999
c, 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 9
d, 64 : (8 : 4) = 64 : 2
 = 32
- HS tính:
5 + 3 =
2 + 7 =
3 + 4 =
6 – 3 =
7 – 4 =
9 – 7 =
- HS tính:
8 x 3 =
9 x 7=
7 x 8 =
49 : 7 =
40 : 8 =
36 : 6 =
3. Hoạt động vận dụng 
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng giải bài toán có lời văn và tính giá trị biểu thức nhanh
* Phương pháp: thực hành 
* Thời gian: 5 phút 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động nhóm:
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức trò chơi: Ai thông minh.
- 2 đội, mỗi đội 5 HS lên thi 
- HS dưới lớp làm trọng tài, nhận xét, 
- Chữa bài: - Nhận xét Đ - S?
 - Kiểm tra bài của HS.
- GV: Để nối đúng ta phải tính giá trị của các biểu thức.
*Hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_17_nam_hoc_2020_2021_ban.doc