Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1.Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi học sinh lên bảng làm bài

+ Nhận xét, chữa bàivà cho điểm học sinh.

2. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành

Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.

Cách tiến hành:

* Bài 1:

+ Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho 2 học sinh tự đọc các dòng sau

+ Y/c học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe

+ Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam

+ Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?

+ Có thể so sánh như thế nào ?

+ Y/c học sinh thực hiện so sánh theo 1 trong 2 cách trên

* Bài 2:

+ 1 học sinh nêu y/c của bài

+ Chia lớp thành các nhóm.

+ Hướng dẫn các bước làm bài:

+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp

+ Đo để kiểm tra lại sau đó viết vào bảng tổng kết

+ Trước khi học sinh thực hành theo nhóm.

+ Y/c các nhóm báo cáo kết quả.

3 Hoạt động 2: . Củng cố, dặn dò

+ Về nhà làm bài

+ Nhận xét tiết học

+ 3 học sinh lên bảng làm bài.

+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp

+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe

+ Bạn Minh cao 1m 25cm, Bạn Nam cao 1m 15cm

+ Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau

+ Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh

hoặc so sánh số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1mét và 1 số cm. vậy chỉ cần so sánh các số đo cm với nhau

+ So sánh và trả lời:

- Bạn Hương cao nhất, Bạn Nam thấp nhất.

+ Thực hành theo nhóm 6 học sinh.

+ 1 đến 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của học sinh trước lớp. Vừa đo vừa giải thích cách làm

 

doc 20 trang ducthuan 05/08/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10( TỪ 9/11 – 13/11/2020)
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020
Tiết 1 : Giáo dục tập thể: 
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ :
---------------------------------------------------------------
Tiết 2 - 3 : Môn: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN. TCT: 19- 10
Bài: Giọng quê hương. 
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc .
 Chú ý các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương 
- Bộc lộ tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
 -Hiểu các từ ngữ trong bài: Đôn hậu, thành thực, Trung Kì, bùi ngùi.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
-B.Kể chuyện.
-Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài 
a) Đọc mẫu: GV đọc mẫu toàn bài 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó 
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// (giọng ngạc nhiên hơi kéo dài ở cuối câu)
- Dạ, không !// Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
 HS hiểu nội dung của truyện.
- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt ?
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương 
 Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau 
* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
* 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- Thuyên và Đồng vào quán để hỏi 
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán 
- Bầu không khí trong quán ăn 
- Lúc hai người đang lúng túng vì 
- Thuyên bối rối vì không nhớ được 
- Anh thanh niên nói 
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói 
- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu 
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời :
- 3 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ 
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 78, SGK.
- Yêu cầu HS xác định nội dung của từng bức tranh minh hoạ.
+ Tranh 1 : Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán ăn có ba thanh niên đang ăn uống vui vẻ.
+ Tranh 2 : Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
- GV gọi 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Dựa vào tranh minh hoạ hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương.
- 3 HS trả lời :
+ Tranh 3 : Ba người trò chuyện. Anh thanh niên nói rõ lí do mình muốn làm quen với Thuyên và Đồng. Ba người xúc động nhớ về quê hương.
- HS 1 kể đoạn 1, 2 ; HS 2 kể đoạn 3 ; HS 3 kể đoạn 4, 5.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng HS kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
Củng cố, dặn dò 
- Quê hương em có giọng đặc trưng không ? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS phát biểu ý kiến.
-----------------------------------------------
Tiết 4: Môn: TOÁN: TCT: 46
Bài: Thực hành đo độ dài.
I:Mục tiêu:
Giúp HS : Biết dùng thước, bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trứơc.
Biết cách đo một độ dai, biết đọc kết quả đo.
Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
II:Chuẩn bị:
Thước HS, thước mét.
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh. 
2.Bài mới:
Bài 1:Gọi 1học sinh đọc đề bài 
+ Y/c học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 
+ Yêu cầu học sinh cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng 
* Bài 2:
+ Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì
+ Đưa ra chiếc bút chì và y/c học sinh nêu cách đo chiếc bút chì này 
+ Y/c học sinh tự làm còn phần còn lại
* Bài 3: Cho hs quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m
+ Y/c học sinh ước lượng độ cao của bức tường lớp
+ Ghi tất cả các kết quả mà học sinh báo cáo lên bảng , sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả
+ Làm tương tự với các phần còn lại
+ Tuyên dương những học sinh ước lượng tốt
3 .Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học 
+ 3 học sinh lên bảng
+ Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài đựơc nêu ở bảng sau: đoạn thẳng AB dài 7cm; đoạn thẳng CD dài 12 cm; đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm 
+ Chấm 1 điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn,sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ
+ Vẽ hình, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Đo độ dài của 1 số vật
+ Đặt 1 đầu của bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước 
Tìm điểm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì
+ Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp 
+ Học sinh ước lượng và trả lời
----------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Môn: TOÁN: TCT: 47
Bài:Thực hành đo độ dài( tiếp).
I.Mục tiêu. Giúp HS:Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
Củng cố cách so sánh các độ dài.
Củng cố cách đo chiều dài, đo chiều cao của người.
II.Chuẩn bị
- Thước mét và e ke to.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bàivà cho điểm học sinh.
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành
Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
* Bài 1:
+ Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho 2 học sinh tự đọc các dòng sau
+ Y/c học sinh đọc cho bạn bên cạnh nghe
+ Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn Nam
+ Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải làm như thế nào?
+ Có thể so sánh như thế nào ?
+ Y/c học sinh thực hiện so sánh theo 1 trong 2 cách trên
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Chia lớp thành các nhóm.
+ Hướng dẫn các bước làm bài:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp
+ Đo để kiểm tra lại sau đó viết vào bảng tổng kết
+ Trước khi học sinh thực hành theo nhóm.
+ Y/c các nhóm báo cáo kết quả. 
3 Hoạt động 2: . Củng cố, dặn dò
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học 
+ 3 học sinh lên bảng làm bài.
+ 4 học sinh nối tiếp nhau đọc trước lớp
+ 2 học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
+ Bạn Minh cao 1m 25cm, Bạn Nam cao 1m 15cm
+ Ta phải so sánh số đo chiều cao của các bạn với nhau
+ Đổi tất cả các số đo ra đơn vị cm và so sánh 
hoặc so sánh số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1mét và 1 số cm. vậy chỉ cần so sánh các số đo cm với nhau
+ So sánh và trả lời:
- Bạn Hương cao nhất, Bạn Nam thấp nhất.
+ Thực hành theo nhóm 6 học sinh.
+ 1 đến 2 học sinh lên bảng và đo chiều cao của học sinh trước lớp. Vừa đo vừa giải thích cách làm
------------------------------------------------------------
Tiết 2 :Môn : Đạo đức: TCT: 10
Bài : Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi bạn khi bạn có chuyện buồn.
Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Trẻ em có quyền tự do kết giao bè bạn, có quyền được đối sử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp khó khăn.
HS biết cảm thông chi sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn.
Quý trọng các bạn biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
-Vở bài tập đạo đức 3 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ:
 - Khi bạn có chuyện vui chúng ta phải làm sao ?
 - Khi bạn có chuyện buồn ta phải làm gì ?
B-Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiếp bài “chia sẻ vui buồn cùng bạn “
2. HĐ1: Phân biệt hành vi đúng , hành vi sai ( BT 4 trang 17 )
3. HĐ 2: Liên hệ và tự liên hệ ( BT 5 trang 17 )
 1 .Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS liên hệ , tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung SGK .
 2 .HS liên hệ , tự liên hệ trong nhóm .
 3 .GV mời một số hs liên hệ trước lớp .
 4 .GV kết luận :
Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông chia sẻ vui buồn cùng nhau 3. HĐ 3 : Trò chơi phòng viên ( BT 6 trang 18 )
 Các hs trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi có liên quan đến chủ đề bài học trong SGK .
- Cho HS quan sát tranh chụp : 
 + Giao thông trên đường quốc lộ. 
 + Giao thông trên đường phố 
 + Giao thông trên đường tỉnh . Giao thông trên đường xã.
- Cho biết đặc điểm, lượng xe cộ, người đi trên các con đường 
- Kết luận: Hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm: đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, dường đô thị 
- Cho HS thảo luận nhóm đôi cho biết khi đi học phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn ?
C-Củng cố, dặn dò: 
 -Khi bạn có chuyện vui buồn , em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên , nỗi buồn vơi đi . Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng .
 - HS đọc ghi nhớ SGK
- Nhắc HS có ý thức chấp hành tốt quy định an tòan giao thông.
 - Khi bạn có chuyện vui , cần chung vui chúc mừng cùng bạn
 - Khi bạn có chuyện buồn , cần an ủi , động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng .
- a , b , c , d , đ , g là đúng 
- e , h là sai
- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận.
Hs thảo luận
HS trình bày
Quan sát hình vẽ
- Nêu đặc điểm.
Hs Liên hệ
Vài hs nhắc lại 
---------------------------------------------------------------
Tiết 3: Luyện Tiếng việt: LUYỆN ĐỌC 
Bài: Giọng quê hương. 
I.Mục tiêu:
A.Tập đọc .
 Chú ý các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương 
- Bộc lộ tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
 -Hiểu các từ ngữ trong bài: Đôn hậu, thành thực, Trung Kì, bùi ngùi.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.
II.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Giới thiệu bài 
a) GV đọc toàn bài 
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó 
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
* Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// (giọng ngạc nhiên hơi kéo dài ở cuối câu)
- Dạ, không !// Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết)
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau 
* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Thực hiện yêu cầu của GV.
* 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc.
-------------------------------------------
Chiều 10/11: Tiết 4 : Môn : Chính tả: TCT: 19
Bài Nghe – viết : Quê hương ruột thịt
I.Mục tiêu.
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “Quê hương ruột thịt”
-Biết viết hoa chữ cái đầu câu và tên rioêng trong bài.
-Luyện viết đúng tiếng khó có vần oai, oay, âm đầu dễ lẫn,thanh hỏi/ngã.
II.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài 
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe và viết lại bài văn Quê hương ruột thịt và làm các bài tập chính tả phân biệt oai/oay ; l/n hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
 Nghe - viết chính xác bài Quê hương ruột thịt.
Cách tiến hành : 
a) Tìm hiểu nội dung bài viết
- GV đọc bài văn một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
Hỏi : Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?
b) Hướng dẫn cách trình bày- Bài văn có mấy câu ?
- Trong bài văn, những dấu câu nào được sử dụng ?
- Trong bài những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa nêu.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) Chấm bài
 Làm đúng các bài tập chính tả : Tìm từ chứa tiếng có vần oai/oay và thi đọc nhanh, viết đúng tiếng có phụ âm đầu l/n hoặc thanh hỏi/thanh ngã.
Bài 2 Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho HS.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm đọc các từ mình tìm được, các nhóm có từ khác bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc lại các từ trên bảng và làm bài vào vở.
Bài 3
- GV chọn phần phần b.
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Thi đọc :
 GV làm trọng tài.
+ Thi viết :
- Gọi HS xung phong lên thi viết. Mỗi lượt 3 HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập viết lại cho nhanh và đẹp. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
- Tìm tiếng có vần uôn/uông.
- HS ngồi dưới lớp làm bài vào vở nháp.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, nơi có bài hát ru của mẹ chị và chị lại hát ru con bài hát ngày xưa.
- Bài văn có 3 câu.
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm.
- Chữ Sứ phải viết hoa vì là tên riêng của người ; Chỉ, Chính, Chị, Và là chữ đầu câu. Chữ Quê là tên bài.
- HS nêu :ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Đọc bài làm và bổ sung.
- Đọc và làm bài vào vở :
+ oai : củ khoai, khoan khoái, ngoài, bà ngoại, ngoái lại, quả xoài, thoải mái, loại bỏ, toại nguyện, phiền toái, choai choai,...
+ oay : xoay, gió xoáy, ngó ngoáy, ngọ ngoạy, hí hoáy, nhoay nhoáy, khoáy đầu, loay hoay,...
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS luyện đọc trong nhóm, sau đó cử 2 đại diện thi đọc.
 - HS trong nhóm thi đọc nhanh.
- 3 HS lên bảng thi viết, HS dưới lớp viết vào vở. 
------------------------------------------------------------
Tiết 5 : Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI: TCT: 19
Bài: Các thế hệ trong một gia đình
I.Mục tiêu:Sau bài học HS biết:
-Các thế hệ trong một gia đình.
-Phân biệt được gia đình 2 thế hệ và gia đình3 thế hệ.
-Giới thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình.
II.Đồ dùng dạy – học.
-Tranh SGK
- Ảnh gia đình- giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1. Thảo luận theo cặp.
- Bước 1.
- Bước 2.
+ Gọi 1 số học sinh lên kể trước lớp.
Kết luận: Trong mỗi gia đình thường có những người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
- Bước 1. Làm việc theo nhóm.
+Thế hệ thứ nhất trong gia đình Minh là ai?
+ Bố mẹ bạn Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình Minh?
+ Bố mẹ Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấytrong gia đình Minh?
+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình Lan?
+ Đối với gia đình chưa có con, chỉ có 2 vợ chồng cùng chung sống thì được gọi là gia đình mấy thế hệ?
- Bước 2. Một số nhóm trình bày kết quả.
+ Căn cứ vào việc trình bày, giáo viên kết luận: SGV/60.
* Hoạt động 3: Giới thiệu về gia đình mình.
Phương án 1: chơi trò chơi mời bạn đến thăm gia đình tôi.
- Bước 1.Làm việc theo nhóm.
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Giáo viên yêu cầu.
Phương án 2: Vẽ tranh.
SGK/38.
 Học sinh làm việc theo cặp.
1 em hỏi 1 em trả lời.
+ Trong gia đình bạn, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?
+ ông bà ( cha mẹ)
+ Học sinh phát biểu tự do.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình SGK/38;39. Sau đó hỏi và trả lời nhau.
+ ông bà.
+ thứ hai.
+ thứ nhất.
+ Thứ ba.
+ thứ hai.
+ gia đình một thế hệ.
+ Một số đại diện nêu kết quả.
+ Học sinh mang ảnh chụp của gia đình và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
+ 1 học sinh lên giới thiệu gia đình của mình trước lớp.
Cách 2: Học sinh treo tranh (ảnh) gia đình mình lên trước lớp và đố các bạn trên ảnh có những ai và gồm mấy thế hệ?
+ Học sinh giới thiệu trước lớp.
4. Củng cố & dặn dò:
+ Vài học sinh đọc lại mục “ bạn cần biết” SGK/38.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Họ nội, họ ngoại.
---------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2020
Tiết 1: Môn: TẬP ĐỌC: TCT: 20
Bài: Thư gửi bà.
I.Mục tiêu:
Đọc đúng các từ tiếng khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Bước đầu bộc lộ tình cảm qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: đọc thầm tương đối nhanh nắm được bức thư gửi thăm hỏi.
Hiểu nội dung bài: Tình cảm gắn bó của quê hương, quý mến bà của người cháu.
 II.Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ bài trong SGK.
- Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : Tranh vẽ cái gì ?
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ, giữa các phần của bức thư.
Cách tiến hành
a) Đọc mẫu
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS chia bức thư thành 3 phần :
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài
 Hiểu được nội dung bức thư : Tình cảm sâu sắc của bạn nhỏ đối với bà của mình.
Cách tiến hành- Kĩ thuật hỏi trả lời
 : Đức viết thư cho ai ?
- Dòng đầu thư bạn viết thế nào ?
- Bạn Đức hỏi thăm bà điều gì ?
- Sức khoẻ là điều cần quan tâm nhất đối với người già, Đức hỏi thăm đến sức khoẻ của bà một cách rất ân cần, chu đáo, điều đó cho thấy bạn rất quan tâm và yêu quý bà.
- Đức kể với bà điều gì ?
- Hãy đọc phần cuối của bức thư và cho biết : Tình cảm của Đức đối với bà như thế nào ?
Kết luận : Đức rất yêu và kính trọng bà. Bạn hứa với bà sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan để bà vui lòng. Bạn chúc bà khoẻ mạnh, sống lâu và mong chóng đến hè để lại được về quê thăm bà.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò
- Em đã bao giờ viết thư cho ông bà chưa ? Khi đó em đã viết những gì ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi viết thư, bạn đang vừa viết vừa nhớ tới quê nhà có bà đang kể chuyện cho các cháu nghe.
 Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
Dạo này bà có khoẻ không ạ ? (Giọng nhẹ nhàng, ân cần)
Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê,/ thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng.//
- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Đức viết thư cho bà.
- Dòng đầu thư bạn viết : Hải Phòng, ngày 6 tháng 11 năm 2003.
- Đọc đoạn 2 và trả lời : Đức hỏi thăm sức khoẻ của bà : Dạo này bà có khoẻ không ạ ?
Đọc thầm lại bài và trả lời : Đức kể với bà về tình hình gia đình và bản thân bạn : 
- HS trả lời. 
- 2 đến 3 HS trả lời.
------------------------------------------------------------
Tiết 2 : Môn: TOÁN: TCT: 48
Bài: Luyện tập chung.
 I. Mục tiêu: Giúp HS:Nhân, chia trong phạm vi đã học.
Quan hệ của một số đơn vị đo độ dài đã học.
Giải toán dạng “Gấp một số lên nhiều lần” và tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Chuẩn bị.
-Thứơc thẳng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Cách tiến hành:
* Bài 1:1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài 
* Bài 2:1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài (nếu không có điều kiện thì giảm bớt).
+ Y/c học sinh nhắc lại cách tính của 1 phép tính nhân,1 phép tính chia
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3: 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Giáo viên ghi lên bảng 4m 4dm = dm
+ Y/c học sinh nêu cách làm
+ Y/c học sinh làm tiếp các phần còn lại
* Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc đề bài
+ Chữa bài và cho điểm học sinh. 
* Bài 5: 1 học sinh đọc bài
+ Y/c học sinh đo độdài đoạn thẳng AB
+ Độ dài đoạn thẳng CD như thế nào so với độ dài đoạn thẳngAB?
+ Y/c học sinh tính độ dài đoạn thẳng CD
+ Y/c học sinh vẽ đoạn thẳng CD
 + Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Hoạt động 2: Củng cố,dặn dò
+ Cô vừa dạy bài gì?
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học
+ 2 học sinh lên bảng làm bài tập ở nhà.
+ Tính nhẩm
+ Học sinh làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
+ Học sinh làm vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài
+ 3 học sinh nhắc lại
+ Đổi 4 m = 40 dm
 40 dm + 4 dm = 44 dm
 Vậy 4 m 4 dm = 44 dm
+ Học sinh làm vào vở, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau để kiểm tra bài của nhau
+ Tổ 1 trồng được 25 cây, tổ2 trồng được gấp 3 lần số cây trồng của tổ 1. Hỏi tổ 2 trồng được bao nhiêu cây?
 Giải:
 Số cây tổ 2 trồng được số cây là:
 25 x 3 = 75 (cây)
 Đáp số : 75cây
+ AB dài 12 cm
+ Độ dài đoạn thẳng CD bằng ¼ độ dài đoạn thẳng AB
+ Độ dài đoạn thẳng CD là:12 : 4 = 3 (cm)
+ Thực hành vẽ, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TCT: 10
Bài: So sánh – dấu chấm.
I. Mục tiêu.
Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh).
Tập dùng dâu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài 
Luyện tập về cách sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.
Cách tiến hành
Bài 1: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi : Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào ?
- Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao ?
- Treo tranh minh hoạ rừng cọ và giảng : Lá cọ to, tròn, xoè rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang.
Bài 2 Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, gọi 3 HS lên bảng gạch chân dưới các âm thanh được so sánh với nhau : gạch 1 gạch dưới âm thanh 1, gạch 2 gạch dưới âm thanh 2.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn : Mỗi câu phải diễn đạt một ý trọn vẹn, muốn điền dấu chấm đúng chỗ, các con cần đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên vì đó thường là vị trí của các dấu ngắt câu. Trước khi đặt dấu chấm phải đọc lại câu văn một lần nữa xem đã diễn đạt ý đầy đủ hay chưa.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò(
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS làm lại các bài tập trong bài.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ và trả lời theo tinh thần xung phong : Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác, như tiếng gió.
- Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất mạnh và rất vang.
- Nghe giảng, sau đó làm bài 1 vào vở bài tập.
- 1 HS đọc trước lớp.
- 3HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Tiếng suối như tiếng đàn cầm.
b) Tiếng suối như tiếng hát.
c) Tiếng chim như tiếng xóc những rổ đồng tiền.
- Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của GV nếu sai.
- 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp, 1 HS đọc lại đoạn văn.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án : Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Luyện toán :
Bài : Luyện tập.
I. Mục tiêu. 
Giúp HS:Làm quen với đọc,viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
Làm quen với việc các số đo độ dài có hai đơn vị đo thành số đo độ dài có một đơn vị đo (nhỏ hơn).
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔNG CỦA HỌC SINH
2. Bài mới:
* Bài 1:
+ Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB dài 1 m 9 cm và y/c học sinh đo độ dài đoạn thẳng này bằng thước m
+ Đoạn thẳng AB dài 1 m và 9 cm ta có thể viết tắt 1 m và 9 cm là 1 m 9 cm và đọc là 1 mét 9 xăng-ti-mét
+ Viết lên bảng 3m2dm= dm và y/c hs đọc
+ Muốn đổi 3 m 2 dm thành dm ta thực hiện như sau:
+ 3 m bằng bao nhiêu dm?
+ Vậy 3 m 2 dm bằng 30 dm cộng 2 dm bằng 32 dm
b- Cộng-trừ-nhân-chia các số đo độ dài 
* Bài 2:1 học sinh nêu y/c của bài 
+ Y/c học sinh tự làm vào vở 
+ Học sinh lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện phép tính với các đơn vị
* Bài 3:Gọi 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Viết lên bảng 6 m 3 cm 7m
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và cho kết quả so sánh 
3.Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học
+ Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm
+ Đọc: 1 mét 9 xăng-ti-mét
+ Đọc: 3mét 2 đề-xi-mét bằng đề-xi-mét
+ 3 m = 30 dm
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng 
+ Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị đo ta cũng thực hiện bình thường 
+ 6 m 3 cm < 7m vì 6 m 3 cm = 603 cm
 7 m = 700 cm
mà 603cm < 700cm
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 2 học sinh lên bảng
----------------------------------------------------------
 Chiều 11/11: Tiết 5 : Giáo dục tập thể (TCT : 10)
Giáo dục ngoài giờ lên lớp - Rèn kỹ năng sống
BÀI : TẠO CẢM HỨNG HỌC TẬP
I. Mục tiêu giáo dục:
-Giúp HS hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung , chỉ tiêu thi đua. Tự xác định thái độ mục đứch học tập đúng đắn , biết tự quản lí , giúp đỡ lẫn nhau để đạt các chỉ tiêu đề ra.
II. Nội dung và hình thức họat động :
1. Nội dung: 
- Chương trình hành động “Chăm ngoan học giỏi”.Đăng kí và giao ước thi đua 
- Văn nghệ.
2. Hình thức:Tổ chức giao ước thi đua giữa các tổ.
II. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện:
 - Chương trình hành động,
- Chỉ tiêu thi đua .
2. Tổ chức :
- GVCN cùng cán bộ lớp bàn bạc thống nhất kế hoạch,
- Phân công điều hành : Lớp trưởng.
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung
Người thực hiện
- Tiến hành làm công trình măng non : chăm sóc, tu bổ bồn hoa của lớp.
- Thi đua học tập tốt, tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, đội đề ra .
2. Sinh hoạt chủ đề:
- GVCN nêu mục đích yêu cầu, phát động thi đua ,
- Lớp trưởng phát đăng kí thi đua , tiêu chí thi đua cho các tổ nhóm . 
- Tổ trưởng đại diện các tổ lên kí cam kết thi đua.
- Văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động:
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia của các tổ .
Lớp trưởng.
GVCN
Lớp trưởng chỉ đọa cả lớp
 GVCN
Lớp trưởng.
Tổ trưởng
GVCN
------------------------------------------------------
Tiết 6: Môn : Tập viết : ( TCT : 10)
 BÀI : Ôn chữ hoa G ( Tiếp theo)
IMục tiêu:
Củng cố cánh viết hoa chữ G, Gi thông qua bài tập ứng dụng.
Viết tên riêng: Ông Gióng.
Viết câu ứng dụng: Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
II. Đồ dùng dạy – học.
Mâu chữ G, Ô, T.
Bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa Ô, G, T, V, X có trong từ và câu ứng dụng.
- Củng cố cách viết hoa chữ G.
- Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng giữa các chữ trong từ , cụm từ. :
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ?
- Treo bảng các chữ cái viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết lại mẫu chữ hoa cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Em biết gì về Ông Gióng ?
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng : Ông Gióng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
c) HD viết câu ứng dụng
- Giải thích : Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là một đền thờ và Thọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Tây trước đây.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Yêu cầu HS viết : Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập 1.
- Yêu cầu HS viết bài, sau đó theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 đến 7 bài.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. 
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau.
- Có các ô chữ hoa Ô, G, T, V, X.
- 5 HS nhắc lại. Cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc : Ông Gióng.
- Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Chữ Ô, G, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng 1 con chữ 0.
- 3 HS đọc .
- Các chữ G, đo đạc, l, g, t, T, V, h, X cao2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
+ 2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
--------------------------------------------------------
Tiết 7: Luyện Tiếng việt:
Luyện viết : Quê hương ruột thịt
I.Mục tiêu.
-Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “Q

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2020_2021_ban.doc