Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Minh Thanh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Minh Thanh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

Hình thành các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.

* GDKNS:

- Tư duy sáng tạo.

- Ra quyết định

- Giải quyết vấn đề

 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS: Sách giáo khoa

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 34 trang ducthuan 04/08/2022 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022 - Võ Thị Minh Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 13 tháng 09 năm 2021
CHÀO CỜ
 ***********************************
TOÁN ( Tiết: 1)
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I.Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Rèn kỹ năng làm toán cho học sinh. 
- Giáo dục học sinh cách trình bày khoa học, sạch đẹp.( BT 1,2,3) 
Năng lực: phát triển năng lực chung về đăc thù toán học. Biết đọc,viết, giải toán..
Phẩm chất;Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II.Đò dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ có ghi nội dung bài tập -HS: SGK,vở toán, giấy nháp, thước kẻ 
III.Các hoạt đông dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (5 phút) :
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
-GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình môn Toán lớp 3 HK1.
2. HD thực hành( 26’ )
.HĐ 1: Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài.
-GV ghi đề bài lên bảng.
Bài 1:
-GV gắn bảng phụ chép bài tập 1.
-Tổ chức HS làm bài.
-GV hướng dẫn HS đọc kết quả và tựï sữa bài. 
 -GV nhận xét, ghi nhận xét.
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 2
-Tổ chức HS làm bài.
-Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
-Tổ chức sửa bài.
-GV nhận xét, ghi nhận xét.
-Yêu cầu HS đọc 2 dãy số.
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài
-Cho HS đọc kết quả bài làm và giải thích miệng cách làm.
-GV nhận xét, ghi nhận xét.
3. HD úng dụng: (5’)
-Cho HS nêu cách tìm số lớn, số bé trong 1 dãy số.
*BT mở rộng: Điền dấu vào chỗ chấm trong các dãy số sau:
a)248 284 428 482 824 842
b)753 735 573 537 375 357
4. HD sáng tạo (2’)
-Về nhà làm bài tập ở VBT Toán 3/1
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài: Cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương
-HS hát
-HS để đồ dùng lên bàn .
-Lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS nối tiếp đọc đề bài
-HS đọc đề bài 
-2 HS làm bảng lớp.cả lớp làm bài vào vở.
-HS chữa bài.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc yêu cầu bài 2
-2 HS làm bảng,lớp làm vở:
a.310;311;312;313;314;315;316;317;318;319.
b.400;399;398;397;396;395;394;393;392;391.
-HS lần lượt đọc kết quả bài làm của mình rồi nhận xét bài trên bảng.
-Theo dõi.
-Cả lớp đọc đồng thanh 2 dãy số
-Điền dấu (>,<,= )thích hợp 
-HS tự điền dấu,nêu kết quả:
303 < 330 30+100<131
615 > 516 440-10>400+1
199 < 200 243 = 200+40+3
-HS theo dõi,sửa sai.
-
- 2 Học sinh viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh nối tiếp đọc
-- Về nhà ôn tập thêm về cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ HS nghe)
................................................................
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (Tiết 1 - 2)
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.
Hình thành các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,...
* GDKNS:
- Tư duy sáng tạo. 
- Ra quyết định 
- Giải quyết vấn đề
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng: 
- GV: Tranh minh họa bài học. Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS: Sách giáo khoa
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- HS hát bài: “Em là mầm non của Đảng”
a. Giới thiệu chương trình, chủ điểm
- GV giới thiệu tranh chủ điểm 8 chủ điểm trong SGK TV 3 tập 1. 
- GV giải thích nội dung từng chủ điểm
- Giới thiệu chủ điểm Măng Non.
b) Giới thiệu bài 
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Khi nói chuyện với nhà vua, vẻ mặt cậu bé như thế nào?
- GV ghi tên bài.
- Lắng nghe
- Một học sinh đọc tên các chủ điểm.
- Quan sát tranh chủ điểm
- Cảnh một cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần chứng kiến cảnh nói chuyện của hai người.
- Trông rất tự tin.
- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*YÊU CÂU CẦN ĐẠT:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành :
 a. GV đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài, lưu ý giọng đọc cho HS. 
+ Lời cậu bé: Bình tĩnh, tự tin
+ Lời vua: Đọc giọng oai nghiêm
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: 
+ Vua hạ lệnh..vùng nọ/ nộp một...không có/thì cả làng phải chịu tội.(Đoạn 1)
+ Xin ông về tâu Đức Vua/...săc/ để xẻ thịt chim.(Đoạn 3)
- GV kết hợp giảng giải thêm một số từ khó khác.
+ Cậu bé thể hiện thái độ như thế nào khi nghe lệnh vua? 
+ Trái nghĩa với bình tĩnh là gì? 
+ GV giải thích thêm: “bình tĩnh” ở đây là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối lúng túng trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua.
d. Đọc đồng thanh:
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- HS lắng nghe
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (lo sợ, làm lạ, xin sữa, )
- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- Bình tĩnh, tự tin
- Bối rối, lúng túng
- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. YÊU CÂU CẦN ĐẠT: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc to 4 câu hỏi cuối bài
- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp 
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
+ Khi nhận được lệnh, thái độ của dân chúng như thế nào? 
+ Vì sao họ lại lo sợ? 
=> GV: Dân chúng lo sợ, nhưng cậu bé lại muốn gặp vua. 
+ Cậu bé làm thế nào để được gặp nhà vua? 
+ Khi gặp nhà vua, cậu bé nói điều vô lý gì? 
+ Đức vua nói gì khi nghe điều vô lý đó? 
+ Cậu bé bình tĩnh đáp lại lời nhà vua như thế nào? 
 => GV: Bằng cách đối đáp khôn khéo, thông minh, cậu bé buộc nhà vua thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? 
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim khâu không? 
 + Vì sao cậu bé lại tâu với nhà vua một việc không thể làm được? 
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? 
=> GV chốt : Câu chuyện ca ngợi sự tài trí, thông minh của một cậu bé
- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)
- Ra lệnh cho mỗi làng ở vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. 
- Rất lo sợ
- Vì gà trống không thể đẻ được trứng. 
- Đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
- Bố cậu mới đẻ em bé. 
- Đức vua quát cậu và nói rằng bố cậu là đàn ông thì không thể đẻ được.
- Cậu bé hỏi lại tại sao đức vua lại ra lệnh cho dân làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Không thể rèn được.
- Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm 3 mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*YÊU CÂU CẦN ĐẠT: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.
- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua)
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* YÊU CÂU CẦN ĐẠT : 
- Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
 b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
- Câu hỏi gợi ý: 
+ Đoạn 1: Nhà vua hạ lệnh cho mội làng phải làm gì?
+ Đoạn 2: Khi gặp nhà vua, cậu bé đã nói gì, làm gì ? Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
+ Đoạn 3: Lần thử tài thứ 2, vua yêu cầu cậu bé làm gì? Đức vua quyết định ra sao sau lần thử tài thứ 2?
c. HS kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu.
* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện ca ngợi ai?
+ Em thấy cậu bé là người như thế nào?
+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân (1 đoạn)
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời theo ý đã hiểu
6. HĐ ứng dụng ( 1phút):
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- VN luyện đọc trước bài: Hai bàn tay em.
.............................................................................................
ĐẠO ĐỨC(Tiết: 1)
KÍNH YÊU BÁC HỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Học sinh biết: 
- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc
- Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
 - Biết được thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 -Luôn tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác. Hiểu, ghi nhớ và làm theo “5 điều Bác hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng”
Hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
Hình thành và phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.
* GDKNS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ,về tình cảm giữa Bác Hồ với Thiếu nhi.. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy; Các bức ảnh dùng cho hoạt động 1của tiết 1
- HS: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3 phút):)
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-Nhận xét, đánh giá
2. HĐ Thực hành:
a. Thảo luận nhóm: (10 phút)
-Yêu cầu HS hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng. Nhạc và lời của Phong Nhã.
-GV giới thiệu bài, ghi bảng đề bài
-Chia HS thành các nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho các nhóm .
-Yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên nêu tên một ảnh.
-Thảo luận cả lớp:
+Em còn biết gì về Bác Hồ?
+Quê Bác ở đâu?
+Bác Hồ còn những tên gọi nào?
+Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
*Giáo dục HS: phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
b. Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác” (10 phút)
-GV kể chuyện
-Yêu cầu HS đọc truyện.
-Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồø và các cháu thiếu nhi như thế nào?
-Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
-GV kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác.
c. Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy (10 phút):
-Yêu cầu mỗi HS đọc một điều Bác Hồ dạy, GV ghi nhanh lên bảng lớp.
-Chia nhóm 4 HS và yêu cầu mỗi nhóm tìm một biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
-Tổ chức trình bày kết quả thảo luận
-GV củng cố lại những biểu hiện của Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
4. Hoạt động ứng dụng (1 phút):
-Hôm nay các em học bài nào?
-Cho HS xung phong hát, đọc thơ, kể chuyện về Bác Hồ. 
*Giáo dục HS: giáo dục học sinh lòng kính yêu, biết ơn Bác Hồ.
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
-Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
+Sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ với thiếu nhi.
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Kính yêu Bác Hồ ( tiết 2)
-Nhận xét tiết học
-HS hát
-HS báo cáo
-Lắng nghe
- HS hát
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận nhóm 4 quan sát các bức ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên từng ảnh.
-Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Cả lớp trao đổi,trả lời:
+ Bác sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890.
+ Quê Bác ở Làng Sen, huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An.Hồi nhỏ Bác có tên
 + Nguyễn Sinh Cung. Lúc hoạt động cách mạng Bác đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Aí Quốc, Hồ Chí Minh .
+Bác Hồ luôn quan tâm, yêu thương các cháu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
-HS trả lời
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc lại truyện.
-Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
-Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Lắng nghe, nhắc lại.
-HS trả lời:
 Năm điều Bác Hồ dạy:
Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
-Các nhóm thảo luận và ghi lại mỗi biểu hiện cụ thể của mỗi điều Bác Hồ dạy.
Đại diện mỗi nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe
-Kính yêu Bác Hồ
-HS thực hiện, cả lớp nhận xét, tuyên dương
-Nghe,ghi nhớ.
-Lắng nghe,ghi nhớ.
-Nghe.
************************************************* 	Thứ ba ngày 14 tháng 09 năm 2021
TOÁN(Tiết2)
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Biết cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn , ít hơn .
 -Rèn kỹ năng tính và giải toán có liên quan đến phép cộng , trừ các số có ba chữ số (không nhớ )
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
Hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
* Bài tập cần làm: Bài 1a, c. 2, 3.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Phấn màu
- HS: Bảng con
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3 phút):
-Yêu cầu HS giải bài tập
-Gọi HS khác nhận xét.
-GV nhận xét, ghi nhận xét.
2.HĐ thực hành (27 phút):
 .HĐ 1: Giới thiệu bài 
-GV giới thiệu, viết bảng đề bài
 .HĐ 2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề
-GV yêu cầu HS tính nhẩm
-GV cùng HS nhận xét, ghi nhận xét
Bài 2: 
-Yêu cầu HS đọc đề
-Tổ chức HS làm bài
-Tổ chức sửa và kiểm tra bài.
-GV yêu cầu HS nêu cụ thể cách tính
-GV nhận xét, sữa sai, ghi nhận xét.
Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc bài toán
-Khối lớp I có bao nhiêu HS ?
-Số HS của khối lớp 2 ít hơn so với số HS khối 1?
-Vậy muốn tìm số HS khối 2 ta phải làm như thế nào?
-Đây là dạng toán nào em đã học?
-Hướng dẫn HS lập tóm tắt,giải bài toán.
-Gọi HS đọc kết quả bài làm của mình. Nhận xét bài làm của bạn
-GV nhận xét, ghi nhận xét.
-Gọi HS nêu lời giải khác, GV sữa sai.
Bài 4: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Tiến hành tương tự
-GV khuyến khích HS nêu các lời giải khác nhau.
3. HĐ ứng dụng (4 phút)*BT mở rộng:
Cho ba số 555;30;525 và các dấu +,-,= Em hãy lập phép tính đúng.
-Bài học củng cố cho các em vấn đề gì?
4. HĐ sáng tạo (1 phút)
-Về nhà làm bài tập trong VBTT3/1
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài 3
-Nhận xét tiết học
-HS hát
-3 HS làm bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
354
657
742
355
658
743
356
659
744
-Nhận xét bài làm trên bảng
-Theo dõi
-HS lắng nghe, nối tiếp đọc đề.
-Tính nhẩm
-HS tự đọc và ghi ngay kết quả
a)400+300=700 b)100+20+4=124
 700 - 300=400 300+60+7=367
 700 - 400=300 800+10+5=815
-Theo dõi
-Đặt tính rồi tính
-3 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở 
 352	732 418 395
+ - + -
 416 511 201 44
 768 221 619 351
-HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau
-HS nêu cách tính
-Nhận xét
-1 HS đọc đề bài
-245 học sinh
-32 học sinh
-Ta phải thực hiện phép trừ: 245 – 32
-Dạng giải bài toán có lời văn về ít hơn
-1 HS lập tóm tắt và giải bài toán trên bảng
Tóm tắt:
Khối 1 : 245 học sinh
Khối 2 ít hơn khối 1 : 32 học sinh
Khối 2 : học sinh?
Bài giải:
Khối lớp 2 có số học sinh là :
245 – 32 = 213 (học sinh)
 Đáp số: 213 học sinh
-Nhận xét bài làm của bạn
-Theo dõi
-HS nêu lời giải khác.
-HS đọc bài toán
-HS làm bài
Bài giải:
 Tem thư có giá tiền là:
 200 + 600 = 800 ( đồng )
 Đáp số: 800 đồng
-HS nêu lời giải khác.
HS thảo luận nhĩm đơi và làm bài.
 30 + 525 = 555 555 -30 = 525
 525 + 30 = 555 555 - 525 = 30
-HS trả lời:
+Cộng, trừ các số có ba chữ số
+Giải bài toán có lời văn về ít hơn
-Lắng nghe ,ghi nhớ. 
-Nghe,rút kinh nghiệm.
................................................................
CHÍNH TẢ (Tập chép) (tiết1)
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: 
- Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả , không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập 2a/, điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ cái đó vào ô trống trong bảng (BT3).
 - Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.
 Hình thành các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
Hình thành và phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng:	
- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn văn, phiếu học tập ghi nội dung BT 3
- HS: SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ khởi động (3 phút):
-Kiểm tra đồ dùng môn học của HS.
-GV nhận xét
2. HĐ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC viết chính tả (33 phút):
 HĐ 1: Giới thiệu bài 
-GV giới thiệu bài, viết bảng đề bài 
HĐ 2: Hướng dẫn tập chép
a. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện :
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn trên bảng
-Đoạn văn cho chúng ta biết chuyện gì?
-Cậu bé nói như thế nào?
-Cuối cùng Nhà vua xử trí ra sao?
b. Hướng dẫn trình bày:
-Đoạn chép này chép từ bài nào?
-Tên bài viết ở vị trí nào?
-Đoạn chép có mấy câu?
-Cuối mỗi câu có dấu gì?
-Chữ đầu câu viết như thế nào?
-Trong bài này có từ nào phải viết hoa?
-Trong đoạn văn có lời nói của ai?
-Lời nói của nhân vật được viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết
-Yêu cầu HS viết các từ khó, theo dõi sửa sai 
-Yêu cầu HS đọc lại các từ khó.
d. Chép bài:
-Yêu cầu HS chép bài. Nhắc HS tư thế ngồi và cách cầm bút.
e. HĐ chấm và nhận xét bài 
-GV đọc lại cả đoạn chậm rãi, yêu cầu HS soát lỗi chéo cho nhau.
f. Chấm bài:
-Thu và chấm khoảng 7 bài.
-Nhận xét bài viết của HS
 HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 b
-Yêu cầu 3 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào VBTTV3/1
-Nhận xét, sữa sai, ghi nhận xét
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu 
-Yêu cầu HS làm bài vào vở BTTV3/1,1 HS làm trên bảng
-Tổ chức cho HS sữa lỗi sai
-Hướng dẫn HS học thuộc bảng bằng cách xoá dần đến hết.
4. HĐ ứng dụng (3 phút)
*Trò chơi: Tìm từ có vần l/n
-Chia lớp làm hai nhóm thi đua tìm từ. Mỗi từ đúng được 1 điểm. HS nói GV ghi nhanh.
-Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. 
5. HĐ sáng tạo (1 phút)
-Về nhà viết lại các chữ viết sai, viết lại bài nếu sai trên 5 lỗi.
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau: Hai bàn tay em
-Nhận xét tiết học. 
-HS hát
-HS báo cáo.
-Nghe.
-Lắng nghe, nhắc lại tên bài học
-2 HS đọc, cả lớp theo dõi
-Nhà vua thử tài cậu bé bằng cách yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
-Xin ông về tâu Đức Vua để xẻ thịt chim.
-Vua trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường để luyện thành tài.
-Cậu bé thông minh
-Viết ở giữa trang vở
-Có 3 câu
-Cuối câu 1 và 3 có dấu chấm. Cuối câu 2 có dấu hai chấm.
-Viết hoa
-Đức Vua, Hôm, Cậu, Xin.
-Cậu bé
-Lời viết của nhân vật được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
-HS nêu: Kim khâu, sắc, xẻ, luyện
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết trên giấy nháp.
-HS đọc
-HS chép bài vào vở chính tả
-HS đổi vở soát lỗi.
-7 HS nộp bài
-Nghe,rút kinh nghiệm
b) an hay ang? 
-HS làm bài:
+ đàng hoàng
+ đàn ông
+ sáng loáng
-Theo dõi
-HS đọc yêu cầu
-HS làm bài
-HS đọc lại 10 chữ và tên chữ
-HS học thuộc thứ tự tên 10 chữ và tên chữ trên lớp.
-HS thực hiện trò chơi
-HS nhận xét, tuyên dương.
-Lắng nghe,ghi nhớ.
-Nghe,rút kinh nghiệm.
********************************** 
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI (Tiết1)
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT:
- Hs nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp .
- Hs chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên hình vẽ.
- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3- 4 phút người ta có thể bị chết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Hình SGK phóng to, vẽ hình cơ quan hô hấp và thẻ từ về tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
-HS: SGK, vở ghi chung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (2’)
2. Kiểm tra (3’) 
-GV giới thiệu chương trình môn TNXH lớp 3.
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
-Nhận xét, nêu cách sử dụng SGK
3. Bài mới (15’)
3.1 HĐ 1: Giới thiệu bài
-GV giới thiệu, viết bảng đề bài
3.2 HĐ 2: Cử động hô hấp
-Gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 để cả lớp quan sát.
-Yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ, đặt tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
-Yêu cầu HS ngồi xuống và cùng thảo luận:
+Khi ta hít thật sâu, lồng ngực như thế nào?
+Khi ta thở ra hết sức lồng ngực như thế nào?
+Thở sâu và thở bình thường khác nhau như thế nào?
+Thở sâu có ích lợi gì?
-GV kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hít vào và thở ra. Khi hít thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
3.3 HĐ 3: Cơ quan hô hấp
-Yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 5 SGK
-Yêu cầu 2 HS hỏi đáp theo về vị trí, tên gọi các bộ phận của cơ quan hô hấp. 
-Tổ chức trình bày
-GV kết luận: Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường được gọi là cơ quan hô hấp. Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Trong đó mũi, khí quản, phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí, hai lá phổi làm nhiệm vụ trao đổi khí.
3.4 HĐ 4: Đường đi của không khí
-Treo hình 3/5 SGK
-Hình nào chỉ đường đi của không khí khi ta hít vào? Vì sao em biết?
-Hình nào chỉ đường đi của không khí thở ra? Dựa vào đâu em biết?
-Gọi 1 số HS lên bảng chỉ sơ đồ đường đi của không khí
-GV kết luận về đường đi của không khí trong hoạt động thở.
3.5 HĐ 5: Vai trò của cơ quan hô hấp
-Yêu cầu HS bịt mũi, nín thở trong giây lát.
-Em có cảm giác thế nào khi bịt mũi nín thở?
-Em đã bao giờ bị vật mắc vào mũi chưa? Khi đó, em cảm thấy thế nào?
-GV nêu: Khi chúng ta bịt mũi, nín thở, quá trình hô hấp không thực hiện được, làm cho cơ thể bị thiếu ôxi dẫn đến khó chịu. Nếu nín thở trong vòng 3 đến 4 phút, người ta có thể bị chết. Vì vậy cần phải giữ cho cơ quan hô hấp luôn hoạt động liên tục và đều đặn. Khi có vật làm tắc đường thở, ta cần cấp cứu để lấy dị vật ra lập tức.
*Giáo dục HS : có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
4. Củng cố (3’)
-Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 5 / sách giáo khoa.
5. Dặn dò (2’) 
-Về nhà học thuộc phần bạn cần biết
 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài: Nên thở như thế nào?
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-Lắng nghe
-HS trình bày sách vở môn học
-Lắng nghe 
-Lắng nghe, đọc đề bài
-1 HS thực hiện
-Cả lớp thực hiện
-HS thảo luận cả lớp
+Lồng ngực nở to ra
+Lồng ngực sẽ xẹp xuống
+Khi thở bình thường, lồng ngực phồng lên xẹp xuống đều đặn, còn khi thở sâu thì lồng ngực nở to ra.
+Giúp lồng ngực phát triển và có lợi cho sức khoẻ.
-Lắng nghe
-Quan sát
-HS hỏi đáp theo cặp
-Vài HS trả lời trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung
-Lắng nghe sau đó vài HS nhắc lại
-Quan sát
-Hình bên trái minh hoạ đường đi của không khí khi ta hít vào vì mũi tên chỉ đường đi có hướng từ ngoài môi trường vào cơ quan hô hấp.
-Hình bên tương tự
- 2 HS chỉ bảng
-Lắng nghe
-HS thực hành
-Khó chịu
-HS trả lời
-Lắng nghe
-Ghi nhớ
-HS đọc cá nhân, nhóm, lớp phần bạn cần biết.
-Lắng nghe
-Mở vở ghi bài
***********************************************
 Thứ tư ngày 9 tháng 09 năm 2020
TOÁN (Tiết 3)
LUYỆN TẬP
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT:
Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
 Biết giải bài toán về” tìm x”. Giải toán có lời văn ( co ùmột phép trừ). Làm hết BT1,2,3
 Thực hiện các phép tính cẩn thân hơn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Bốn mảnh bìa hình tam giác vuông cân như bài tập 4
-HS: SGK, vở toán, giấy nháp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp (2)
2. Kiểm tra: (5)
-Gọi HS giải bài toán theo tóm tắt:
 AB : 375 cm
 CD dài hơn: 25 cm
 CD dài : cm?
-GV cùng HS nhận xét, ghi nhận xét
3. Bài mới: (30)
3.1 HĐ 1: Giới thiệu bài
-GV giới thiệu bài, viết bảng
3.2 HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề
-Gọi 3 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, chữa bài, ghi nhận xét
-Hỏi thêm HS về cách tính và cách đặt tính
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề
-Tổ chức HS làm bài
-Tại sao trong phần a em lại thực hiện phép tính cộng?
-Tại sao trong phần b em lại thực hiện phép trừ?
-Chữa bài và ghi nhận xét cho hs
Bài 3: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao nhiêu người?
-Trong đó có mấy nam?
-Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì?
-Tại sao?
-Tổ chức HS làm bài
-Chữa bài và nhận xét HS
-Khuyến khích HS tìm thêm những lời giải khác nữa.
4. Củng cố: (2)
-Bài học củng cố kiến thức gì?
*BT mở rộng:Tổ chức cho HS thi tính nhanh
5. Dặn dò: (1)
-Về nhà làm vở BT Toán 3/1
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
-Nhận xét tiết học.
-HS hát
-1 HS giải bài toán,lớp theo dõi
 Bài giải:
 Độ dài đoạn thẳng CD là:
 375 + 25 = 400 ( cm )
 Đáp số: 400 cm
-Nhận xét.
-Lắng nghe
-HS đọc đề
-HS làm bài:
 324 761 25 645 485
+ + + - -
 405 128 721 302 72
 ____ ____ ____ ___ ___
 729 889 746 343 413
-Nhận xét bài làm của bạn
-HS trả lời
-HS đọc đề
-2 HS làm bảng lớp. Cả lớp làm vào vở
a) x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x = 469
b) x + 125 = 266
 x = 266 – 125
 x = 141
-Tại vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 125=344, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
-Tại vì x là số hạng trong phép cộng x + 125 = 266, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
-Theo dõi.
-1 HS đọc
-285 người
-140 nam
-Thực hiện phép trừ: 285 – 140
-Vì tổng số nam và nữ là 285 ngườ, đã biết số nam là 140, muốn tính số nữ ta phải lấp tổng số người trừ đi số nam đã biết.
-1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
 Bài giải:
 Số nữ có trong đội đồng diễn là:
 285 – 140 = 145 ( người)
 Đáp số: 145 người
-Theo dõi
-HS nêu lời giải khác
-HS trả lời
-2 HS lên bảng thi làm bài 
a) 426 +3 72 b) 846 - 824
-Ghi nhớ
-Lắng nghe
................................................................ 
 TẬP ĐỌC ( Tiết 3)
HAI BÀN TAY EM
I.YÊU CÂU CẦN ĐẠT:
+ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ
 + Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.( trả lời được các câu hỏi trong SGK, 
+Thuộc 2 – 3 khổ thơ. HS thuộc cả bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK TV3/1
-HS: SGK, vở ghi chung
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra: 
-Gọi 3 HS kể lần lượt 3 đoạn câu chuyện và trả lời các câu hỏi về nội dung của từng đoạn truyện.
-GV nhận xét,ghi nhận xét.
3. Bài mới: 
3.1 HĐ 1: Giới thiệu bài
-GV giới thiệu, ghi đề bài lên bảng
3.1 HĐ 2: Luyện đọc
a. Đọc mẫu:
-GV đọc mẫu giọng vui tươi, tình cảm
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp, mỗi em từ 2 đến 3 dòng. GV theo dõi, sữa lỗi phát âm
-Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc
-Yêu cầu HS đọc các từ khó
-Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ. GV nhắùc nhở các em ngắt hơi đúng và tự nhiên, thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
-Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ : Siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ
-GV giải nghĩa thêm một số từ ngữ.
-Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm. GV theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng
-Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài
c.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
+Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
-Em thích khổ thơ nào ? Vì sao?
-ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu
d. Học thuộc lòng bài thơ:
-GV treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ, yêu cầu HS đọc đồng thanh, xoá dần các từ, cụm từ, giữ lại các từ đầu dòng.
-Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ giữa hai tổ
-Tổ chức thi HTL cá nhân
-Nhận xét, bình chọn cho HS đã thuộc lòng bài thơ và đọc hay. GV ghi nhận xét.
4. Củng cố:
-Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
-GV chốt nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu.
*Giáo dục HS: ý thức giữ gìn, vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ
5. Dặn dò:
-Về nhà tập học thuộc bài thơ, tập đọc thơ với giọng đọc diễn cảm.
+ĐỒ DÙNG DẠY HỌC bài sau: Ai có lỗi
+Nhận xét tiết học.
-HS hát
-3 HS kể và trả lời câ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2021_2022_vo_t.doc