Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi sáng - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Văn Tỉnh

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi sáng - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Văn Tỉnh

Hoạt động của GV

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài - Giới thiệu chủ điểm và

b. Luyện đọc :

* GV đọc toàn bài.

* Luyện đọc và giải nghĩa từ.

- Luyện đọc từng câu.

 GV theo dõi và uốn nắn những HS phát âm sai (nếu có).

 GV cho HS luyện phát âm từ khó: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng ngẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, hoảng hốt.

- Đọc từng đoạn.

 GV theo dõi uốn nắn nhắc nhở HS đọc đúng yêu cầu.

 Gọi HS đọc chú giải.

 Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

 Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài văn.

c. Tìm hiểu bài.

 Yêu cầu HS đọc đoạn 1

 Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

GV : ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻngoài của mình

 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2

 Ngựa cha khuyên con điều gì?

 Nghe cha nói Ngựa con phản ứng như thế nào?

 Gọi HS đọc đoạn 3 + 4

 Vì sao ngựa cong không đạt kết quả trong cuộc thi?

 Ngựa con rút ra bài học gì?

* GV tiểu kết chốt ý

 

doc 21 trang ducthuan 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 buổi sáng - Tuần 28 - Năm học 2017-2018 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2018
CHÀO CỜ
 TOÁN
Bài 136: So sánh các số trong phạm vi 100 000 ( Trang 147)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết cách so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số có năm chữ số. 
- Làm bài tập 1; 2; 3 và 4(a) trong SGK trang 147.
- HS say mê học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng phụ và phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện so sánh các số trong phạm vi 100 000 
 * So sánh các số có số chữ số khác nhau.
 Yêu cầu HS so sánh 
 99999.......100000
 100000 ........99999
 Yêu cầu HS so sánh tiếp.
 937 ....... 20315
 97366 ....... 100000
 98087 ........ 9999
 Muốn so sánh 2 số có số chữ số khác nhau ta làm như thế nào?
* So sánh các số có số chữ số bằng nhau.
 GV viết 76200 ...... 79199
 Yêu cầu HS so sánh 2 chữ số trên.
 Yêu cầu HS so sánh tiếp.
 73250 ...... 71699
 93273 ......93267
=> Cho HS rút ra kết luận. 
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài và nêu cách làm, chốt đáp án.
Bài 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm và đổi vở kiểm tra.
Bài 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV tổ chức chơi trò chơi.
Bài 4:(a)
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Tiến hành tương tự như bài 3.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS So sánh(điền dấu ><=)
 9999 ....10 000
 9790 .... 9786
+ HS so sánh và nêu cách làm:
 99999 <100000
 100000 > 99999
+ HS so sánh và nêu cách làm.
 937 < 20215
 97366 < 100000
 98087 > 9999
+ Ta so sánh các chữ số. Số nào có nhiều chữ số hơn thì >, số nào có ít chữ số thì <
+ HS so sánh và nêu cách làm.
 73200 > 76199 vì ở hàng trăm 2 > 1 nên điền dấu >
+ HS so sánh và nêu cách làm
 73250 > 71699
 93273 > 93267
+ HS đọc kết luận.
+ HS tự làm bài, chữa bài và nêu cách làm, chốt đáp án.
+ HS tự làm và đổi vở kiểm tra.
+ HS chơi trò chơi.
+ Như bài 3
+ HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài.
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
Cuộc chạy đua trong rừng (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
1. - Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo - > Rèn tính cẩn thận, chu đáo cho HS.
B. Kể chuyện.
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào đặc điểm là các bức tranh minh hoạ từng đoạn của câu chuyện, HS kể lại từng đoạn câu chuyện ( HS khá, giỏi biết kể từng đoạn câu chuyện bằng lời nói của Ngựa con; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện )
2. Rèn kỹ năng nghe
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (Phóng to nêu có).
- Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1: Tập đọc
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - Giới thiệu chủ điểm và 
b. Luyện đọc :
* GV đọc toàn bài.
* Luyện đọc và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc từng câu.
 GV theo dõi và uốn nắn những HS phát âm sai (nếu có).
 GV cho HS luyện phát âm từ khó: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng ngẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, hoảng hốt...
- Đọc từng đoạn.
 GV theo dõi uốn nắn nhắc nhở HS đọc đúng yêu cầu.
 Gọi HS đọc chú giải.
 Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 Yêu cầu HS đọc đồng thanh bài văn. 
c. Tìm hiểu bài.
 Yêu cầu HS đọc đoạn 1
 Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
GV : ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻngoài của mình
 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
 Ngựa cha khuyên con điều gì?
 Nghe cha nói Ngựa con phản ứng như thế nào?
 Gọi HS đọc đoạn 3 + 4
 Vì sao ngựa cong không đạt kết quả trong cuộc thi?
 Ngựa con rút ra bài học gì?
* GV tiểu kết chốt ý
+ HS nối tiếp nhau đọc mỗi em một câu (2 lượt).
+ HS luyện phát âm từ khó: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng ngẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn, hoảng hốt...
+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 đoạn.
+ HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ HS đọc đồng thanh bài văn.
+ HS đọc đoạn 1
+ Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chủ mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với một bộ đồ nâu tuyệt đẹp. Với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng là một nhà vô địch.
+HS đọc thầm đoạn 2
+ Ngựa cha chỉ thấy con mải ngắm vuốt, khuyên con phải đến các bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.
+ Ngựa con ngúng ngẩy tự tin đáp: Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. Con nhất định sẽ thắng.
+HS đọc đoạn 3 + 4
+ Ngựa con chuẩn bị cho cuộc đua không chu đáo. Để đạt kế quả tốt trong cuộc thi đáng lẽ phải lo sửa sang bộ móng sắt thì Ngựa cọn lại chỉ lo chải chuốt, không nghe lời khuyên của cha giữa chừng cuộc đua, một cai móng lung lay rồi rời ra làm chú bỏ dở cuộc đua.
+ Đừng bao giờ chủ quan dù chỉ làm việc nhỏ nhất
Tiết 2
4. Luyện đọc lại:
 GV đọc mẫu đoạn văn 4.
 GV hướng dẫn HS thi đọc đoạn văn 4.
 HS thi đọc đoạn văn 4.
 Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
 Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người đọc hay và đúng nhất.
 KỂ CHUYỆN 
1. GV nêu nhiệm vụ.
2. GV hướng dẫn HS kể chuyện.
 Gọi HS đọc yêu cầu .
 GV hướng dẫn HS kể chuyện.
 Yêu cầu HS quan sát kỹ từng bức tranh và nêu nội dung tranh
 Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
 Yêu cầu HS luyện kể theo cặp.
 Gọi HS nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của chuyện.
 Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn kể hay và đúng nhất
5. Củng cố dặn dò:
 Câu chuyện này nói lên điều gì?
 GV nhận xét giờ học.
+ HS theo dõi.
+ HS thi đọc đoạn 4
+ HS luyện đọc theo vai.
+ HS đọc yêu cầu của bài.
+ HS theo dõi.
+ HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
+ HS luyện kể theo cặp.
+ HS nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của chuyện.
+ Làm việc gì cũng phải chu đáo cẩn thận. Người chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng đơn giản thì sẽ thất bại
+ HS về nhà luyện kể và chuẩn bị bài.
 Thứ ba ngày 19 tháng 3 năm 2019
TOÁN
 Bài 137: Luyện tập ( Trang 148)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Biết đọc và nắm thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm.
- Biết so sánh các số .
- Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 ( tính viết và tính nhẩm ).
- Làm bài 1; 2( b); 3; 4; 5 trong SGK trang 148
- HS say mê học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bộ mảnh bìa viết sẵn số từ số 0 đến số 9 (10 cm x 100 cm).
- Bảng phụ và phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS nhận xét qui luật của dãy số.
 Yêu cầu HS tự làm.
 Gọi HS chữa bài và nhận xét.
Bài 2:(b)
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm.
 Gọi HS chữa và nêu cách làm.
 Gọi HS nhận xét chốt lời giải.
Bài 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS làm, chữa và nêu cách làm.
 Gọi HS nhận xét chốt lời giải.
Bài 4:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV cho HS chơi trò chơi hỏi đáp.
Bài 5:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm và đổi vở kiểm tra.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS so sánh 2 cặp số.
 99976 ..... 100000
 65489 ..... 65496
a) 99601 -> 99602 ............. -> 99604
b) 18200 -> 18300 ............ -> 18600
c) 89000 -> 90000 .............. -> 93000
a) 8357 > 8257 vì 3 > 2
 36478 < 36488 vì 7 < 8
 89429 > 89402 vì 2 > 0
 8398 < 10010 vì 8398 có ít chữ số hơn
b) 3000 + 2 < 3200
 6500 + 200 > 6620
 8700 - 700 = 8000
 9000 + 900 < 10000
+ HS chữa và nêu cách làm.
+ HS chơi trò chơi hỏi đáp.
+ HS tự làm và đổi vở kiểm tra.
+ HS về nhà học bài và làm bài tập.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: Cuộc chạy đua trong rừng
I. MỤC ĐÍCH
 Rèn kỹ năng viết chính tả.
1. Nghe viết đúng ctả đoạn tóm tắt truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt các âm dễ lẫn do phát âm sai l/n . 
3. HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS nghe viết.
 GV đọc đoạn văn.
 Gọi HS đọc đoạn văn.
 Đoạn văn gồm mấy câu?
 Trong đoạn văn những từ nào cần viết hoa?
 Trong bài có những chữ nào khó viết?
 Yêu cầu HS luyện viết từ khó.
c. GV đọc cho HS viết bài.
d. Soát lỗi.
đ. Chấm - chữa bài
 GV thu vở chấm bài.
 GV nhận xét và chữa lỗi.
4. Bài tập:
Bài 2a:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm bài.
 HS chữa bài.
 Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS viết: rổ, quả dâu, rễ cây, giầy dép.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc đoạn văn.
+ 3 câu.
+ Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật Ngựa Con.
+ HS phát biểu.
+ HS luyện viết từ khó. khỏe , giành , nguyệt quế, mải ngắm....
+ HS viết bài.
+ HS đổi vở soát lỗi.
Đáp án:
 Thiếu niên - nai nịt, khăn lụa
 Thắt lưng - rủ sau lưng. sắc màu sẫm, trời lạnh buốt - mình nó - chủ nó từ xa lại
+ HS về nhà luyện viết từ khó và chuẩn bị bài.
 TẬP ĐỌC
Cùng vui chơi
I. MỤC TIÊU
1. - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Các bạn HS chơi cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người. HS biết được chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ, để vui hơn và học tốt hơn.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK 
- Bảng phụ ghi nội dung hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc.
* GV đọc bài thơ.
 Giọng đọc vui, nhẹ nhàng
* Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
 GV theo dõi và uốn nắn HS phát âm sai
 GV hướng dẫn HS phát âm từ khó: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lả, bay lên, lên xuống .....
- Đọc từng đoạn.
 GV theo dõi và nhắc nhở HS đọc đúng yêu cầu.
 Yêu cầu HS đọc chú giải.
 Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 Yêu cầu HS đọc đồng thanh cả bài.
c. Tìm hiểu bài.
 Bài thơ này tả cả hoạt động gì của HS?
Gọi HS đọc đoạn 2 +3
 HS đá cầu và khéo léo như thế nào?
 Gọi HS đọc đoạn 4
 Em hiểu câu: “chơi vui học càng vui” như thế nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ:
 Gọi HS đọc bài thơ.
 GV hướng dẫn HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ theo hình thức xoá dần.
 Yêu cầu cả lớp thi học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
 Cả lớp và GV nhận xét bình chọn HS đọc đúng và thuộc nhất.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử”.
+ HS theo dõi.
+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 câu.
+HS phát âm từ khó: đẹp lắm, nắng vàng, bóng lả, bay lên, lên xuống ....
+ HS nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 đoạn.
+ HS đọc chú giải.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ HS đọc đồng thanh cả bài.
+ Tả hoạt động ra chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
+HS đọc đoạn 2 +3
+ Trò chơi rất vui mắt: Quả cầu giấy màu xanh, bay lên rồi bay xuống đi từng vòng từ chân bạn này sang chân bạn kia. HS vừa chơi vừa hát.
+ Các bạn chơi rất khéo: Nhìn rất tinh, đá rất dẻo. Cố gắng để quả cầu luôn bay trên sân. Không bị rơi xuống đất.
+HS đọc đoạn 4
+ Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tinh thần đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
+ HS đọc bài thơ.
+ HS học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ theo hình thức xoá dần.
+ Cả lớp thi học thuộc từng khổ thơ, cả bài thơ.
+ HS về nhà luyện đọc và chuẩn bị bài.
ÂM NHẠC
( Có GV bộ môn dạy)
Thứ tư ngày 20 tháng 3 năm 2019
 TIẾNG ANH
( Có GV bộ môn dạy)
MĨ THUẬT
( Có GV bộ môn dạy)
TOÁN
Bài 138: Luyện tập ( Trang 149)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS 
- Đọc ,viết các số trong phạm vi 100000.
- Biết thứ tự các số trong phạm vi 100000.
- Giải toán tìm thành phần chưa biết của 1 phép tính và giải toán.
- HS say mê học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn đinh:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV gọi HS nêu cách làm phần a
 Yêu cầu HS tự làm phần b và c
 Gọi HS chữa bài tập.
 Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả.
Bài 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
Bài 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Bài toán này thuộc dạng toán gì?
 GV hướng dẫn HS giải.
 Yêu cầu HS tự làm và chữa bài.
 Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS đọc, viết, so sánh số 
 86354 > 85469
a) 3897; 3898; 3899; 3990; 3991; 3992
b) 24686; 24687; 24688; 24689; 24690; 24691
c) 99995; 99996; 99997; 99998; 99999; 100000 
+ HS chơi trò chơi tiếp sức.
+ HS lên chữa bài.
Tóm tắt:
3 ngày: 315 m
8 ngày: ? m
Giải
Số mét mương đội thuỷ lợi đào được trong ngày là:
315 : 3 = 105 (m)
Số mét mương đội thuỷ lợi đào trong 8 ngày là:
105 x 8 = 840 (m)
 Đáp số: 840 m mương
+ HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
TẬP VIẾT
Ôn chữ hoa T (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T( 1 dòng chữ hoa Th) , chữ L (1dòng ); viết tên riêng Thăng Long ( 1 dòng ) và viết câu ứng dụng: Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ ( 1 lần ) bằng cỡ chữ nhỏ.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - HS có ý thức rèn chữ, giữ vở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Mẫu chữ viết hoa T (Th)
 GV viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV kiểm tra phần viết ở nhà của HS.
 GV nhận xét
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS luyện viết bảng con
* Luyện viết chữ hoa.
 Yêu cầu tìm những những chữ viết hoa có trong bài?
 GV viết mẫu và kết hợp nêu cách viết chữ hoa Th và L.
 Yêu cầu HS luyện viết chữ Th và L.
*Luyện viết từ ứng dụng.
 Gọi HS đọc từ ứng dụng.
 GV giới thiệu Thăng Long
 Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ ( Lí Công Uẩn ) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La 
 Yêu cầu HS luyện viết Thăng Long 
* Luyện viết câu ứng dụng.
 Gọi HS đọc câu ứng dụng.
 GV giải nghĩa câu ứng dụng 
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ:Năng tập thể dục làm cho con người khỏe mạnh như uống nhiều thuốc bổ
 Yêu cầu HS luyện viết câu ứng dụng Thể Dục.
c. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
 GV theo dõi uốn nắn HS.
4. Chấm chữa bài:
 GV thu vở chấm bài.
 GV nhận xét và chữa bài.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS luyện viết Tân Trào. 
+ Th và L.
+ HS theo dõi
+ HS luyện viết Th và L.
+ HS đọc từ ứng dụng Thăng Long
+ HS theo dõi.
+ HS viết từ ứng dụng Thăng Long
+ HS đọc câu ứng dụng.
+ HS theo dõi.
+ HS luyện viết câu ứng dụng: Thể Dục.
+ HS viết bài.
 Viết chữ Th: 1 dòng.
 Viết chữ L : 1 dòng.
 Viết tên riêng: 1 dòng.
 Câu ứng dụng: 1 lần.
+ HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài.
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2019
TOÁN
Bài 139: Diện tích của một hình ( Trang 150)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Làm quen với khái niệm diện tích. Có khái niệm về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích của một hình.
- Biết được hình này nằm trọn trong hình kia thì hình này bé hơn hình kia. Hình P được tách thành 2 hình M và N thì diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và N.
- HS say mê học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Các miếng bìa, các mô hình ô vuông thích hợp có màu khác nhau để minh hoạ VD1 - > VD3 và các bài tập trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu biểu tượng về diện tích. VD1: GV giơ tấm bìa màu đỏ và hỏi.
 Đây là hình gì?
 GV giơ tấm bìa màu trắng và hỏi.
 Đây là hình gì?
 GV đặt hình chữ nhật nằm trọn trong hình tròn.
 Hình nào bé hơn?
 Diện tích HCN < Diện tích hình tròn.
 VD2: Yêu cầu HS quan sát hình A và B (SGK)
 Hình A có mấy ô vuông?
 Hình B có mấy ô vuông?
 Diện tích của 2 hình này như thế nào?
 Hai hình A và B là 2 hình có hình dạng khác nhau những có cùng số ô vuông như nhau nhưng có cùng số ô vuông như nhau. Vậy diện tích 2 hình này bằng nhau.
 VD3: Yêu cầu HS quan sát hình P và hình M và N. HS đếm số ô vuông của hình P, hình M và N rôi so sánh hình P và hình M + N.
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
 Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày kết quả
 Yêu cầu cả lớp nhận xét và chốt kết quả đúng
Bài 2:
 Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đếm số ô vuông của các hình.
=> HS so sánh các hình.
 Gọi HS nêu miệng kết quả.
Bài 3:
 Tương tự bài 2
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS nêu cách đọc viết, so sánh số 
 53642 54789.
+ Hình tròn. 
+ Hình chữ nhật.
+ HCN < Hình tròn
+ Có 5 ô vuông.
+ Có 5 ô vuông. 
+ Diện tích của hai hình này bằng nhau.
+ Hình P có 10 ô vuông, hình M có 6 ô vuông. Hình N có 4 ô vuông
=> 10 ô vuông = 6 ô vuông + 4 ô vuông
=> Hình P có S = S hình M + S hình N
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
+ Câu b đúng
+ Hình P có : 11 ô vuông
 Q có : 11 ô vuông
 S hình P = S hình Q
 Hình A: 9 ô vuông
 Hình B : 9 ô vuông
=> S hình A = A hình B
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
THỂ DỤC
( GV bộ môn soạn và dạy)
CHÍNH TẢ
Nhớ - Viết: Cùng vui chơi
I. MỤC TIÊU
 Rèn kỹ năng viết chính tả.
1. Nhớ - viết chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài thơ cùng vui chơi, không sai quá 5 lỗi trong bài. 
2. Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có âm viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: l/n ( BT 2a)
3. HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Một số tờ giấy A4.
 Tranh ảnh một số môn thể thao ở bài tập 2 (nếu có).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
 GV đọc bài thơ.
 Gọi HS đọc 3 khổ thơ.
 Yêu cầu HS đọc thầm 3 khổ thơ cuối.
 Yêu cầu HS nêu những từ HS hay viết sai.
 Yêu cầu HS viết những từ khó
c. GV cho HS viết bài.
d. Soát lỗi.
đ. Chấm - chữa bài.
 GV thu vở chấm.
 GV nhận xét và chữa bài.
4. Thực hành:
Bài 2a:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
 Gọi HS lên báo cáo cáo Kquả
 Cả lớp và GV nhận xét và chốt lời giải bình chọn nhóm thắng cuộc.
 GV tiểu kết
5. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS viết: thiếu niên, nai nịt, thắt lưng, khăn lụa.
+ HS theo dõi.
+ HS đọc 3 khổ thơ.
+ HS đọc thầm 3 khổ thơ cuối.
+ HS nêu những từ HS hay viết sai: quả cầu , quanh quanh, dẻo chân 
+HS viết những từ khó
+ HS nhớ lại và viết bài.
+ HS gấp vở viết bài.
 + HS lên trình bày bài
 Bóng ném
 Leo núi
 Cầu lông 
+ HS về nhà luyện viết và chuẩn bị bài.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ôn đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
Nhân hoá - Dấu chấm - Dấu chăm hỏi - Dấu chấm than.
I. MỤC TIÊU
1. Tiếp tục học về nhân hoá : Xác định được cách nhân hoá cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của cách nhân hoá.(BT1)
2. Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi: Để làm gì?( BT2)
3. Đặt đúng dấu chấm - dấu chấm hỏi - dấu chấm than vào ô trống ( BT3)
4. HS Say mê học TV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phấn màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 Có mấy cách nhân hoá? Là những cách nào?
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
 Gọi HS phát biểu ý kiến.
 Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải. 
Bài 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS luyện nói theo cặp.
 GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức
 Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả.
* GV chốt ý.
Bài 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
 Yêu cầu HS trình bày bài .
 Cả lớp và GV nhận xét chốt kết quả Gọi HS đọc lại kết quả.
GV giúp HS hiểu rõ tác dụng của từng loại dấu câu
 GV chốt ý.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS trả lời
Đáp án
 Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng là tớ khi nói chuyện về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn đang nói chuyện với chúng ta.
+ HS luyện nói theo cặp.
+ HS chơi trò chơi tiếp sức
+ HS làm bài cá nhân và trình bày bài 
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
Thứ sáu ngày 22 tháng 3 năm 2019
Toán
Bài 140: Đơn vị diện tích: Xăng - ti - mét - vuông ( Trang 151)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết xăng - ti - mét vuông là đơn vị đo diện tích hình vuông có cạnh là 1 cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng ti mét vuông.
- HS say mê học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Hình vuông cạnh 1 cm (bằng bìa hoặc nhựa) cho từng HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Giới thiệu xăng ti mét vuông.
- Để do diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích: xăng ti mét vuông.
- Xăng ti mét vuông là đơn vị đo diện tích của hình vuông có cạnh là 1 cm.
- Yêu cầu HS lấy HV có cạnh 1 cm có sẵn, đo thấy cạnh đúng 1 cm đó là 1 xăng ti mét vuông.
- Xăng ti mét vuông viết tắt là cm2
 Yêu cầu HS đọc cm2
 Yêu cầu HS đọc và viết 8cm2; 9 cm2 
4. Thực hành:
Bài 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 Yêu cầu HS tự làm bài.
 Gọi HS đọc và làm bài.
Bài 2:
 Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
 GV hướng dẫn HS mẫu.
 Yêu cầu HS tự làm.
 Gọi HS chữa bài và nhận xét
Bài 3:
 Gọi HS đọc yêu cầu.
 GV yêu cầu HS làm bài và báo cáo kết quả.
5. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS chữa bài 3.
+ HS theo dõi. 
+ HS lấy HV có cạnh là 1 cm và yêu cầu HS đo cạnh đúng bằng 1 cm.
+ HS đọc xăng ti mét vuông.
+ HS đọc và viết 8 cm2; 9 cm2 .
+ 5 cm2; 120 cm2; 1500 cm2; 10000cm2
+ Hình B: 6 ô vuông 1 cm2
 A: 6 ô vuông 1 cm2
 S hình A = S hình B
+ HS làm bài và báo cáo kết quả..
+ HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
TẬP LÀM VĂN
Kể lại một trận đấu thể thao 
I. MỤC TIÊU
. Rèn kỹ năng nói: Kể lại một số nét chính của một trân thi đấu thể thao để được xem, được nghe tường thuật (theo câu hỏi gợi ý) giúp người nghe hình dung lại được trận đấu
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi săn câu hỏi gợi ý kể về trận thi đấu thể thao (SGK).
- Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao, vài tờ báo có tin tức thể thao.
- Máy cát xét và băng có thông tin thể thao.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
 GV nhận xét 
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
4. Thực hành:
Bài 1
 Gọi HS đọc gợi ý.
 GV hướng dẫn HS làm bài.
Có thể kể vầ buổi thi đấu thể thao mà các em đó tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên tivi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tương thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo 
 Gọi HS khá làm mẫu.
 Yêu cầu HS luyện kể theo cặp.
 Gọi HS thi kể trước lớp. 
 Cả lớp và GV nhận xét bình chọn những người kể hay nhất.
5. Củng cố - dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
+ HS đọc bài viết kể về những trò chơi trong ngày hội.
+ HS theo dõi.
+ HS khá làm mẫu.
+ HS luyện kể theo cặp.
+ HS thi kể trước lớp. 
+ HS về nhà hoàn thành bài và CBị bài.
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 56: MẶT TRỜI
I. Môc tiªu
1. Kiến thức: 
 - Nêu được vai trò của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa và sưởi ấm Trái Đất.
2. Kĩ năng: 
 - Kể một số ví dụ con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức đội mũ, nón khi đi dưới ánh nắng mặt trời.
II. §å dïng d¹y häc
 - GV: Các hình trong SGK trang 110, 111)	
 - HS : SGK
III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. æn ®Þnh:
2. Bµi cò:
+ Nêu đặc điểm chung của thú.
- Nhận xét
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: 
 3.2. Các hoạt động tìm hiểu bài.
*Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn thấy mọi vật.
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy thế nào? Vì sao?
+ Nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
+ Kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
*Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời 
- Cho HS ra sân quan sát ngoài trời, thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGK)
+ Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Bổ sung
+ Kết luận: Nhờ có ánh nắng mặt trời, cây cỏ xanh tươi, con người và động vật khoẻ mạnh.
*Hoạt động 3: Làm việc với SGK 
+ Mục tiêu: Kể được một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
- Gọi một số em trả lời trước lớp
+ Gia đình em đã dùng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?
*Hoạt động 4: Thi kể về mặt trời 
- HD thảo luận nhóm đôi
HDHS kể theo trình độ
Nghe, bổ sung, kết luận, GDHS
4. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm đôi theo gợi ý
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Lắng nghe.
- Ra sân quan sát ngoài trời, thảo luận theo câu hỏi gợi ý SGK
- Đại diện các nhóm trình bày
+ Vai trò: Toả sáng, toả nhiệt
+ Tác hại: Cảm nắng, cháy rừng tự nhiên.
- Nhận xét
- 2 em đọc phần kết luận 
- Quan sát hình vẽ trong SGK, kết hợp liên hệ thực tế thảo luận và trình bày
- Trả lời
+ Phơi quần áo, lương thực.
+ Khoa học sử dụng pin mặt trời.
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm kể trước lớp
- Nhận xét 
- 3 em đọc nội dung SGK
- Lắng nghe
TIẾNG ANH
( GV bộ môn dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2018_2019_dan.doc