Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

* Thuộc bảng chia 7 và vận dụng bảng chia 7 trong giải toán. Xác định 1/7 của một hình đơn giản.

** Nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Vận dụng giải toán có lời văn.

- HSKT vận dụng bảng chia 7 vào tính toán

II. Tài liệu, phương tiện

- Tài liệu vở ôn luyện

- Bảng phụ

III. Nội dung

1. Khởi động:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:

2. Nội dung

*Bài 1,3 ( T1-tr 41)HS làm việc cá nhân; GV giúp đỡ HS làm bài tập.

**Bài 3;4, (VBT- Tập 1 -T43)HS làm việc cá nhân và làm thêm bài tập trên bảng.

- Giáo viên chữa bài cho học sinh.

- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm Bài 1,3 ( T1-tr 41 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.

3. Nhận xét đánh giá giờ học

- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.

 

doc 7 trang ducthuan 04/08/2022 2190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng cường Tổng hợp các môn Lớp 3 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Ngày soạn: 25 tháng 10 năm 2020
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2020
Toán –Tăng cường
Tiết: Ôn luyện:
I. Mục tiêu:
* Thuộc bảng chia 7 và vận dụng bảng chia 7 trong giải toán. Xác định 1/7 của một hình đơn giản. 
** Nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số. Vận dụng giải toán có lời văn.
- HSKT vận dụng bảng chia 7 vào tính toán
II. Tài liệu, phương tiện
Tài liệu vở ôn luyện
Bảng phụ
III. Nội dung 
1. Khởi động: 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
*Bài 1,3 ( T1-tr 41)HS làm việc cá nhân; GV giúp đỡ HS làm bài tập.
**Bài 3;4, (VBT- Tập 1 -T43)HS làm việc cá nhân và làm thêm bài tập trên bảng.
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn làm Bài 1,3 ( T1-tr 41 ) GV giúp đỡ HS làm bài tập.
3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Giáo viên cùng học sinh đánh giá giờ học.
_____________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn luyện 
I.Mục tiêu:
* HS đọc được câu chuyện Sự tích ngôi nhà sàn phát âm chuẩn, rõ chữ, mạch lạc; biết chuyện có mấy nhân vật. 
** Học sinh biết đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu câu chuyện Sự tích ngôi nhà sàn 
. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện cách giải thích của người sưa về sự ra đời của nhà sàn. 
- HSKT đọc được bài phát âm chuẩn, đọc tõ ràng, biết chuyện có mấy nhân vật II. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu vở ôn luyện tiếng việt lớp 3 tập 1
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung
* Bài 3 trang 41 – T1- Đọc và tìm hiểu văn bản Sự tích ngôi nhà sàn 
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc bài đọc câu, đọc đoạn, đọc cả bài.
** Bài 3- trang 41 đọc bài: Sự tích ngôi nhà sàn và trả lời các câu hỏi về nội dung bài 
- Giáo viên giao cho học sinh luyện đọc trong nhóm Sự tích ngôi nhà sàn sau đó cá nhân trả lời các câu hỏi về nội dung bài viết kết quả vào vở, từng bạn chia sẻ kết quả với các bạn trong nhóm. 
- Giáo viên chữa bài cho học sinh.
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc bài Sự tích ngôi nhà sàn và Trả lời câu hỏi a về nội dung bài học 3. Nhận xét đánh giá giờ học
- Học sinh cùng giáo viên đánh giá giờ học.
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 15: Quyên góp ủng hộ học sinh nghèo vượt khó
I. Mục tiêu
- HS hiểu: quyên góp, ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- HS biết quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của bản thân.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng”.
 II. Quy mô, địa điểm, thời điểm tổ chức
- Quy mô hoạt động: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: Tại lớp học. 
- Thời điểm thực hiện: tuần 8
III. Nội dung và hình thức 
- Nội dung: Giúp học sinh hiểu về tinh thần tương thân tương ái, biết giúp đỡ bạn
- Hình thức: Tổ chức theo lớp.
IV. Tài liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, thông tin về những hoạt động từ thiện giúp đỡ những HS nghèo vượt khó.
- Những đồ dùng, sách vở, đồ chơi, quần áo cũ, của HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.
V. Tiến trình thực hiện
1. Chuẩn bị
- Trước 3 – 4 tuần, GV phát động phong trào thi đua “Quyên góp, ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó” và phổ biến cho HS nắm được mục đích, ý nghĩa của buổi lễ trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó.
- HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân (có thể là sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện, đồ dùng cá nhân, tiền mừng tuổi, ).
- Đóng gói quà của cá nhân, nhóm hoặc tập trung đóng gói của cả tổ, thống kê số lượng các món quà quyên góp. Lưu ý: HS có thể tuyên truyền, vận động người thân cùng tham gia.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình.
- Thành lập Ban tổ chức tiếp nhận quà (GV chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó ).
2. Tiến hành hoạt động
A. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1- Khởi động
 	- Khởi động hát tập thể hoặc chơi trò chơi theo ý thích.
- GV giới thiệu nội dung hoạt động.
 - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có)
Hoạt động 2. Bài học từ câu chuyện 
- Yêu cầu các nhóm đưa ra bài học.
- GV kết luận.
	- Lần lượt từng cá nhân, hoặc đại diện từng tổ, từng nhóm HS lên trao quà quyên góp ùng hộ các bạn HS nghèo vượt khó cho Ban tổ chức.
- Phát biểu ý kiến của HS (có thể là kể về mình đã làm những gì để chuẩn bị gói quà hôm nay hoặc cảm nghĩ của bản thân khi tham gia phong trào “Quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó”).
- Thay mặt Ban tổ chức, GV chủ nhiệm cảm ơn những tấm lòng nhân hậu của HS trong lớp đã quyên góp những món quà giúp đỡ các bạn HS nghèo vượt khó. Ban tổ chức tiếp nhận những món quà này và trao cho nhà trường để chuyển đến các bạn HS nghèo vượt khó.
 C. Hoạt động ứng dụng
 - Các em hãy vận động bạn be với bố mẹ, ông bà ủng hộ và quyên góp thên nhiều quà nữa cho các bạn học sinh khó khăn
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 61 Bài 8B: Hãy học cảm thông (T3) 
I. Tài liệu, phương tiện	
- Tài liệu, 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 3 HDTH
B. HĐTH:
- HS thực hiện các HĐ 2, 3 phần (HĐTH)
C. HĐƯD:
- HS về nhà thực hiện các HĐ phần (HĐƯD )
_______________________________________
Tiếng việt - Tăng cường
Tiết: Ôn Luyện
I. Mục tiêu
* HS viết một đoạn văn ngắn về một người mà em quý mến có từ chỉ hoạt động, trạng thái
** HS viết một đoạn văn ngắn về một người mà em quý mến có từ chỉ hoạt động, trạng thái và đặt câu có hình ảnh so sánh.
- HSKT: HS viết một đoạn văn ngắn về một người mà em quý mến có từ chỉ hoạt động, trạng thái
II. Phương tiện dạy học: 
- Vở viết
- Sách ôn luyên TV 3, tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: 
2. Nội dung 
* Bài 6 Trang 44 -T1 
- GV hướng dẫn học sinh HS hoạt động cặp đôi tả lời các câu hỏi gợi ý; sau đó viết vào vở đoạn văn về một người mà em quý mến ( viết từ 3- 4 câu)
** Bài 6 tr 44 
- GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân; đọc yêu cầu trao đổi trong nhóm; sau đó viết vào vở đoạn văn về một người mà em quý mến ( viết từ 5-7 câu)
- HSKT: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện Bài 6 Tr 44 -T1 (viết từ 3- 4 câu) về một người mà em quý mến.
_____________________________________
HĐNGLL
Tiết 16: Hoạt động theo câu lạc bộ: Vẽ tranh “em và bạn em”
I. Mục tiêu
- Nêu được tên các bộ phận chính của cơ thể người.
- Biết cách và thể hiện được bức tranh chủ đề “em và bạn em” bằng cách vẽ hoặc xé dán.
- Học sinh thể hiện được bức tranh chủ đề “em và bạn em” theo cá nhân.
- Học sinh giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Quy mô, địa điểm, thời điểm tổ chức
- Quy mô hoạt động: Tổ chức theo lớp.
- Địa điểm: Tại lớp học. 
- Thời điểm thực hiện: tuần 8.
III. Nội dung và hình thức 
- Nội dung: Hiểu và nêu tên được các bộ phận trên cơ thể mình 
- Hình thức: Tổ chức theo lớp.
IV. Tài liệu và phương tiện
1. Giáo viên chuẩn bị: Hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung chủ đề: Ảnh chụp khuôn mặt và hình dáng người, hình hướng dẫn các bước, sản phẩm của học sinh.
 	2. Học sinh chuẩn bị: Giấy vẽ, bút chì, màu, hồ dán, kéo.
V. Tiến trình thực hiện
1. Chuẩn bị
a) Nội dung: 
- Giới thiệu về bản thân”.
- Tìm hiểu những sở trường, sở đoản của mình 
b) Hình thức: Báo cáo kết quả, thảo luận, trao đổi 
2. Tiến hành hoạt động
A. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1- Khởi động
- Lớp chơi trò chơi hoặc hát một bài.
- Giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh, tranh vẽ người để tìm hiểu về hình dáng bên ngoài, các bộ phận cơ thể đặc điểm của con người. 
- GV đặt câu hỏi gợi mở học sinh thảo luận nhóm:
+ Các bạn trong hình đang làm gì ?
+ Cơ thể con người nhìn bên ngoài gồm các bộ phận nào ?
+ Trên khuôn mặt con người có các bộ phận nào ?
- GV hỏi để HS tìm hiểu thêm qua tranh vẽ người.
+ Các bức tranh được thể hiện bằng các chất liệu gì ?
+ Bức tranh nào thể hiện nửa người ? Bức nào thể hiện cả người ?
+ Em thấy màu sắc trong các bức tranh như thế nào?
- GV tóm tắt-cho xem hình minh họa thêm:
+ Quan sát bên ngoài, cơ thể người có các bộ phận chính : Đầu, mình, chân, tay Trên khuôn mặt có mắt, mũi, miệng, tai 
+ Có thể tạo hình nửa người hoặc cả người.
+ Có thể tạo hình bằng cách thức vẽ hoặc xé, cắt, dán 
+ Cần ghi nhớ các đặc điểm nổi bật người như tóc, tai, mắt trang phục như giày, dép, quần, áo 
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện
 - GV cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu cách thể hiện tạo hình người.
 + Em sẽ chọn hình thức nào để thể hiện bức tranh (vẽ hay xé dán) ?
 + Em sẽ tạo hình bộ phận nào trước, bộ phận nào sau ? 
 + Đặt vị trí khuôn mặt ở đâu trên tờ giấy ?
 + Nên chọn màu như thế nào cho đẹp ?
 - GV yêu cầu- Học sinh quan sát hình 5.3, sách học mĩ thuật lớp 1.
 - GV hướng dẫn cách vẽ-HS quan sát hướng dẫn.
 . Bước 1. Vẽ các bộ phận chính của cơ thể người.
 . Bước 2. Vẽ các chi tiết tóc và các bộ phận trên khuôn mặt.
 . Bước 3. Vẽ màu.
 - Học sinh xem bài tham khảo.
B. Hoạt động thực hành
Hoạt động 1. Thực hành
- GV yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về em và bạn em trên giấy A4.
 - Học sinh thực hành cá nhân. GV gợi ý học sinh:
 + Cơ thể con người nhìn bên ngoài gồm các bộ phận nào.
 + Trên khuôn mặt con người có các bộ phận nào.
 + Có thể tạo hình nửa người hoặc cả người.
 + Cần nhớ các đặc điểm nổi bật người như tóc, tai, mắt trang phục như giày, dép, quần, áo 
+ Tạo hình các bộ phận không quá to, quá nhỏ so với tờ giấy, tạo thêm các hình ảnh cho bức tranh.
+ Sử dụng thêm chất liệu khác nhau, phối hợp đậm nhạt để bức tranh thêm sinh động.
- HS hoàn thiện bài vẽ.	
Hoạt động 2. Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- GV hướng dẫn- học sinh trưng bày bài vẽ lên bảng lớp.
- Hướng dẫn học sinh cách thuyết trình sản phẩm của mình, gợi ý mọi học sinh tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
- Câu hỏi gợi mở khắc sâu kiến thức:
+ Em nhận ra bạn nào trong bức tranh không? 
 + Em thích bức tranh của bạn nào nhất? Vì sao ? 
 + Em học hỏi được gì từ bài vẽ của nhóm các bạn?
+ Em đã thực hiện bức tranh như thế nào? 
 + Em hoặc bạn đã làm những gì tốt cho nhau? 
* Kết thúc : 
- GV đánh giá tiết học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích học sinh chưa hoàn thành bài.
C. Hoạt động ứng dụng
- Về vẽ bức tranh về em và bạn em trên giấy A4 tặng bạn em.
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài
_______________________________________________________________
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2020
Tiếng Việt
Tiết 64 - Bài 8C: Một ngôi sao chẳng sáng đêm (T3 )
I. Tài liệu, phương tiện
- Tài liệu 
II. Điều chỉnh nội dung 
+ HSKT: Giáo viên hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 6 - HĐTH.
B. HĐTH:
- HS thực hiện các HĐ 5, 6 phần (HĐTH)
C. HĐƯD:
- HS về nhà thực hiện các HĐ phần (HĐƯD 
_______________________________________
Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp – Tuần 8
I. Mục tiêu.
 	- GV và HS cùng sơ kết lại việc thực hiện các hoạt động trong tuần qua.
 	- Nhận ra những khuyết điểm cần khắc phục và phát huy những thành tích đã đạt được.
	- Tham gia 1 số trò chơi dân gian.
- Biết phương hướng thực hiện tuần tới. 
II. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
- GV đề ra phương hướng tuần sau.
III. Tiến trình
1. Tự nhận xét trong nhóm
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đánh giá nhận xét trong nhóm. Sau đó cả nhóm đánh giá từng cá nhân.
2. Nhận xét trước lớp
- Chủ tịch HĐTQ điều khiển các nhóm, các ban đánh giá việc thực hiện các hoạt động trước lớp. Nhận xét chung và đưa ra cách khắc phục những nhược điểm, phát huy mặt tích cực trong tuần.
3. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Sinh hoạt theo chủ đề
* Mỗi nhóm tham gia một tiết mục văn nghệ chủ đề về thầy cô và mái trường.
	* Tham gia 1 số trò chơi dân gian.
	* Phương hướng tuần sau: 
- Duy trì các nề nếp, chăm ngoan, học tốt.
- Chuẩn bị đủ sách vở đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Làm vệ sinh theo khu vực được phân công; 
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tang_cuong_tong_hop_cac_mon_lop_3_tuan_8_nam_hoc_202.doc