Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ tư)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ tư)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Hoạt động 1: khởi động:(2’)

GV kiểm tra SGK và dụng cụ học tập.

GV giới thiệu: - GV: Để giúp các em nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra, hiểu được vai trò của hoạt động thở, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”

- Gọi HS nhắc tựa bài

Hoạt động 2: Thực hành cách thở sâu. (10’)

MT: Giúp HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

- GV cho HS cùng thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở. Hỏi:

- Cảm giác của em sau khi nín thở lâu ?

(Dành cho học sinh CHT)

- GV cho 1 HS lên thực hiện động tác thở sâu như H1/4 SGK

- GV yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu ?.

- Nêu ích lợi của việc thở sâu ?

Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn ĐÓ LÀ CỬ ĐỘNG HÔ HẤP. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: hít vào và thở ra.

 Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên nhận được nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi

thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài

Hoạt động 3: làm việc với SGK (14’)

MT: Giúp HS chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Giúp HS hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người

- GV cho HS mở SGK quan sát H2/5.Yêu cầu HS hỏi – đáp

- Nhận xét – tuyên dương cặp có câu hỏi sáng tạo

Kết luận: cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.

- Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.

- Đường dẫn khí: mũi, khí quản, phế quản

- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí

 

docx 6 trang trinhqn92 3090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ tư)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Mỹ thuật: (Tiết 1)
(Có GV dạy chuyên)
..................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Tự nhiên xã hội: (Tiết1)
	 Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I/ Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. 
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- HS có năng lực nổi trội biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3- 4 phút người ta có thể bị chết. 
- Giúp HS hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: các hình trong SGK trang 4, 5.
 - HS: SGK.
III/Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động:(2’)
GV kiểm tra SGK và dụng cụ học tập.
GV giới thiệu: - GV: Để giúp các em nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra, hiểu được vai trò của hoạt động thở, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Hoạt động thở và cơ quan hô hấp”
- Gọi HS nhắc tựa bài 
1 HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành cách thở sâu. (10’)
MT: Giúp HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
GV cho HS cùng thực hiện động tác: Bịt mũi nín thở. Hỏi: 
Cảm giác của em sau khi nín thở lâu ? 
(Dành cho học sinh CHT)
GV cho 1 HS lên thực hiện động tác thở sâu như H1/4 SGK 
GV yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra bình thường và khi thở sâu ?.
Nêu ích lợi của việc thở sâu ?
Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn ĐÓ LÀ CỬ ĐỘNG HÔ HẤP. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: hít vào và thở ra. 
 Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên nhận được nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi 
thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài
HS thực hiện.
-Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường. 
-1 HS thực hiện
Lớp thực hành hít vào, thở ra.
Khi hít vào lồng ngực sẽ nở to ra, khi thở ra lồng ngực xẹp xuống. 
Giúp sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hoạt động 3: làm việc với SGK (14’)
MT: Giúp HS chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Giúp HS hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống con người
GV cho HS mở SGK quan sát H2/5.Yêu cầu HS hỏi – đáp
Nhận xét – tuyên dương cặp có câu hỏi sáng tạo
Kết luận: cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. 
Cơ quan hô hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
Đường dẫn khí: mũi, khí quản, phế quản
Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí
HS hỏi đáp theo cặp
HS A: Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
HS B: Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên H2/5 SGK
HS A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì? 
HS B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì?
HS A: Phổi có chức năng gì?
HS B: Chỉ trên H3/5 SGK đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra
Nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố (3’)
Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở ?
GD: Người bình thường có thể nhịn ăn được vài ngày thậm chí lâu hơn nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng trên 5 phút cơ thể sẽ bị chết. Bởi vậy khi bị dị vật làm tắc đường thở cần phải cấp cứu ngay lập tức
GV nhận xét, tuyên dương.
HS tự liên hệ, trả lời.
Nhận xét.
Hoạt động nối tiếp: (2’)
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: Nên thở như thế nào?
-Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe dặn dò 
...................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Toán: (Tiết 3)
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết cộng, trừ các số có 3 chữ so (không nhớ) 
- Biết giải bài toán về “Tìm x”, giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ).
- Ham thích học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng phụ, bảng cài. Trò chơi toán học. Bìa nhựa trong
 - HS: VT, SGK, bảng con
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động: (5’)
Cộng trừ các số có 3 chữ số 
- Giáo viên kiểm tra 03 học sinh.
- Yêu cầu : Đặt tính và tính
140 + 42 909 – 502 598 - 54
 GV giới thiệu đề bài: Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về cộng trừ các số có 3 chữ số và tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, trừ
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS nêu lại đề bài
Hoạt động 2 : Ôn cách tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) (20’)
Bài 1 : Đặt tính rồi tính (Dành cho học sinh CHT)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
a/ b/ 
 729 746 343 413
Bài 1 ( câu a) em có nhận xét gì? 
 + Đây là phép cộng không nhớ 
Bài 1 ( câu b) em có nhận xét gì? 
+ Đây là phép trừ không nhớ
 . 
1 HS đọc yêu cầu
-HS nêu lại yêu cầu bài tập cá nhân
Lớp làm bài
Sửa miệng tiếp sức theo dãy.
Bài 2 : Tìm x (Dành cho học sinh HT)
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV tổ chứ cho HS làm bài
a/ x – 125 = 344 b/ x +125 = 266
 x = 344 + 125 x = 266 - 125
 x = 469 x = 141
-GV sửa bài cho HS sai 
-1 HS đọc yêu cầu
HS làm bảng con
Lớp nhận xét kết quả
Hoạt động 3: Ôn giải toán có lời văn (10’) (Dành cho học sinh HTT)
Bài 3: Một đôi đồng diễn thể dục gồm 285 người, trong đó có 140 nam. Hỏi đội đồng diễn thể đụccó bao nhiêu học sinh nữ?
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
 Nam: 140HS 
 Nữ HS ?
 285HS
 GV hướng dẫn tìm hiểu đề :
Đề bài cho biết gì? (Có 285 HS đồng diễn; 140 HS nam )
-Bài toán hỏi gì? (Đội đồng diễn có bao nhiêu HS nữ)
GV sửa bài cho HS sai 
Số học sinh nữ của đội đồng diễn thể dục là :
285 – 140 = 145 ( học sinh )
Đáp số :145 học sinh
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu 
HS nêu 
Giải toán đơn dạng nhiều hơn. 
-Lớp làm phiếu, 2 HS lên bảng làm trên bìa nhựa 
Hoạt động nối tiếp: (2’)
Làm các bài còn lại vào buổi chiều.
-Chuẩn bị: Cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) 
-GV nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................
Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2020
Tập viết: (Tiết1)
Ôn chữ hoa A V D Vừ A Dính
I/. Mục tiêu:
- Viết đđúng và tương đối nhanh chữ hoaA (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính. (1dòng) và câu ứng dụng: Anh em ... đỡ đần (1lần) bằng chữ cở nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Có ý thức rèn luyện chữ viết giữ vở sạch, cẩn thận trong khi viết bài 
II/ Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Chữ mẫu A, Bảng phụ
 - HS: Bảng con, vở tập viết
III/.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động: (5’)
- GV nêu yêu cầu của tiết tập viết lớp 3:
- Nội dung tập viết ở lớp 3 là tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa (khác với lớp 2: không viết rời từng chữ hoa mà viết từ và câu có chứa chữ hoa đó)
- Để học tốt tiết tập viết, các em cần có bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực, vở TV
- Tập viết đòi hỏi tính cẩn thận, kiên nhẫn. 
GV giới thiệu- ghi bảng:Trong giờ tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa A trong tên riêng và câu ứng dụng
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- HS lắng nghe và nêu lại đề bài 
Hoạt động 2: (11’) Hướng dẫn viết trên bảng con
a/ Luyện viết chữ hoa
Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng: A,V, D
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng) 
GV treo từ ứng dụng: Vừ A Dính
GV giới thiệu: Vừ A Dính là 1 thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ CM
c/ Luyện viết câu ứng dụng
GV treo câu ứng dụng:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
GV giúp HS hiểu ý nghiã câu tục ngữ: anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng yêu thương, đùm bọc nhau. 
+Nhận xét về độ cao, khoảng cách, cách nối nét giữa các chữ
Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn HS viết vở
GV nêu yêu cầu: 
Viết chữ A: 1 dòng cỡ nhỏ
Viết chữ V và D: 1 dòng cỡ nhỏ
Viết tên Vừ A Dính: 1 dòng cỡ nhỏ
Viết câu tục ngữ: 1 lần
GV lưu ý: các em viết đúng nét, đúng độ cao, khoảng cách giữa các chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu
GV theo dõi, giúp đỡ HS chậm tiến
Chấm, chữa bài
GV nhận xét
HS nêu
- HS viết bảng con A, V, D
Nhận xét
-HS quan sát
-HS đọc từ ứng dụng
HS viết bảng con.
HS quan sát
HS nêu ý nghiã câu tục ngữ
HS viết bảng con các chữ: Anh, Rách.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. 
- HS lấy vở viết 
Các nhóm thi viết
HS lắng nghe
Hoạt động nối tiếp: (2’)
 - Về nhà Các em viết tên bạn có con chữ A,V, D đứng đầu
GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe dặn dò 
...................................................
Không in
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018 (Dạy CT thứ tư tuần 1)
Mỹ thuật: (Tiết 1)
Thường thức mỹ thuật: xem tranh thiếu nhi
Đề tài: Môi trường 
I/ Mục tiêu: 
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ .
- Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường.
- HS có năng khiếu chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ môi trường.
 MT: Yêu mến quê hương; có ý thức giữ gìn môi trường; phê phán những hành động phá hoại thiên nhiên; biết giữ gìn cảnh quan môi trường; tham gia các hoạt động và làm sạch cảnh quan môi trường (liên hệ).
Dạy lồng ghép HĐNGLL: Giáo dục ATGT
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Gv: Tranh của họa sĩ về đề tài thiếu nhi, môi trường và các đề tài khác
- HS: sưu tầm tranh ảnh về môi trường, vở, bút màu 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: khởi động:(: Hát ( 1’ ) 
 Gv kiểm tra dụng cụ học tập , sách vở 
 Gv giới thiệu bài – ghi tựa 
Hoạt động 2: Xem tranh (15’) 
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh và tìm hiểu nội dung tranh theo câu hỏi gợi ý 
- Tranh vẽ hoạt động gì ?
- Những hình ảnh chính , hình ảnh phụ trong tranh ?
- Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào? Ở đâu ? 
- Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
- Gv theo dõi động viên khuyến khích, bổ sung 
- Gv nhấn mạnh thêm : 
- Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp 
Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình . 
Hoạt động 3 : Nhận xét – đánh giá (12’) 
- Gv yêu cầu sắp xếp tranh, ảnh đã sưu tầm được theo từng chủ đề thích hợp như :
- Nhà trường 
- Thiếu nhi với thiên nhiên 
- Môi trường 
- Gv nhận xét chung , điều chỉnh sai sót 
Tuyên dương nhóm thực hiện nhanh, chính xác .
- Giáo dục hs yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống 
HĐNGLL: Giáo dục ATGT 
Hoạt động nối tiếp (2’) 
Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh đẹp 
Chuẩn bị : Tìm các mẫu trang trí đường diềm 
Nhận xét tiết học . 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi 
- Hs nhận xét , bổ sung 
- Hs thảo luận và chọn ra tranh, ảnh theo từng chủ đề mà gv yêu cầu sắp xếp lại 
- Trình bày nội dung tranh trước lớp 
- Nhóm khác nhận xét. bổ sung ý kiến 
- HS lưu ý lắng nghe.
- HS có tình cảm yêu quý trường, lớp 
-HS thực hiện và lắng nghe
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_1_thu_tu_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngoc_hu.docx