Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ hai)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ hai)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng

Hoạt động 1: khởi động (5’)

 - Kiểm tra SGK/ TV1.

 - Giới thiệu và nêu vấn đề: GV đố các em gà trống có đẻ được trứng vàng hay không?

Vậy mà ngày xưa, có một ông vua để tìm người tài, vua đã hạ lệnh mỗi làng phải nộp cho nhà vua 1 con gà trống biết đẻ trứng vàng. Dân làng đó rất lo lắng. Ai sẽ giúp làng đó giải quyết việc đó?. Có 1 cậu bé đã làm được việc đó. Vậy cậu bé đó đã làm gì?. GV và các em sẽ biết rõ qua bài tập đọc hôm nay: Cậu bé thông minh.

Hoạt động 2: Luyện đọc. ( 15’)

- GV đọc mẫu bài văn.

- Lời dẫn truyện: Đọc khoan thai, nhẹ nhàng.

- Lời giải thích của viên quan: chậm rãi, cảm động.

- GV cho HS xem tranh minh họa.

GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ

- GV mời HS đọc từng câu.

- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.

- GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.

- GV mời HS giải thích từ mới:

- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

1. Nhà vưa nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

(Dành cho học sinh HT)

(Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.)

2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? (Dành cho học sinh HT)

3. (Vì gà trống không biết đẻ trứng.)

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

3. Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? (Dành cho học sinh HTT)

(Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé), từ đó làm cho nhà vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí)

(GDKNS: Giải quyết vấn đề )

 

docx 7 trang trinhqn92 4720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 1 (Thứ hai)- Năm học 2020-2021 - Nguyễn Ngọc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
Lớp 3A2. Năm học: 2020 – 2021
Tuần 1 (Từ ngày 7/9 đến ngày 11/9/2020)
Thứ
Môn
Tiết
CT
Tên bài dạy
Tên DDDH
Hai
07/9
HĐTT
1
HĐ TT 
Tập đọc
1
Cậu bé thông minh
Tranh SGK
 Tập đọc- KC
2
Cậu bé thông minh
Tranh SGK
Đạo đức
1
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 1)
Tranh SGK
Toán
1
Đọc viết, so sánh các số có 
ba chữ số 
Bảng phụ
Ba
08/9
Tập đọc
3
Hai bàn tay em
Tranh SGK
Chính tả
1
(Tập chép) Cậu bé thông minh
Tranh SGK
Thể dục
1
Giới thiệu chương trình – TC : 
“ Nhanh lên bạn ơi”
Toán
2
Cộng trừ các số có 3 chữ số
Bảng phụ
Thủ công
1
Gấp tàu thủy hai ống khói (T 1)
Tranh quy trình + vật mẫu
Tư
09/9
Mỹ thuật
1
TNXH
1
HĐ thở và cơ quan hô hấp
Tranh SGK
Toán
3
Luyện tập
 Bảng phụ
Tập viết
1
Ôn chữ hoa A
Chữ mẫu A
x
Năm
10/9
TNXH
2
Nên thở như thế nào?
Tranh SGK
Chính tả
2
(Nghe viết) Chơi chuyền 
Bảng phụ
Thể dục
2
Ôn một số kĩ năng ĐHĐN. TC: 
“ Nhóm ba nhóm bảy “
Toán
4
Cộng các số có 3 chữ số
Bảng phụ
x
Sáu
11/9
Âm nhạc 
1
Bài Quốc ca Việt Nam 
Băng nhạc + Máy nghe 
Tập làm văn
1
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn 
Mẫu đơn
Toán
5
Luyện tập
Bảng phụ
LT&C
1
 Ôn về từ chỉ sự vật . So sánh 
 Bảng phụ
HĐTT
1
SHTT (Dạy ATGT bài 1)
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Tập đọc – kể chuyện: (Tiết: 1+2)
	Cậu bé thông minh
 I/Mục tiêu:
Tập đọc
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
GDKNS: + Gải quyết vấn đề 
 + Ra quyết định 
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Giáo dục cho học sinh ham thích học tập. Thông qua bài học giúp cho HS biết một số KNS
Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II/Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ
 - HS: SGK, tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động (5’)
 - Kiểm tra SGK/ TV1.
 - Giới thiệu và nêu vấn đề: GV đố các em gà trống có đẻ được trứng vàng hay không?
Vậy mà ngày xưa, có một ông vua để tìm người tài, vua đã hạ lệnh mỗi làng phải nộp cho nhà vua 1 con gà trống biết đẻ trứng vàng. Dân làng đó rất lo lắng. Ai sẽ giúp làng đó giải quyết việc đó?. Có 1 cậu bé đã làm được việc đó. Vậy cậu bé đó đã làm gì?. GV và các em sẽ biết rõ qua bài tập đọc hôm nay: Cậu bé thông minh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
- HS lắng nghe và đọc lại đề bài
Hoạt động 2: Luyện đọc. ( 15’)
- GV đọc mẫu bài văn.
- Lời dẫn truyện: Đọc khoan thai, nhẹ nhàng.
- Lời giải thích của viên quan: chậm rãi, cảm động.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ
GV mời HS đọc từng câu.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
GV mời HS giải thích từ mới: 
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
- Học sinh đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
- HS đọc lại các câu này.
- HS giải thích và đặt câu với từ 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đọan 3.
Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Cả lớp đọc thầm.
Nhà vưa nghĩ ra kế gì để tìm người tài? 
(Dành cho học sinh HT)
(Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.)
- HS lắng nghe và trả lời 
Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? (Dành cho học sinh HT)
(Vì gà trống không biết đẻ trứng.)
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần đầu đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
3. Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí? (Dành cho học sinh HTT)
(Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé), từ đó làm cho nhà vua phải thừa nhận: lệnh của ngài cũng vô lí)
(GDKNS: Giải quyết vấn đề )
- HS lắng nghe và trả lời
HS đọc thầm phần đầu đoạn 2.
- HS lắng nghe và trả lời
- HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yeu cầu điều gì?
+ Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua. (Dành cho học sinh HT)
- GV chốt lại: Cậu yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
(GDKNS: giải quyết vấn đề)
-HS đọc thầm đoạn 3:
-HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
-HS nhận xét.
+ Câu chuyện này nói lên điều gì? (Dành cho học sinh HTT)
(Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé)
- HS lắng nghe và trả lời
Hoạt động 4: (15’) Luyện đọc lại, củng cố.
- GV đọc lại đoạn 2.
- GV hướng dẫn HS đọc phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật
- GV cho HS thi đọc truyện đoạn 2, theo phân vai.
- GV nhận xét, bình bạn nào đọc hay nhất.
-HS lắng nghe.
- Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
-HS nhận xét.
Hoạt động 5: Kể chuyện. ( 15’)
Bài tập 1: Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện cậu bé thông minh
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài: 
- GV cho HS quan sát tranh minh họa câu chuyện.
+ Tranh1: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này?
+ Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé làm gì? Thái độ của nhà vua như thế nào?.
+ Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? Thái độ của nhà vua thay đổi ra sao?
- Từng cặp HS nhìn tranh kể từng đoạn của câu chuyện 
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau kể trước lớp 3 tranh.
- GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
- Trong câu chuyện này em thích vai nào? Vì sao?
(GDKNS: Ra quyết định )
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện.
- Từng cặp HS kể từng đoạn của câu 
- Ba HS thi kể chuyện.
- HS nhận xét.
-HS trả lời 
Hoạt động nối tiếp (2’)
- Cậu bé là người như thế nào? Em học được đức tính gì?
KNS: ra quyết định
- Cậu bé trong bài học rất thông minh, tuy nhỏ nhưng tài trí hơn cả người lớn làm cho vua phải phục. Chúng ta cần cố gắng học tập để giúp có thêm nhiều kiến thức và thông minh như cậu bé.
-HS đọc lại bài nhiều lần và tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Hai bàn tay em. ( đọc trước bài và tìm hiểu những câu hỏi ở SGK/7)
Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Đạo đức (Tiết 1)
Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)
I/Mục tiêu:
- Biết công lao to của Bác Hồ đối với đất nước, với dân tộc. 
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- HS có năng lực nổi trội: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
- HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 * GV: tranh ảnh, bài hát, bài thơ về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.
 * HS: VBT đạo đức, sưu tầm thơ, truyện về Bác Hồ
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động (5’)
 - Cho HS hát bài hát tập thể 
Nêu yêu cầu môn học, GT nội dung môn đạo đức 3.
- Giới thiệu và nêu vấn đề: 
 - - Các em đã biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đât nước, dân tộc. Để biết được tình cảm của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Kính yêu Bác Hồ (tiết 1)”
- Gọi HS nhắc tựa bài
Hát : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh 
HS nêu lại đề bài
Hoạt động 2: (17’) Thảo luận nhóm 
MT: HS biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu nội dung và đặt tên cho 5 bức tranh.
GV đính tranh khi từng nhóm trình bày.
GV nhận xét
Cả 4 bức tranh cùng nói lên nội dung gì?
- Nhìn vào tranh 1 em có thể nêu thêm những điều em biết về Bác Hồ không?
GV có thể gợi ý:
(- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại. Bác đã có công lao to lớn đối với đất nước.
Hồi nhỏ, lúc đi học Bác Hồ có tên là gì?
- Các em có biết sinh nhật Bác ngày nào không?
Ai biết quê Bác ở đâu? 
+ Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Bác Hồ đã có công to lớn như thế nào đối với đất nước ta ?
GV chốt, chuyển ý. 
5 nhóm bốc thăm để nhận tranh thảo luận
Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày
Nhóm khác nhận xét, bổ sung, đặt tên khác và nêu lí do đặt tên 
Tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
- Nguyễn Sinh Cung
-19/5
- Làng Sen – Kim Liên – Nam Đàn –Nghệ An.
+ Bác Rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiêu nhi, và ngược lại các cháu thiếu nhi rất yêu và kính trọng Bác.
+ Bác Hồ là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta. Người đọc Bản tuyên ngôn độc lập 2-9-1945...
Hoạt động 3: kể chuyện (10’) 
Các cháu vào đây với Bác 
MT: HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
-GV cho HS kể chuyện theo tranh
Yêu cầu thảo luận 2 câu hỏi :
- Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? 
(Dành cho học sinh HT)
(Các cháu thiếu nhi rất yêu qúi Bác Hồ, Bác Hồ cũng rất yêu qúi các cháu thiếu nhi.)
 - Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ? (Dành cho học sinh HT)
(Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy: siêng năng, chăm chỉ, học hành, giúp đỡ bạn .)
 GV chốt, chuyển ý.
Câu chuyện: Các cháu vào đây với Bác.
HS lắng nghe
Hoạt động nhóm đôi, thảo luận, trình bày
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4:Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng (10’)
MT: giúp HS hiểu và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- GV yêu cầu mỗi HS đọc 1 điều Bác Hồ dạy
- GV đính từng điều lên bảng.
-Yêu cầu HS nêu những biểu hiện cụ thể của từng điều. 
- GV chốt, giáo dục: Chúng ta đã hiểu rõ từng điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Vậy các em phải cố gắng ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ :
Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Lớp đọc 5 điều Bác Hồ dạy(cá nhân)
HS lần lượt nêu ý kiến
Lớp nhận xét, bổ sung.
 HS thi đua tiếp sức theo dãy.
 Nhận xét. 
- HS đọc 
Hoạt động nối tiếp: (2’)
GV liên hệ giáo dục HS: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
- Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng 
- Chuẩn bị : Sưu tầm các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ và xem lại các BT để tiết sau học tiếp 
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe 
...................................................
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020
Toán: (Tiết1)
 Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
I/Mục tiêu:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.
- Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh số có 3 chữ số.
 - Ham thích học toán, nghiêm túc trong giờ học và biết vận dụng vào thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 -GV: bảng phụ, ĐDDH
 - Bảng con, xem trước bài
III / III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khởi động: (5’)
 - Kiểm tra SGK và ĐDHT
GV giới thiệu, ghi tựa. 
Để giúp các em ôn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số”
- Gọi HS nhắc tựa bài
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- HS nêu lại đề bài 
Hoạt động 2: Ôn tập, củng cố kiến thức (8’)
- GV đưa ra số 160.Yêu cầu HS xác định những chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
Mời 1 HS đọc số : 160 
GV lưu ý cách đọc chữ số 0 ở hàng chục.
Cho HS viết bảng con:
Đọc số và ghi vào bảng con: 160.
-Viết số và ghi vào bảng con: chín trăm linh chín, chín trăm. 
GV chốt ý
- Hàng đơn vị là 0, hàng chục là 6, hàng trăm là 1.
HS đọc Một trăm sáu mươi.
- HS viết bảng con
Hoạt động 3: Luyện tập (20’)
Bài 1/ 3 Viết (theo mẫu) (Dành cho học sinh CHT)
GV tổ chức cho HS sửa bài bằng cách thi đua dãy.
GV cho HS nêu cách đọc khác của các số: 
Kiểm tra có bao nhiêu em làm đúng.
Bài 2/3 Viết số thích hợp vào chỗ trống (Dành cho học sinh HT)
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
GV cho HS hội ý nhóm đôi và nêu kết qủa.
Cho HS nhận xét về dãy số a ?
310
311
315
319
-GV Cho HS nhận xét về dãy số b?
410
399
395
Kiểm tra có bao nhiêu em làm đúng.
1 HS đọc yêu cầu
Viết số: 
Đọc số: 
1 HS đọc yêu cầu
- Hơn 1 đơn vị
Kém 1 đơn vị
-Đại diện 2 dãy, mỗi dãy 1 em lên sửa. 
Dãy số tăng liên tiếp từ 
 310 -> 319
Dãy số giảm liên tiếp từ 400 -> 391.
Bài 3: Điền dấu >,<,= vào chỗ chấm 
(Dành cho học sinh HT)
- GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu bài tập
303 330 30 + 100 131
615 516 410 - 10 400 +1
199 200 234 200 + 40 + 3
Yêu cầu HS giải thích cách so sánh? (HTT)
So sánh 2 số có 3 chữ số phải so sánh từ hàng cao nhất: hàng trăm -> hàng chục -> hàng đơn vị. Nếu 1 bên có phép tính ta phải tính kết qủa của chúng rồi mới so sánh
GV chốt, kiểm tra có bao nhiêu em làm đúng.
1 HS đọc yêu cầu
404 < 440 ; 200 + 5 < 250
765 > 756 ; 440 – 40 > 399
899 < 900 ; 500 + 50 + 5 = 555
HS so sánh và trả lời 
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các dãy số: 
375, 421, 573, 241, 735, 142. 
(Dành cho học sinh HTT)
- GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu bài tập
Cho HS thi đua 2 dãy, mỗi dãy 1 HS
Yêu cầu HS giải thích cách chọn.
Kiểm tra có bao nhiêu em làm đúng
1 HS đọc yêu cầu
HS thi đua theo dãy.
 735
 142
 A/ B/
Hoạt động nối tiếp (2’)
- Về nhà xem lại những bài tập đã làm 
- Chuẩn bị : Cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ) xem các bài tập và tìm cách giải các bài tập 1-4 trang 4 SGK
- GV nhận xét tiết học .
- HS lắng nghe dặn dò
...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_1_thu_hai_nam_hoc_2020_2021_nguyen_ngoc_h.docx