Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 15 - Đặng Văn Tỉnh

Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 15 - Đặng Văn Tỉnh

1. Sau khi rơi vào ổ gà, đại bàng được nuôi như thế nào?

a. Như một con gà. b. Như một con đại bàng. c. Vừa như một con gà, một con đại bàng.

2. Đại bàng tin vào điều gì và ước mơ điều gì?

a. Tin nó là một con đại bàng và mơ ước được bay cao.

b. Tin rằng nó là một con gà và muốn sống dưới mặt đất bình thường như một con gà.

c. Tin rằng nó là một con gà nhưng vẫn ước mơ được bay cao.

3. Vì sao đại bàng không mơ ước nữa?

a. Vì nó nhận ra rằng bay cao cũng chẳng có gì thú vị.

b. Vì nó tin vào lời của bầy gà và cho rằng điều đó không thể thức hiện được.

c. Vì nó đã thử bay và nhận ra rằng mình không thể bay được.

4. Theo em, vì sao đại bàng không thực hiện được ước mơ của mình?

a. Vì đại bàng đã mơ ước viển vông, không thể thực hiện được.

b. Vì có nhiều kẻ cản trở, không cho đại bàng thực hiện mơ ước đó.

c. Vì đại bàng không tin vào khả năng của mình và từ bỏ ước mơ.

5. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn “ Đại bàng và gà”

a. lớn, buồn, khao khát, giữa, xảy ra, tin.

b. lớn, xinh đẹp, cao xa, cao, tầm thường, vô vị.

c. lớn. lăn, xinh đẹp, cao xa, ước mơ, vô vị.

 

docx 2 trang ducthuan 04/08/2022 1640
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Tuần 15 - Đặng Văn Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau: ĐẠI BÀNG VÀ GÀ
 Bên sườn núi có một tổ chim đại bàng với bốn quả trứng lớn. Trận động đất xảy ra làm một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một tổ gà dưới chân núi.
 Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay, chú được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó là một con gà nhưng tâm hồn vẫn khát khao một điều gì đó cao xa hơn. Một hôm, đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên bầu trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.
 - Ôi ! - Đại bàng kêu lên. - Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó.
 Bầy gà cười ầm lên: “ Anh không thể bay như những con chim đó được. Anh là một con gà mà gà thì không biết bay”.
 Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, ước mơ có thể bay cao cùng họ. Nhưng mỗi lần đại bàng nói ra ước mơ của mình, bầy gà lại bảo nó là điều đó không thể xảy ra. Cuối cùng đại bàng tin lời của bầy gà. Nó không ước mơ nữa và tiếp tục sống như một con gà cho đến lúc chết.
 Trong cuộc sống, nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống trong một cuộc sống tầm thường, vô vị. Vậy thì, nếu bạn mơ ước trở thành đại bàng, hãy theo đưổi ước mơ đó chứ đừng sống như một con gà
 (Theo Hạt cát kều )
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
1. Sau khi rơi vào ổ gà, đại bàng được nuôi như thế nào?
a. Như một con gà. b. Như một con đại bàng. c. Vừa như một con gà, một con đại bàng.
2. Đại bàng tin vào điều gì và ước mơ điều gì?
a. Tin nó là một con đại bàng và mơ ước được bay cao.
b. Tin rằng nó là một con gà và muốn sống dưới mặt đất bình thường như một con gà.
c. Tin rằng nó là một con gà nhưng vẫn ước mơ được bay cao.
3. Vì sao đại bàng không mơ ước nữa?
a. Vì nó nhận ra rằng bay cao cũng chẳng có gì thú vị.
b. Vì nó tin vào lời của bầy gà và cho rằng điều đó không thể thức hiện được.
c. Vì nó đã thử bay và nhận ra rằng mình không thể bay được.
4. Theo em, vì sao đại bàng không thực hiện được ước mơ của mình?
a. Vì đại bàng đã mơ ước viển vông, không thể thực hiện được.
b. Vì có nhiều kẻ cản trở, không cho đại bàng thực hiện mơ ước đó.
c. Vì đại bàng không tin vào khả năng của mình và từ bỏ ước mơ.
5. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ đặc điểm có trong bài văn “ Đại bàng và gà”
a. lớn, buồn, khao khát, giữa, xảy ra, tin. 
b. lớn, xinh đẹp, cao xa, cao, tầm thường, vô vị.
c. lớn. lăn, xinh đẹp, cao xa, ước mơ, vô vị.
6. Tiếng “ước” có thể kết hợp được với những tiếng nào dưới đây để tạo từ?
a. mơ b. ao c. mong d. nguyện 
e. cầu d. mộng e. muốn g. thích
7. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc bài văn “Đại bàng và gà”?
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. Viêt một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................................................................................................................
PHẦN 2:
* Chính tả:
1. Điền vào chỗ trống:
- ( nặn, lặn ) : ngụp .; nhào - ( nội, lội ) : quê ..; .nước
- ( nắng, lắng) : trời .; lo ..
* Luyện từ và câu:
1. Tìm những từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn, đoạn thơ sau:
a) Thân cây vú sữa thẳng, da sần sùi. Từ thân mọc ra rất nhiều cành dài. Lá của nó mới thật đặc biệt. Nó có một mặt thì xanh mơn mởn, một mặt lại có màu đỏ nâu. Hoa vú sữa thơm nhẹ phảng phất quanh vườn. Quả vú sữa căng tròn, bóng mịn, bên ngoài phủ một lớp áo màu xanh ngọc bích.
b) Bông đào nho nhỏ Hoa gạo rực đỏ
 Cánh đào hồng tươi Bông gạo trắng tinh
 Hễ thấy hoa cười Gió thổi rung rinh
 Đúng là tết đến. Bông bay lả tả.
c) Hoa ban xoè cánh trắng Cánh hồng khoe sắc thắm 
 Lan tươi màu nắng vàng Bay làn hương dịu dàng. 
d) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. 
2. Trong những câu sau, các sự vật được so sánh với nhau về những đặc điểm nào?
a) Sang hè những quả vú sữa nhỏ như đầu ngón tay út chòi ra.
b) Trên trời mây trắng như bông
 Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
c) Bụng con ong tròn, thon, óng ánh xanh như hạt ngọc.
d) Sư tử oai vệ như một vị chúa tể rừng xanh.
3. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành những câu có hình ảnh so sánh:
a) Giọng nhà vua sang sảng như 
b) Mỗi cây nấm giống như ..
c) Dòng suối uốn lượn mềm mại như .
4. Gạch dưới câu được viết theo mẫu Ai thế nào? trong đoạn văn sau:
 Ngày xưa, Hươu rất nhút nhát. Hươu sợ bóng tối, sợ thú dữ, sợ cả tiếng động lạ. Tuy vậy, Hươu rất nhanh nhẹn, chăm chỉ và tốt bụng. Một hôm, nghe tin bác Gấu bị ốm nặng, Hươu xin phép mẹ đến thăm bác gấu.
5. Khoanh tròn những dấu câu dùng sai trong đoạn văn sau đây. Chép lại đoạn văn đã sửa những dấu sai:
 Trong lúc đau đớn, Cây Sồi chợt nhớ đến chim Gõ Kiến. Cây Sồi thì thào rên rỉ:
 – Gõ Kiến ơi? Bạn ở đâu! Xin đến giúp tôi?
 Lời khẩn cầu của Cây Sồi theo gió vọng khắp khu rừng và đến tai chim Gõ Kiến. Chim Gõ Kiến vội vã bay đến và nói:
 – Bạn cứ yên tâm. Tôi sẽ giúp bạn?
 Rồi Gõ Kiến chăm chú quan sát. Mới thoáng nhìn, Gõ Kiến đã phát hiện ra ngay những chỗ lũ sâu đang ẩn náu. Gõ Kiến lần lượt lôi ra những con sâu béo múp. Một lúc sau, tất cả lũ sâu mẹ, sâu con đã bị Gõ Kiến tiêu diệt hết.
6. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ( ) sau:
 Đang đi ( )Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào:
 – Chào bạn ( ) Bạn tên gì thế ( )
 – Chào Vịt con ( ) Tôi tên là Chuột Túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không ( )
 Vịt con gật đầu. Chuột Túi liền kể:
 – Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi ( ) Thật là êm ái ( ) Đã bao lần, mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ 
( )Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi ( )Tôi yêu mẹ tôi biết bao ( )

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tieng_viet_lop_3_tuan_15_dang_van_tinh.docx