Bài tập ôn hè môn Tiếng việt lớp 3 lên 4

Bài tập ôn hè môn Tiếng việt lớp 3 lên 4

Câu 1: Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày?

a. Thời điểm ngày chưa tắt hẳn.

b. Giữa đêm khuya.

c. Trời bắt đầu sáng .

Câu 2: Bài văn tả cảnh trăng lên ở đâu?

a. Ở trên đồng ruộng.

b. Ở sau ngôi chùa cổ.

c. Ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.

 Câu 3: Lúc đang lên, mặt trăng như thế nào ?

a. Tròn, to và đỏ.

b. Sáng vằng vặc.

c. Nhỏ và sáng rực.

Câu 4: Câu văn nào tả trăng khi sáng hẳn ?

 a. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn.

 b. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.

 c. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.

Câu 5: Trong câu văn: “Ánh trăng vằng vặc chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. ” Có những từ chỉ đặc điểm nào?

a. Vằng vặc, chảy

b. Ánh trăng, trắng xóa

c. Vằng vặc, trắng xóa

Câu 6: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là các hình ảnh nào?

a. Một hình ảnh.

b. Hai hình ảnh.

c. Ba hình ảnh.

 

doc 69 trang trinhqn92 13242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn hè môn Tiếng việt lớp 3 lên 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
 BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 1 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần luyện đọc 
1. ĐỌC THÀNH TIẾNG 
GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì 1 Tiếng Việt lớp 3.
II. ĐỌC HIỂU: Thời gian 25 phút (6 điểm) 
Đọc thầm bài văn sau:
TRĂNG LÊN
 Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
 Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
 Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã sáng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
 Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
 THẠCH LAM
 	 Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ trước ý trả lời đúng và làm các bài tập sau:
Câu 1: Bài văn tả cảnh trăng bắt đầu lên vào thời điểm nào trong ngày? 
a. Thời điểm ngày chưa tắt hẳn.
b. Giữa đêm khuya.
c. Trời bắt đầu sáng .
Câu 2: Bài văn tả cảnh trăng lên ở đâu? 
Ở trên đồng ruộng.
Ở sau ngôi chùa cổ.
Ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa.
 Câu 3: Lúc đang lên, mặt trăng như thế nào ? 
a. Tròn, to và đỏ.
b. Sáng vằng vặc.
c. Nhỏ và sáng rực.
Câu 4: Câu văn nào tả trăng khi sáng hẳn ? 
 	 a. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn.
 	 b. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
 	 c. Một cành cây cong xuống rồi vụt lên, lá rung động lấp lánh ánh trăng như ánh nước.
Câu 5: Trong câu văn: “Ánh trăng vằng vặc chảy khắp trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. ” Có những từ chỉ đặc điểm nào?
a. Vằng vặc, chảy 
b. Ánh trăng, trắng xóa
c. Vằng vặc, trắng xóa
Câu 6: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh ? Đó là các hình ảnh nào?
a. Một hình ảnh. 
b. Hai hình ảnh. 
c. Ba hình ảnh.
 Đó là :...................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Câu “Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên.” được viết theo mẫu câu nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào ?
Câu 8: Hãy đặt một câu theo mẫu: Ai là gì?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Phần Luyện viết
I. Chính tả : GV đọc cho HS viết bài: 
TRĂNG LÊN
 Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
 Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát.
II. Tập làm văn: 
 Hãy viết đoạn văn kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.
______________________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 2 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập thành tiếng 
2. Bài tập đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu 
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cây đường phố
	Cây đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian hàng tháng bằng hương sắc của từng loài.
	Tháng Giêng là quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên. Tháng Hai, cụm cây gạo cổng đền Ngọc Sơn ven hồ Hoàn Kiếm như những chấm son điểm tận trời xanh, gọi từng đàn sáo lại quây quần. Tháng Ba, hoa sấu rải trắng mặt hè như những nong gạo nếp gợi niềm no đủ. Tháng Tư, thấp thoáng muồng đào như mặt trời hồng và e ấp hương ngọc lan nhẹ buông trong gió từ các khoảnh vườn biệt thự. Tháng Năm, chói gắt màu phượng đỏ hầu khắp các sân trường, xôn xao giục giã một mùa thi. Tháng Sáu, tháng Bảy, hoa bằng lăng đẹp không chỉ ở bóng mát, ở màu hoa mà còn đẹp cả lúc lá non vừa nảy, đỏ tím như đàn bướm đậu trên cành...
(Nguyễn Hà)
(1) Bài văn nói đến nét đặc trưng nào của Hà Nội ? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Đặc sản của Hà Nội
Cây trên đường phố Hà Nội
Nét thanh lịch của người Hà Nội.
(2) Bài văn nhắc đến các loài cây đặc trưng của những tháng nào ? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Từ tháng Giêng đến tháng Mười Hai
Từ tháng Giêng đến tháng Sáu.
Từ tháng Giêng đến tháng Bảy
(3) Loài cây nào là đặc trưng của tháng Ba ? 
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Cây sấu	B. Cây phượng	C. Cây bằng lăng
(4) Cây bằng lăng của tháng Sáu, Bảy có gì đẹp?
(5) Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung chính của bài văn?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Cây trên đường phố Hà Nội rất đẹp
Cây trên đường phố Hà Nội có rất nhiều hương sắc
Cây trên đường phố Hà Nội như tấm lịch có thể đo thời gian bằng hương sắc của từng loài.
(6) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của cây cối trên đường phố Hà Nội?
Hãy viết 1 – 2 câu nêu suy nghĩ của em.
(7) Em thích vẻ đẹp của loài cây nào nhất trong các loài cây được nói đến trong bài văn? Vì sao?
(8) Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng :
Ba hình ảnh	B. Bốn hình ảnh C. Năm hình ảnh
Ghi lại một câu văn có hình ảnh so sánh mà em thích nhất.
(9) Tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động trong câu “Cây gạo gọi từng đàn sáo đến quây quần.”
(10) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Tháng Giêng, quất đào đỏ rực vàng trên khắp các công viên.”
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả nghe – viết ) 
Đêm trăng đẹp
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên những quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre.
2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu) kể về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết.
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 3 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng
2. Bài tập đọc hiểu: Đọc thầm truyện sau:
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
Gia đình nhà Kiến rất đông. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con. Kiến Mẹ phải vỗ về và thơm yêu từng đứa con:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Và thế là suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn hết đàn con.
Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
(Chuyện của mùa Hạ)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1: Kiến Mẹ có số con là:
A. Chín mươi bảy
B. Chín trăm bảy mươi
C. Chín nghìn bảy trăm
Câu 2 : Buổi tối trong phòng ngủ Kiến Mẹ thường phải làm:
A. Rửa mặt cho các con
B. Vỗ về và thơm yêu các con
C. Đắp chăn cho các con
Câu 3 : Kiến mẹ cả đêm không chợp mắt vì:
A. Vì Kiến mẹ muốn ngắm các con ngủ ngon.
B. Vì Kiến mẹ muốn hôn hết lượt từng đứa con.
C. Vì Kiến Mẹ muốn canh giấc cho đàn con ngủ.
Câu 4: Vì thương Kiến Mẹ, Bác Cú mèo đã nghĩ ra cách là:
A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên, các con hôn truyền nhau.
B. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở cuối nói: “ Mẹ yêu tất cả các con!”
C. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên và hàng cuối.
Câu 5: Câu “Lũ kiến con nằm trên những chiếc đệm xinh xinh.” thuộc kiểu câu: 
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 6: Trong câu: “Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách.” bộ phận trả lời câu hỏi “Vì sao?” là:
A. Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả
B. Bác Cú Mèo
C. Đã nghĩ ra một c
Câu 7: Trong câu: “Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn hết đàn con.” bộ phận trả lời câu
“thế nào?” là:
A. Kiến Mẹ
B. Không hề chợp mắt
C. Không hề chợp mắt để hôn hết đàn con
Câu 8 : Hãy viết 1 câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh để nói về tình cảm của bố ( mẹ)
đối với em.
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả GV đọc cho HS viết bài
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
 Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
- Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
II. Tập làm văn (5 điểm - 30 phút)
Hãy viết đoạn văn (từ 7-10 câu) kể về tình cảm của một người trong gia đình đối với em.
______________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 4 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc hiểu
LỜI CHÀO
Một người cha cùng đứa con nhỏ đi trên đường mòn trong rừng. Bốn bề im ắng. Chỉ nghe đâu đó từ xa vọng lại tiếng chim gõ kiến và tiếng suối rì rào giữa rừng lá. Bỗng đứa con nhìn thấy một bà cụ đang chống gậy đi tới.
- Cha ơi! Bà cụ đi đâu đấy? - Đứa con hỏi.
- Đi thăm, đi đón, hoặc đi tiễn một người nào đó. - Người cha trả lời. Người cha dặn thêm:
- Khi gặp bà cụ chúng ta sẽ nói với cụ: “Chào cụ ạ”.
- Vì sao phải nói với cụ như thế hở cha? - Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại - Chúng ta có quen gì bà cụ đâu ?
- Khi gặp bà cụ, chúng ta sẽ nói: “Chào cụ ạ” và con sẽ hiểu nói vậy để làm gì. Bà cụ hiện ra trước mặt.
- Chào cụ ạ - Đứa con nói.
- Chào cụ ạ - Người cha nói.
- Chào ông, chào cháu. Bà cụ nói và mỉm cười.
Đứa con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá rung rinh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui sướng trong lòng.
- Vì sao lại như thế nhỉ? - Đứa con hỏi.
- Vì chúng ta đã chào bà cụ và bà cụ đã mỉm cười.
(V.A.Xu - khôm - lin -xki)
*Dựa vào nội dung câu chuyện, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của bài tập:
1. Khi gặp bà cụ, người cha yêu cầu con điều gì?
A. Giúp đỡ bà cụ qua suối. B. Trò chuyện với bà cụ. C. Chào bà cụ
2. Tại sao em bé lại ngạc nhiên khi nghe yêu cầu của cha?
A. Vì hai cha con không quen bà cụ.
B. Vì cha đã yêu cầu em làm một việc mà em vẫn thường xuyên làm. C. Vì em chưa hiểu yêu cầu của cha.
3. Khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé thấy thế nào?
A. Ngạc nhiên khi thấy mọi vật xung quanh thay đổi. B. Sung sướng trong lòng.
C. Cả hai ý trên.
4. Nếu là bạn nhỏ trong câu chuyện, em hiểu ra được điều gì từ câu trả lời của người cha (“Vì chúng ta đã chào bà cụ và bà cụ đã mỉm cười”)?
Viết câu trả lời của em:
 ..........
 .............................
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
A. Lời chào có tác dụng kì lạ. 
B. Gặp ai cũng phải chào.
C. Phải biết tôn trọng người lớ
6. Em hãy đặt tên khác cho câu chuyện trên.
Viết câu trả lời của em:
 ..
 ..
7. Từ nào dưới đây là từ chỉ trạng thái?
A. đùa giỡn B. rực rỡ C. vui sướng
8. Câu: “Gió lướt nhẹ nhàng.” thuộc mẫu câu nào dưới đây?
A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì?
9. Sử dụng biện pháp so sánh viết tiếp vào chỗ chấm để câu văn sinh động hơn.
Dòng sông uốn lượn .................................. .
 ..............................
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong thời gian khoảng 15 phút
Quê hương
Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí tỏa mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy 
2. Tập làm văn:
*Đề bài: Em hãy viết về buổi biểu diễn nghệ thuật
_________________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 5 - tieuhocvn.info
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng
2. Bài tập đọc hiểu : Đọc thầm đoạn văn sau:
Cảnh đẹp Sa Pa
	Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.
	Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sấm động tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.
	Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là hòn ngọc vùng biên giới.
Trích theo Đọc văn và luyện văn
	Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:
Câu 1 : Sa Pa nằm ở đâu?
A. Trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn.
B. Dưới chân núi Hoàng Liên Sơn.
Lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn.
Câu 2 : Sa Pa có nhiều điểm giống với nơi nào?
A. Hoàng Liên Sơn
B. Đà Lạt
C. Hà Nội
Câu 3 : Theo tác giả, mùa nào là mùa Sa Pa có sức sống quyến rũ nhất?
A. Xuân
B. Hè
C. Đông
Câu 4 : Những cơn mưa rào mùa hè ở Sa Pa có gì thú vị?
A. Thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi.
B. Đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.
C. Cả hai ý trên.
Câu 5 : Trong đoạn cuối bài, Sa Pa được tác giả so sánh với cái gì?
A. Vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm.
B. Một nơi nghỉ mát kì thú.
C. Viên ngọc vùng biên giới.
Câu 6 : Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trong câu sau:
- Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các búp hoa xòe nở.
Câu 7 : Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau
Sa Pa là viên ngọc vùng biên giới.
.......................................................................................................................
Sa Pa có không khí trong lành mát rượi.
.......................................................................................................................
Câu 8 (1đ): Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh để nói về một cảnh đẹp mà em thích.
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
 Phần Luyện viết
1. Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh viết bài thơ sau vào giấy kiểm tra.
 Xuống phố mùa xuân
Tan trường em xuống phố
Mưa bụi giăng mờ trời,
Chồi non vươn tay hứng
Những hạt mưa nhẹ rơi.
Cỏ dưới chân bồi hồi
Cựa mình sau giấc ngủ
Cây ngọc lan đầu phố
Tỏa hương thơm ngọt lành.
Chim véo von trên cành
Gọi lá hoa trẩy hội...
 Tâm An
2. Tập làm văn : Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 đến 7 câu ) kể về một cảnh đẹp đất nước mà em thấy đẹp và yêu thích.
____________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 6 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng: Theo yêu cầu của giáo viên chọn đoạn đọc trong sách TV3 Tập 2 
2. Bài tập đọc hiểu : Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện trong vườn
Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
Cây hoa giấy nói :
- Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. 
Cây táo con vẫn nép mình im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình. 
Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn :
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu.
 (Theo Thành Tuấn)
Câu 1. Cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc vào mùa nào trong năm? Khoanh vào đáp án đúng:
	A. mùa xuân	B. mùa hạ 	C. mùa thu D. mùa đông
Câu 2. Khi bị hoa giấy chê, cây táo đã làm gì? Khoanh vào đáp án đúng:
A. Nó ngay lập tức mọc lá, nở hoa. B. Nó kết thành những quả táo nhỏ màu xanh.
C. Nó vẫn nép mình im lặng.	 D. Nó không thèm để ý
Câu 3. Lá của cây táo như thế nào?
Câu 4. Tại sao cây hoa giấy buồn?
Câu 5. Em hãy kể lại quá trình ra hoa kết trái của cây táo? 
Câu 6. Em có suy nghĩ gì về hành động an ủi cây hoa giấy của cây táo?
Câu 7. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? ” 
	Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức .
Câu 8. Em hãy viết một câu văn trong đó có sử dụng 2 dấu phẩy.
Câu 9. Viết lại một câu có hình ảnh nhân hóa trong bài và nêu tác dụng của việc nhân hóa đó.
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả. Nghe – viết 
 Bài viết: Quà của đồng nội (SGK Tiếng Việt 3 - tập 2, trang 127). 
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn Khi đi qua những cánh . trong sạch của trời.
2. Tập làm văn. 
	Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một trận thi đấu thể thao mà em yêu thích và nêu cảm xúc của em khi xem.
______________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 7 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng: Theo yêu cầu của giáo viên chọn đoạn đọc trong sách TV3 Tập 2 
2. Bài tập đọc hiểu 
 Đọc thầm bài: "Cuốn sổ tay". SGK Tiếng Việt 3- Tập 2, trang 118. 
 Chọn và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
 Câu 1: Tuấn và Lân đi ngang qua bàn Thanh chợt thấy vật gì?
 A. Quyển sổ để trên bàn.
	B. Thước kẻ
 C. Chiếc bút mực.
Câu 2: Thấy vật đó, Tuấn đã làm gì ?
 A. Tuấn vội can: " Đừng! Sao lại xem sổ tay của bạn?".
 B. Tuấn bảo: " Để mang ra sân cùng xem".
	C. Tuấn tò mò toan cầm lên xem.
Câu 3: Bạn Thanh dùng sổ tay để làm gì?
Ghi nội dung học tập.
 B. Ghi nội dung các cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.
 C. Ghi nhật kí.
Câu 4: Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
 Tự ý xem sổ tay của bạn, mình là người chân thành.
 B. Tự ý xem sổ tay của bạn, bạn sẽ buồn.
 C. Xem trộm sổ tay của bạn là mất lịch sự, thiếu tôn trọng bạn và chính bản thân mình.
Câu 5: Em hiểu thế nào là :" Trọng tài"?
 A. Người được cử ra để phân xử phải trái.
 B. Người thổi còi.
 C. Người phất cờ.
Câu 6: Câu:" Tuấn và Lân ra chơi muộn. ” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
Câu 7: Câu nào đặt dấu phẩy đúng?
A.Ở lớp, em chăm chỉ học tập.
 C.Ở lớp em chăm chỉ, học .
B.Ở lớp em, chăm chỉ học tập.
Câu 8: ( 0,5 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ “ chăm chỉ”?
A.Cần cù.
B. Chuyên cần.
C. Lười biếng.
B. Phần Luyện viết	
1. Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh viết 
Khói chiều
 Chiều chiều từ mái rạ vàng
 Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên.
 Chăn trâu ngoài bãi, bé nhìn
 Biết là bếp lửa bà nhen chiều chiều.
 Nghe thơm ngậy bát canh riêu
 Với nồi cơm ủ cạnh niêu tép đầy.
 Khói ơi, vươn nhẹ lên mây
 Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà!
 HOÀNG TÁ
2. Tập làm văn : Giáo viên chép đề bài lên bảng cho học sinh. 
 Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động.
_____________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 8 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng: Theo yêu cầu của giáo viên chọn đoạn đọc trong sách TV3 Tập 2 Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)
2. Bài tập đọc hiểu Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)
Con cá thông minh
Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.
Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực.
Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu ?
A
trong ao
B
cái hồ lớn
C
ngoài biển
2. Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì 	
A
bất lực
B
quá đông
C
đi quanh hồ
3. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì 
A
diệt được đàn kiến
B
được ăn no
C
đàn con được ăn no
4. Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì ?
A
dũng cảm
B
hi sinh
C
siêng năng
5. Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”, tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào ?
A
Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người.
B
Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.
C
Nói với Cá Quả mẹ như nói với người.
 6. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”
A
dại dột
B
thông minh
C
đau đớn
7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.
8. Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ ?
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả nghe viết
Đọc cho học sinh viết bài : 
Nghệ nhân Bát Tràng
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa
Cánh cò bay lả, bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
 Hồ Minh Hà
2. Tập làm văn
 Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường. 
_________________________________
Thứ....., ngày ..... tháng........ năm........
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 9 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng: Theo yêu cầu của giáo viên chọn đoạn đọc trong sách TV3 Tập 2 
2. Bài tập đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau:
Ngày như thế nào là đẹp
Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:
- Một ngày tuyệt đẹp!
- Thật khó chịu! Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.
- Thế là thế nào? - Châu Chấu nhảy lên - Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.
- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! - Giun Đất cãi lại.
Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.
Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ.
Châu Chấu hỏi Kiến:
- Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét? 
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé!
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính?
- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
 (V.Ô-xê-ê-va; Thúy Toàn dịch)
*Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7 dưới đây:
1. Châu Chấu và Giun Đất tranh luận với nhau về điều gì?
a. Thời tiết như thế nào sẽ làm việc được tốt.
b. Ngày như thế nào là đẹp.
c. Cảnh vật như thế nào là đẹp.
2. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp?
a. Ngày không có một gợn mây nào trên trời.
b. Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng.
c. Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục.
3. Châu Chấu cho rằng một ngày như thế nào là đẹp?
a. Ngày trời râm mát, không bị nắng nóng.
b. Ngày có mưa bụi và có những vũng nước đục.
c. Ngày mà trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.
4. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào?
a. Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.
b. Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoái mái.
c. Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn.
5. Trong bài, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. Nhân hóa
b. So sánh
c. Cả hai ý trên
6. Dấu hai chấm dùng trong câu chuyện trên có tác dụng gì?
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
c. Cả hai ý trên.
7. Trong hai câu đầu: “Châu Chấu nhảy lên gò đất, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng” có mấy từ chỉ hoạt động ?
a. 3 từ
b. 4 từ
c. 5 từ
8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau:
	Châu Chấu và Giun Đất đến gặp bác Kiến để biết ngày như thế nào là đẹp nhất.
B. Phần Luyện viết
1. Chính tả : Nghe viết 
Con cò
Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.
(Đinh Gia Trinh)
2. Tập làm văn
* Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) kể về một việc tốt em đã làm (hoặc chứng kiến) góp phần bảo vệ môi trường.
______________________________
BÀI TẬP ÔN HÈ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 LÊN LỚP 4
 ĐỀ SỐ 10 
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Chữ kí gia đình
A. Phần Luyện đọc
1. Bài tập đọc thành tiếng: Theo yêu cầu của giáo viên chọn đoạn đọc trong sách TV3 Tập 2 Dùng vào tiết ôn tập (Đọc và trả lời câu hỏi)
2. Bài tập đọc hiểu 
 Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức môn Tiếng Việt (Kiến thức về từ và câu)
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
HOA TẶNG MẸ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
	- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hồng. Nhưng cháu chỉ có 75 xu màgiá một bông hồng những 2 đô la.
	Người đàn ông mỉm cười nói:
	- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
	Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ ngôi mộ và nói:
	Đây là nhà của mẹ cháu.
	Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên mộ mẹ.
	Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng thật đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Ca dao)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng (câu 1đến câu 4 và câu 7; 8)
Câu 1. Người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để làm gì?
A. Mua hoa về nhà tặng mẹ. 
B. Mua hoa gủi tặng mẹ mình qua dịch vụ bưu điện.
C. Hỏi han cô bé đang khóc bên vỉa hè.
Câu 2. Vì sao cô bé khóc?
A. Vì cô bé bị lạc mẹ.
 B. Vì mẹ cô bé không mua cho cô một bông hồng.
C. Vì cô bé không đủ tiền mua một bông hồng tặng mẹ.
Câu 3. Người đàn ông đã làm gì để giúp cô bé? ?
A. Mua cho cô bé một bông hồng để tặng mẹ.
B. Chở cô bé đi tìm mẹ.
C. Giúp cô tìm đường về nhà.
Câu 4. Việc làm nào của cô bé khiến người đàn ông quyết định không gửi hoa qua dịch vụ bưu điện mà lái xe về nhà, trao tận tay mẹ bó hoa? 
A. Ngồi khóc vì không đủ tiền mua hoa cho mẹ.
B. Đi một quãng đường dài đến gặp mẹ để tặng hoa.
	C. Đặt một bông hoa lên ngôi mộ để tặng cho người mẹ đã mất
Câu 5. Theo em hai nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo ? Vì sao? 
 ..... .
 ..... .
Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu chuyện
 ..... .
 ..... .
Câu 7. Dòng nào nêu đúng câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu văn sa

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_he_mon_tieng_viet_lop_3_len_4.doc