Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 25C: Ngày hội ở khắp nơi

Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 25C: Ngày hội ở khắp nơi

A. Hoạt động cơ bản

Nói những điều em biết về lễ hội ở quê em:

• Tên lễ hội

• Nơi diễn ra lễ hội

• Một số hoạt động trong lễ hội

Bài làm:

Ví dụ: Một số lễ hội ở Hà Nội

Tên lễ hội: Hội Đại Mỗ

Thời gian: từ ngày mồng 6/1 đến ngày 8/1 âm lịch

Địa điểm: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: ả Lã Nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng), Thủy Hải long vương, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quý Kính.

Hoạt động trong lễ hội: Thi thổi xôi, cờ người, hát ả đào.

 

doc 9 trang ducthuan 08/08/2022 1460
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Tiếng Việt Lớp 3 - Bài 25C: Ngày hội ở khắp nơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 25C: Ngày hội ở khắp nơi
A. Hoạt động cơ bản
Nói những điều em biết về lễ hội ở quê em:
Tên lễ hội
Nơi diễn ra lễ hội
Một số hoạt động trong lễ hội
Bài làm:
Ví dụ: Một số lễ hội ở Hà Nội
Tên lễ hội: Hội Đại Mỗ
Thời gian: từ ngày mồng 6/1 đến ngày 8/1 âm lịch 
Địa điểm: Xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: ả Lã Nàng Đê (tướng của Hai Bà Trưng), Thủy Hải long vương, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quý Kính.
Hoạt động trong lễ hội: Thi thổi xôi, cờ người, hát ả đào. 
Tên lễ hội: Hội đền Cai Công
Thời gian: 7/7 và 10 - 12/2 âm lịch. 
Địa điểm: Làng Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 
Đối tượng suy tôn: Ông Cai Công, tướng thời Hai Bà Trưng, người đã đóng giả nữ tham gia cuộc khởi nghĩa. 
Hoạt động trong lễ hội: Lễ rước, cúng cỗ chay (ông Cai Công không cho cúng thịt trâu bò), cờ tướng, đấu vật, chọi gà. 
2. Xem bức tranh sau và cùng đoán xem bức vẽ về lễ hội gì?
Bài làm:
Quan sát bức tranh em nghĩ, bức tranh này vẽ về lễ hội đua voi của các dân tộc ở Tây Nguyên.
3. Nghe thầy cô đọc bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên
4. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A
5-6. Đọc, luyện đọc
7. Thảo luận rôi chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi sau:
Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
a. Rất nhanh và rất khéo
b. Rất đẹp và rất vui
c. Rất sôi nổi và quyết liệt
Bài làm:
Cuộc đua voi diễn ra:
Đáp án: c. Rất sôi nổi và quyết liệt
B. Hoạt động thực hành
1. Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi:
Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
Voi đua có những cử chỉ ngộ nghĩnh gì?
Bài làm:
Những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua: Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang nơi xuất phát. Hai người điều khiển ăn mặc đẹp ngồi trên lưng voi. Họ rất bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa rất giỏi.
Voi đua đến đích trước thì ghìm đà, huơ vòi chào khán giả. 
2. Chơi trò chơi: Đố viết đúng từ
a. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr,
Ví dụ:
a. Viết đúng từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr,
5 con vật bắt đầu bằng ch hoặc tr: châu chấu, chó, trăn, trâu, chuột
5 cây cối bắt đầu bằng ch hoặc tr: chuối, tre, trúc, chà là, chân vịt, chè.
b. Viết đúng từ ngữ có vân ưt hoặc ưc.
ví dụ:
Hoạt động có vần ưt hoặc ưc: cắt đứt, cắn đứt, vứt rác, hợp lực....
Đồ vật có vần ưt hoặc ưc là: hộp mứt, bức thư, bút mực
3. Thảo luận, trả lời câu hỏi, viết vào bảng nhóm.
Đoạn thơ dưới đây tả sự vật và con vật nào?
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi
Các sự vật, con vật được miêu tả bằng những từ ngữ nào?
Cách gọi và tả sự vật, con vật như vậy có gì hay?
Tên sự vật, con vật
Cách gọi tên
Cách tả
M. lúa
chị
phất phơ bím tóc
Bài làm:
Tên sự vật, con vật
Cách gọi tên
Cách tả
Lúa
chị 
phất phơ bím tóc
Tre
cậu 
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng
Gió
cô
chăn mây
Mặt trời
bác
đạp xe qua ngọn núi
4. Nhớ lại những ngày Tết ở quê em. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu nói về những việc em và người thân đã làm trong dịp Tết
Gợi ý:
Một số việc làm chuẩn bị đón tết
Một số hoạt động vui chơi ngày tết
Bài làm:
Ví dụ mẫu:
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tieng_viet_lop_3_bai_25c_ngay_hoi_o_khap_noi.doc