Bộ 10 Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 3

Bộ 10 Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 3

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 1

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (6 điểm)

II. Đọc thầm (4 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Chiếc áo len” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 20 và làm bài tập

Khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi 1; 2; 3 dưới đây:

Câu 1: Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ?

A. Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.

B. Áo màu vàng, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.

C. Áo màu vàng, có dây kéo, ấm ơi là ấm.

D. Có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.

Câu 2: Vì sao Lan dỗi mẹ ?

A. Vì mẹ sẽ mua áo cho cả hai anh em.

B. Vì mẹ nói rằng cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai chiếc áo của hai anh em Lan.

C. Chờ khi nào mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho cả hai anh em.

D. Mẹ mua áo cho anh của Lan.

Câu 3: Anh Tuấn nói với mẹ những gì?

A. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho em Lan.

B. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho con và em Lan.

C. Mẹ không cần mua áo cho ai hết, con mặc nhiều áo cũ là được rồi.

D. Mẹ chỉ mua áo cho con thôi.

 

doc 11 trang thanhloc80 5660
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 Đề kiểm tra giữa kỳ 1 môn Tiếng Việt lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM HỌC 2020 – 2021 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 1
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Chiếc áo len” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 20 và làm bài tập
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi 1; 2; 3 dưới đây:
Câu 1: Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ?
Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
Áo màu vàng, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
Áo màu vàng, có dây kéo, ấm ơi là ấm.
Có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.	
Câu 2: Vì sao Lan dỗi mẹ ?
Vì mẹ sẽ mua áo cho cả hai anh em.
Vì mẹ nói rằng cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai chiếc áo của hai anh em Lan.
Chờ khi nào mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho cả hai anh em.
Mẹ mua áo cho anh của Lan.
Câu 3: Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho em Lan.
Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho con và em Lan.
Mẹ không cần mua áo cho ai hết, con mặc nhiều áo cũ là được rồi.
Mẹ chỉ mua áo cho con thôi. 
Câu 4: Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: “Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len”
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
I. Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 30 (viết từ: “Một bà mẹ . được tất cả”)
II.Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em yêu mến.
Gợi ý:
 - Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
 - Người đó làm nghề gì? 
 - Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
 - Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 2
A.KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm )
 Đọc thầm bài “Các em nhỏ và cụ già” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 63 và làm các bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3 và 4.
Câu 1: Tâm trạng của ông cụ như thế nào?
Ông đang rất buồn.
Ông đang rất vui.
Ông đã hết buồn và chợt vui.
Câu 2: Ông cụ định đi đâu?
Ông cụ đi về nhà.
Ông cụ đi đến bệnh viện.
Ông cụ đi đến chợ.
Câu 3: Vì sao sau khi trò chuyện với các em nhỏ, ông cụ thấy lòng mình nhẹ hơn?
Ông thấy cô đơn.
Ông thấy buồn chán.
Ông thấy được an ủi.
Câu 4: Trong câu “ Ông đang rất buồn”, bộ phận được gạch dưới trả lời cho câu hỏi nào?
Làm gì?
Là gì?
Ai?
B. KIỂM TRA VIẾT (10 đ)
I. Chính tả (5 đ)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 48.
II. Tập làm văn (5 điểm )
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu để kể về gia đình, dựa vào các câu gợi ý sau:
Gia đình em có bao nhiêu người?
Bố mẹ em làm nghề gì?
Tính tình của bố mẹ em như thế nào?
Cảm giác của em khi sống trong gia đình thấy thế nào?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6điểm)
II. Đọc thầm: (4điểm)
GV cho HS đọc thầm bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 38, 39) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì?
A. Kéo co.
B. Trốn tìm.
C. Đánh trận giả.
Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
A. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
B. Chú sợ các bạn phát hiện được mình.
C. Chú muốn tìm một vật gì đó.
Câu 3: Việc leo rào của các bạn đã gây hậu quả gì?
A. Bị bác bảo vệ phạt.
B. Một bạn nhỏ bị thương ở chân.
C. Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?
Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm.
.......................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: (10điểm)
I. Chính tả: (5điểm)
GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18).
II. Tập làm văn: (5điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình em. Dựa vào các gợi ý sau:
Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai?
Những người trong gia đình làm công việc gì?
Tính tình mỗi người như thế nào?
Những người trong gia đình yêu thương em như thế nào?
Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 4
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3, Tập 1 trang 29,30 và làm bài tập 
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi 1, 2, 3 dưới đây:
Câu 1. Ai là người đã bắt con của bà mẹ?
Thần Đêm Tối
Thần Chết 
Một cụ già
Câu 2.Bà mẹ đã gặp những vật gì trên đường đi tìm đứa con?
Bụi gai 
Hồ nước
Cả A và B
Câu 3. Khi thấy bà mẹ Thần Chết đã có thái độ như thế nào?
Thờ ơ
Ngạc nhiên
Vui vẻ
Câu4. Em hãy gạch chân hình ảnh so sánh trong những câu sau:
Thần Chết chạy nhanh hơn gió
Tuấn khỏe hơn Thanh 
B. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết ( 5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3, tập 1 trang 46 (viết từ “Có lần, đến Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”).
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Gợi ý:
Buổi đầu đi học của em vào buổi nào (buổi sáng hay buổi trưa)?
Ai là người đã chuẩn bị (sách, vở, bút, thước, ) cho em?
Ai là người đưa em đến trường?
Lần đầu tiên đến trường em cảm thấy như thế nào?
5. Em có cảm nghỉ gì khi về nhà?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 5
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài "Người mẹ" (SGK Tiếng Việt 3 - tập I, trang 29,30), khoanh tròn trước ý đúng cho các câu hỏi 1,2,4 và làm bài tập 3:
Câu 1: Thần Chết đã bắt mất con của bà mẹ lúc nào?
Lúc bà mẹ chạy ra ngoài.
Lúc bà vừa thiếp đi một lúc.
Lúc bà đang thức trông con.
Câu 2: Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó.
Giũ sạch băng tuyết bám đầy bụi gai.
Chăm sóc bụi gai hằng ngày.
Câu 3: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong các câu thơ sau:
	 “Trẻ em như búp trên cành
	Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
- Hình ảnh so sánh: 	
- Từ so sánh: 	
Câu 4: Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?” 
Người mẹ không sợ Thần Chết.
Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con.
Người mẹ là người rất dũng cảm.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” SGK Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 51 và 52 đoạn: “Cũng như tôi đến hết”.
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến theo gợi ý:
a. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi ?
b. Người đó làm nghề gì ?
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào ?
d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào ?
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 6
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Đọc thầm bài thơ “Bận” (Sách Tiếng Việt Ba trang 59 - 60) và trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (0,5 điểm) “Bận” là tên bài thơ của tác giả nào ?
A. Xuân Diệu	 
B. Trần Đăng Khoa	 
C. Trinh Đường	 
D. Phạm Duy
Câu 2: (0,5 điểm) Mọi người xung quanh bé bận những gì ?
A. Cấy lúa	 
B. Đánh thù	
C. Thổi nấu và hát ru	 
D. Cả A, B, C
Câu 3: (0,5 điểm) Em bé bận những gì ?
A. Bận bú, bận chơi	
B. Bận khóc, cười
C. Bận nhìn ánh sáng	
D. Cả A, B, C
Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao mọi người, mọi vật bận rộn nhưng vẫn vui ?
A. Vì mọi người, mọi vật thích làm việc.
B. Vì làm việc tốt, người và vật thấy khoẻ ra.
C. Vì việc tốt đem lại lợi ích cho cuộc đời nên người và vật dù bận làm việc tốt vẫn thấy vui.
Câu 5: (1 điểm) Điền thêm từ ngữ thích hợp vào ô trống để tạo thành hình ảnh so sánh. 
a) Tiếng gió rừng vi vu như ...................................................
b) Sương sớm lonh lanh tựa ....................................................
Câu 6: (1 điểm) Hãy đặt một câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về:
Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. PHẦN CHÍNH TẢ (5 điểm) Thời gian 15 phút
Học sinh nghe - viết: Bài Người lính dũng cảm (từ Viên tướng khoát tay ... đến hết) Sách Tiếng Việt 3 - trang 39.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Thời gian 30 phút
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về người hàng xóm mà em quý mến.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 7
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Đọc bài “TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG” (trang 54 – tuần 7 sách Tiếng Việt lớp 3- tập I )
Dựa vào nội dung bài “TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG” để khoanh vào trước chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu 1. Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
 A. Ở bên lề đường.
 B. Ở dưới lòng đường.
 C. Ở vỉa hè.
Câu 2. Sự cố bất ngờ nào khiến trận đấu phải dừng hẳn?
 A. Qủa bóng vút lên cao, bay mất.
 B. Qủa bóng đập vào đầu một cụ già.
 C. Qủa bóng bay vào một chiếc xích lô.
Câu 3. Quang đã thể hiện sự ân hận trước tai nạn do mình gây ra như thế nào?
 A. Quang hoảng sợ bỏ chạy.
 B. Quang nấp sau một gốc cây.
 C. Quang chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo xin lỗi.
Câu 4. Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?
 A. Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
 B. Ngựa tuần tra biên giới, dừng đỉnh đèo hí vang.
 C. Trẻ em như búp trên cành.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Gió heo may” 
Bao giờ có làn gió heo may về mới thật là có mùa thu . Cái nắng gay gắt những ngày hè đã thành thóc vàng vào bồ, vào cót, vào kho và đã ẩn vào quả na, quả mít, quả hồng, quả bưởi . . . Những ngày có gió heo may dù nắng giữa trưa cũng chỉ dìu dịu, đủ cho ta mặc một chiếc áo mỏng vẫn thấy dễ chịu.
(Theo Băng Sơn)
II. Tập làm văn (5 điểm ) 
Đề bài :Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về một người hàng xóm mà em yêu quí. 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 8
A. KIỂM TRA ĐỌC. (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng ( 6đ): GV làm thăm một trong các bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi phù hợp với nội dung bài
II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: " Trận bóng dưới lòng đường" - Tr 54
Khoanh vào trước câu trả lời đúng nhất.(4 điểm)
Câu 1. Vì sao trận bóng lại tạm dừng lần đầu? 
A. Vì các bạn bị cảnh sát đuổi.	
B. Vì Long mải đá bóng suýt tông vào xe gắn máy.
C. Cả hai ý trên.
Câu 2 Vì sao trận bóng phải dừng hẳn? 
A. Vì Quang đã sút bóng vào người ông nội mình.
B. Vì các bạn mệt không đá bóng nữa.
C. Quang sút bóng vào một cụ già đi đường làm cụ bị thương.
Câu 3. Ý nghĩa của câu chuyện: 
A. Phải biết nghe lời người lớn.	
B. Phải biết ân hận khi gây tai hoạ cho người khác.
C. Phải tôn trọng quy định về trật tự nơi công cộng và tôn trọng luật giao thông.
Câu 4. Trong câu 
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
 Có các sự vật được so sánh với nhau là: 
B. KIỂM TRA VIẾT. (10 điểm) 
I. Chính tả.( Nghe –Viết) " Ông ngoại” ( tr34) ( 4điểm) Từ đầu đến chữ cái đầu tiên
Bài tập: Điền vào chỗ trống " n" hay "l" ( 1điểm)
 Cái ... ọ ục bình ...óng ....ánh ...ước ...on 
II. Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 câu) kể lại buổi đầu em đi học (5đ)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 9
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6điểm)
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 SGK Tiếng Việt 3 – Tập 1.
- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đó do giáo viên nêu.
II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
QUẠT CHO BÀ NGỦ
 Ơi chích chòe ơi !
 Chim đừng hót nữa,
 Bà em ốm rồi,
 Lặng cho bà ngủ.
 Bàn tay bé nhỏ
 Vẫy quạt thật đều
 Ngấn nắng thiu thiu
 Đậu trên tường trắng .
Căn nhà đã vắng 
Cốc chén nằm im
Đôi mắt lim dim
Ngủ ngon bà nhé.
Hoa cam, hoa khế
Chín lặng trong vườn,
Bà mơ tay cháu
Quạt đầy hương thơm .
(THẠCH QUỲ)
Học sinh đọc thầm bài "Quạt cho bà ngủ " rồi thực hiện các yêu cầu sau :
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng các câu hỏi dưới đây :
Câu 1. Vì sao bạn nhỏ không muốn chim chích choè hót ?
Vì chim chích choè hót không hay.
Vì bà bị ốm bé không có tâm trạng nào để nghe chim hót.
Vì sợ chim hót gây ra tiếng động, bà không ngủ được
Câu 2. Vì sao bạn nhỏ phải quạt cho bà ngủ ?
Vì bà bạn nhỏ thích bạn quạt cho bà ngủ .
Vì bà bạn nhỏ bị ốm. 
Vì bố mẹ bảo bạn quạt cho bà.
Câu 3. Ý nghĩa của bài thơ là gì ?
Nói về việc bé quạt cho bà ngủ.
Nói về việc bà ốm.
Nói về tình cảm yêu thương của bé với bà thông qua việc bé quạt cho bà ngủ.
Câu 4. Câu “Cốc chén nằm im” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu sau :
Ai là gì ?
Ai làm gì ?
Thế nào ?
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả nghe – viết : (5 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong khoảng 15 phút. Bài : "Nhớ lại buổi đầu đi học" Trang 51 - Sách Tiếng Việt 3 (Từ : Hằng năm ............. quang đãng )
II. Tập làm văn : (5 điểm)
Đề bài : Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể về gia đình em cho một người bạn mới quen.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 - ĐỀ SỐ: 10
A. KIỂM TẢ ĐỌC (10 điểm) 
I. Đọc thành tiếng (6 điểm):
Kiểm tra đọc thành tiếng các bài tập đọc của tuần 1 đến tuần 8.
II. Đọc hiểu và làm bài tập: (4 điểm) 
Đọc thầm đoạn văn sau:
Kiến Mẹ và các con
 Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:
 - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
 Suốt đêm Kiến Mẹ không hề chớp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt. Vì thương Kiến Mẹ quá vất vả, bác Cú Mèo đã nghỉ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
 - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (1 điểm): Kiến Mẹ có bao nhiêu con?
A. 970
B. 1970
C. 9700
Câu 2 (1 điểm): Vì sao cả đêm Kiến Mẹ không chợp mắt?
A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng ngủ chăm con.
B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con.
C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc.
Câu 3 (1 điểm): Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả.
A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả các con.”
B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng đầu và hàng cuối, các con hôn truyền nhau.
C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau.
Câu 4 (1 điểm): Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì?
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 
I. Chính tả (5 điểm)
Viết đoạn 3 bài: Tập đọc lớp 3: Nhớ lại buổi đầu đi học, SGK Tiếng Việt 3 trang 51 (Cũng như tôi .phải rụt rè trong cảnh lạ).
II. Tập làm văn (5 điểm) 
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu kể về một người hàng xóm mà em quý mến.

Tài liệu đính kèm:

  • docbo_10_de_kiem_tra_giua_ky_1_mon_tieng_viet_lop_3.doc