Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 2

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 2

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 2

A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4đ)

Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

 

doc 6 trang thanhloc80 9610
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020 - Đề 2
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4đ)
Đối đáp với vua
1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :
Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :
Trời nắng chang chang người trói người
4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
Theo QUỐC CHẤN
II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ)
Nâng niu từng hạt giống
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
 Theo Minh Chuyên
Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:
Nhà thiên văn học
Nhà sản xuất
Nhà khoa học
Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì? 
 a. Thuốc trị bệnh dịch hạch
 b. Nhiều giống lúa mới
 c. Công trình bảo vệ môi trường
 Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông? 
Năm hạt thóc giống quý
Mười loại hạt quý
Mười hạt thóc giống quý.
Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?
Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người
Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm
Cả a, b đều sai.
 Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó? 
Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt
Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét
Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
a. Đất nước
b. Làng xóm
c. Làng quê
Câu 7. (0,5) ) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh? 
a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc
b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè
c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi
 Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?
 a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu
 b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ
 c. Anh cua đang bò vào chum nước
 Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của? 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:
Một hôm ông bảo con: 
 - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B. Kiểm tra kĩ năng luyện từ và câu và viết văn: (10 điểm)
I. Luyện từ và câu (4 đ)
Gạch 1 gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau
Cô giáo là người mẹ thứ hai của em
Hè đến, tiếng ve kêu râm ran
II. Viết đoạn, bài (6 đ)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài làm
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Đáp án:
I (4đ)
II (6đ) Đọc văn bản và làm bài tập
Câu 1: c
Câu 2: b 
Câu 3: c
Câu 4: a 
Câu 5: b
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8: c
Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống
 Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
 Câu 11: 
Một hôm, ông bảo con: 
 - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. 4 điểm (HS Tự làm)
II. Tập làm văn: (6 điểm)
	* Nội dung:
 - Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm
 * Kĩ năng: 
Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm 
Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm; 
Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm
 Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
Mẫu 1:
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: "Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_hoc_ki_2_lop_3_mon_tieng_viet_de_2.doc